Tiểu luận Biên mục mô tả theo MARC 21 tại thư viện trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực thư viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý thư viện và thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải có khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư viện). Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài nghiên cứu của chúng em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo chuẩn MARC 21. Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính, công tác quản lý thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả. MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng. Sự lợi ích của MARC cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người sử dụng truy cập mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới. Đây là một lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà MARC đem lại khi biên mục tập trung. Áp dụng MARC cho tất cả thư viện thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho một công việc mà hàng ngàn thư viện trên toàn quốc vẫn cứ lập đi, lập lại khi biên mục một tài liệu, mà đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các thư viện lấy về cập nhật vào CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình. Tuy nhiên, việc thực hiện biên mục mô tả MARC21 vẫn còn nhiều điểm thiếu thống nhất giữa các thư viện trong nước với thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, điều đó thể hiện rõ ở biên mục mô tả MARC21 tại thư viện Bà Rịa Vũng Tàu.

doc28 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biên mục mô tả theo MARC 21 tại thư viện trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. LỜI GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .2 B. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ BIÊN MỤC MÔ TẢ ...2 1. Khái niệm về mô tả biên mục MARC 21 . ...3 2. Vai trò của MARC 21 . .3 3. Nội dung của quy tắc biên mục MARC 21 3.1 Cấu trúc MARC 21 3 3.2 Chỉ thị .4 3.3 Nội dung biểu ghi... 5 II. THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC BIÊN MỤC MÔ TẢ MARC 21 1. Giới thiệu chung về Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh..5 1.1 Lịch sử hình thành ..5 1.2 Nhân sự6 1.3 Cơ sở vật chất 7 1.4 Vốn tài liệu .7 1.5 Bạn đọc 7 2. Tình hình ứng dụng phần mềm ( MARC 21 ) vào công tác biên mục mô tả tại thư viện 2.1 Phần mềm ứng dụng 8 2.2 So sánh việc sử dụng chuẩn MARC 21 giữa Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh với Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ 2.2.1 Sách .9-13 2.2.2 Bản đồ14-15 2.2.3 Ấn phẩm định kỳ15-18 2.3.4 Đĩa CD-ROM18-21 2.3 Nhận xét chung... 21-22 III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp . .22 2. Kiến nghị . .22 C KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO24 BÀI TIỂU LUẬN SO SÁNH CÁC BIỂU GHI MARC21 CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI BIỂU GHI MARC21 CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ HOA KỲ TRƯỜNG : ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Minh Tâm Lớp Đạ học Thư viện 9.2 A. LỜI GIỚI THIỆU. 1. Giới thiệu đề tài. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực thư viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý thư viện và thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải có khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư viện). Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài nghiên cứu của chúng em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo chuẩn MARC 21. Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính, công tác quản lý thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả. MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng. Sự lợi ích của MARC cho phép máy tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người sử dụng truy cập mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới. Đây là một lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà MARC đem lại khi biên mục tập trung. Áp dụng MARC cho tất cả thư viện thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho một công việc mà hàng ngàn thư viện trên toàn quốc vẫn cứ lập đi, lập lại khi biên mục một tài liệu, mà đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các thư viện lấy về cập nhật vào CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình. Tuy nhiên, việc thực hiện biên mục mô tả MARC21 vẫn còn nhiều điểm thiếu thống nhất giữa các thư viện trong nước với thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, điều đó thể hiện rõ ở biên mục mô tả MARC21 tại thư viện Bà Rịa Vũng Tàu. Để giúp người dùng tin và cán bộ thư viện nhìn rõ sự khác biệt cơ bản giữa việc xử lý biên mục MARC21 tại thư viện tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Từ đó, có cách xử lý biên mục mô tả MARC21 đúng theo chuẩn quốc tế, nhóm xin nghiên cứu đề tài “BIÊN MỤC MÔ TẢ THEO MARC 21 TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài : Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về biên mục mô tả MARC21. Sau khi so sánh việc xử lý biên mục mô tả MARC21 giữa hai thư viện rút ra sự không đồng nhất từ đó rút kinh nghiệm trong biên mục MARC21 theo chuẩn quốc tế. Từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp cụ thể cho việc ứng dụng chuẩn biên mục MARC21 quốc tế cho hệ thống thư viện Việt Nam nói chung và Thư viện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH. B.NỘI DUNG. I.KHÁI QUÁT VỀ BIÊN MỤC MÔ TẢ. 1.Khái niệm về mô tả biên mục MARC 21. Bản ghi MARC là viết tắt của Machine - Readable Cataloging record. Machine - Readable: là những định dạng được lưu trử, tổ chức sao cho máy vi tính có thể đọc được. Cataloging record: là những thông tin được lưu trong những phích sách truyền thống.Trong những phích sách này thường lưu những thông tin như: Mô tả về quyển sách, các mục từ chính, tiêu đề của cuốn sách, các thông tin khác như call Number. Năm 1996, thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ và thư viện Quốc gia CaNaĐa đã phối hợp và biên soạn, phổ biến MARC 21. Từ đó đến nay MARC21 đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin thư viện. MARC21 đến Viêt Nam khoảng năm 2000 khi các phần mềm tin học tư liệu mới ra đời như GLOC, Ilip, Libol...Đặc biệt kể từ khi TVQGVN quyết định chọn lựa phần mềm tin học tư liệu Ilip để tin học hóa Hệ thống Thư viện Công cộng nhà nước, Marc trở thành tiêu chuẩn biên mục chính thức tại Việt Nam. Cuối cùng ngày 7/5/2007 Bộ văn hóa thông tin đã ban hành văn bản 1598/BVHTT - TV, quyết định chính thức áp dụng chuẩn biên mục MARC 21, AACR2 và DDC trong các thư viện hệ thống công cộng, hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành. MARC21 là tiêu chuẩn định dạng cho phép máy tính trình bày, lưu trữ, truy xuất và trao đổi thông tin thư mục, kể cả những thông tin liên quan dưới dạng máy tính có thể đọc được.Được cán bộ biên mục sử dụng làm khổ mẫu làm việc: Nhập, xóa, cập nhật, trao đổi dữ liệu, in phích mục lục, biên soạn thư mục...theo "tài liệu hướng dẫn...MARC 21 VIỆT NAM/TTTTLKH &CNQG" (2002). 2.Vai trò của MARC 21: Việc sử dụng MARC21 sẽ đưa lại những lại ích cho thư viện sau: - Hỗ trợ cho việc phát triển mục lục liên hợp và là nền tảng cho việc chia sẽ nguồn tài nguyên thông tin. - Cho phép việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thư tịch, giảm công sức cũng như chi phí nhờ việc sao chép thư tịch đã được các thư viện khắp nơi trên thế giới và trong nước biên mục - Dễ dàng hòa nhập dữ liệu biên mục từ một hệ thống quản lý thư viện này sang hệ thống thư viện khác - Sử dụng các phần mềm tích hợp để tự động hóa thư viện - Đảm bảo dữ liệu vẫn tương thích khi chuyển từ phần mềm quản lý này sang phần mềm quản lý thư viện khác. 3.Nội dung của quy tắc biên mục MARC 21. 3.1.Cấu trúc MARC21. - Đầu biểu ghi (Leader) có độ dài cố định 24 ký tự.Những yếu tố dữ liệu của trường này cung cấp thông tin cho việc xử lí bản ghi.Những dữ liệu trong trường này là các con số hoặc giá trị ở dạng mã và xác định cụ thể do từng vị trí ký tự. - Danh mục ( Directory) Danh mục về các trường có xuất hiện trong biểu ghi.Kết thúc bằng dấu kết thúc trường.Trong mỗi trường có các trường con. - Các nhóm trường: ( Fields) gồm 2 nhóm là trường dữ liệuvà trường kiểm soát . * Trường dữ liệu: Dữ liệu trong bản ghi thư mục được tổ chức thành trường có độ dài biến động, mỗi trường xác định bằng một nhãn trường 3 ký tự. Nhãn trường này được lưu trong mục trường tương ứng của trường tai vùng danh mục.Mỗi trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường. Trường có độ dài biến động cuối cùng trong bản ghi được kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường ($, #,^...) và một ký tự kết thúc biểu ghi ( \,##,^...^\...) Trường dữ liệu gồm có 2 loại: - Trường kiểm soát có độ dài biến động: các trường kiểm soát được ký hiệu là nhóm trường OOX ( trong đó X có thể là các số từ 1 đến 9) Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong danh mục. Các trường kiểm soát không có chỉ thị và trường con. Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trúc khác với trường dữ liệu có độ dài biến động.Chúng có thể chứa hoặc một yếu tố dữ liệu đơn vị hoặc một loạt những yếu tố dữ liệu có độ dài cố định được quy định cụ thể cho từng vị trí ký tự tương ứng. - Trường dữ liệu có độ dài biến động: Bao gồm những trường còn lại được xác định trong khổ mẫu. Các trường này cũng được xác định bằng một nhãn trường dài 3 ký tự trong danh mục, và được sắp xếp thành khối trường có thể nhận biết theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Bảng 1: Khối nhãn trường Yếu tố dữ liệu 0XX Thông tin kiểm soát, định danh, chỉ số phân loại.... 1XX Tiêu đề chính 2XX Nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề ( Nhan đề, lần xuất bản, thông tin về in ấn) 3XX Mô tả vật lí 4XX Thông tin tùng thư 5XX Phụ chú 6XX Các trường về truy cập chủ đề 7XX Tiêu đề bổ sung, không phải chủ đề của tùng thư, trường liên kết 8XX Tiêu đề tùng thư bổ sung, sưu tập... 9XX Dành cho ứng dụng cục bộ Bảng 2: Kiểu nhóm Chức năng Ví dụ nhãn trường X00 Tên cá nhân 100,600, 700 X10 Tên tập thể 110, 610, 710 X11 Tên hội nghị 111, 611, 711 X30 Nhan đề thống nhất 130, 230 X40 Nhan đề tùng thư 140, 240, 440 X50 Thuật ngữ chủ đề 650 X51 Địa danh 651 Bên trong các trường dữ liệu có độ dài biến động, hai loại định danh nội dung là chỉ thị và trường con được sử dụng. 3.2.Chỉ thị. Chí thị bao gồm các mã và quy ước do MARC21 format nhận dạng. Chúng nhận dạng các yếu tố dữ liệu thông qua các chỉ thị ( indicator ) và cho phép máy tính xử lý dữ liệu này. Chỉ thị của một trường gồm 2 ký tự đầu tiên của mỗi trường dữ liệu và đứng trước một dấu phân cách trường con. Mỗi chỉ thị có một con số và mỗi trường có 2 chỉ thị. Có thể có chỉ thị không xác định, khi đó vị trí của chỉ thị này bị bỏ trống. Số lượng chỉ thị: trong một biểu ghi số lượng chỉ thị của một là luôn là 2 chỉ thị ## có mặt ở trường dữ liệu. 3.3.Nội dung biểu ghi. Được trình bày bằng cách sử dụng các quy tắc mô tả như ISBD, AACR... và các biên mục đề mục, biên mục phân loại... Tài liệu nêu trên cũng ghi rõ nguyên tắc phát triển các trường trong khổ mẫu như sau: Số lượng trường con khổ mẫu không cố định mà có thể bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển.Các nhãn trường và trường con quy định trong khổ mẫu là tập hợp cơ bản của biểu ghi thư mục, các cơ quan đơn vị có thể áp dụng tùy theo điều kiện của mình. Khi cần thiết có thể đưa thêm các trường và trường con khác theo nguyên tắc: + Nếu trường cần bổ sung đã có trong bản MARC đầy đủ của thư viện Quốc hội Hoa kỳ, thì sử dụng trường đó + Nếu trường cần bổ sung có tính đặc thù và cục bộ của riêng cơ quan đơn vị, không mang tính chất chung cho các nơi khác thì lựa chọn nhãn trường thuộc nhóm số X9X và 9XX. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của MARC, nên việc triển khai ở mỗi thư viện ở mỗi khác nhau; số cán bộ thư viện và sinh viên chuyên ngành thư viện thông thạo MARC chưa nhiều. Nhằm nâng cao kỷ năng thực hành với MARC 21. II. THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC BIÊN MỤC MÔ TẢ MARC 21. 1.Giới thiệu chung về Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. 1.1. Lịch sử hình thành: Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản hai thư viện Đại họcVạn Hạnh và Đại học Sư Phạm Sài Gòn. Thư viện gồm 2 cơ sở : - Cơ sở I :280 An Dương Vương Q.5 Tp. Hồ Chí Minh - Cơ sở II : 222 Lê Văn Sỹ Q.3 Tp Hồ Chí Minh Tổng diện tích Thư viện hiện nay khoảng 1.500 m2 , trong đó khoảng 700 m2 là phòng đọc với 400 chỗ ngồi, còn lại là các kho sách và phòng ban và phòng làm việc.Cùng với thời gian tồn tại và phát triển của Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, thư viện ngày càng phát triển về mọi mặt. 1.2. Nhân sự: Ban giám đốc: -Giám đốc: TS. Lê Quỳnh Chi -Phó Giám đốc: Ths. Lê Văn Hiếu Tổ thông tin thư mục (05 người) : Thực hiện các công tác tìm tin theo yêu cầu, quản trị mạng, làm bản tin..... Tổ kỹ thuật (07 người) : Thực hiện các công tác phân loại và biên mục, bổ sung,.... Tổ lưu hành I (06 người): Quản lý việc mượn trả sách kho sách sau năm 1975, kho sách ngoại văn, sách tra cứu, luận văn, luận án. Tổ lưu hành II (02 người): Quản lý việc mượn trả sách kho sách trước 1975, kho mượn về nhà, báo tạp chí. 1.3. Cơ sở vật chất: Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh được trang trị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc,phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp Hệ thống phòng làm việc của cán bộ thư viện được trang bị đầy đủ các thiết bị củng như môi trường làm việc yên tĩnh khá thuận tiện. Hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc thoáng mát phòng đọc với 400 chỗ ngồi hơn 700m2,phòng nghe nhìn, Thư viện có các máy tính được kết nối internet giúp bạn đọc dễ dàng thực hiện các thao tác tìm kiếm thông tin củng như tra cứu tài liệu. Hệ thống thiết bị kiểm soát: thư viện sử dụng cổng từ được trang bị hiện đại. Bên cạnh đó Thư viện còn có 1 hệ thống hội nghị truyền hình khá hiện đại. Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức kho đóng mà Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh còn iến hành tổ chức phục vụ bạn đọc bằng kho mở.Hệ thống kho mở giúp bạn đọc tiếp xúc trực tiếp với thông tin tư liệu làm tăng hiệu quả khai thác thông tin của thư viện. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN         Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng và lắp đặt mạng Lan , Internet. Hệ thống máy tính gồm 3 máy chủ Xeon 2.4HGz, trên 80 máy tính cá nhân được kết nối mạng Lan hoàn chỉnh.Máy chủ Lib I là máy chủ dữ liệu đã cài đặt phần mềm quản trị Thư viện Libol 5.0 gồm các phân hệ : phân hệ bổ sung , phân hệ biên mục, phân hệ mượn trả, phân hệ định kỳ. Bên cạnh đó còn có các trạm cùng các thiết bị ngoại vi: 2 máy scan chuyên dụng, 4 máy in, 2 photocoppy, 15 máy lạnh, 2 máy khử từ, thẻ từ, cổng từ,máy quét mã vạch vừa phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin vừa thực hiện các khâu tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.        Quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện những năm gần đây đã giúp thư viện xây dựng được một CSDL phong phú và đa dạng. Với hơn 214685 biểu ghi ( tính đến thasng/2016) tương đối phong phú, chính xác. Đây sẽ là tài sản quý giá trong quá trình phát triển của Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đóng góp vào tài nguyên thông tin của mạng thông tin toàn cầu, giúp cho bạn đọc trong , ngoài trường củng như các giảng viên và sinh viên trong trường trong quá trình nghiên cứu giảng dạy củng như học tập 1.4. Vốn tài liệu: Vốn tài liệu là một trong những động lực thu hút người dùng tin đến với thư viện . Thư viện TRƯỜNG đẠI HỌC Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh luôn hướng tới việc xây dựng vốn tài liệu một cách hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin củng như các giảng viên và sinh viên trong trường. Tổng số các biểu ghi có trong thư viện là hơn 59000 biểu ghi với các loại hình tài liệu khác nhau.Vốn tài liệu ngày càng đa dạng , ngoài các nguồn tài liệu dạng văn bản truyền thống thư viện đã bổ sung thêm các dạng tài liệu hiện đại khác (tính đến năm 2005): băng video, catsettes, CD-ROM, CSDL ( cơ sở dữ liệu ) điện tử. Tài liệu bổ sung vào thư viện chủ yếu là sách, trong đó sách khoa học xã hội và nhân văn chiếm khoảng 40% , sách về khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng chiếm 10%, văn học 15%, ngoại ngữ 10%, các chủ đề khác 15%. Tài liệu ngoại văn chiếm 1/15 trong tổng số tài liệu được bổ sung hằng năm của Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.Hiện nay hơn 90% số lượng tài liệu của thư viện đã được đưa lên mạng để người dùng tin tra cứu ( ở mức độ nội dung , phân loại, xếp giá, chủ đề tài liệu ).Năm 2003 thư viện đã tiến hành tổ chức phòng truy cập internet và bổ sung được 9 CSDL điện tử. Tính đến tháng 5/2016 vốn tài liệu của thư viện là 214685 biểu ghi với các loại hình tài liệu sau: Đối với loại hình tài liệu Ấn phẩm định kỳ: 1057 nhan đề, 6141 cuốn tài liệu. Đối với loại hình tài liệu CD-ROM: 2192 nhan đề, 4091 cuốn tài liệu. Đối với loại hình tài liệu Dữ liệu điện tử biên mục: 1041 nhan đề, 1 cuốn tài liệu. Đối với loại hình tài liệu Luận án, luận văn : 6398 nhan đề, 7159 cuốn tài liệu. Đối với loại hình tài liệu Nghiên cứu khoa học : 801 nhan đề, 999 cuốn tài liệu. Đối với loại hình tài liệu Sách : 75197 nhan đề, 196294 cuốn tài liệu. 1.5. Bạn đọc ????? Năm 2016, có 3870 bạn đọc đến đăng ký làm thẻ thư viện mới.Trong khi đó năm 2015 đã có 3300 bạn đọc tham gia làm thẻ thư viện.Năm 2014 là 3300 và năm 2013 là 3350bạn đọc.Tổng số lượng bạn đọc là sinh viên hệ chính quy từ năm 2013 đến 2016 là 13820 bạn đọc,chưa kể bạn đọc là các giảng viên,các sinh viên của các lớp tài chức,hệ đào tạo sau đại học, bạn đọc không phải là sinh viên trong trường ước tính khoảng trên 15000 bạn đọc. Số lần truy cập của bạn đọc tại trang web của thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh:(khảo sát trong 7 ngày,vào lúc 9h) Ngày 21/12/2016: là 4300 lượt truy cập. Ngày 22/12/2016: là 4721 luợt truy cập. Ngày 23/12/2016: là 4963 lượt truy cập. Ngày 24/12/2016: là 5030 lượt truy cập. Ngày 25/12/2016: là 6730 lượt truy cập. Ngày 26/12/2016: là 7010 lượt truy cập. Ngày 27/12/2016: là 7150 lượt truy cập. Như vậy số lần truy cập vào thời gian khảo trên có sự gia tăng, như vậy việc bạn đọc tham gia vào công tác tra cứu tìm kiếm thông tin ngày tăng.Đặc biệt là vào thời điểm tháng 12 các sinh viên đang trong qua trình ôn thi học kỳ nên số lượng lượt truy cập vào thư viện tăng đáng kể 2. Tình hình ứng dụng phần mềm (MARC 21) vào công tác biên mục mô tả tại thư viện 2.1. Phần mềm ứng dụng và công tác biên mục mô tả. Tháng 5 năm 2007 Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh tiến hành áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào hoạt động thư viện theo đúng yêu cầu của TVQG. Để triển khai vấn đề này, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh mô tả tài liệu theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD, các biểu ghi thư mục áp dụng chuẩn MARC21 (Machine Readable Catalog Edition 21st ) áp dụng mô tả chính theo tên tác giả, sử dụng khung phân loại thập phân DDC trong quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thư viện như:   phân loại, biên mục, tổ chức kho sách đối với tài liệu mới bổ sung; tổ chức xử lý hồi cố tài liệu, bao gồm chỉnh sửa biểu ghi trong cơ sở dữ liệu theo MARC21, phân loại tài liệu theo DDC, thay nhãn sách, xếp kho sách theo môn loại của khung phân loại DDC Tính đến tháng 5/2016: Ấn phẩm định kỳ :6141 biểu ghi,CD-ROM: 4091 biểu ghi,Dữ liệu điện tử biên mục: 1041biểu ghi,Luận án, luận văn : 7159 biểu ghi,tài liệu Nghiên cứu khoa học :999 biểu ghi, Đối với loại hình tài liệu Sách : 75197 nhan đề, 196294 cuốn tài liệu. Khi tiến hành sử dụng MARC21 với phần mềmLibol 5.0, thư viện vẫn tuân thủ đúng dây chuyền quy trình nghiệp vụ. Ở khâu xử lý hình thức, thư viện nhập tin trực tiếp vào máy không qua tờ khai kể cả sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài đầy đủ các trường dữ liệu từ 0XX đến 8XX theo các quy định của MARC21. Trong quá trình biên mục theo khổ mẫu MARC21 và Quy tắc biên mục ISBD tại Thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh cũng gặp không ít những khó khăn do tài liệu hướng dẫn về MARC21 theo ISBD còn hạn chế, không thật thích hợp với thư viện Việt Nam. Cán bộ biên mục thường phải truy cập mạng internet để copy biểu ghi của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, tham khảo CSDL thư mục của các thư viện khác trong và ngoài nước. Vì vậy để thống nhất cần có một tài liệu hướng dẫn phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi loại tài liệu là một cán bộ biên mục khác nhau, vì thế còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất. Về lâu về dài, thư viện Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh, cụ thể là Phòng Nghiệp vụ cần phân công một cán bộ kiểm tra toàn bộ các biểu ghi biên mục cho tài liệu mới bổ sung trước khi đưa đến tay người sử dụng hoặc đưa lên trang web. Nếu làm tốt điều này thư viện sẽ giúp cho bạn đọc hoặc những thư viện khác tin tưởng vào biểu ghi biên mục của thư viện là chính xác và họ có thể yên tâm sử dụng. Nhìn chung trong quá trình triển khai MARC21 và ISBD thư Viện Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh quyết tâm áp dụng các ch
Tài liệu liên quan