Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ đầu tư đăng cơ

- Tên Công ty: CÔNG TY CP DỊCH VỤ ĐẦU TƯ ĐĂNG CƠ - Địa chỉ: 102ABC, Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM - Điện thoại: 08 – 39 206 680 Fax: 08 – 39 206 681 - Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thủy - Chức vụ: Tổng Giám đốc - Ngành nghề kinh doanh: + Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê + Dịch vụ lưu trú ngắn ngày + Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động + Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình + Xây dựng nhà các loại + Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác + Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải + Tư vấn xây dựng. Lập và quản lý dự án đầu tư. Dịch vụ quản lý bất động sản. Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp-thoát nước, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí, cơ điện (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở công ty).

doc22 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ đầu tư đăng cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG Bảng 1. Danh mục máy móc,thiết bị của Công ty 6 Bảng 2. Nhu cầu sử dụng điện 6 Bảng 3. Nhu cầu sử dụng nước 6 Bảng 4. Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của máy phát điện 9 Bảng 5. Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau 11 Bảng 6. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt sau khi xử lý 17 Bảng 7. Kết quả đo nồng độ khí thải tại tòa nhà 18 Bảng 8. Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn 19 MỤC LỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty 15 Hình 2. Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại tòa nhà 15 I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Thông tin liên lạc Tên Công ty: CÔNG TY CP DỊCH VỤ ĐẦU TƯ ĐĂNG CƠ Địa chỉ: 102ABC, Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM Điện thoại: 08 – 39 206 680 Fax: 08 – 39 206 681 Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thủy Chức vụ: Tổng Giám đốc Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Dịch vụ lưu trú ngắn ngày Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Xây dựng nhà các loại Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải Tư vấn xây dựng. Lập và quản lý dự án đầu tư. Dịch vụ quản lý bất động sản. Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp-thoát nước, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí, cơ điện (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở công ty). Vị trí hoạt động với các hướng tiếp giáp như sau: Phía trước: Giáp đường Cống Quỳnh; Phía Trái : giáp tiệm ăn Nhà hàng Nhật Bản Phía Phải: Giáp nhà dân Phía Sau: giáp nhà dân Diện tích mặt bằng của tòa nhà bao gồm: Tòa nhà 102AB có diện tích là 320,6 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 3.188,49m2 Tòa nhà 102C có diện tích 326,76 m2 tổng diện tích sàn xây dựng 4.212,51 m2 Cấu trúc hạ tầng của mỗi tòa nhà được trình bày cụ thể như sau: Tòa nhà 102AB Hầm 2: diện tích 266,87 m2 Hầm 1: diện tích 287,1 m2 Tầng trệt: diện tích 208,01 m2 Tầng lửng: diện tích 145,03 m2 Lầu 1-6: diện tích 1.358, 78 m2 Lầu 7-10: 790,89 m2 Tầng kỹ thuật: 131,81 m2 Tòa nhà 102C: gồm 02 phần công trình + Phần công trình phía trước 08 tầng (02 tầng hầm, trệt và 07 tầng lầu) + Phần công trình phía sau gồm 10 tầng ( 02 tầng hầm, trệt có lửng, 09 tầng lầu và mái che cầu thang) 1.2. Tính chất và quy mô hoạt động Quy mô hoạt động + Tổng lượng công nhân viên làm việc trong tòa nhà : 180 người + Số lượng người ra vào của tòa nhà: 350 người/ngày Danh mục các thiết bị của tòa nhà Danh mục máy móc thiết bị chính sử dụng trong quá trình hoạt động của tòa nhà bao gồm: Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị của Công ty STT Máy móc, thiết bị Số lượng (cái) Công suất Hiện trạng 1 Máy phát điện 02 440 KVA-380 Voltage 95% 2 Tủ lạnh 29 - 95% 3 Hệ thống điều hòa không khí 23 15 HP 95% 4 Hệ thống điều hòa không khí 83 350Kw (loại FCU) 95% 5 Hệ thống máy tính làm việc 28 - 95% 6 Máy bơm nước cấp 2 4 Kw 95% 7 Máy bơm nước cấp 2 18,5 Kw 95% 1.3. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu 1.3.1. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu Tòa nhà sử dụng dầu DO cung cấp cho 02 máy phát điện dự phòng, trung bình tiêu thụ khoảng 155 lít dầu DO/tháng. 1.3.2. Nhu cầu sử dụng điện Nhu cầu sử dụng điện: Điện sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động của các thiết bị văn phòng, chiếu sáng công cộng và chạy máy điều hòa không khí. Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện của toàn bộ tòa nhà sử dụng được lấy từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp của Công ty Điện Lực Sài Gòn. Lượng điện sử dụng trung bình trong 01 tháng của tòa nhà như bảng sau: Bảng 2. Nhu cầu sử dụng điện trung bình 01 tháng của Công ty STT Thời gian Điện năng tiêu thụ (KWh) 1 Tháng 01/2014 71.120 2 Tháng 02/2014 57.266 3 Tháng 03/2014 72.952 4 Tháng 04/2014 90.240 5 Tháng 05/2014 89.135 Trung Bình 76.143 1.3.3. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước Nguồn cung cấp nước: Mạng lưới cấp nước cho tòa nhà từ Công ty CP cấp nước Bến Thành Nhu cầu sử dụng nước: Nước chủ yếu sử dụng để cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân viên làm việc tại tòa nhà, khách hàng ra vào công ty... Lượng nước sử dụng trên thực tế tính theo hóa đơn tiền nước hàng tháng của tòa nhà được thể hiện như sau: Bảng 3. Nhu cầu sử dụng nước trung bình trong 01 tháng của Công ty STT Thời gian Lượng nước tiêu thụ (m3/tháng) 1 Tháng 01/2014 741 2 Tháng 02/2014 504 3 Tháng 03/2014 679 4 Tháng 04/2014 767 5 Tháng 05/2014 559 Trung bình 650 II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1.Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải Căn cứ thành phần nước thải và nguồn gốc phát sinh, nước thải chủ yếu của Công ty gồm hai nguồn với các đặc điểm như sau: Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại tòa nhà và khách hàng ra vào, nước thải có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật; Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nước thải sinh hoạt Nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại tòa nhà và các khách hàng ra vào, loại nước thải này có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Khi thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng đến nguồn tiếp nhận, phân huỷ tạo khí, mùi đặc trưng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và phát triển phát tán các vi trùng gây bệnh, gây hại đến con người và động vật làm lan truyền dịch bệnh trong khu vực. Lượng nước thải sinh hoạt của công ty bằng 100% lượng nước cấp là 650 m3/tháng tương đương khoảng 22 m3/ngày.đêm. Tuy nhiên, lượng nước thải này không cố định mà có sự dao động do hoạt động của công nhân viên ra vào. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua các khu vực của tòa nhà sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường. Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét. Bùn thải được xử lý tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. 2.1.2 Nguồn phát sinh khí thải a. Nguồn phát sinh Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải: Các loại phương tiện động cơ sử dụng nhiên liệu (xe ra vào tòa nhà) sẽ phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải bao gồm bụi, SOx, NOx, THC... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông; Khí sinh ra từ hệ thống thiết bị điều hoà nhiệt độ: Khí NH3 rò rỉ; Khí thải từ việc sử dụng chất đốt là Dầu DO để vận hành máy phát điện (trong trường hợp gặp sự cố mất điện),. Dựa vào hệ số ô nhiễm không khí do đốt dầu diesel để chạy máy phát điện của cơ quan Quản Lý Môi Trường Mỹ (EPA), ta có thể tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt động của máy phát điện dự phòng công suất 440KVA của tòa nhà như sau: Tải lượng ô nhiễm = Hệ số ô nhiễm x công suất Bảng 4. Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của máy phát điện Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/KVA.giờ.máy) Tải lượng ô nhiễm của 02 máy phát điện (kg/giờ) NO2 0,0146 12,848 CO 0,0033 2.904 SO2 0,0049 x S 0,002 Bụi 0,0004 0,352 Nguồn: Cơ quan Quản Lý Môi Trường Mỹ (EPA) Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO. Lấy S = 0,05% Mùi hôi, thối (amoniac, các mêcaptan (HS-)) sinh ra do phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vệ sinh, nơi tập trung chất thải rắn. Nhiệt lượng do máy móc sinh ra trong quá trình hoạt động nhất là khâu vận hành máy phát điện dự phòng, hệ thống máy lạnh làm tăng thêm sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên các hoạt động trong khu vực phục vụ và kỹ thuật của tòa nhà b. Tác động của bụi và khí thải Bụi phát sinh chủ yếu là các bụi có kích thước khá nhỏ, được gọi là bụi hô hấp. Tiếp xúc trong thời gian dài, bụi sẽ đọng lại trong phổi và gây các bệnh về đường hô hấp. Khí thải phát sinh từ các hoạt động của tòa nhà bao gồm khí thải CO, NO2. SO2 Tác động của các khí này còn tác động đến sức khoẻ con người: Các khí SOx : là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong các chất ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp. Cao hơn nửa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn lớn hơn SO2. Khí NO2 : là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độ cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây tổn thương hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong. Oxit Cacbon CO: người và động vật có thể gây chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở phải lượng lớn khí CO, do nó có tác dụng mạnh với hemoglobin (HB) thành Cacboxulhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chứa, tế bào. Ngoài ra CO còn có tác dụng với sắt trong xytochrom-oxydaz-men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy – làm bất hoạt men, làm sự thiếu oxy càng trầm trọng. Bảng 5. Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau Nồng độ CO trong không khí (ppm) Nồng độ Hb.CO trong máu (phần đơn vị) Mức gây độc 50 0,07 Nhiễm độc nhẹ 100 0,12 Nhiễm đọc vừa và chóng mặt 250 0,25 Nhiễm độc nặng và chóng mặt 500 0,45 Buồn nôn, nôn, truỵ tim mạch 1.000 0,60 Hôn mê 10.000 0,95 Tử vong Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000 Trên đây là một số tác động tổng hợp của bụi và khí thải lên con người và môi trường. Ô nhiễm không khí do giao thông tại tòa nhà là chủ yếu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường phố như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, tăng cường diện tích cây xanh và quản lý chất lượng xe cộ. Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, hệ thống máy điều hoà có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể. 2.1.3 Nguồn phát sinh chất rắn và chất thải nguy hại Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn thải ra chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà vệ sinh... với số lượng công nhân viên là 180 người, ước tính lượng thải bình quân khoảng 0.5 kg/người/ngày, thì mỗi ngày có khoảng 90 kg/ngày. Tuy nhiên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thực tế của Công ty khoảng 12 m3/tháng. Rác thải sinh hoạt có thành phần: Rác thải sinh hoạt bao gồm các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát.... Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật như: Hoa, lá cây, cành cây khô v.v Chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định sẽ làm mất mỹ quan trong tòa nhà. Chất thải vô cơ túi nilông, vỏ lon nước giải khác, gây ô nhiễm trong môi trường xung quanh vì tính chất khó phân huỷ, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và khách hàng. Chất thải nguy hại Loại hình kinh doanh của Công ty chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, do đó chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động chủ yếu là: Pin, ắc quy thải, Hộp mực máy in, máy photo; Giẻ lau, bao tay dính dầu; Dầu nhiên liệu và dầu DO thải từ bảo trì thang máy và máy phát điện; Bóng đèn huỳnh quang CTNH của tòa nhà không nhiều, thải ra không thường xuyên, được thu gom, phân loại tại nguồn, bảo quản tại khu vực riêng, Công ty sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý CTNH khi đủ số lượng. 2.1.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung a. Nguồn phát sinh Tiếng ồn sẽ phát sinh từ các hoạt động sau: Hoạt động của máy điều hòa; Hoạt động của các máy bơm nước cấp; máy phát điện dự phòng; Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào và dừng đỗ tại bãi... b. Tác động của tiếng ồn Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Tiếng ồn trên 80dBA bắt đầu có tác động đến con người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hóa. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương. Do tòa nhà chỉ có một vài nguồn gây ồn lớn (máy phát điện dự phòng) nhưng hoạt động không thường xuyên (chỉ dùng trong trường hợp mất điện lưới) nên ít gây ảnh đến khách và người dân xung quanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ồn để đảm bảo sức khoẻ cho nhân viên cũng như người dân xung quanh khu vực tòa nhà. 2.2 Tóm tắt số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải a. Tác động do cháy nổ Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do các sự cố về thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt,bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, tàng trữ nhiên liệu không đúng quy định, sự bất cẩn của công nhân viên như vứt bừa bãi tàn thuốc lá trong các khu vực như nhà xe, nhà kho chứa đồ dùng. b. Tai nạn lao động Tai nạn lao động xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần của người lao động. Các nguyên nhân chính gây tai nạn lao động như sau: Không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định trong vận hành máy móc, thiết bị của tòa nhà; Không thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn lao động, không sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động khi cần thiết. III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH LẤY MẪU ĐỊNH KỲ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG 3.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng 3.1.1 Biện pháp giảm thiểu nước thải Nước mưa chảy tràn Nước mưa, nước từ hệ thống điều hoà không khí, từ ống xả hơi là nước thải được quy ước là nước sạch và được phép xả thẳng vào hệ thống cống chung của thành phố trước khi qua hệ thống hố ga, thanh lọc rác sơ bộ. Nước thải sinh hoạt Tổng lượng nước thải sinh hoạt của tòa nhà khoảng 22 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt của Công ty được xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn. Sơ đồ và q uy trình xử lý của bể tự hoại 03 ngăn được trình bày dưới đây: Hình 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty 1- Ống dẫn nước thải vào bể. 2- Ống thông hơi. 3- Nắp thăm (để hút cặn). 4- Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo. Thuyết minh quy trình hoạt động của bể tự hoại Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu suất xử lý 40 - 50%. Thời gian lưu nước trong bể khoảng 20 ngày thì 95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.Sau khi qua bể tự hoại thì hàm lượng các chất ô nhiễm BOD5, COD và SS giảm đáng kể, lượng nước sau xử lý được thải ra hệ thống thoát nước của khu vực. 3.1.2 Biện pháp giảm thiểu khí thải Để giảm thiểu tối đa lượng bụi và khí thải tới sức khoẻ nhân viên, khách hàng và người dân sống tại khu vực lân cận, chủ đầu tư đã thực hiện những biện pháp sau: Lắp đặt hệ thống thông gió bên trong tòa nhà; Lắp đặt ống khói được đưa lên cao 10 m để tránh ảnh hưởng từ khí thải máy phát điện đến dân cư xung quanh, nhân viên, khách hàng đến toàn nhà và môi trường xung quanh; Các đường lưu thông nội bộ được trải nhựa hoặc đổ bê tông và thường xuyên quét dọn để giảm lượng bụi trong quá trình di chuyển của xe ôtô, xe máy trong khuôn viên tòa nhà. Tăng cường thông thoáng tòa nhà bằng biện pháp thông gió tự nhiên và cưỡng bức; Thường xuyên hút bụi, quét dọn và thu gom chất thải rắn; 3.1.3 Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và chất thải nguy hại Chủ đầu tư quản lý chất thải rắn theo sơ đồ sau: Chất thải rắn tại tòa nhà Thu gom, Phân loại, lưu trữ Chất thải không nguy hại có khả năng tái chế Chất thải rắn sinh hoạt không tái chế Chất thải rắn nguy hại Bán phế liệu Hợp đồng chôn lấp Thu gom và lưu trữ Hình 2. Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại tòa nhà Chất thải sinh hoạt Chất thải rắn của tòa nhà chủ yếu là chất thải sinh hoạt, lượng rác là 12m3/tháng. Để giải quyết lượng rác thải và đảm bảo vệ sinh sạch đẹp, chủ đầu tư thực hiện thu gom rác thải vào các thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy và đặt tại nơi chứa rác. Thành phần chính là các loại bao bì, hộp nhựa, bao nylông, giấy thải dạng chất hữu cơ khó phân hủy và các loại vỏ lon kim loại, thủy tinh được phân loại và lưu trữ riêng: Chất thải có khả năng tái sử dụng sẽ được bán lại cho các đơn vị tái chế chất thải trong thành phố. Các loại chất thải không thể tận dụng được chủ đầu tư đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích quận 1 để thu gom và xử lý đúng theo quy định Chất thải nguy hại Chủ đầu tư thu gom vào một khu vực riêng và chờ đến khi đủ số lượng sẽ chuyển giao CTNH cho các đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý 3.1.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung Thực hiện biện pháp phòng ngừa để ngăn tiếng ồn phát tán từ trong tòa nhà ra ngoài và ngược lại như bố trí cửa kính cách âm có độ dày là 1cm. Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Máy móc có độ rung, tiếng ồn lớn như máy phát điện được đặt đặt ở tầng hầm 1 có độ sâu từ 2,3 – 3,15m và tường bê tông có độ dày 30cm, đồng thời lắp đệm chống rung cho máy phát điện. 3.1.5. Các tác động khác không liên quan đến chất thải a. Tác động do cháy nổ Các sự cố gây cháy nổ khi xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Do đó, các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường như sau: Hệ thống cấp điện cho công ty và hệ thống chiếu sáng được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch điện. Trang bị hệ thống chữa cháy đầy đủ theo đúng quy định. Hệ thống chữa cháy vách tường. Bố trí hồ chứa nước chữa cháy có dung tích: tòa nhà 102AB có dung tích là 90m3, tòa nhà 102C có dung tích là 60m3, Tuân thủ nghiêm ngặt Luật PCCC và các qui định của TP. Hồ Chí Minh về công tác PCCC. Các hạng mục dễ cháy như kho nhiên liệu, được lắp đặt cửa cách ly và hệ thống van dập lửa sự cố. Định kỳ tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công nhân viên phương pháp phòng cháy chữa cháy. b. Biện pháp an toàn lao động Đào tạo định kỳ về an toàn lao động cho nhân viên; Đưa ra nội quy an toàn lao động cho nhân nhân khi làm việc; Tập huấn sơ cứu và giải quyết sơ cứu thương tại chỗ khi xây ra tai nạn lao động; 3.2. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường 3.2.1. Chất lượng môi trường nước Công ty CP Dịch vụ đầu tư Đăng Cơ đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh và Công ty TNHH DV PTKT Môi trường Công nghệ Mới đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường của Công ty. Số lượng mẫu: 01 Vị trí lấy mẫu: tại hố ga chứa nước thải trước khi xả ra cống chung của thành phố Kết quả phân tích: Chất lượng môi trường nước được trình bày trong bảng bên dưới Bảng 6. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ PHƯƠNG PHÁP THỦ NGHIỆM KẾT QUẢ QCVN 14:2008/BTNMT Cột B 1 pH - TCVN 6492:2011 7,23 5 – 9 2 BOD5 mgO2/l TCVN 6001-2:2008 48 50 3 COD mgO2/l SMEWW 5220:2005 110 - 4 TSS mg/l TCVN 6625:2000 88 100 5 Amoni (tính theo N) mg/l SMEWW 4500-NH3-F 3,13 10 6 Phosphat mg/l TCVN 6202-2008 4,28 10 7 Nitrat mg/l EPA 352.1 5,28 50 8 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-2:1996 4.800 5.000 Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước thải của tòa nhà đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi thải ra cống chung của thà
Tài liệu liên quan