Thí nghiệm chuyên ngành công nghệ sản xuất chất tẩy rửa

Bao gồm trạng thái, màu, mùi của sản phẩm. Lấy khoảng 200 ml mẫu vào cốc thuỷtinh dung tích 500 ml. Dùng mắt đểquan sát mẫu, cần tiến hành ởnơi có đủánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp , không có mầu sắc khác ởgần và không có mùi lạ. *Kết cấu sản phẩm: Quan sát bằng mắt để đánh giá sự đồng đều của hỗn hợp sản phẩm. Khối sản phẩm có lẫn các tạp chất cơhọc hay không. +Đối với sản phẩm dạng bột thì có tơi xốp hay vón cục, sự đồng đều thành phần hạt. +Đối với sản phẩm dạng kem thì quan sát và chú ý độ đồng nhất, sựtách lớp, phân tầng, kết tinh hay chảy nước của hệ Thửmẫu ởnhiệt độnhỏhơn 10 0 C : Lấy khoảng 200 g mẫu vào cốc thuỷtinh dung tích 250 ml và đặt ởbình ổn nhiệt 10 0 C, sau một tuần lấy mẫu ra quan sát. Thửmẫu ởnhiệt độlớn hơn 45 0 C : Lấy khoảng 200 g mẫu vào cốc thuỷtinh dung tích 250 ml và đặt ởbình ổn nhiệt 45 0 C, sau hai ngày lấy mẫu ra quan sát.

pdf39 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 4460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thí nghiệm chuyên ngành công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẤT TẨY RỬA (Dành cho sinh viên khoa Công nghệ Hóa học- Đại học Lạc Hồng) GVHD: LÊ THỊ HỒNG NHAN 2009 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................. 2 BÀI 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SẢN PHẨM TẨY RỬA.......................... 3 1.1 MỤC ĐÍCH............................................................................................................. 3 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA....................................................................... 3 1.2.1 Các chỉ tiêu ngoại quan................................................................................... 4 1.2.2 Các chỉ tiêu vật lý ........................................................................................... 5 1.2.3 Các chỉ tiêu thành phần sản phẩm................................................................. 12 BÀI 2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TẨY RỬA TRÊN THỊ TRƯỜNG ......................... 17 2.1 MỤC ĐÍCH........................................................................................................... 17 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 17 2.3 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT...................................................................................... 19 2.4 TIẾN HÀNH......................................................................................................... 19 BÀI 3 SẢN XUẤT BỘT GIẶT ĐẬM ĐẶC ................................................................. 21 3.1 MỤC ĐÍCH........................................................................................................... 21 3.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 21 3.3 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT...................................................................................... 21 3.4 TIẾN HÀNH......................................................................................................... 22 BÀI 4 SẢN XUẤT NƯỚC RỬA CHÉN....................................................................... 25 4.1 MỤC ĐÍCH........................................................................................................... 25 4.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 25 4.3 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT...................................................................................... 26 4.4 TIẾN HÀNH......................................................................................................... 26 BÀI 5 SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU XÀ PHÒNG TỪ DẦU THỰC VẬT................ 29 5.1 MỤC ĐÍCH........................................................................................................... 29 5.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 29 5.3 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT...................................................................................... 31 5.4 TIẾN HÀNH......................................................................................................... 31 BÀI 6 SẢN XUẤT XÀ PHÒNG BÁNH ....................................................................... 34 6.1 MỤC ĐÍCH........................................................................................................... 34 6.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 34 6.3 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT...................................................................................... 37 6.4 TIẾN HÀNH......................................................................................................... 37 2 BÀI 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SẢN PHẨM TẨY RỬA 1.1 MỤC ĐÍCH Trong bài thí nghiệm này, sinh viên làm quen các phương pháp cơ bản và đơn giản để kiểm tra nhanh các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường. Các phương pháp này cũng liên quan các tiêu chuẩn của Việt Nam trong lĩnh vực chất tẩy rửa. 1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Đối với các chất tẩy rửa tổng hợp dạng bột, kem và lỏng, các chỉ tiêu chất lượng và tính chất đặc trưng cần được kiểm tra theo bảng sau: Tên chỉ tiêu Đơn vị Dạng chất tẩy rửa tổng hợp Bột Kem Lỏng 1.Màu sắc - + + + 2. Mùi - + + + 3. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt % + + + 4. Hàm lượng natri tripoliphotphat % + + + 5.Hàm lượng natri cacbonat % + + + 6.Hàm lượng natri silicat % + + + 7. Hàm lưọng oxy hoạt tính % ± ± ± 8. Hàm lượng ẩm % + + - 9 Khả năng giặt rửa so với chuẩn - + + + 10.Khả năng tẩy trắng so với chuẩn - ± ± ± 11. Khả năng tạo bọt - ± ± ± 3 12. Thành phần hạt - + - - 13. Độ pH - + + + Chú thích: Dấu “ + “ cần sử dụng; Dấu “ – “ không sử dụng; Dấu “ ± “ sử dụng hạn chế Các tính chất trên được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, tính chất của công tác kiểm tra mà các tiêu chuẩn có thể rút lại để phù hợp khả năng hiện tại của đơn vị. Các chỉ tiêu cơ bản nhất cần quan tâm là ngoại quan và tính chất vật lý của sản phẩm. 1.2.1 Các chỉ tiêu ngoại quan Bao gồm trạng thái, màu, mùi của sản phẩm. Lấy khoảng 200 ml mẫu vào cốc thuỷ tinh dung tích 500 ml. Dùng mắt để quan sát mẫu, cần tiến hành ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp , không có mầu sắc khác ở gần và không có mùi lạ. * Kết cấu sản phẩm: Quan sát bằng mắt để đánh giá sự đồng đều của hỗn hợp sản phẩm. Khối sản phẩm có lẫn các tạp chất cơ học hay không. +Đối với sản phẩm dạng bột thì có tơi xốp hay vón cục, sự đồng đều thành phần hạt. +Đối với sản phẩm dạng kem thì quan sát và chú ý độ đồng nhất, sự tách lớp, phân tầng, kết tinh hay chảy nước của hệ Thử mẫu ở nhiệt độ nhỏ hơn 10 0C : Lấy khoảng 200 g mẫu vào cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml và đặt ở bình ổn nhiệt 10 0C, sau một tuần lấy mẫu ra quan sát. Thử mẫu ở nhiệt độ lớn hơn 45 0C : Lấy khoảng 200 g mẫu vào cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml và đặt ở bình ổn nhiệt 45 0C, sau hai ngày lấy mẫu ra quan sát. +Đối với sản phẩm dạng lỏng thì quan sát độ lỏng, sánh, đồng nhất, độ phân lớp và kết tủa của hệ. Thử mẫu ở nhiệt độ nhỏ hơn 20 0C : Lấy khoảng 100g mẫu vào cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml và đặt trong bình ổn nhiệt ở nhiệt độ 20 0C. Sau 10 phút mẫu đạt ở nhiệt độ này, lấy ra quan sát. 4 *Xác định màu: Quan sát màu sắc và sự đồng nhất của màu. *Xác định mùi: Dùng mũi để đánh giá mùi thơm hay mùi lạ khó chịu. 1.2.2 Các chỉ tiêu vật lý 1.2.2.1 Khối lượng riêng 1.2.2.1.1 Sản phẩm dạng bột rắn Dụng cụ -Ống đong 250ml hoặc 500ml. - Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01g. Cách tiến hành Cho mẫu bột vào ống đong (đã được cân trước) đến vạch qui định (250ml hoặc 500ml). Cân ống đong có chứa bột với độ chính xác 0,01g. Khối lượng riêng xốp của bột, tính bằng g/ml theo công thức: m − m1 X = V Trong đó: m : khối lượng ống đong có chứa bột giặt, g. m1 : khối lượng ống đong, g. V : thể tích ống đong, ml. 1.2.2.1.2 Sản phẩm dạng lỏng Dụng cụ -Bình tỷ trọng 50 hay 100ml. 5 - Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01g. Cách tiến hành Cân bình tỷ trọng trước với độ chính xác 0.01g. Cho dung dịch vào bình, đậy nắp và thấm phần dịch thừa chảy tràn xung quanh. Cân bình có chứa dung dịch. Khối lượng riêng của dung dịch, tính bằng g/ml theo công thức: m − m1 X = V Trong đó: m : khối lượng bình định mức có chứa dung dịch, g. m1 : khối lượng bình định mức không có chứa dung dịch, g. V : thể tích bình định mức, ml. 1.2.2.2 Xác định độ nhớt của sản phẩm lỏng Để xác định độ nhớt của sản phẩm lỏng, có thể sử dụng nhiều loại nhớt kế khác nhau. Trong phạm vi môn thí nghiệm này, nhớt kế Zahn cup được sử dụng để có thể xác định nhanh và đơn giản hơn. Dụng cụ Nhớt kế Zahn cup (số 3 hay 4) Cốc thủy tinh 250ml Nhiệt kế Đồng hồ bấm giây Cách tiến hành Rót sản phẩm lỏng vào cốc thủy tinh. Nhúng cốc nhớt kế Zahn ngập trong dung dịch. Nhấc cốc Zahn lên khỏi mặt dung dịch theo chiều thẳng đứng. Khi mực chất lỏng chạm mặt trên 6 của cốc Zahn, bắt đầu bấm giây. Khi dòng chảy ra khỏi cốc Zahn ở đáy dừng lại (đã hết chất lỏng) thì ghi nhận thời gian. Tiến hành 2-3 lần lặp lại để lấy giá trị trung bình thời gian chất lỏng chảy qua cốc. Độ nhớt của dung dịch được quy đổi từ thời gian chảy thông qua bảng sau: Poise Zahn Zahn Zahn Zahn Zahn Poise Zahn Zahn Zahn Zahn Zahn 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 0.10 30 16 3.00 34 24 15 0.15 34 17 3.20 36 25 16 0.20 37 18 3.40 39 26 17 0.25 41 19 3.60 41 28 18 0.30 44 20 3.80 43 29 18 0.40 52 22 4.00 46 30 20 0.50 60 24 4.20 48 32 21 0.60 68 27 4.40 50 33 22 0.70 30 4.60 52 34 23 0.80 34 4.80 54 36 24 0.90 37 10 5.00 57 37 25 1.00 41 12 10 5.50 63 40 27 1.20 49 14 11 6.00 68 44 30 1.40 58 16 13 7.00 51 35 1.60 66 18 14 8.00 58 40 1.80 74 20 16 9.00 64 45 2.00 82 23 17 10 10.00 49 2.20 25 18 11 11.00 55 2.40 28 19 12 2.60 30 21 13 2.80 32 22 14 7 1.2.2.3 Hàm lượng nước và chất bay hơi Hàm lượng nước và chất dễ bay hơi có thể xác định đơn giản bằng máy đo độ ẩm. Trong trường hợp không có thiết bị chuyên dụng, có thể xác định bằng độ sai lệch khối lượng khi sấy ở nhiệt độ 105oC. Dụng cụ Chén sứ Bình hút ẩm. Tủ sấy điều chỉnh nhiệt độ 100-1050C Cân phân tích, độ chính xác 0,001g. Cách tiến hành Chén sứ được sấy khô, để nguội trong bình hút ẩm, cân xác định khối lượng. Cân 2g mẫu thử với độ chính xác đến 0,001g vào vào chén, cho vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 100-1050C. Sau 3 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, rồi cân. Sau đó lại cho vào tủ sấy tiếp. Cứ sau 1 giờ lại để nguội và cân như trên. Khối lượng không đổi đạt được khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân kế tiếp không vượt qua 0,005g. Tính kết quả Hàm lượng nước và chất bay hơi (X) tính bằng % theo công thức: m − m1 X = . 100 m Trong đó: m : khối lượng mẫu trước khi sấy, g. m1 : khối lượng mẫu sau khi sấy, g. 8 1.2.2.4 Xác định pH của sản phẩm Hoá chất và dụng cụ Máy đo pH Nhiệt kế Bình định mức 100ml Cốc thuỷ tinh 100ml Nước cất Cân phân tích độ chính xác 0,0001g Cách tiến hành Chuẩn bị dung dịch mẫu 1 % bằng cách hoà tan lượng cân mẫu phân tích trong nước cất. Sử dụng bình định mức 100ml hay 250ml để pha mẫu. Nhiệt độ của dung dịch mẫu phải ở 20 ± 0,5 0C. Sau đó chuyển dung dịch mẫu sang cốc dung tích 100 cm3. Nhúng vào dung dịch các điện cực đã được rửa sạch bằng nước cất và được tráng bằng chính dung dịch mẫu, sau đó tiến hành xác định pH. 1.2.2.5 Xác định hàm lượng chất không tan trong nước Hoá chất và dụng cụ • Thuốc thử fenolftalein, dung dịch 1% trong rượu ethylic 960. • Cốc dung tích 250ml- 2 cái • Phễu thủy tinh • Giấy lọc thường. • Chén sứ hay dĩa sứ • Tủ sấy điều chỉnh nhiệt độ 100-1050C. • Cân phân tích độ chính xác đến 0,001g. 9 Cách tiến hành Giấy lọc được sấy khô, cân khối lượng. Cân 2g mẫu bột ( hay kem) với độ chính xác 0,001g vào cốc 250ml, thêm 100ml nước cất nóng 80-900C. Hoà tan mẫu để lắng, lọc qua giấy lọc. Rửa cặn bằng nước cất nóng nhiều lần cho đến khi nước rửa không còn tính kiềm với thuốc thử fenolftalein. Đặt giấy lọc vào chén sứ hay dĩa sứ, sấy khô ở 100-1050C cho đến khi khối lượng không đổi. Để nguội và cân. Hàm lượng chất không tan trong nước (X), tính bằng % theo công thức: m2 − m1 X = . 100 m Trong đó: m2 : khối lượng chén lọc (giấy lọc) chứa cặn sau khi sấy, g. m1 : khối lượng chén lọc (giấy lọc), g. m : khối lượng mẫu thử, g. 1.2.2.6 Xác định thể tích cột bọt và độ ổn định cột bọt Hoá chất và dụng cụ • Ống thuỷ tinh có chiều dài 70mm, đường kính trong 2 ± 0,2mm. Mặt cắt ngoài cùng của ống phải vuông góc với trục và được mài nhẵn. • Phễu chiết dạng ống có vạch mức, dung tích 1000ml. Đường kính lỗ khoá của phễu không lớn hơn 3mm. Đuôi phễu dài 35-40mm và có đường kính trong phù hợp với đường kính ngoài của ống thuỷ tinh để có thể lồng khít vào nhau, mặt tiếp giáp được bịt kín với parafin nóng chảy. • Ống đong 1000ml, chia vạch 10ml, đường kính trong 65mm. • Cốc thuỷ tinh 1000ml có vạch mức. • Nồi cách thuỷ • Nhiệt kế 1000C 10 • Đồng hồ bấm giây Cách tiến hành Cân 10g mẫu chính xác đến 0,001g, cho vào cốc thuỷ tinh 1000ml, vừa thêm nước đến 1000ml vừa khuấy nhẹ nhàng cho tan mẫu và tránh tạo bọt. Đặt cốc có dung dịch mẫu vào nồi cách thuỷ, đun để nhiệt độ dung dịch đạt 50 ± 20C. Dung dịch mẫu chuẩn bị trước ít nhất 30 phút, nhưng không quá 2 giờ trước khi đo. Lắp dụng cụ đo sao cho trục của phễu chiết trùng với trục của ống đong. Đầu của ống thuỷ tinh cách mặt thoáng của dung dịch trong ống đong 450mm. Rót cẩn thận theo thành bình 50ml dung dịch mẫu vào ống đong, tránh tạo bọt. Sau đó rót cẩn thận phần dung dịch còn lại vào phễu chiết sao cho không tạo bọt. Mở khoá phễu chiết để dung dịch mẫu chảy vào tâm điểm của dung dịch trong ống đong với thể tích đúng 450ml. Đóng khoá phễu và đòng thời bấm đồng hồ bấm giây. Sau 60 giây đọc thể tích cột bọt bằng cách lấy giá trị trung bình vạch cao nhất và vạch thấp nhất tạo thành bề mặt cột bọt. Sau 3 phút, 5 phút đọc lại thể tích cột bọt. Tính kết quả Thể tích V của cột bọt tính theo công thức: V = V1 - 50 - 450 Trong đó: V1: thể tích cột bọt và dung dịch thử sau 60 giây, ml. 50: thể tích dung dịch mẫu có sẵn trong ống đong, ml. 450: thể tích dung dịch chảy từ phễu vào ống đong, ml. Độ ổn định bọt tính bằng % theo công thức: V2 X% = x 100 V1 Trong đó: 11 V1: thể tích cột bọt sau 1 phút, ml. V2: thể tích cột bọt sau 3 hoặc 5 phút, ml. 1.2.3 Các chỉ tiêu thành phần sản phẩm 1.2.3.1 Hàm lượng chất hoạt động bề mặt Nguyên tắc Các chất hoạt động bề mặt được tách khỏi kem giặt bằng etanol và được tính sau khi trừ đi những thành phần khác cũng tan trong etanol như natri clorua, natri carbonate. Chuẩn độ muối clorua (quy ra NaCl) bằng bạc nitrate với chỉ thị mầu kali cromate. Chuẩn độ muối natri carbonate bằng acid theo chỉ thị metyl da cam. Hoá chất và thuốc thử • ethanol 990; • Bạc nitrate, dung dịch 0,1 N; • Kali cromate, dung dịch 10 %; • Acid nitric, dung dịch 1 : 4 và 0,1 N; • Methyl da cam, dung dịch 0,1 %; • Magie nitrate, dung dịch 20 %. Thiết bị và dụng cụ • Tủ sấy duy trì ở nhiệt độ 105 0C ± 2 0C; • Bếp cách thuỷ; • Bình hút ẩm; • Bình tam giác dung tích 100 ml; • Cốc thuỷ tinh, dung tích 250 ml 12 • Phễu thủy tinh • Giấy lọc • Buret 25 ml. 1.2.3.1.1 Xác định tổng hàm lượng chất tan trong etanol Cân khoảng 2 g mẫu (chính xác đến 0,001 g) vào cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml, thêm vào đó 50 ml etanol. Đun nóng trên bếp cách thuỷ và khuấy cho mẫu phân tán hoàn toàn. Bình tam giác được sấy khô trước, cân khối lượng chính xác đến 0,0001g. Lọc mẫu qua giấy lọc vào bình tam giác. Tiếp tục quá trình hoà tan trên hai lần nữa, mỗi lần với 20 ml etanol. Thu gộp tất cả dung dịch lọc vào bình tam giác trên, và cô nhẹ bình này trên bếp cách thuỷ cho đến khi chỉ còn lại cặn. Sấy bình tam giác này ở nhiệt độ 105 0C đến khối lượng không đổi. Để nguội đến nhiệt độ phòng và cân (chính xác đến 0,001 g). Tổng hàm lượng chất tan trong etanol (X1), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau: (m1 - m0 ) x 100 X = m trong đó m0 - khối lượng của bình, tính bằng gam; (m1 - m0) - khối lượng của cặn ở trong bình, tính bằng gam; m - khối lượng mẫu thử, tính bằng gam. 1.2.3.1.2 Xác định hàm lượng natri carbonate tan trong etanol Hoà tan phần cặn sau khi xác định chất tan trong ethanol trong 30 ml nước nóng, để nguội, thêm vài giọt chỉ thị metyl da cam và chuẩn độ bằng acid nitric 0,1 N đến khi màu của dung 13 dịch chuyển từ vàng sáng sang da cam, dung dịch sau khi chuẩn độ giữ lại để xác định clorua. Hàm lượng natri cacbonate tan trong etanol (X2), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau: V x 0,0053 x 100 X2 = m trong đó V - thể tích axit nitric 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililít; 0,0053 - lượng gam natri cacbonat tương ứng với 1 ml axit nitric 0,1 N; m - khối lượng mẫu thử, tính bằng gam. 1.2.3.1.3 Xác định hàm lượng muối clorua tan trong etanol Dung dịch sau khi xác định natri cacbonat ở trên được điều chỉnh đến pH = 6 - 8 bằng dung dịch axit nitric. Thêm vào 10 ml magie nitrate, đun nóng trên bếp cách thuỷ đến khi xuất hiện kết tủa, lọc và rửa kỹ kết tủa. Thu hồi dung dịch lọc vào bình tam giác, thêm vào 1 ml dung dịch kali cromat 10 %. Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrate 0,1 N đến khi xuất hiện mầu đỏ gạch, thể tích chuẩn độ là V1. Đồng thời tiến hành một mẫu trắng, thể tích là V2. Hàm lượng muối clorua tan trong etanol (X3), quy ra NaCl, tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức sau: (V1 - V2) x 0,0058 x 100 X3 = m trong đó V1 - thể tích bạc nitrat 0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililít; V2 - thể tích bạc nitrat0,1 N dùng để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililít; 14 m - khối lượng mẫu thử, tính bằng gam; 0,0058 - lượng gam natri clorua tương ứng với 1ml bạc nitrat 0,1N. 1.2.3.1.4 Tổng hàm lượng chất hoạt động bề mặt tan trong etanol Tổng hàm lượng chất hoạt động bề mặt tan trong ethanol (X) được tính theo công thức sau: X = X1 - (X2 + X3) trong đó X1 - tổng hàm lượng chất tan trong etanol, tính bằng %; X2 - hàm lượng natri cacbonat tan trong etanol, tính bằng %; X3 - hàm lượng natri clorua tan trong etanol, tính bằng %. 1.2.3.2 Xác định hàm lượng photphate Nguyên tắc Các muối photphate trong bột giặt được chuyển sang dạng octo photphoric acid và chuẩn độ bằng natri hydroxide theo chỉ thị phenolphtalein. Hoá chất và dụng cụ • Acid chlohidric d=1,19 • Natri hydroxide, dung dịch chuẩn độ 0,1N. • Natri hydroxide, dung dịch 30% không có carbonate. • Metyl da cam, dung dịch 0,1% trong nước. • Phenolphtalein, dung dịch 0,1% trong rượu ethylic. • Chén sứ hoặc đĩa sứ 50ml. 15 • Lò nung có điều chỉnh nhiệt độ. • Cốc đun 250ml. • Bình định mức 250ml. Cách tiến hành Cân khoảng 5g bột giặt chính xác đến 0,001g cho vào chén sứ, đốt trên bếp điện cho đến khi phần lớn chất cháy được cháy hết, chuyển chén sứ vào lò nung, nung ở 5500C trong khoảng 10 đến 15 phút, chất còn lại có màu tro xám. Để nguội, thêm cẩn thận 10ml acid chlohidric d=1,19. Chuyển sang cốc 250ml, tráng chén sứ bằng nước cất, gộp vào cốc, thêm nước cất đến khoảng 100ml. Đậy mặt kính đồng hồ, đun sôi nhẹ trong khoảng 30 phút. Để nguội chuyển vào bình định mức 250ml, định mức đến vạch, lắc kỹ. Lọc qua giấy lọc khô, phễu khô và hứng dung dịch lọc vào cốc khô. Tráng bỏ phần nước lọc dầu. Lấy 50ml dung dịch lọc vào cốc 250ml, thêm 4-5 giọt metyl da cam, trung hoà lúc đầu bằng dung dịch natri hydroxide 30% đến gần chuyển màu, thêm từng giọt dung dịch natri hydroxide 0,1N đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng sáng. Thêm 4-5 giọt phenolphtalein, chuẩn độ với dung dịch natri hydroxide 0,1N đến khi màu của dung dịch chuyển sang màu hồng. Hàm lượng photphat X (quy ra P2O5) tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức: Vx0,0071x100 0,71xV X = = m m Trong đó: V: thể tích dung dịch natri hydroxide 0,1N đã chuẩn độ, tính bằng ml. m: Khối lượng mẫu thử tương ứng với thể tích mẫu đã lấy, tính bằng g. 0,0071: lượng P2O5 tương ứng với 1ml dung dịch NaOH 0,1N, tính bằng g 16 BÀI 2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TẨY RỬA TRÊN THỊ TRƯỜNG 2.1 MỤC ĐÍCH Trong bài thí nghiệm này, sinh viên làm quen các phương pháp cơ bản và đơn giản để kiểm tra nhanh các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường. Một số sản phẩm bột giặt và nước rửa chén quen thuộc sẽ được sử dụng và đánh g