Thị trường chứng khoán - Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTCK: 1.Quá trình hình thành và phát triển: Vào giữa thế kỷ 15 ở tại trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại Bruges Bỉ, Giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.

pdf14 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường chứng khoán - Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/13/2016 1 Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTCK: 1.Quá trình hình thành và phát triển: Vào giữa thế kỷ 15 ở tại trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại Bruges Bỉ, Giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng nhất. Nhưng rồi đến "ngày thứ năm đen tối " tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Thế chiến thứ 2 kết thúc, các TTCK cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và đến 19/10/1987 một lần nữa đã làm cho các TTCK chao đảo – “ngày thứ hai đen tối” Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Đến nay, trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục 4/13/2016 2 2.Khái niệm, chức năng, cơ cấu: Khái niệm: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Bao gồm các loại CK trung và dài hạn. Chức năng:  Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế  Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng  Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán  Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp  Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Cơ cấu: Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn  Thị trường sơ cấp  Thị trường thứ cấp Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường  Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)  Phi tập trung (thị trường OTC). Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. II.CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN TRÊN THẾ GIỚI: TTCK New York (New York Stock Exchange - NYSE) TTCK London (London Stock Exchange – LSE) TTCK Tokyo (Tokyo Stock Exchange – TSE) TTCK Hongkong (Hongkong Stock Exchange – HKEx) 4/13/2016 3 TTCK New York (New York Stock Exchange - NYSE) Một số GD có thể diễn ra đầu tiên vào năm 1725 Đặt trụ sở tại số 40 Wall Street 1929 -1932 TTCK đã mất hết giá trị khi đất nước chìm sâu trong cuộc suy thoái tệ hại nhất. Trên TTCK New York có trên 100 triệu người đầu tư gián tiếp qua các định chế tài chính và trên 8 triệu người đầu tư trực tiếp vào TTCK Là thị trường lớn nhất TG xét về tổng khối lượng tiền tệ giao dịch Là trung tâm tài chính của Mỹ và TG thông qua việc xác định chỉ số Dow Jones. Đây là phong vũ biểu đo lường diễn biến thị giá cổ phiếu trên TTCK New York. Ngoài ra còn có các chỉ số chứng khoán khác như: Standard and Poor, NYSE Couposite, Nasdaq. TTCK London (London Stock Exchange – LSE) LSE xuất hiện rất sớm năm 1694 do ngân hàng Anh Quốc thành lập Ngoài LSE, còn có các SGDCK Manchester, Liverpool, Glasgow Sau 2 cuộc thế chiến, vị trí thế giới của chứng khoán Anh ngày càng giảm sút. Đến năm 1970, đã khôi phục được vị trí của SGDCK London trong giới chứng khoán quốc tế 4/13/2016 4 London là thị trường có số lượng Cty niêm yết nhiều nhất Ngoài ra London còn là thị trường hối đoái lớn nhất thế giới Hiện nay, có khoảng 4700 trái phiếu Châu Âu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán London Hiện tại, đã có Cty VN niêm yết tại LSE đó Quỹ đầu tư VinaCapital TTCK Tokyo (Tokyo Stock Exchange – TSE) Vào những ngày đầu Minh Trị, Nhật Bản đã có TTCK. Đến năm thứ 7 Minh Trị (1875) Nhật Bản đã tham gia thị trường chứng khoán của Anh để đặt điều lệ giao dịch chứng khoán. Đến năm Minh Trị thứ 26, Nhật Bản đặt luật giao dịch chứng khoán Năm 1945, khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, SGDCK này bị đóng cửa Nhật Bản có 8 thị trường chứng khoán là:Sapporo, Niigata, Tokyo, Nagoya, Osaka, Hiroshima, Fukuoka. Trong đó, TTCK Tokyo chiếm 72,1% (năm 1985) là TTCK lớn nhất Nhật Bản Hiện nay, TTCK Tokyo là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về doanh số bán hàng, chỉ sau TTCK New York Các chỉ số chứng khoán ở TTCK Tokyo như: Nikkei, Topix. 4/13/2016 5 TTCK Hongkong (Hongkong Stock Exchange – HKEx) SGDCK Hồng Kông thành lập vào tháng 4 năm 1986 Tháng 10-1987 TTCK thế giới sụp đổ, TTCK Hồng Kông phải đóng cửa vài ngày Đặc điểm lớn nhất của TTCK là giá cổ phiếu thường lên cao và tụt mạnh. Điều này nói lên thị trường cổ phiếu của Hồng Kông rất không ổn định Báo chí phương Tây đã gán cho Hồng Kông là “sòng đánh bạc cổ phiếu lớn nhất Châu Á”. Hồng Kông rất ít phát hành trái phiếu để thu góp vốn. Thị trường OTC là rất lớn so với các thị trường chính thức Chỉ số chứng khoán tiêu biểu: Hangseng (Hằng Sinh) I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TTCK VIỆT NAM: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM 4/13/2016 6 Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK Tp.HCM ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Một trong những bước đi đầu tiên khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 Năm 2000, chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết trên thị trường, đến nay đã có trên 230 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết, mức vốn hóa thị trường đạt gần 385.000 tỷ,chiếm 45% GDP. Hơn 350.000 tài khoản giao dịch đăng ký, 66 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động, 24 công ty quản lý quỹ, hơn 40 tổ chức lưu ký chứng khoán, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán. Dự kiến, cuối năm 2007, TTCK Việt Nam huy động được 100.000 tỷ và TTCK sẽ thực sự trở thành kênh dẫn vốn dài hạn cho đầu tư và phát triển. II.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: 1.Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam: Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN): >>State Securities Commission of Vietnam<< Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán 4/13/2016 7 Cơ cấu tổ chức: Trung tâm lưu ký chứng khoán >>Vietnam Securities Depository<< Thông thường ở các nước trên thế giới, các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịch trên thị trường chứng khoán do một hoặc một số tổ chức độc lập với Sở Giao dịch Chứng khoán đảm nhận. Các tổ chức này được xây dựng theo một trong hai mô hình sau: TTLKCK thực hiện toàn bộ các dịch vụ đó; hoặc TTLKCK và một tổ chức bù trừ cùng cung cấp các dịch vụ đó. Ngày 27/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) trực thuộc UBCKNN. Việc ra đời TTLKCK là đòi hỏi tất yếu của TTCK Việt Nam ở giai đoạn phát triển hiện nay; đồng thời cũng là xu hướng và thông lệ trên thị trường chứng khoán quốc tế. Việc thành lập TTLKCK ở mỗi quốc gia nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên TTCK; nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro liên quan tới từng nghiệp vụ có tính chất khác nhau; góp phần hình thành đồng bộ kết cấu hạ tầng của TTCK tại các quốc gia Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký- Thanh toán bù trừ- Lưu ký chứng khoán tại TTGDCK là:  Đăng ký chứng khoán  Lưu ký chứng khoán  Thanh toán bù trừ 4/13/2016 8 Trước đòi hỏi thực tế của TTCK Việt Nam và theo thông lệ quốc tế, việc “gộp” 2 bộ phận đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại 2 TTGDCK để hình thành một TTLKCK độc lập với SGDCK/TTGDCK là một “thực tiễn khách quan”, làm cho loại hình dịch vụ này trở lên an toàn hơn và chuyên nghiệp hơn. Trung tâm lưu ký chứng khoán Đổi mới cách thức khớp lệnh Trước đây, TTGDCK TP. HCM áp dụng hình thức giao dịch “có sàn” với phương thức khớp lệnh định kỳ. Đây là mô hình phù hợp với một TTCK vừa mới hình thành và phát triển, quy mô nhỏ, khối lượng lệnh giao dịch còn ít, chi phí đầu tư tương đối thấp, dễ quản lý và vận hành hệ thống giao dịch Một dự án khác từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nhằm trang bị hệ thống giao dịch hiện đại cho TTGDCK TP. HCM để đáp ứng nhu cầu giao dịch “không sàn” Bên cạnh đó, để hoàn thiện hơn cho thị trường và phù hợp với chuẩn quốc tế, TTGDCK Tp.HCM đã gấp rút chuẩn bị đưa vào một phương thức giao dịch mới: Khớp lệnh liên tục và nhận được sự hỗ trợ từ SGDCK Thái Lan trong việc nâng cấp phần mềm khớp lệnh So với phương thức khớp lệnh định kỳ, phương thức khớp lệnh liên tục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi các lệnh lập tức sẽ được so khớp và hình thành giao dịch ngay sau khi được nhập vào hệ thống, từ đó, giá cả được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định như hiện nay. Có thể xem việc đổi mới cách thức khớp lệnh này là một bước tiến trong quá trình hoàn thiện, phát triển một thị trường còn khá mới ở Việt Nam. 4/13/2016 9 Việc ra đời Luật Chứng khoán Năm 2006 được xem là năm phát triển vượt bậc của TTCK VN với những tín hiệu tích cực. Bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động thị trường chứng khoán cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân chính là do các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở Nghị định, chưa điều chỉnh được toàn diện hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhất thiết phải có một văn bản pháp lý cao hơn để tạo cơ sở pháp lý cho thị trường chứng khoán phát triển. Trước tình hình đó, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 vào ngày 12/7/2006 và từ ngày 1/1/2007 Luật Chứng khoán chính thức có hiệu lực Trong luật Chứng khoán này, đã có những thay đổi mới hơn so với những quy định, những văn bản cũ. Ví dụ như: Để thực hiện nghiệp vụ môi giới CK, vốn điều lệ tối thiểu dự kiến sẽ nâng từ 2 tỷ lên 10 tỷ; với nghiệp vụ tự doanh là từ 12 lên 70 tỷ; bảo lãnh phát hành từ 22 lên 120 tỷ; đặc biệt là để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thì mức vốn tối thiểu dự kiến sẽ là 200 tỷ đồng thay vì quy định 43 tỷ đồng trước đó. Để được niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM, DN phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng, cao gấp 8 lần so với quy định cũ; còn tại sàn Hà Nội là mức vốn tối thiểu 10 tỷ đồng thay cho mức 5 tỷ đồng Luật có quy định về tổ chức và hoạt động của TTLKCK, giống như Sở và Trung tâm Giao dịch chứng khoán, là sẽ được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc cty cổ phần, có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoánvv. Những sự kiện hội nhập lớn của ngành chứng khoán Ở cấp cơ quan quản lý TTCK, UBCKNN đã thực hiện một cách đầy đủ vai trò của một thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO ) Tham dự các diễn đàn kinh tế tài chính lớn trong khu vực và trên TG, như Diễn đàn thị trường vốn ASEAN, Diễn đàn cải cách thị trường vốn (do ADB chủ trì); có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tài chính lớn như: IMF, ADB, WB Đồng thời cơ quan quản lý TTCK Việt Nam đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng biểu cam kết dịch vụ tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO 4/13/2016 10 1. Gia nhập WTO là bước phát triển quan trọng trong tiến hình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam Theo biểu cam kết WTO, ngay từ khi gia nhập, các CtyCK nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần góp vốn đến 49% với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ Chứng khoán 2. Chuyến thăm TTGDCK Tp.HCM trong năm 2007 của Tổng thống Mỹ Geogre Bush 3. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính cấp cao APEC lần thứ 13 được tổ chức thành công tại Việt Nam vào tháng 9/2006 Thông qua sự kiện này, các nhà đầu tư từ các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã có những biểu hiện sâu hơn về môi trường đầu tư tại Việt Nam, một thị trường còn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư sinh lời. 4. Hội nghị ủy ban chứng khoán tiểu vùng Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức thành công vào tháng 11/2006 Đây là hội nghị quốc tế chuyên ngành chứng khoán đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Thông qua sự kiện này, mục đích hợp tác và chia sẽ thông tin trong quản lý TTCK giữa các thành viên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và mục đích thiết lập những vấn đề mang tính định hướng phát triển các TTCK trong khu vực với các chuẩn mực quốc tế đã đạt được 5. TTGDCK Tp.HCM ký biên bản ghi nhớ với SGDCK New York nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 6/2007 TTGDCK Tp.HCM là SGDCK thứ 2 sau SGDCK Nhật Bản ở Châu Á mà NYSE ký kết văn kiện hợp tác 4/13/2016 11 6.Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2007 tại Hoa Kỳ Sau khi ký sổ lưu niệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Sở GDCK New York và sàn GDCK Hà Nội; rung chuông bắt đầu phiên giao dịch ngày 28/09/2007 của Sở GDCK New York. Những kết quả gặt hái được trong quá trình hội nhập của TTCK Việt Nam. Dự án phát triển thị trường vốn (do WB hỗ trợ) Dự án xây dựng các quy định và hướng dẫn hoạt động quản lý quỹ đầu tư (do First Fund hỗ trợ Dự án tăng cường năng lực giám sát TTCK (do ADB hỗ trợ) Dự án nâng cao năng lục đào tạo cho UBCKNN (do bộ kinh tế Thụy Sĩ – SECO hỗ trợ) Trong năm 2006, nhiều Biên bản ghi nhớ song phương (MOU) đã được ký kết giữa UBCKNN với các cơ quan quản lý TTCK các nước trong khu vực, như MOU với Ủy ban giám sát Tài Chính Hàn Quốc, UBCK Malaysia, UBCK Thái Lan, SGDCK Hongkong, SGDCK New York, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Đây là nền tảng cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lý và phát triển TTCK Hoạt động này không chỉ tạo cơ sở cho UBCKNN và các cơ quan quản lý các nước hỗ trợ và chia sẻ thông tin mà còn tiến tới khả năng tham gia vào các hoạt động niêm yết chéo và điều tra giám sát chéo 4/13/2016 12 III.NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CÙA TTCK VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP: Xét về những cơ hội mang lại cho TTCK Việt Nam: Ngoài những điều tích cực mang lại mà ai cũng nhận thấy đó là mang lại một nguồn thu nhập khá lớn cho một số cá nhân, nhà đầu tư thông qua TTCK, TTCK tạo ra một kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, mang lại một nguồn thu nhập khá lớn cho một số cá nhân thông qua TTCK. Bên cạnh đó, khi hội nhập sâu rộng, TTCK Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư khá hấp dẫn từ nước ngoài đổ vào, và ngược lại các Doanh nghiệp trong nước lại có dịp lấn sân sang các TTCK khác làm lớn mạnh, đa dạng hóa các nguồn vốn và hơn hết là sẽ khẳng định vị trí, thương hiệu của mình trong và ngoài nước, làm hấp dẫn hơn các nguồn nhân lực, chất xám. Về bản thân TTCK, khi đã mở cửa, sẽ làm phong phú, đa dạng hơn cho thị trường mình, nâng cao được quy mô, chất lượng hoạt động, có dịp tiếp cận được những công nghệ, kỹ thuật mới trong lĩnh vực chứng khóan qua đó học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những TTCK lớn về mô hình, cấu trúc lẫn những quy định về Luật nhằm làm cho TTCK nước nhà ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Về mặt vĩ mô, sự hội nhập và phát triển của TTCK sẽ đóng góp nhiều hơn vào GDP quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh. Sự phát triển của TTCK sẽ đẩy nhanh hơn quá trình cổ phần hóa của các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước. Hầu hết các DN Việt Nam đó là thói quen về quản trị công ty và văn hóa công bố thông tin, tính minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tạo dựng được một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, các DN Việt Nam vẫn chưa quen với việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán, việc huy động vốn đầu tư của các DN chủ yếu vẫn trông vào kênh NHTM Những hiểu biết về TTCK của nhà đầu tư ở Việt Nam còn hạn chế, thường có tâm lý "bầy đàn" gây nên những bất ổn về giá trên thị trường. TTCKVN mới ở giai đoạn đầu phát triển, năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý còn hạn chế, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. 4/13/2016 13 Quá trình hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh khắc nghiệt, trong bối cảnh các công ty chứng khoán trong nước chưa đủ mạnh, khả năng dẫn đến bị thâu tóm, sáp nhập, giải thể. Một nguy cơ khác, theo các chuyên gia kinh tế là sự quá phụ thuộc vào luồng vốn quốc tế, dẫn đến tình trạng lệ thuộc kinh tế và thậm chí là chính trị Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng lây lan rủi ro và những ảnh hưởng của sự biến động tài chính do sự liên kết của các thị trường trên toàn cầu rất dễ xảy ra. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu năm 1997 từ châu Á đã lan sang Nga, Trung và Nam Mỹ, thị trường tiền tệ biến động lây lan sang TTCK, rồi từ quốc gia này đến quốc gia khác. Sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, sự thua lỗ của các công ty dẫn đến hiện tượng giảm giá cổ phiếu và trở thành trào lưu rút vốn ồ ạt ra khỏi TTCK của một nước rồi cả một khu vực. Đây là một nguy cơ đối với TTCK Việt Nam khi kết nối với nền kinh tế thế giới. Nên đặt vấn đề hội nhập TTCK trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế nói chung. Sức mạnh của TTCK Việt Nam phải được yểm trợ bởi sức mạnh của cả nền kinh tế quốc dân Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và TTCK, hoàn thiện các thể chế thị trường, tăng cường năng lực của các định chế tài chính tham gia thị trường chứng khoán, đưa nhiều hàng hoá tốt lên thị trường, xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho thị trường chứng khoán, đào tạo nhân lực. Chiến lược hội nhập cần xác định lộ trình mở cửa thị trưởng dịch vụ chứng khoán theo cam kết của VN khi gia nhập WTO 4/13/2016 14 Đồng thời xu hướng niêm yết chéo cũng là một trong những nội dung nằm trong kế họach hội nhập của TTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập. Cần có định hướng phát triển hệ thống các định chế tài chính nòng cốt của thị trường bao gồm thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm và hệ thống các công ty tư vấn đầu tư, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Cần phát triển TTCK theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế để góp phần nâng cao tính vững chắc của hệ thống tài chính, ngân hàng, tăng cường kỷ luật thị trường, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển về cấu trúc và định chế hóa thị trường
Tài liệu liên quan