Tiểu luận Hệ thống hóa bài tập chương nitơ-Phôtpho

Hiện nay, toàn bộ chương trình giáo dục Việt Nam đã được cải cách.Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu mới của nền giáo dục học sinh phải thực sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, ngoài các kì kiểm tra trong nhà trường, học sinh cần chuẩn bị cho mình vốn bài tập và những phương pháp giải để hoàn thành tốt kì thi đại học.Do đó giáo viên bộ môn hóa học ở trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách tổng quát và dễ nhớ nhất. Đối với chương trình hóa học lớp 11 bài tập cho từng chương là rất nhiều, có những nội dung rất cơ bản nhưng cũng có không ít bài tập nâng cao thường có trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Trong đó, chương Nitơ – Photpho cũng là chương có rất nhiều kiến thức khó nhớ, quan trọng và rất nhiều dạng bài tập khác nhau. Do đó, các thành viên nhóm 6- lớp hóa 3A-khóa K34 làm bài tiểu luận này nhằm hệ thống hóa các dạng bài tập của chương Nitơ-Photpho nhằm giúp các giáo viên và học sinh trung học phổ thông có thêm một tài liệu để tham khảo. Bài tiểu luận chia làm ba phần lớn: A. Bài tập lý thuyết và thực nghiệm B. Bài tập tính toán Trong mỗi phần đều có đưa ra những phương pháp giải, những bài tập mẫu, các bài tập tham khảo và lỗi sai học sinh hay mắc phải khi gặp các dạng bài tập đó. Dưới sự hướng dẫn của Cô Thái Hoài Minh - giáo viên bộ môn bài tập hóa học- khoa Hóa-trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cả nhóm đã cố gắng tham khảo nhiều sách và tài liệu liên quan và đã hoàn thành xong bài tiểu luận. Bên cạnh đó nhóm cũng gặp một số vấn đề khó khăn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình biên soạn vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp từ Cô và các bạn. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ: Nhóm 6- lớp hóa 3A-trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 280A An Dương Vương, P4, Q5

pdf59 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 11950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ thống hóa bài tập chương nitơ-Phôtpho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC TIỂU LUẬN: HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHÔTPHO Giáo viên hướng dẫn: Cô Thái Hoài Minh Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hạnh Phạm Thị Huỳnh Lưu Thị Thùy Ngân Nhóm 6-lớp Hóa 3A LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, toàn bộ chương trình giáo dục Việt Nam đã được cải cách.Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu mới của nền giáo dục học sinh phải thực sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, ngoài các kì kiểm tra trong nhà trường, học sinh cần chuẩn bị cho mình vốn bài tập và những phương pháp giải để hoàn thành tốt kì thi đại học.Do đó giáo viên bộ môn hóa học ở trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách tổng quát và dễ nhớ nhất. Đối với chương trình hóa học lớp 11 bài tập cho từng chương là rất nhiều, có những nội dung rất cơ bản nhưng cũng có không ít bài tập nâng cao thường có trong các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Trong đó, chương Nitơ – Photpho cũng là chương có rất nhiều kiến thức khó nhớ, quan trọng và rất nhiều dạng bài tập khác nhau. Do đó, các thành viên nhóm 6- lớp hóa 3A- khóa K34 làm bài tiểu luận này nhằm hệ thống hóa các dạng bài tập của chương Nitơ- Photpho nhằm giúp các giáo viên và học sinh trung học phổ thông có thêm một tài liệu để tham khảo. Bài tiểu luận chia làm ba phần lớn: A. Bài tập lý thuyết và thực nghiệm B. Bài tập tính toán Trong mỗi phần đều có đưa ra những phương pháp giải, những bài tập mẫu, các bài tập tham khảo và lỗi sai học sinh hay mắc phải khi gặp các dạng bài tập đó. Dưới sự hướng dẫn của Cô Thái Hoài Minh - giáo viên bộ môn bài tập hóa học- khoa Hóa-trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cả nhóm đã cố gắng tham khảo nhiều sách và tài liệu liên quan và đã hoàn thành xong bài tiểu luận. Bên cạnh đó nhóm cũng gặp một số vấn đề khó khăn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình biên soạn vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp từ Cô và các bạn. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ: Nhóm 6- lớp hóa 3A-trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 280A An Dương Vương, P4, Q5. PHẦN A: BÀI TẬP LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM I. PHẦN LÍ THUYẾT Dạng 1: Chuỗi phản ứng, phương trình phản ứng hóa học 1. Phương pháp: - Học sinh cần nắm chắc kiến thức về nito, amoniac,muối amoni,photpho, hợp chất của nito, photpho… - Xác định rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, khử - Xác định được chính xác sản phẩm - Ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra - Để xác định các chất chưa biết trong sơ đồ chuyển hóa cần phải xuất phát từ nơi nào ta suy luận được chắc chắn chất ở vị trí đó là chất gì.Nếu khó suy luận, có thể giả sử là một chất cụ thể nào đó, rồi thực hiệc chuyển hóa xem có phù hợp không, phản ứng đúng không… - Mỗi mũi tên trong sơ đồ nhất thiết chỉ biểu diễn bằng một phương trình phản ứng 2. Một số lỗi sai học sinh hay mắc phải - Xác định sai số oxi hóa, sai chất oxi hóa và chất khử - Quên ghi điều kiện để phản ứng xảy ra - Tự viết ra sản phẩm không có thật trong thực tế - Khi cho kim loại phản ứng với các axit đặc và có tính oxi hóa mạnh: ghi sai sản phẩm của sự khử - Cân bằng sai do không biết cách cân bằng hay đưa hệ số cân bằng vào phương trình sai - Không nắm rõ tính chất của chất nên không viết đúng sản phẩm phản ứng 3. Bài tập ví dụ: Bài1:Thực hiện các chuỗi chuỗi ứng sau: a) N2 →NH3 NH4OH NH4Cl NH3 NH4NO3 →N2  N2O NO →NO2→HNO3→Cu(NO3)2→KNO3→KNO2 b) oxi →acid nitric →acid photphoric→canxi photphat→canxidihirophotphat Bài giải: a. 4000c 1.N2 +3H2 →2NH3 Fe 2.NH3+ H2O →NH4OH 3.NH4OH + HCl → NH4Cl + H2O T0C 4.NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O 5.NH3 + HNO3 → NH4NO3 3500C 6.NH4NO3 → N2 + ½ O2 + 2H2O 2000C 7.NH4NO3 → N2O + 2H2O 20000 C 8.N2 + O2 → 2NO 9.NO + ½ O2 → NO2 10.3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO 11. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + H2O 12. Cu(NO3)2 + 2KOH →Cu(OH)2 +2 KNO3 T0C 13.KNO3 → KNO2 + ½ O2 14.2NO2 + 2KOH → KNO3 + KNO2 + H2O b. 1. 4NO2 + O2 + 2H2O →4HNO3 2.5HNO3 +3P +2H2O → 3H3PO4 + 5NO 3.3Ca + 2 H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2 4.Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4) Bài 2: Xác định A,B,C,D,K và thực hiện chuỗi phản ứng acid+HSO4đ,t0 (A) NaOH ( B) +K F D màu nâu + K (C) Bài giải: Khí nâu đỏ là NO2(D) suy ra (C) là NO, (K) là O2, khí màu nâu sinh ra acid → acid là HNO3, vậy ( A) là muối NH4NO3, và (B) là NH3 Các phương trình hóa học 1. 2 NH4NO3 + H2SO4 đ,t0 → (NH4)2SO4 + NH3 +2H2O 2000 2. NH4NO3 → 2 N2 + O2+ 4H2O 3. NH4NO3 + NaOH ,t0 →NaNO3 + NH3 + H2O 8500 4. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O 20000 5. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O 6. N2 + O2 → 2NO 7. 2NO + H2O → 2NO2 8. 3NO2 + H2O → 2HNO3 +NO 10. Al +36 HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O Bài 3: Lập phương trình phản ứng cho các phản ứng sau: a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + ? + ? b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ? c) Al + HNO3 → N2O + ? + ? d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ? e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ? f*) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ? g) FeO + HNO3loãng → NO + ? + ? h) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O i)NH3 dư + AgNO3 → j) NH3 dư + dd FeSO4 → Bài giải: a) Ag + 2 HNO3 (đặc) → NO2 + AgNO3 + H2O b) 3 Ag + HNO3 (loãng) → NO + 3AgNO3 + H2O c) 8Al + 30 HNO3 → 3N2O + 8 Al(NO3)3 + 15 H2O d) 8Zn + 20 HNO3 → 2NH4NO3 + 8Zn(NO3)2 + 6 H2O e) 3FeO + 10 HNO3 → NO + 3Fe(NO3)3 + H2O f*) 3Fe3O4 + 28 HNO3 → NO + 9 Fe(NO3)3 + 14H2O g) 3FeO + 10HNO3loãng → NO + 3Fe(NO3)3 + 5 H2O h) FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2 H2SO4 + 5 NO + 2 H2O i)AgNO3 + 2NH3dư → [Ag(NH3)2]NO3 j) FeSO4 + 2NH3 +2H2O → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 Bài tập tương tự 1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi điều kiện nếu có) a) (NH4)2SO4 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 →NaNO2 b) NH4Cl → NH4NO3 → N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 →CuO c) NaNO3 → NO →NO2 → NH4NO3 → N2O NH3 →(NH4)3PO4 d)NH3 → NH4NO3→NaNO3 → NH3 → (NH4)2SO4 2. Thực hiện chuỗi chuỗi ứng sau a) H2SO4 → H2 → NH3 → NO → NO2 → HNO2 → NH4NO2 b) Al → H2 → NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 c) Fe → H2 → NH3 → NH4Cl → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → CuO d) Natri nitrat → oxi → oxit nitric → peroxit nitơ → axit nitric → đồng nitrat → sắt nitrat ↓ sắt (III) clorua ← sắt (III) hidroxit ← sắt (II) hidroxit i) Amoni clorua → axit clohidric → kali clorua → bạc clorua ↑ Nitơ → amoniac → diamoni sunfat → amoniac → nhôm hidroxit ↓ Amoni nitrat → axit nitric → chì nitrat → nitơ → nitơ (IV) oxit j) N2→ Ca3N2→ NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 →NaNO2 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây a) ? + OH- NH3 + ? b) (NH4)3PO4 NH3 + ? c) NH4Cl + NaNO2 ? + ? + ? d) ? N2O + H2O e) (NH4)2SO4 ? + Na2SO4 + H2O f) ? NH3 + CO2 + H2O 4. Lập pthh cho các phản ứng sau: a. Al + HNO3→ t0 t0 t0 t0 t0 t0 b. Fe3O4 + HNO3→ c. M + HNO3l → d. FexOy + HNO3đ → e. Ag + HNO3→ f. S + HNO3→ g. KI+ HNO3→ i. FeS2 + HNO3→ j. MxOy+HNO3→ k. NH3 + KClO →KNO3 + KCl + Cl2 + H2O l. NH4HCO3→ m. H3PO4 + NaOH → n. H3PO4 + NaOH→ o. H3PO4 + NaOH→ p.(NH2)2CO + H2O → q. Ca3(PO4)2 + H2SO4 → r. Ca3(PO4 )2 + H2SO4→ 5. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: P2O3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4 a.P H3PO4 → Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2 Fe(OH)2 → Fe(NO3)3 → Fe2O3 → Fe(NO3)3 b. (NH4)2CO3 → NH3 → Cu → NO → NO2 → HNO3 → Al(NO3)3 HCl → NH4Cl → NH3 → NH4HSO4 c. Photpho +Ca,t B +HCl C +O2,t P2O5 6. Người ta sản xuất supephotphat đơn và supephotphat kép từ pirit và apatit có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Dạng 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử 1. Phương pháp: - Xác định đúng số oxi hóa, chất oxi hóa và chất khử - Xác định đúng sản phẩm của phản ứng - Cân bằng theo nhiều cách khác nhau như: pp đại số, thăng bằng e, bảo toàn e, cân bằng ion- electron… - Cân bằng nguyên tố theo thứ tự như sau: kim loại, gốc axit, môi trường( acid, bazo) , nước ( cân bằng nước để cân bằng H2) - Kiểm tra số nguyên tử oxi ở 2 vế 2. Một số lỗi sai ở học sinh: - Xác định sai số oxi hóa - Sai sản phẩm khử - Quên cân bằng nước, oxi, hidro… - Quên sự ảnh hưởng của môi trường nên viết sai sản phẩm phản ứng - Sai hệ số cân bằng 3. Một số bài tập ví dụ: Bài1: Bổ túc và cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau a. Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O b. Fe3O4 + HNO3l→…. c. FexOy + HNO3đ→…. d.Fe(OH)2 +HNO3l→… e.Zn + HNO3l →NH4NO3+.. Bài giải: Tách thành 2 phương trình : aAl + 4aHNO3 → aAl(NO3)3 + aNO + 2aH2O 8bAl + 30bHNO3 → 8bAl(NO3)3 +3bN2O + 15bH2O Cộng 2 phương trình lại: (a+8b)Al + (4a+30b)HNO3 → (a+8b)Al(NO3)3 + a NO + 3b N2O+(2a+15b)H2O Tương tự ta sẽ cân bằng được như sau: b.3 Fe3O4 + 28HNO3l→9 Fe(NO3)3 + NO + 5H2O c. 3FexOy +(12x-2y) HNO3→3x Fe(NO3)3 + (3x-2y)NO+ (6x-y)H2O d.3Fe(OH)2 +10HNO3l→3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O e.8Zn +20 HNO3l →2NH4NO3+8Zn(NO3)2 + 6H2O Bài 2: Cân bằng phản ứng sau a. CuO + NH3 →N2 + Cu + H2O b. MnSO4 +NH3 +H2O2 → MnO2 + (NH4)2SO4 c. NH3 + Na → NaNH2 + H2 d. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + H2O Bài giải: +2 -3 o o a. 3CuO + 2NH3 →N2 + 3Cu +3 H2O +2 -1 +4 -2 b.MnSO4 +2NH3 +H2O2 → MnO2 + (NH4)2SO4 +1 o +1 o c.NH3 + Na → NaNH2 +1/2 H2 -3 +6 o +3 d.(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 +4 H2O Bài tập tương tự 1. Viết phản ứng nhiệt phân các muối sau và cân bằng phản ứng a.Ca(NO3)2, NH4NO3, Cu(NO3)2, Hg(NO3)2, Mg(NO3)2 b.KNO3, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, AgNO3 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng e a. Fe + HNO3đ  → ot NO2 + ... b. Fe3O4 + HNO3l  → NO + ... c. Fe2O3 + HNO3l  → ... d. Fe(OH)2 + HNO3l  → NO + ... e. Fe(OH)3 + HNO3l  → ... f. Zn + HNO3  → NH4NO3 + … g. HNO3 (l)+ FeCuS2 → h. HNO3 (l)+ FeS → i. Ag + HNO3 đặc → . . . j. FexOy + HNO3 → NO2 + …. 3. Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và viết phương trình ion rút gọn của chúng a) Mg + HNO3 → ….. + N2 + …… b) Al + HNO3 → ….. + NH4NO3 + ….. c) Fe + HNO3đặc nóng → d) FeO + HNO3loãng → ….. + NO + ….. e) Fe3O4 + HNO3loãng → ….. + NO + ….. f) Fe2O3 + HNO3 → g) Fe + HNO3đặc nguội → h) Na2CO3 + HNO3 → i) C + HNO3loãng → NO + ….. j) P + HNO3đặc → NO2 + ….. k) H2S + HNO3 → S + NO + ….. l) SO2 + HNO3 + ….. → H2SO4 + NO m) HI + HNO3 → I2 + NO2 + ….. n) FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4+ N2O + ….. o) Cu2S + HNO3 → ….. + CuSO4 + NO2 + ….. Dạng 3: Nhận biết và phân biệt các chất là hợp chất của nito và photpho 1.Nguyên tắc -Hiểu rõ bản chất lý hóa cơ bản của các hợp chất ví dụ:trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, nhiệt độ nóng chảy, độ sôi và các phản ứng hóa học đăc trưng dùng để nhận biết các chất này có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hòa tan , sủi bọt khí, thay đổi màu sắc,…cả những chất do chúng tạo ra trong quá tình nhận biết. -Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng hóa học đặc trưng đơ giản và có dấu hiệu rõ rệt.Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muoosn nhận biết n chất cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm. -Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các chất gọi là thuốc thử. 2.Phương pháp làm bài Bước 1: trích mẫu thử Bước 2: chọn thuốc thử (tùy theo yêu cầu đề bài, có thể dùng 1 hay nhiều thuốc thử hay không dùng thuốc thử) Bước 3: cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát rút ra kết luận đã nhận ra hóa chất nào Bước 4: viết ptpu minh họa Tùy theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng lại có thể gặp một trong các trường hợp sau: - Nhận biết với thuốc thử tự do - Nhận biết với thuốc thử hạn chế - Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài 3. Lỗi sai hay mắc phải: - Học sinh dùng sai thuốc thử do không nắm rõ tính chất các chất - Không chú ý đến trường hợp một thuốc thử làm nhiều chất có hiện tượng giống nhau - Dùng thuốc thử tác dụng lung tung, không theo thứ tự làm mất phương hướng nhận biết - Không nhớ các chất kết tủa, tính chất một số loại khí (mùi, màu…) 4.Bảng tính chất và thuốc thử sử dụng Chất Thuốc thử Hiện tượng Phương trình NH3 Quỳ tím ẩm Hóa xanh HCl đặc Tạo khói trắng NH3 + HCl →NH4Cl mùi Mùi khai NO Không khí Hóa nâu NO + ½ O2 → NO2 NO2 Màu Màu nâu Quỳ tím ẩm Hóa đỏ NO2 + H2O →HNO3 +NO Làm lạnh Màu nâu →không màu 2NO2 → N2O4 -110C N2 Que đóm đang Tắt cháy Sinh vật nhỏ Chết NH4 + NaOH đặc Khí NH3 khai NH4+ + OH- →NH3  + H2O PO4 3- Dd AgNO3 vàng tan trong acid HNO3 3Ag + PO43- →Ag3PO4 NO33- H2SO4đ, Cu NO2 nâu , dd màu xanh Cu2+ Cu+ 4NO3- → Cu(NO3)2 + 2NO2 +2H2O NO2- H2SO4l,t0 có không khí NO2 nâu 3NO2- +H2SO4 →NO3- + 2NO + SO4 2- +H2O NO→ NO2 Oxi không khí 4.Bài tập ví dụ: Bài 1: Nhận biết các dd trong 5 lọ sau:HNO3, Ca(OH)2, NaOH, HCl, NH3 Bài giải: -Dùng quỳ tím nhận biết 2 nhóm chất Nhóm 1: Ca(OH)2 , NaOH, NH3 làm xanh quỳ tím Nhóm 2: HCl, HNO3 làm quỳ tím hóa đỏ -Nhận biết từng chất trong nhóm 1: Dùng khí CO2 nhận biết được Ca(OH)2 do có kết tủa Đun nóng nhận biết NH3 có mùi khai Dd còn lại là NaOH -Nhận biết từng chất trong nhóm 2: Dùng dd AgNO3 nhận biết dd HCl có kết tủa trắng Dd còn lại là HNO3 Bài 2: Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các muốiNH4Cl, (NH4)2SO4,NaNO3,MgCl2,FeCl2,FeCl3,Al(NO3)3 Bài giải: Dùng dung dịch Ba(OH)2 nhận ra 7 muối theo các hiện tượng sau: 2NH4Cl + Ba(OH)2 t0→ BaCl2 +2NH3  + 2H2O (khai) (NH4)2SO4 +Ba(OH)2 →BaSO4 +2NH3 + 2H2O trắng khai NaNO3 + Ba(OH)2 → không có hiện tượng gì MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2  + BaCl2 trắng FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2  + BaCl2 Trắng xanh Kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí 4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3  (nâu) 2FeCl2 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3 BaCl2 (nâu) 2Al(NO3)3 + Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3Ba(NO3)2 Thêm Ba(OH)2 vào kết tủa tan 2Al(OH)3 +Ba(OH)2 dư → Ba(AlO2)2 + 4H2O Bài tập tương tự 1.Nêu các phản ứng phân biệt các dd sau: . NaNO3, Na2SO4, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, MgSO4, FeSO4,CuSO4 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết bốn dung dịch mỗi chất sau: NH3, HNO3, H3PO4, Ba(OH)2 mà chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử 3.Chỉ dung một hóa chất hoặc một kim loại để phân biệt các dung dịch a) NH4NO3, (NH4)2SO4, MgSO4, NaCl b) (NH4)2SO4, AlCl3, FeSO4, NH4NO3 c) NH4NO3, AlCl3, CuSO4, Fe(NO3)3, KCl d) Diamoni sunfat, natri sunfat, amoni clorua, kali nitrat e) Diamoni sunfat, amoni nitrat, sắt (II) sunfat, magie clorua 4. Nhận biết các dung dịch sau: a) (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. b) Na2CO3, NH4NO3, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. c) CuCl2, Ca(NO3)2, K2SO3, (NH4)2SO4, Al(NO3)3. d) Na2CO3, BaCl2, HCl, H2SO4 (chỉ dùng giấy quỳ) e) HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2 (chỉ dùng giấy quỳ) f) HCl, H2SO4, NaOH, KCl, BaCl2 (chỉ dùng giấy quỳ) g) (NH4)2SO4, NH4Cl, NaCl, K2SO4 (chỉ dùng một thuốc thử) h) HCl, Na2SO3, (NH4)2SO4, Ba(OH)2 (chỉ dùng một thuốc thử) i) NH4NO3, K2SO4, (NH4)2SO4, CuCl2, AlCl3 (chỉ dùng một thuốc thử) j) NH4Cl, Na2SO4, (NH4)2SO4, FeCl3, ZnCl2 (chỉ dùng một thuốc thử) k) Dung dịch HCl đặc, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch HNO3 (chỉ dùng một thuốc thử) II. PHẦN THỰC NGHIỆM  PHƯƠNG PHÁP GIẢI Đối với dạng bài tập thực nghiệm, học sinh cần nằm vững kiến thức lý thuyết cơ bản và có khả năng suy đoán, vận dụng linh hoạt các lý thuyết đó vào các trường hợp thực tế cụ thể. Ngoài ra, học sinh cũng phải nắm được các nguyên tắc thực hành thí nghiệm và thực tế trong công nghiệp hiện nay. Để trả lời hoàn chỉnh một câu hỏi, học sinh phải giải thích rõ ràng đi từ hiện tượng trong câu hỏi hay bản chất của vấn đề, viết phương trình phản ứng (nếu có) và kết luận chung. Tránh trả lời dài dòng không đi vào trọng tâm.  MỘT SỐ SAI LẦM HAY GẶP PHẢI KHI GIẢI CÁC BÀI TẬP NÀY - Ít để ý dạng bài tập này nên khi gặp phải thì không biết phải giải thích như thế nào - Bỏ sót hiện tượng, giải thích không đi vào bản chất vấn đề - Khả năng diễn đạt hạn chế - Không nhớ diễn biến quá trình chỉ nhớ hiện tượng cuối - Không nắm bản chất của chất tham gia phản ứng gây ra hiện tượng đó  MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP II.1 BÀI TẬP THỰC NGHIỆM MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ CÔNG NGHIỆP 1. Dạng 1 : Dạng bài tập thực nghiệm mô tả công việc trong phòng thí nghiệm A. BÀI TẬP TỰ LUẬN: Bài tập mẫu 1) Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng phương pháp nào? Trong công nghiệp có sử dụng phương pháp đó không? Vì sao? Bài giải: - Trong phòng thí nghiệm, khí N2 được điều chế bằng phương pháp đun nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit: NH4NO2 → N2↑ + 2H2O Nhưng do muối amoni nitric kém bền nên có thể thay thế bằng dung dịch bão hòa của amino clorua và natri nitrit: NH4Cl + NaNO2 → N2↑ + NaCl +2H2O - Trong công nghiệp không sử dụng phương pháp này do hiệu suất thấp, đi từ các chất cần điều chế nên tốn kém. 2) Thực hiện các thí nghiệm sau: Một dung dịch A có hòa tan các chất NaNO3, KNO3, Ba(NO3)2 • Thí nghiệm 1: bỏ một mảnh đồng vào dung dịch A, không thấy có hiện tượng gì xảy ra, nhưng khi cho thêm một ít dung dịch axit clohidric loãng thì thấy có bọt khí thoát ra và dung dịch chuyển thành màu xanh. • Thí nghiệm 2: bỏ một ít bột kẽm vào không thấy hiện tượng gì xảy ra nhưng khi thêm vào đó một ít dung dịch NaOH thì có khí mùi khai bay ra. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. Bài giải: To To Cu là kim loại đứng sau Na, K, Ba nên bỏ Cu vào dung dich muối trên không có hiện tượng xảy ra. - Thí nghiệm 1: Cho thêm một ít dung dịch axit clohidric thì ion NO3- thể hiện tính oxi hóa mạnh: 3Cu + 8H+ + 2 NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O Dung dịch muối của ion Cu2+ có màu xanh và có khí NO không màu hóa nâu trong không khí thoát ra. - Thí nghiệm 2: : Cho thêm một ít dung dịch NaOH thì ion NO3- cũng vẫn thể hiện tính oxi hóa nhưng yếu: 4Zn + 7OH- + NO3- → 4ZnO22- + NH3 ↑+ 2H2O Khí có mùi là khí ammoniac. 3) Trong phòng thí nghiệm có dung dịch amoniac 6,75% (D=0,97g/ml) và nước cất. Nêu cách pha chế để thu được 50ml dung dịch amoniac 0,2M? Bài giải: Để pha chế được dung dịch này ta cần xác định lượng dung dịch ammoniac 6,75% và lượng nước cất cho vào. Ta có: số mol ammoniac có trong 50ml dung dich ammoniac 0,2M là: 50. 0,2/1000= 0,01 mol Khối lượng ammoniac cần dùng là: m=n.M= 0,01.17=0,17gam Mà: C% = (mamoniac / mdd).100% => mdd = (mamoniac / C%).100%= (0,17/ 6,75%).100% = 2,52gam D = mdd/V => thể tích dung dịch ammoniac 6,75% cần lấy là: V = mdd/ D = 2,52/ 0,97 = 2,6 ml Vậy lượng nước cất cần pha thêm là 50 – 2,6 = 47,3 ml Bài tập tham khảo 1) Viết các phương trình phản ứng khi thực hiện các thí nghiệm sau: a) Khí NH3 bốc cháy trong khí Cl2 b) Photpho đỏ tác dụng với dung dịch HNO3 đun nóng tạo thành dung dịch axit photphoric và khí NO 2) Thêm từ từ dung dịch amoniac vào ống nghiệm chứa dung dịch magie bromua thu được kết tủa trắng. Sau đó thêm dần dần dung dịch amoni clorua đặc vào ống nghiệm trên thì kết tủa tan dần. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng. 3) Có hiện tượng gì xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau ? 1. Cho khí amoniac lấy dư tác dụng với đồng (II) oxit khi đun nóng. 2. Cho khí amoniac lấy dư tác dụng với khí clo. 3. Cho khí amoniac tác dụng với oxi không khí khi có platin làm chất xúc tác ở nhiệt độ 850 – 9000C. Viết các phương trình hóa học minh họa. 4) Trong phòng thí nghiệm khi sắp xếp lại hóa chất, một bạn vô ý làm mất nhãn một lọ hóa chất không màu. Bạn đó cho rằng có thể đó là dung dịch (NH4)2SO4. Hãy chọn một thuốc thử để kiểm tra lọ đó có phải chứa dung dịch (NH4)2SO4 không? 5) Tại sao dung dịch AgNO3 ở trong phòng thí nghiệm phải được đựng trong những bình sẫm màu? B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 1) Một học sinh làm thí nghiệm với axit nitric đặc do không cẩn thận nên đổ axit ra tay. Học sinh đó nên xử lí theo cách nào tốt nhất? A. Chạy ra vòi nước của phòng thí nghiệm để rửa nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch Natri bicacbonat B. Chạy ra vòi nước của phòng thí nghiệm để rửa nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch Natri hidroxit C. Tìm lọ Natri bicacbonat rửa rồi sau đó rửa lại bằng nước D. Tìm lọ Natri hidroxit rửa rồi sau đó rửa lại bằng nước 2) Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí ammoniac bằng phương pháp nào sau đây: A. Thu khí bằng phương pháp dời c
Tài liệu liên quan