Tài liệu thời xa vắng

Nói nhân vật "bật" lại tác giả có nghĩa là khi nhà văn muốn độc giả nhìn nhân vật của mình như thế này, nó lại ra thế nọ. Có khi tác giả tỏ thái độ bất ưng mà người đọc lại có cách nhìn thân thiện. Điều này chứng tỏ nhân vật đã có sức sống riêng, vượt ra ngoài ý muốn chủ quan của tác giả. Và đây là điều mà một số người sáng tác văn xuôi đã từng gặp. Tuy nhiên, "gặp" nhiều và hầu hết diễn ra với những nhân vật nổi cộm trong các tác phẩm chủ chốt của mình như trường hợp nhà văn Lê Lựu, âu cũng là một điều lạ. Trước tiên, xin kể về một số nhân vật trong tiểu thuyết "Thời xa vắng". Hẳn nhiều bạn đọc còn nhớ, khi viết về Tuyết (cô vợ đầu của Giang Minh Sài), Lê Lựu đã không giấu được cái nhìn lạnh lùng, pha lẫn ác cảm. Sự thật, nếu phân tích một cách thấu đáo thì Tuyết cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội. Chính bởi vậy mà khi một cây viết đặt câu hỏi, đại để: Giá như tác giả có thái độ ưu ái hơn đối với Tuyết, chắc giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ cao hơn, Lê Lựu đã thành thực trả lời: "Đúng là khi viết, tôi vẫn còn vương vấn nỗi niềm riêng tư của anh nông dân. Khi in tác phẩm ra, bình tĩnh đọc lại, tôi cũng thấy không nên xử sự với Tuyết như vậy". Và ông "tự dặn mình, nếu tác phẩm được tái bản, tôi sẽ sửa chữa đôi chút ở phần này" (Báo Văn nghệ, số ra ngày 27/12/1986).

doc41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu thời xa vắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Contents – TRAN NGOC HUAN – 7/11/2009 – THOI XA VANG – LE LUU Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật...“bật” lại tác giả 1 Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nhân vật Sài 3 Chân Dung và đối thoại 10 Bài 5 10 lê lựu 10 Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 22 Cái Lê Lựu có mà Sài không có 25 Lê Lựu, người thế nào thì văn như thế 27 “Thời xa vắng” - một cách nhìn chân thực và cảm thông… 30 Thời xa vắng - Lê Lựu 32 Dư luận 34 Thời xa vắng - bộ phim đã chắp cánh cho văn học thăng hoa. 36 Nhân vật trong văn học và điện ảnh: 39 Nhà văn Lê Lựu: Khi nhân vật...“bật” lại tác giả Nói nhân vật… "bật" lại tác giả có nghĩa là khi nhà văn muốn độc giả nhìn nhân vật của mình như thế này, nó lại ra thế nọ. Có khi tác giả tỏ thái độ bất ưng mà người đọc lại có cách nhìn thân thiện. Điều này chứng tỏ nhân vật đã có sức sống riêng, vượt ra ngoài ý muốn chủ quan của tác giả. Và đây là điều mà một số người sáng tác văn xuôi đã từng gặp. Tuy nhiên, "gặp" nhiều và hầu hết diễn ra với những nhân vật nổi cộm trong các tác phẩm chủ chốt của mình như trường hợp nhà văn Lê Lựu, âu cũng là một điều … lạ. Trước tiên, xin kể về một số nhân vật trong tiểu thuyết "Thời xa vắng". Hẳn nhiều bạn đọc còn nhớ, khi viết về Tuyết (cô vợ đầu của Giang Minh Sài), Lê Lựu đã không giấu được cái nhìn lạnh lùng, pha lẫn ác cảm. Sự thật, nếu phân tích một cách thấu đáo thì Tuyết cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội. Chính bởi vậy mà khi một cây viết đặt câu hỏi, đại để: Giá như tác giả có thái độ ưu ái hơn đối với Tuyết, chắc giá trị nhân văn của tác phẩm sẽ cao hơn, Lê Lựu đã thành thực trả lời: "Đúng là khi viết, tôi vẫn còn vương vấn nỗi niềm riêng tư của anh nông dân. Khi in tác phẩm ra, bình tĩnh đọc lại, tôi cũng thấy không nên xử sự với Tuyết như vậy". Và ông "tự dặn mình, nếu tác phẩm được tái bản, tôi sẽ sửa chữa đôi chút ở phần này" (Báo Văn nghệ, số ra ngày 27/12/1986). Với nhân vật Giang Minh Sài, cũng trên số báo Văn nghệ ra tháng 12-1986, một bạn viết sau khi đưa ra nhận định: "Lê Lựu phê phán những "dư luận", những hoàn cảnh đã tạo nên một Giang Minh Sài như vậy, đồng thời, anh cũng phê phán cả nhân cách của Sài trong cuộc sống", đã tỏ ra không tán thành cách kết truyện của tác giả (cho Sài về quê làm chủ nhiệm hợp tác xã): "Chẳng lẽ ai cứ không hợp tạng với thành phố thì đều nên về quê làm chủ nhiệm hợp tác xã như Sài?.. Vả lại, Sài chỉ không gặp may mắn trong tình yêu đôi lứa, chứ trong công tác, học hành, Sài đâu phải là người không gặp may mắn ở thành thị. Trước đó, Sài còn đủ điểm thi để đi nghiên cứu ở nước ngoài cơ mà?". Nhà phê bình văn học Thiếu Mai, trong bài viết có tên gọi "Nghĩ về một "Thời xa vắng" chưa xa" cũng chung quan điểm này và cho rằng, hướng giải quyết nói trên của tác giả đối với Giang Minh Sài là "bất hợp lý", còn mang tính "áp đặt". Có thể nói, số người "bênh vực" nhân vật Sài trước giải pháp Lê Lựu đưa ra ở hồi kết không phải là ít. Nhân vật Châu (vợ sau của Giang Minh Sài), mặc dù từng được tác giả dành cho những lời… đay đả, song với một số người đọc, cô vẫn để lại trong họ sự nể phục nhất định. Như tác giả bài viết trên báo Văn nghệ số ra tháng 12-1986 đã dẫn lời một anh bạn: "Cái cô Châu ấy, nhiều khi cũng quá đáng, quá thể nhưng mình phục cô ta ở chỗ, cô ta dám chịu trách nhiệm về hành động của mình, cuộc đời mình. Đã mấy người ở trước tòa, không khảo mà xưng, đã dám nói với tòa rằng để cô ta nuôi đứa con thứ nhất vì đứa con ấy "không phải là con của anh Sài". Cũng trong tiểu thuyết "Thời xa vắng" có một nhân vật phụ là gã thợ điện. Tác giả tạo dựng nên gã với một thái độ không mấy thiện cảm. Về mặt nào đó có thể nói đây là một tên… đểu giả. Ấy thế nhưng, theo như lời kể của nhà thơ Trần Đăng Khoa thì có một thiếu phụ đọc xong cuốn sách đã cho biết cô rất thích nhân vật này: "Đấy là nhân vật hay nhất trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Hắn lưu manh, nhưng phải nói là rất tuyệt diệu. Đàn ông như thế mới là đàn ông chứ". Với Lê Lựu, đây quả là một ý kiến hết sức bất ngờ. Ở tiểu thuyết "Ranh giới", có một nhân vật nữ tên là Ngân. Lê Lựu đã tỏ ra kỳ công khi tập trung khai thác các diễn biến tâm lý của cô gái này. Nhưng rồi, do diễn biến khách quan của câu chuyện, nhân vật cứ dần rời xa vòng tay cảm mến của người đọc. Tác giả Lê Tất Cứ, trong bài báo "Lê lựu và Ranh giới" đã nhận xét: "Lê Lựu đã say mê với nhân vật Ngân do anh xây dựng đến mức cảm thấy như có một cô Ngân đang sống thật… Ngòi bút của anh chân tình và xúc động khi nói về hoạt động cao đẹp của Ngân đã dũng cảm cứu và đưa Xuân - chiến sĩ quân giải phóng bị thương hồi Tết Mậu Thân - về nhà tên đại tá ngụy chạy chữa cho khỏi, rồi đưa anh trở về đơn vị. Tình yêu của hai người nảy nở". Nhưng rồi, thật bất ngờ, câu chuyện không phát triển theo chiều hướng ấy "Ngân có khoảnh khắc nào đấy là sự cảm phục của người đọc. Nhưng rồi càng về sau, cái đáng giận, sự khinh bỉ lẫn lòng thù ghét nữa cứ hiện ra với người đọc, ấy là khi dấu ấn của lối sống Mỹ hằn nét rất rõ trong Ngân. Ngân đi tìm những cái đáng yêu của kẻ thù cách mạng, rồi quan hệ với chúng như một tình nhân, một kẻ đồng hành". Như vậy, vấn đề được đặt ra trong tác phẩm đã trở nên đa diện và phức tạp hơn… Làng văn Việt Nam và thế giới từng chứng kiến không ít pha nhân vật "nổi loạn", hoàn toàn "bật" ra ngoài tầm kiểm soát của tác giả để phát triển theo lôgích tâm lý nội tại và các tình huống khách quan do cuộc sống đưa lại (chứ không theo áp đặt của người viết). Đã có nhiều tình huống như vậy xảy ra với Lê Lựu. Điều ấy cho thấy ông là người rất kỳ công trong việc xây dựng nhân vật, là người luôn tạo dựng cho chúng một đời sống riêng mang đậm hơi thở cuộc sống. Nhà phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện quả là có lý khi đưa ra khái quát sau khi đọc tiểu thuyết "Đại tá không biết đùa" của Lê Lựu: "Chủ đích của tác giả, chính kiến của anh ta và của mỗi nhân vật là rõ ràng, như là muốn khơi lên trong độc giả sự tham gia tranh luận đúng/ sai; nên/ không nên vv…Chính ở đây, trong sự tự ấn định trước này lại là một cách mở rộng tính dân chủ trong tiếp nhận văn học đối với người đọc” Phạm Nhật Linh Nguồn: CAND Nhiều người, và ngay cả tác giả cũng coi Thời xa vắng là tiểu thuyết thành công nhất của tác giả. Trong bài phỏng vấn mới đây, nhà văn Lê Lựu cũng đã bộc lộ sự bồn chồn của mình trước ngày ra mắt hình ảnh của đứa con tinh thần tâm đắc nhất của mình, một tác phẩm mà chỉ tháng trước mới được công chúng biết đến do có sự tham gia của Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là nhân vật Sài, Giang Minh Sài. Sài là hiện thân của một con người sống ở vùng quê: thật thà, cần cù, cầu thị, nhưng tự ti. Xuất thân trong một gia đình bần cố nông (mẹ làm nông nghiệp, bố là ông giáo làng), 4 đời đi chân đất, nhưng có ông chú (ông Hà) tham gia vào tiền khởi nghĩa, ông anh (anh Tính) đi theo chú Hà. Anh là nạn nhân của một hủ tục cũ: ép duyên. Từ khi còn bé lũn cũn, anh đã bị cha mẹ ép gả con gái của một gia đình địa chủ cỡ bự trong vùng, nhưng bị hạ bệ trong cải cách ruộng đất. Lúc đầu, tác giả dẫn dắt câu chuyện ép duyên ấy theo lối hành văn chậm rãi, bình thường, thiếu trọng tâm, nên có thể khiến độc giả có phán đoán rằng, sau này, anh Sài sẽ chấp nhận mối lương duyên ấy. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân ấy lại là mấu chốt, là điểm nhấn của câu truyện, và từ đó đã nảy sinh ra mọi việc. Khi lớn lên, với bản chất cần cù, cầu thị, Sài nhanh chóng đi lên trong học tập, lại cộng với những phẩm chất mà anh em Thái Bình mình vẫn hay hãnh diện rêu rao (cảnh vật hiền hoà và con người tốt bụng), Sài lọt vào mắt xanh của Hương, bạn cùng lớp, là gái thị xã, tức là đô thị hơn Sài. Mối tình thầm kín ấy được tác giả dẫn dắt chậm rãi, nhưng bộc lộ chớp nhoáng, và không khiến người đọc bị gò ép. Người đọc có thể cảm nhận được mối tình ấy một cách tự nhiên dường như là nó vốn có, chứ không bị cơ cấu theo ý tác giả như nhiều mối tình khác (như của Lara và Iuri trong Bác sĩ Zhivago, hay mối tình oan nghiệt trong Đồi gió hú và Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà, là tôi lấy ví dụ minh hoạ như thế, vì tôi diễn tả không hay lắm). Bối cảnh bộc lộ tình yêu cũng mang tính thời thế, nghĩa là trong trận lụt; và từ đây phát sinh rắc rối: có người nhìn thấy cảnh tình tự (chính xác là anh Sai đang ấy cô Hương, nhưng vẫn chưa đến mức ...Z). Việc này lúc đầu gây xôn xao dư luận (cái này ngày xưa sao giống bây giờ thế, bọn buôn chuyện hoành hành khắp nơi), sau nhờ tài ứng xử khéo léo của ông Hà mà dập đi được. Sài quẫn chí, bỏ học và xin gia nhập quân đội. Nhập ngũ, anh vẫn cần cù như thế, miệt mài như thế, nhưng chỉ mắc mỗi tội là không yêu vợ. Do có trình độ học vẫn, nên Sài trở thành giáo viên trong đơn vị, sau được đề bạt đi học tiếp trung học (không nhớ rõ là đi học TH hay ĐH). Anh còn được xét kết nạp Đảng nữa, và việc này gây rắc rối lớn: Sài bị vận động tâm lý là phải yêu vợ. Do không tự chủ được trước xô đẩy của hoàn cảnh, lại có thêm ông bạn Hưởng (thực ra là cấp trên trực tiếp) trong đơn vị xúi bẩy, Sài về "ngủ" với vợ. Chính vì việc này, mà vợ anh có bầu, nên khi Sài được lên HN học, Hương không thèm gặp anh nữa, coi anh là phản bội, là không xứng với suy nghĩ của cô về anh (là nạn nhân của hủ tục cũ, không yêu gì vợ, sẵn sàng hy sinh cho true love). Từ đây Sài và Hương xa nhau, Hương tạo hoàn cảnh là mình đã có bạn trai khiến Sài đau khổ. Sài học xong, lại trở về đơn vị và xin ra mặt trận, còn Hương, sau khi nhận ra sai lầm, định sửa chữa thì lại có hiểu lầm đối với Sài, nên quyết đi lấy chồng, trả thù Sài. Câu chuyện còn kéo dài đến phần Sài ly dị vợ, lấy Châu, và lại ly dị. Nhưng tôi nghe nói phim lần này chỉ dừng lại ở đoạn trên, nên kể tạm như thế. Vậy, Thời xa vắng hấp dẫn độc giả ở điểm gì? Trước hết, là cách hành văn cực lôgic của tác giả. Có thể nói, Lê Lựu đã xây dựng tính cách các nhân vật một cách rất khách quan, nghĩa là, mỗi nhân vật có một luồng suy nghĩ riêng, không bị chi phối bởi mục đích của tác giả đối với cốt truyện và với hành xử của nhân vật chính. Đọc truyện, tôi lại nhớ đến những phân tích của V. Hugo trong Những người khốn khổ: "không nhận được hồi âm của Sài, Hương nghĩ mãi. Nếu cái anh Hưởng (người đưa tin) không nói lại với Sài, thì còn đỡ. Nhưng anh Hưởng thì Hương biết rồi, không đời nào anh ấy làm thế. Nếu Sài đi vắng thì cũng không sao, nhưng cái anh lính vừa này chẳng khẳng định hùng hồn là Sài đang ở doanh trại là gì: không tin tôi đưa cô đến nhé??? Vậy thì rõ là Sài không muốn gặp mình rồi, Sài không thể tha thứ cho những lỗi lầm 3 năm trước cô mắc phải, Sài đã không vượt được mặc cảm và tủi hổ của cái ngày ấy rồi...". Hoá ra chính vì Hưởng không nói với Sài: "bây giờ là cơ hội tốt nhất để cậu ấy được đề bạt. Gặp Hương, cậu ấy chắc chắn sẽ không để vuột mất nữa, thì làm sao mà còn yêu vợ được, làm sao vào Đảng được nữa?...". Cách hành văn cũng gợi mở với những câu đại loại như "chính vì thế mà sau này...", "điều này đã được ghi vào trong... sau đây 4 năm"... khiến độc giả lôi cuốn hơn, làm cốt truyện được bộc lộ từ từ cũng với những hoài nghi hợp lý. Tuy nhiên, chính cách gợi mở này đã làm tôi liên tưởng sai khá nhiều, trong đó, tôi có cảm tưởng là tác giả còn định xây dựng câu chuyên xa và rộng hơn thế, nhưng kết cục lại không phải. Từ một mâu thuẫn đơn giản do hủ tục cũ gây ra, cuộ sống của mọi nhân vật trong truyện bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi, không tương thích với cái mà họ lẽ ra được hưởng, và đó chính là thực tại của cuộc sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, câu chuện kết thúc trong một bối cảnh tối tăm, không phải vì sự giải phóng ở phần cuối, mà vì những khoảng không gian nhỏ hẹp trong cuộc sống gia đình như đôi đũa lệch giữa Sài- anh nông dân chính gốc và Châu- cô gái thành thị. Những câu chuyện, tình tiết rất nhỏ nhặt nhưng rất đời thường, rất thật, kéo độc về với những thực tại của cuộc sống, trăn trở và lo toan, tù túng và hẹp hòi. Nói chung, Thời xa vắng là một tác phẩm dễ đọc, dễ đồng cảm, vì đa số chúng ta mang bản chất ấy, bản chất cũng những người dân VN cần cù, có khát vọng nhưng luôn bị kìm hãm trong định kiến, trong khuôn khổ lề lối đạo đức xã hội. Hãy đọc truyện và xem phim để thấy cái triết lý sống ấy của Lê Lựu, để cổ vũ cho nền điện ảnh thị trường non trẻ của chúng ta! Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay 31.01.2006 Có những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời. Có lẽ không chỉ nhân vật trong truyện mà không thiếu người trong chúng ta cũng có một đời sống trớ trêu vô lý thế chăng ? Vậy phải sống thế nào bây giờ để khỏi xót xa, ân hận ? Bạn tôi, một người cũng trạc tuổi như nhân vật Sài, sau khi gặp Sài qua những trang sách của Lê Lựu,tâm sự như vậy. Mà không chỉ riêng anh .ở nhiều người, ý hướng thiết tha nhìn lại đời mình cứ thấy rộn lên, sau khi đọc Thời xa vắng, người ta lấy Sài ra để soi vào đời mình, vận vào mình. Bởi vậy sau khi căn bản đồng ý với nhiều ý phát biểu đây đó về Thời xa vắng, tôi tưởng bàn thêm nữa về cuốn sách này, nhân vật này cũng không phải thừa. Không gì khác, đấy chính là một cách để " nối dài " văn học, đưa văn học trở lại với đời sống, như chúng ta hằng mong muốn. Hai mô-típ thường thấy trong văn học xưa nay là việc lập nghiệp của người ta trong cuộc đời và việc mưu caàu hạnh phúc ở tuổi thanh niên, nhiều khi hai viẹc ấy chi phối toàn bộ đời sống con người, nó là động lực để nhiều cá nhân trở lên hết sức năng động và có dịp bộc lộ hết mình. Có lẽ vì thế mà nhiều tiểu thuyết xưa nay hưóng vào miêu tả hai việc đó, để trình bày " bức tranh thế sự ". Và những tác giả lớn cũng là những người mà qua mà qua việc miêu tả sự lập nghiệp,và mưu cầu hạnh phúc của con người, biết chỉ ra rằng : điều quan trọng ở đây là nhận thức ngày một sâu sắc hơn về đời sống và bản lĩnh của nhân cách - đấy mới là những nhân tố cơ bản để có thể có được sự nghiệp và hạnh phúc chân chính. Như Lê Lựu đã bộc bạch ( Văn nghệ số 12,1986) khi miêu tả lại quãng đời Sài, anh không chủ tâm kể về công việc cụ thể mà chủ yếu đi vào tính cách nhân vật. Thành thử câu chuyện lập nghiệp của Sài nói chung cũng không được trình bày với tất cả sự đa dạng của nó. Nó chỉ được lòng vào chuyện hôn nhân của nhân vật lúc ban đầu. Song không phải vì thế mà phương diện này ở con người Sài không rõ. Sài đi bộ đội để được xa người vợ tảo hôn và có dịp tự do nghĩ ngợi hơn về một cô gái mà anh yêu và cũng được anh yêu lại. Nhưng chỉ có thế ! Do yêu cầu của sự phấn đấu trong bộ đội, anh không dám tiến xa hơn một bứơc trong mối tình chân chính của mình ; rồi trong một lần về phép, anh lại cầm lòng chung đụng với người vợ tảo hôn cũ để vừa lòng mọi người - cả hai việc đều cùng một mục đích là cốt giành ưu thế trong phấn đấu. Khi thuật lại chuyện này, Lê Lựu đã cực tả cái cay đắng trong tâm lý người thanh niên và những trang trình bày lại lối áp đặt vưà thân ái vừa thô bạo của chung quanh đối với Sài là những trang thuộc loại hay nhất của tác phẩm. Bởi vậy, ai cũng thấy Sài chỉ bề ngoài làm theo ý muốn của mọi người, còn trong bụng, anh rất đau khổ, thậm chí thấy ghê tởm. Song dầu sao, Sài cũng đã chiều ý mọi người, sức khao khát lập nghiệp nơi anh vẫn mạnh hơn những buồn cá nhân. Chẳng thế mà, sau đấy khi, vì nhiều lý do khác, tạm thời chưa đạt được mục đích Sài lại sẵn sàng đi xa hơn ra tận mặt trận để lập công. Không mấy khi, văn học chúng ta miêu tả một nhân vật " ra đi " theo kiểu này. Song không phải vì thế mà Sài xa lạ với đông đảo bạn đọc. Phần lớn người ở vào cái tuổi như Sài, lớn lên trong những năm như Sài, đều sống, hành động như Sài và họ cũng đã thành công như Sài của Lê Lựu. Có điều ý thức lập nghiệp ở đây rõ ràng chưa đi đôi với nhu cầu nhận thức về đời sống và cũng chưa tạo nên một sự trưởng thành trong nhân cách. Cũng vì thế mà sau khi yêu cầu lập nghiệp tạm gọi là xong. Sài lao vào việc mưu cầu hạnh phúc, thì lập tức thất bại. Ra khỏi cuộc chiến đấu, đồng thời Sài có cái may là được ly hôn, dứt hẳn quan hệ với người vợ cũ. Và anh ở vào tâm trạng kẻ bị giam hãm giờ được tháo cũi sổ lồng, kẻ bấy lâu thiệt thòi giờ có cơ đòi nợ. Anh không nhìn thấy gì khác ngoài những bất hạnh của bản thân. Quá cay cú vì chưa được nếm mùi sung sướng của mọi lạc thú trần gian, anh chạy thục mạng cốt săn tìm cho được chút hạnh phúc mà anh tưởng trừ mình còn ai cũng có.Con cá quá đói đớp mồi thế nào thì lúc tìm vợ Sài cùng bộp chộp như vậy ! Đứng ngoài nhìn, dễ thấy sao mà Sài cả tin, nông nổi, khinh suất, giản đơn ! Thậm chí, phải nói anh có những khía cạnh ích kỷ nữa ! Nhưng kệ ! Với Sài, trước mắt chỉ có mỗi một việc là truy lĩnh lại tuổi thanh xuân, bù đắp lại chỗ thiệt thòi mình đã phải chịu. Thêm nữa, có một lý do để Sài càng " thục mạng " trong việc mưu cầu hạnh phúc: anh đang là người thành đạt. Anh quá tự tin, thậm chí mê đi, tưởng là mình làm gì cũng được.ở anh không phải chỉ có cái hèn như trước đó tác giả phân tích, mà còn có chút hợm. Hợm hĩnh, kiêu căng, hoắng lên vì khả năng của mình, cho rằng mình đi đánh nhau còn được, thì bây giờ làm gì cũng được. Về sống ở thành thị, nhưng Sài không hỏi thành thị là gì, mình cần làm gì để phù hợp với đời sống nơi đó. Bước vào xây dựng gia đình lần thứ hai,nhưng anh không bao giờ ngẫm nghi xem mình sẽ có một gia đình như thế nào, hạnh phúc của mình sẽ ở dạng như thế nào, trong thời buổi này thế nào thì là một thứ hạnh phúc vừa phải mà loại người như mình có thể có được. Lý tưởng sống của Sài đơn giản, nếu không muốn nói là tầm thường. Thế thì làm sao mà anh không thất bại được ? Suốt phần hai của cuốn sách, chỉ thấy nhân vật Sài miên man trong hành động, hét cuống lên vì yêu lại cấp tốc cưới vợ, rồi lo vợ đẻ, rồi cãi nhau với vợ, rồi trông con ốm v.v...Tất cả những trang này đã được tác giả dựng lại tỉ mỉ nhưng chỉ là tả hành động ; đâu có lúc nào anh cho nhân vật rỗi rãi để ngẩng đầu lên mà nghĩ rộng ra về sự đời một chút. Thế thì làm sao có được khát vọng bây giờ ! chỗ bi đát của Sài hình như là chỗ bi đát của nhiều người chúng ta ; tham bát bỏ mâm ; mải làm việc vặt mà quên cái đại thể. Sau một thời gian khổ hạnh nay ai cũng sống chết lo làm một việc gì đó kiếm lợi thêm cho gia đình tưởng rằng thế là hạnh phúc.Còn hạnh phúc thật sự mặt ngang mũi dọc là như thế nào thì không ai biết ! Rồi mục đích thực dụng liền đẻ ra cách nhìn thiển cận. Đời sống là gì, ý nghĩa của đời sống là gì, những câu hỏi ấy chúng ta thường lảng tránh, ta bảo nó là siêu hình, trừu tượng, nghĩ về nó là mất thì giờ, vô bổ, ai băn khoăn về nó là những kẻ ấm đầu dại dột. Ta cứ nhắm mắt bước liều, để rồi đến lúc thấy thua thiệt, thấy lỗi lầm thì đã muộn, và không hiểu sao cả, ta lại hoặc kêu trời hoặc đổ cho số phận. Tóm lại, nói sống vụng còn là nhẹ, hình như ta không biết sống, đấy mới là điều đau hơn, đáng tiếc hơn.Và toàn bộ Thời xa vắng là tiếng kêu của cả một lớp người cho tuổi trẻ của mình, cuộc đời mình; ngay khi thành đạt trong lập nghiệp nữa, họ vẫn bất hạnh, vì không biết sống. Có thể bản thân Lê Lựu chưa hoàn toàn tâm đắc với điều này và một người như nhân vật Sài càng không bao giờ nhận ra điều này. Nhưng theo tôi, chính nó mới là cái ý toát ra qua sự miêu tả của Lê Lựu trong Thời xa vắng. Do đấy, tác phẩm mới gợi lên ở nhiều người chút động lòng và sự nuối tiếc, như từ đầu chúng tôi đã nói. Sự nuối tiếc ở đây là cái hích đầu tiên,để người ta nghĩ tiếp và tìm ra cho mình cách sống xác đáng. Song nghĩ rộng hơn một chút phải thấy nếu như có cách nào đó để làm cho những người như Sài kia tỉnh táo sớm hơn, nhận ra tình cảm của mình nhanh chóng hơn và có cách sống hợp lý hơn, sự hỗ trợ của xã hội cho cá nhân như thế mới gọi là hoàn toàn. Có một khía cạnh nữa của cuốn sách người ta cũng hay bàn là đoạn kết, khi Lê Lựu cho nhân vật về nông thôn lo việc hợp tác xã. Đối chiếu với xu hướng chính của tác phẩm là ca ngợi sự trở về mình, thì đoạn kết đó là có lý. Hôm qua Sài không dám lấy Hương mà bấm bụng chịu thiệt, chẳng qua là " không dám là mình ",rồi lúc lấy Châu nữa, anh lại bất hạnh vì không biết mình là ai, vơ quàng
Tài liệu liên quan