Tiểu luận Du lịch hồ Núi Cốc

Từ Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 3 về phía bắc khoảng 2 tiếng xe chạy, chừng 80km là bạn đã có mặt ở thành phố công nghiệp gang thép Thái Nguyên nhộn nhịp. Rẽ trái theo đường đi hồ Núi Cốc, qua những đồi chè xanh mướt nhấp nhô, những con suối hiền hoà chảy, bạn đã ở hồ Núi Cốc - một điểm du lịch có những huyền thoại về nàng Công, chàng Cốc. Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, chính là vùng chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn trùng trùng điệp điệp những đồi chè xanh ngăn ngắt trổ đều từng búp lá non mỡ màng. Thấp thoáng vài cô gái đang chọn hái các nõn chè bỏ vào chiếc gùi đeo trước ngực. Các cụ già kể lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến, ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Du lịch hồ Núi Cốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 3 về phía bắc khoảng 2 tiếng xe chạy, chừng 80km là bạn đã có mặt ở thành phố công nghiệp gang thép Thái Nguyên nhộn nhịp. Rẽ trái theo đường đi hồ Núi Cốc, qua những đồi chè xanh mướt nhấp nhô, những con suối hiền hoà chảy, bạn đã ở hồ Núi Cốc - một điểm du lịch có những huyền thoại về nàng Công, chàng Cốc.  Trung tâm thành phố Thái Nguyên Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, chính là vùng chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn trùng trùng điệp điệp những đồi chè xanh ngăn ngắt trổ đều từng búp lá non mỡ màng. Thấp thoáng vài cô gái đang chọn hái các nõn chè bỏ vào chiếc gùi đeo trước ngực. Các cụ già kể lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến, ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi.  Hồ Núi Cốc Nếu du khách có nhu cầu, chủ nhà sẵn sàng thu xếp một chỗ nghỉ ngơi để đêm ấy, bên bếp lửa bập bùng, vừa thưởng thức những đặc sản của núi rừng Việt Bắc, vừa nghe lại câu chuyện tình sông Công núi Cốc: "Một người đi nước mắt thành sông. Một người chờ tầm thân hoá núi…" do chính những người dân địa phương kể với một cảm xúc hào hứng vẹn nguyên... Và đêm ấy, cho dù rượu cần có nồng nàn đến mấy, cho dù gió hồ có rười rượi bao nhiêu... du khách vẫn bồn chồn thao thức chờ tới sáng để được lên tàu, được bồng bềnh với trời mây sóng nước. 89 ngọn núi xưa kia nay đã thành 89 hòn đảo nhỏ, còn nguyên vẹn thảm thực vật và quần thể động vật hoang dã sơ khai. Có lẽ vì thế mà nhiều đảo mang những cái tên rất gợi cảm: Đảo Cò, đảo Dê, đảo Khỉ… Trên đó, du khách có thể cắm trại một vài ngày để đắm mình trong bầu không khí tinh khiết, tĩnh lặng, hoặc có thể cuối ngày lại trở về khu Khách sạn Bến Đợi. Đó là một khu nhà nổi giống như một quần đảo nhỏ giữa lòng hồ. Trên đó, ngoài những căn phòng sang trọng với những tiện nghi hiện đại còn có hàng chục chiếc lều làm bằng tre giang, mái lợp lá cọ trông như những quán cóc xiêu xiêu... I) Giới thiệu chung Hồ Núi Cốc nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Nam, được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480 mét và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của những đàn cò… Lòng hồ sâu 23 mét, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600-800 tấn cá/năm.Hồ Núi Cốc có một công trình thủy lợi tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lương… và là một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi. II) Huyền thoại Hồ Núi Cốc  Bờ nam Hồ Núi Cốc Huyền thoại xưa, Núi Cốc, sông Công Dãy Tam Đảo chập chùng đến vùng núi Định Hóa (Thái Nguyên) dường như cao hơn, hiểm trở hơn. Những con suối nhỏ từ lưng chừng núi vắt nước từ núi rừng tạo đầu nguồn con sông Công tại Đèo De, Phú Đình. Chính nơi đây, thời kháng chiến chống Pháp Trung ương, Bác Hồ đã ở và làm việc. Ngọn nguồn sông Công cũng từng đã góp phần nuôi cách mạng, kháng chiến. Rồi cứ xuôi dòng mà chảy, đến vùng Nam Đại Từ và Tây TP Thái Nguyên, lưu vực sông rộng ra. Thái Nguyên đã ngăn đập chính đoạn này và tạo nên một hồ nước lớn với diện tích 25km2, dung tích tới 20 triệu m3 nước. Rồi sau đây Núi Cốc, con sông Công lại hiền hòa chảy xuôi, nhập vào dòng sông Cầu để hòa vào lục đầu giang rồi ra biển. Từ có hồ, những cánh rừng nguyên sinh, rừng trồng hưởng không khí mát lành của hồ nước mà tươi tốt, tạo nên một vùng sinh thái mới, sơn thủy hữu tình. Chuyện xưa kể rằng, vùng đất in bóng núi Tam Đảo này là nơi sáng tạo một câu chuyện tình bi thương. Cốc là một ngọn núi cao, sừng sững hiên ngang. Công là tên con dòng sông uốn lượn hiền hòa. Tên núi tên sông là tên một đôi trai gái. Chàng trai ở địa vị thấp hèn, cô gái con quan lang, phìa tạo. Hai thân phận trái ngược, éo le dưới thời phong kiến sẽ không thể nên duyên vợ chồng. Mối tình không thành ấy đã để một người đau nước mắt thành sông và người chờ hóa thành núi. Dù cho mùa lũ con sông Công quằn quại cố dâng nước lên phía trái núi, nhưng núi vẫn riêng, sông vẫn riêng. Hai bờ sông Công hoa mua tím nở rực rỡ biểu tượng của một mối tình thủy chung.  Hoàng hôn trên Hồ Núi Cốc Đó là chuyện của huyền thoại dân gian. Còn chuyện thật ở nhiều thời đại cũng đáng để chúng ta tìm hiểu. Bên cạnh núi Cốc, sông Công là núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, nơi đến tận ngày nay vẫn còn phảng phất mùi trận mạc, binh đao hơn 600 năm trước có những trận đánh quyết tử với quân giặc nhà Minh với tướng quân Lưu Nhân Chú, một thời luyện binh, tích trữ lương thảo, lấy núi Văn, núi Võ kề bên làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để rồi góp phần làm nên chiến thắng Chi Lăng lịch sử. Suốt cả thời kỳ chống thực dân Pháp, dưới lòng hồ Núi Cốc ngày nay cũng như núi rừng quanh vùng đều ghi dấu chân cách mạng. Bên phía Tây hồ Núi Cốc, cơ quan Văn hóa cứu quốc ở và làm việc trong nhiều năm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao đều có mặt ở đó. Nhật ký ở rừng nổi tiếng của Nam Cao được viết tại nơi này. Năm 1949, lớp báo chí cách mạng đầu tiên được mở ngay xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, với hơn 50 học viên, sau này đều là những nhà báo có tên tuổi, góp phần tích cực cho sự phát triển báo chí nước nhà. Còn nhiều và rất nhiều điều đáng kể tại nơi đây. Huyền thoại thời nay Những chàng trai, cô gái núi rừng Việt Bắc thực hiện quyết tâm của tỉnh Thái Nguyên đã mấy mùa đổ mồ hôi đắp con đập sừng sững chắn ngang dòng sông. Sông Công xưa cuồn cuộn chảy như nỗi lòng con người giờ dịu dàng hiền hòa, vui sướng dâng nước lên thành hồ nước xanh thẳm. 98 hòn đảo trên hồ như những dấu chấm hết của một thời đau thương và góp thêm vẻ đẹp sinh động, duyên dáng của lòng hồ. Núi Cốc xưa đơn côi lạnh lẽo mối sầu, giờ reo vui lung linh soi bóng mặt hồ. Thái Nguyên trong những năm tháng qua đã không ngừng đầu tư để biến đây trở thành khu du lịch sinh thái tiềm năng lớn góp phần làm giàu cho quê hương. Tiềm năng du lịch Núi Cốc bắt đầu từ ý tưởng con người. Ý tưởng ấy được thực tiễn thôi thúc và huyền thoại hun đúc cho quyết tâm. III) Hoạt động thăm quan, nghỉ ngơi Điểm du lịch cuối tuần thú vị Cách Hà Nội khoảng l00km, khu du lịch hồ Núi Cốc thực sự là một nơi khiến người ta có thể rũ bỏ mọi sự mệt mỏi. Muốn làm chủ một không gian rộng lớn, du khách sẽ được đi ca nô tới các hòn đảo như: đảo Cò dập dìu những đàn cò trắng, cò lửa, chiều về đậu rợp bóng cây; đảo Dê với hàng trăm chú dê nhởn nhơ trên những vách đá cheo leo kiếm ăn, rồi đảo Bồng Bồng, đảo Keo, núi Văn, núi Võ, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Khung cảnh các hòn đảo ở đây dường như còn giữ được vẻ hoang sơ vốn có của thiên nhiên. Do vậy, nó chiếm được rất nhiều cảm tình của du khách. Bên cạnh đó, du thuyền câu cá trên hồ cũng là một thú của du khách khi đến với hồ Núi Cốc. Lòng hồ có các loại cá chép, mè, trắm, có con cân nặng tới 50kg.  Đặc biệt, việc xây dựng một “Huyền Thoại Cung” lộng lẫy, kỳ công rộng 2.000m2 và sự tôn tạo lại các cảnh quan, đã mang lại cho khu du lịch hồ Núi Cốc những thay đổi lớn, bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Trước hết phải nói tới “Huyền Thoại Cung” được 50 nghệ nhân từ miền Hạ Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) chế tác. Có thể nói “Huyền Thoại Cung” là cả vùng non nước bao la sông Công, núi Cốc thu nhỏ và được bày trí một cách sống động từ ngọn núi, rừng cây, khe suối... Trên chiếc thuyền phao di dạo trên dòng sông “Lười” - tượng trưng cho nước mắt của nàng Công, trong chốc lát, du khách như được chứng kiến tận mắt huyền thoại chàng Cốc, nàng Công được tái hiện trong “Huyền Thoại Cung”. Chắc chắn, đây là một đìểm thu hút trẻ em hơn cả, vì ngoài phong cảnh, du khách “nhí” còn được nghe các nghệ sĩ kể câu chuyện tình huyền thoại đầy ly kỳ, hấp dẫn được dàn dựng công phu về âm thanh, ánh sáng, tiếng động, tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào... Cách “Huyền Thoại Cung” không xa là một vườn bách thú thu nhỏ với hàng chục loài vật khác nhau như: khỉ, trăn, cá sấu, đà điểu,... Được biết, trong năm nay người ta còn tái hiện lại sự tích “Ba cây thông” - ý tưởng cũng bắt nguồn từ một câu chuyện tình đầy thương cảm xảy ra ở vùng đất này. Và bây giờ, ba cây thông vẫn tươi xanh, tỏa bóng mát rượi, người dân vùng Phúc Tân, huyện Đại Từ trìu mến gọi là “Chợ tình ba cây thông”.  Một góc công viên nước Ngoài ra, khách sạn hồ Núi Cốc cũng có nhiều cụm vui chơi giải trí như: Công viên nước có 8 đường trượt, bể bơi Hoàng Hôn rộng 300m2 trong khuôn viên 3,4 ha. Khuôn viên được tạo bởi những con đường duyên dáng trải sỏi, các luống cỏ được chăm sóc kỹ lưỡng nên có màu xanh mượt mà. Hai bãi tắm Bình Minh và Thiên Nga dành cho những người ưa mạo hiểm. Một cây cầu nhỏ vươn ra hồ khiến du khách có cảm giác thật dễ chịu khi đứng ngắm hoàng hôn và những dãy núi xa xa… Vườn lan rừng có địa thế đẹp, hướng ra hồ là nơi du khách có thể vừa ngồi thưởng thức ấm trà Tân Cương chính hiệu vừa ngắm những đóa lan rừng mộc mạc, khác hẳn với các loài lan kiêu sa, sang trọng chốn đô hội. Bàn ghế ngồi cũng được cách điệu từ hình thù của những con thú rừng được đục đẽo bằng gỗ. Tại đây du khách cũng có thể phóng xa tầm mắt, hòa tâm hồn vào non nước mây trời khoáng đạt của hồ Núi Cốc.  Sân khấu nhạc nước Sân khấu nhạc nước vừa được khánh thành ở khu du lịch Hồ Núi Cốc để phục vụ du khách đến Thái Nguyên trong Năm du lịch Quốc gia 2007. Công trình có tổng vốn 15 tỷ đồng do Công ty CP khách sạn du lịch Hồ Núi Cốc đầu tư.  Toàn cảnh sân khấu nhạc nước Sân khấu nhạc nước tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc được đánh giá là một trong những sân khấu nhạc nước hiện đại nhất được đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Công trình có tổng diện tích 1ha, gồm hơn 100 loại hình biểu diễn với cột nước cao trên 40m. Cùng với đó, đơn vị chủ quản đã đưa vào sử dụng khu vui chơi giải trí công cộng có vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng, tạo ra một quần thể du lịch liên hoàn. Với 2 công trình mới, hồ Núi Cốc hứa hẹn ngày càng thu hút du khách, đặc biệt là trong Năm du lịch quốc gia Thái Nguyên Khu du lịch hồ Núi Cốc còn có thêm hai tour khá hấp dẫn: leo núi và đi chợ thuyền. Núi Võ, núi Văn, núi Quần Ngựa là ba ngọn núi cao nằm về phía đông bắc của dãy Tam Đảo có đặc điểm địa hình và khí hậu rất thích hợp với môn leo núi. Mất chừng một buổi sáng để chinh phục những ngọn núi trên, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát lạnh ngay cả giữa trưa hè và ngắm nhìn cảnh non nước hữu tình từ độ cao trên 800m. Du khách người nước ngoài đến đây, thường không bỏ qua tour du lịch này. Xuôi về hướng đông nam một chút là chợ Cây Thông họp vào những ngày lẻ ở xã Phúc Tân, huyện Phổ Yên.  Du khách đi chợ có thể lên thuyền loại 8-60 chỗ ngồi hoặc thuê thuyền độc mộc chỉ có hai chiếc ghế cho khách và một người lái đò (là dân bản địa kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch) suốt chặng đường khá thú vị. Tới chợ, khách được tham dự một phiên chợ đặc trưng của vùng cao Việt Bắc với cảnh bán mua rất vui mắt của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu... Ngoài các thứ thổ sản, thổ cẩm ở chợ, khách còn có thể tha thẩn dạo bộ vào các bản làng thăm thú và mua đặc sản chè móc câu chính hiệu từ các lò chế biến thủ công của địa phương. Từ đây, nếu du khách không muốn trở lại bằng thuyền để lần nữa được thưởng ngoạn một "Vịnh Hạ Long" thơ mộng giữa núi rừng Việt Bắc hùng vĩ, thì đã có sẵn đội quân xe "Minsce" sẵn sàng đưa khách ra quốc lộ cách đó không xa để về Hà Nội hay lên thành phố Thái Nguyên. IV) Kết luận Với vị trí vô cùng thuận lợi cũng như trên cơ sở những gì mà khu du lịch Hồ Núi Cốc đã làm được trong thời gian đã qua, nơi đây đã chứng tỏ được vị thế của mình trong ngành Du lịch Thái Nguyên nói riêng và sự phát triển của kinh tế tỉnh nhà nói chung. Tuy nhiên, để phát huy được những ưu điểm đó trong thời điểm hiện tại và tương lai, Hồ Núi Cốc cần phải tiếp tục tìm ra những hướng phát triển mới, thu hút đầu tư có hiệu quả, đổi mới cung cách quản lý. Nhận thức rõ được điều đó, bản thân Ban quản lý khu du lịch và các cấp lãnh đạo địa phương đã hết lòng giúp đỡ, tọa mọi điều kiện phát triển tốt nhất cho khu du lịch. Vì vậy, chúng ta có thể hi vọng vào 1 tương lai không xa về 1 khu du lịch lớn mạnh và hấp dẫn ngày càng nhiều khách tham quan.  Bến thuyền Thượng nguồn Hồ Núi Cốc  Hồ Núi Cốc MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I) Giới thiệu chung 2 II) Huyền thoại Hồ Núi Cốc 2  Huyền thoại xưa, Núi Cốc, sông Công 3  Huyền thoại thời nay 5 III) Hoạt động thăm quan, nghỉ ngơi 5 IV) Kết luận 10
Tài liệu liên quan