Sổ tay giảng viên POHE - Phạm Thị Hương

PROFED: Dự án “Tăng cường năng lực thể chế về giáo dục đại học có định hướng nghề nghiệp cho một số trường đại học được lựa chọn ở Việt Nam” do chính phủ Hà Lan tài trợ. POHE: Đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng WoW: Công giới (hay còn gọi thị trường lao động) HĐWoW: Hội đồng công giới HUA: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội HUAF: Trường Đại học Nông Lâm Huế HCM NLU: Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh MoET: Bộ Giáo dục và Đào tạo ToT: Đào tạo giáo viên

pdf61 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay giảng viên POHE - Phạm Thị Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM – HÀ LAN ====***==== SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE Các tác giả: Phạm Thị Hương, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (HUA) Trần Đăng Hòa, Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF) Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh (HCMC NLU) Hà Nội, Tháng 11/2009 iSỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PROFED: Dự án “Tăng cường năng lực thể chế về giáo dục đại học có định hướng nghề nghiệp cho một số trường đại học được lựa chọn ở Việt Nam” do chính phủ Hà Lan tài trợ. POHE: Đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng WoW: Công giới (hay còn gọi thị trường lao động) HĐWoW: Hội đồng công giới HUA: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội HUAF: Trường Đại học Nông Lâm Huế HCM NLU: Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh MoET: Bộ Giáo dục và Đào tạo ToT: Đào tạo giáo viên ii SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE iii SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE MỤC LỤC LỜI TỰA .................................................................................................... v CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................... 1 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1.1. Lịch sử 50 năm phát triển giáo dục: hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa thị trường lao động và cơ sở đào tạo .................................................. 1 1.2. Giáo dục đại học và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam ......................... 4 1.3. Chính sách của chính phủ cho giáo dục đại học giai đoạn 2005-2020 5 1.4. Sơ lược về Dự án Giáo dục Đại học định hướng nghề nghiệp Việt Nam- Hà Lan (PROFED) ................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP-ỨNG DỤNG - POHE .................................. 9 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 2.1. Chương trình đào tạo mở và dựa vào năng lực .................................. 9 2.2. Xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên POHE ..................... 10 2.3. Tham gia của thị trường lao động vào quá trình đào tạo POHE ....... 11 2.4. Phương pháp học dựa vào năng lực ................................................... 11 2.5. Kết hợp các phương pháp sư phạm .................................................... 12 2.6. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào năng lực ................. 13 2.7. Cách tiếp cận “người học là trung tâm” ............................................. 14 iv SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO POHE ........................... 16 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 3.1. Khái niệm và cách thức xây dựng hồ sơ nghề nghiệp ....................... 16 3.2. Năng lực và hồ sơ năng lực (hay các mức năng lực) ......................... 17 3.3. Đơn vị học phần ................................................................................. 17 3.4. Đánh giá sinh viên ............................................................................ 19 3.5. Đảm bảo chất lượng .......................................................................... 20 CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .................................................................................. 23 Trần Đăng Hòa – Trường Đại học Nông Lâm Huế 4.1. Giới thiệu .......................................................................................... 23 4.2. Quy trình phát triển và đổi mới chương trình đào tạo ...................... 24 4.3. Quản lý và phát triển chương trình POHE tại trường đại học ......... 34 CHƯƠNG 5. HỒ SƠ GIẢNG VIÊN POHE ........................................ 36 Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 5.1. Giới thiệu ........................................................................................... 36 5.2. Vai trò của giảng viên POHE ............................................................ 37 5.3 Nhiệm vụ đối với vai trò của giảng viên POHE ............................... 37 5.4 Các năng lực của giảng viên POHE ................................................... 38 5.5 Khóa tập huấn “Đào tạo giáo viên” (ToT) cho giảng viên POHE ...... 39 PHỤ LỤC Giới thiệu về xây dựng, tổ chức và thực hiện khóa tập huấn . “Đào tạo giáo viên” ......................................................................................................... 41 VÍ DỤ Kế hoạch chi tiết thực hiện một khóa ToT về phương pháp giảng dạy theo POHE ........................................................................................................ 44 vSỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE LỜI TỰA Cuốn sổ tay giảng viên này sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các giảng viên trong việc chuẩn bị, giảng dạy, đánh giá và quản lý chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE) trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Bên cạnh cuốn sổ tay giảng viên, dự án cũng xây dựng cuốn sổ tay sinh viên để nhằm hướng dẫn và hỗ trợ các sinh viên đang theo học các chương trình POHE và cuốn sổ tay về Thị trường lao động cho giảng viên và các nhà quản lý giáo dục - hướng dẫn xây dựng mối quan hệ giữa trường đại học với Thị trường lao động. Cuốn sổ tay này đã được xây dựng bởi một nhóm các tác giả Việt Nam được lựa chọn từ các trường đại học khác nhau của Việt Nam tham gia vào dự án Profed. Dự án đã hỗ trợ tám trường đại học được lựa chọn trên cả nước xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo mới hướng đến nhu cầu của Thị trường lao động. Cuốn sổ tay này được soạn thảo bởi các tác giả: TS. Phạm Thị Hương, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (tác giả chính), TS. Trần Đăng Hoà, Trường Đại học Nông Lâm Huế (đồng tác giả) và Thạc sĩ Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (đồng tác giả). Tài liệu tham khảo cho cuốn sổ tay này được sử dụng từ các nguồn tư liệu nghiên cứu và tập huấn, các kinh nghiệm và năng lực chuyên môn được xây dựng trong phạm vi của dự án Profed. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các tác giả Việt Nam cũng nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ quý báu của chuyên gia tư vấn Hà Lan, ông Jos Leeters, Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Van Hall Larenstein. Chúng tôi hy vọng cuốn sổ tay này sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các giảng viên đạt được kết quả cao nhất khi giảng dạy các chương trình đào tạo POHE mới trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Trân trọng, Jan Christiaan Koeslag Cố vấn trưởng Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan vi SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE 1SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lịch sử 50 năm phát triển giáo dục: hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa thị trường lao động và cơ sở đào tạo Giáo dục là một phần quan trọng của xã hội Việt Nam. Sự nghiệp đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và mỗi gia đình. Trong một thời gian dài nhà nước coi giáo dục là phương tiện góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được thực tế là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào kiến thức và công nghệ khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nên một nguồn lực đáng kể đã và đang được đầu tư vào giáo dục. Trong giai đoạn 1993- 2000, chi phí của nhà nước vào lĩnh vực này tăng 13,4%/năm. Trong những năm gần đây đầu tư cho giáo dục chiếm 15% ngân sách nhà nước. Các trường đại học, cao đẳng ở nước ta được thành lập từ rất sớm, vào những năm 1950 khi nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam non trẻ ra đời ở miền Bắc. Trong lịch sử 50 phát triển nền giáo dục trải qua nhiều đổi thay to lớn cùng với những sự đổi thay và phát triển kinh tế nước nhà. Giống như các nước khác trên thế giới sứ mạng chính yếu của giáo dục đại học – cao đẳng Việt Nam ở tất cả các giai đoạn phát triển là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Mục tiêu của giáo dục thay đổi dựa vào chính sách phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ đặt ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thời kỳ 1960-1980 nước ta theo đuổi nền kinh tế tập trung, bao cấp. Trong thời kỳ đó hệ thống giáo dục được quản lý, điều hành theo cơ chế bao cấp, mệnh lệnh từ trên xuống với hệ thống các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành và sự liên kết lỏng lẻo giữa đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học được thành lập ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành ở từng lĩnh vực của nền kinh tế với sứ mạng cung cấp đủ nguồn lao động có kỹ năng cho từng lĩnh vực kinh tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được phân công công tác ở các tổ chức và cơ quan do nhà nước quản lý. Về mặt lý thuyết, giáo dục đại học thời kỳ này được tổ chức theo nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước 2SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục đại học của Liên Xô cũ. Trên thực tế, do thiếu nguồn lực cho đào tạo và do hoàn cảnh của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ nền giáo dục đã không được đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thời kỳ hậu chiến tranh. Mặt khác, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã không tạo ra động lực đủ để khuyến khích sự năng động, sáng tạo của đội ngũ thầy, trò và quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo. Kết quả là giáo dục đại học chưa phát triển tương ứng với những đòi hỏi của nền kinh tế. Thời kỳ 1980 – 1990 thực hiện chính sách “đổi mới” giáo dục của Chính phủ đã mang lại hơi thở mới cho phát triển kinh tế. Theo đuổi một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách tư nhân hóa trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó có giáo dục. Chính sách này đã mang lại những thành tựu phát triển kinh tế đáng kể cho đất nước thông qua chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong nhiều năm liên tục. Nền kinh tế dựa vào sở hữu nhà nước được thay thế dần bằng một nền kinh tế nhiều thành phần. Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho thị trường lao động trở nên đa dạng với sự gia tăng nhu cầu đối với lao động có kỹ năng. Chính phủ đặt mục tiêu cho giáo dục đại học trong thời kỳ này là tăng quy mô và thay đổi nội dung đào tạo để nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của thị trường lao động. Thay đổi cốt yếu trong chính sách giáo dục để đạt được mục tiêu nói trên là phát triển hệ thống các trường ngoài công lập tồn tại song song với các trường công lập. Các trường đại học ngoài công lập bao gồm các trường bán công, dân lập, tư lập, các trường liên kết với nước ngoài và các trường sở hữu hoàn toàn của nước ngoài. Hệ thống các trường đại học công lập bao gồm các trường do trung ương quản lý, các trường đại học do chính quyền địa phương quản lý, và các trường do các tổ chức xã hội quản lý. Xã hội hóa giáo dục làm gia tăng nhanh số lượng các trường đại học, cao đẳng: từ 120 trường vào năm 1990 lên 157 trường vào năm 1998. Các nghị định và nghị quyết mới được ban hành thúc đẩy mở rộng khu vực tư nhân. Các trường đại học công lập được phép thu thêm học phí, trong khi đó các trường thuộc khối ngoài công lập trang trải mọi chi phí từ học phí của sinh viên và được quyền tự chủ nhiều hơn các trường công lập. Điều này tạo nên văn hóa chia sẻ/chi trả chi phí đào tạo sau một thời gian dài giáo dục được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Có sự thay đổi về chất trong hệ thống giáo dục đại học khi đại học công lập không còn là phương tiện duy nhất để sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm ở khu vực công lập, mà còn cung 3SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho khu vực tư nhân. Giai đoạn 2000-2009 nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định và trở thành thành viên của WTO nền kinh tế Việt Nam thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường lao động được mở rộng và đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực được đào tạo. Điều đó làm gia tăng sức ép lên giáo dục đại học và dạy nghề trong việc cung ứng đủ nguồn lực có kỹ năng cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Giáo dục đại học nhờ đó tiếp tục tăng trưởng về quy mô đào tạo ở cả hai khu vực: công lập và ngoài công lập. Đầu tư vào giáo dục đại học từ ngân sách nhà nước và từ khu vực ngoài công lập ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ GD&ĐT) năm học 2001-2002 (Bành Tiến Long, 2007) cả nước có 77 trường đại học và 114 trường cao đẳng , nhưng đến năm học 2005-2006 số trường đại học tăng lên 148 và cao đẳng là 163. Số lượng sinh viên vào trường tăng đáng kể, từ 0,62 triệu sinh viên ở năm học 1992-1993 lên tới 1 triệu sinh viên năm học 2001-2002 và 1,38 triệu vào năm học 2005-2006. Báo cáo mới nhất của Bộ GD&ĐT về “Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học .” cho thấy năm 1997 cả nước mới chỉ có 15 trường đại học ngoài công lập, nhưng đến năm 2009 số trường đại học và cao đẳng ngoài công lập lên tới 81 trường. Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của xã hội và nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước, nhưng hạn chế chính là ở khâu quản lý yếu kém, vì thế chất lượng đào tạo thấp như được Bộ GD&ĐT đề cập trong báo cáo mới nhất vào tháng 10/2009. Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học cũng được tiến hành. Có 3 loại trường đại học, đó là đại học chuyên ngành, đại học đa ngành và đại học mở. Đại học chuyên ngành chú trọng vào một lĩnh vực chuyên ngành, trong khi đó đại học đa ngành được thành lập do các trường đại học đơn ngành nhập lại. Các trường đại học mở được phép mở ra nhiều chuyên ngành để làm phong phú thêm tri thức hơn là phát triển chuyên môn. Chất lượng thấp của đại học mở luôn là vấn để tranh cãi trong xã hội. Trên thực tế, đổi mới giáo dục đại học không xảy ra ở tất cả các khía cạnh của hệ thống, đặc biệt là về nội dung và phương pháp đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng không đề cập đến thông tin từ thị trường lao động và trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt và chủ yếu cung cấp kiến thức cho người học. Bộ GD&ĐT quản lý hệ thống chương trình khung. Hệ thống chương trình khung trong một thời gian dài thay đổi rất ít bất kể những đổi thay to 4SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE lớn xảy ra đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các cơ sở đào tạo đại học được phép xây dựng chương trình đào tạo bằng cách bổ sung một phần nhỏ các kiến thức chuyên ngành vào chương trình khung do bộ GD&ĐT quản lý cho phù hợp với ngành đào tạo mà cơ sở đào tạo cung cấp. Thị trường lao động không có tiếng nói nào trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo. Cách tiếp cận “giảng viên là trung tâm” trong giáo dục đại học đang được áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường đại học với phương pháp giảng dạy áp dụng là phương pháp thuyết trình – là phương pháp giảng dạy rẻ nhất cho các lớp học lớn. “Phương pháp dạy/học lạc hậu với khối lượng học tập nặng về kiến thức, coi nhẹ phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng và thái độ” (như được đề cập trong chương trình cải cách giáo dục năm 2005) làm cho chất lượng đào tạo thấp và nới rộng khoảng cách giữa những gì mà thị trường lao động cần và các cơ sở đào tạo có thể cung cấp. Kết quả là các cơ sở sử dụng lao động phải đào tạo lại hoặc đào tạo tại chỗ sinh viên mới tốt nghiệp sau khi được tuyển dụng. 1.2. Giáo dục đại học và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Một điều chắc chắn rằng giáo dục đại học đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cách tiếp cận dựa vào đầu vào trong giáo dục đại học và cách thức quản lý giáo dục theo cơ chế tập trung trong một thời gian dài thiếu sự tham gia trực tiếp của thị trường lao động vào quá trình đào tạo đã dẫn đến hậu quả là chất lượng đào tạo thấp, và sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với nguồn nhân lực được đào tạo cho nền kinh tế. Sự gia tăng về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học và số lượng ngành nghề mới trong đào tạo không dựa vào nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Có một thực tế là có những trường đại học, cao đẳng mới thành lập sao chép lại các chương trình đào tạo đang được đào tạo ở các trường khác, và đó không chỉ là một vài trường hợp cá biệt. Thiếu vắng hệ thống đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng đào tạo và văn hóa chất lượng trong cộng đồng các trường đại học, cao đẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất cân đối này. Đa dạng hóa thị trường không tương thích đầy đủ với sự phát triển các ngành nghề mới là những nguyên nhân bao gồm việc thiếu các nhà quản lý giáo dục được đào tạo cần thiết, cần thiết đổi mới chương trình đào tạo, cần thiết cải thiện trang thiết bị và tài liệu phục vụ đào tạo, sự cần thiết về sự hợp tác có cấu trúc và bền vững giữa cơ sở đào tạo với thị trường lao động vì một cách tiếp cận giáo dục dựa vào 5SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE đầu ra (theo nhu cầu của thị trường lao động). 1.3. Chính sách của Chính phủ cho giáo dục đại học giai đoạn 2005-2020 Bất kể sự gia tăng tiếp tục về quy mô và đa dạng hóa các chương trình đào tạo sau 25 năm đổi mới giáo dục đại học đã không đạt được mục tiêu của ngành và cũng chưa đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Được kế thừa từ một nền kinh tế tập trung – bao cấp cấu trúc và cách thức quản lý giáo dục đại học hiện thời về cơ bản ít thay đổi với những năm 1960-1970. Một loạt các yếu kém và tồn tại trong quản lý giáo dục, cấu trúc hệ thống, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học và các vấn đề liên quan khác luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng tại các phiên họp quốc hội thường niên. Ở phạm vi cả hệ thống cho đến bây giờ vẫn chưa rõ là bằng cách nào để tạo dựng cầu nối giữa “thế giới học tập” với “ thế giới công việc”. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự lệch pha giữa phát triển đào tạo đại học với sự phát triển kinh tế về phương diện cung ứng nguồn nhân lực được đào tạo cho nền kinh tế đất nước. Để khắc phục những yếu kém và tồn tại nêu trên và tăng cường năng lực cho hệ thống trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho một nền kinh tế thị trường và cải thiện hiệu quả và chất lượng giáo dục Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Mục tiêu chính của giáo dục đại học được xác định trong Nghị quyết là đến năm 2020 giáo dục đại học đạt 450 sinh viên/1 vạn dân, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chiến lược đổi mới bao gồm những nội dung sau: Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại - học Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo- Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng - viên và cán bộ quản lý Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ- Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính- 6SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE Đổi mới cơ chế quản lý- Hội nhập quốc tế- Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục đại học vào tháng 1 năm 2007 Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo quốc gia về “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” ở thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo là diễn đàn để trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đại diện của dự án PROFED được mời tham gia để chia sẻ những kết quả bước đầu của dự án theo nhu cầu của thị trường lao động ở 8 trường đại học thí điểm của Việt Nam. Đổi mới giáo dục cũng tập trung vào việc hội nhập quốc tế và hiện đại hóa hệ thống giáo dục nhằm đạt tiêu chuẩn vùng và tiêu chuẩn quốc tế ở một số chương trình đào tạo, một số khoa và một số trường được chọn lọc. Năm 2006 Bộ GD&ĐT bắt đầu triển khai đề án về đào tạo chương trình tiên tiến ở 10 trường đại học thí điểm. Đề án được Chính phủ cấp kinh phí thực hiện. Đặc điểm cơ bản của đề án là: Áp dụng các chương trình đào tạo được chọn lọc từ các trường đại - học của Mỹ (trong số 100 trường đại học hàng đầu của Mỹ), sau đó điều
Tài liệu liên quan