Tiểu luận Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , lạm phát nổi lên là một vấn đềđáng quan tâm. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn tới lạm phát càng ngày càng phức tạp. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, mà trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sựđiều tiết của nhà nước thì việc nghiên cứu về lạm phát,tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn lạm phát, việc nghiên cứu các vấn đề chống lạm phát ở nước ta là vô cùng cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho mình. Bài tiểu luận của em được chia làm 3 phần: Phần I. Khái quát chung về lạm phát. Phần II. Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam. Phần III. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦNMỞĐẦU Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , lạm phát nổi lên là một vấn đềđáng quan tâm. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn tới lạm phát càng ngày càng phức tạp. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, mà trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sựđiều tiết của nhà nước thì việc nghiên cứu về lạm phát,tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn lạm phát, việc nghiên cứu các vấn đề chống lạm phát ở nước ta là vô cùng cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho mình. Bài tiểu luận của em được chia làm 3 phần: Phần I. Khái quát chung về lạm phát. Phần II. Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam. Phần III. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. PHẦNNỘIDUNG A. KHÁIQUÁTCHUNGVỀLẠMPHÁT 1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng lượng tiền tệ phát hành quá nhiều so với lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho giá trị thực tế của đồng tiền giảm xuống, thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó, thể hiện ở mức giá cả hàng hoá tăng lên. Vì vậy chỉ số giá cả tăng lên được sử dụng để biểu thị vàđánh giá mức độ lạm phát tiền tệ của một nước trong 1 thời kỳ nhất định. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ, chi phíđều tăng tuy với mức độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít nhưng nói chung là mọi thứđều tăng giá. Định nghĩa lạm phát còn rất nhiều vấn đềđể chúng ta có thể nghiên cứu một cách sâu sắc. Nhưng khi lạm phát xảy ra thì tác động của nó sẽảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội. 2. Phân loại lạm phát Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia làm ba loại lạm phát khác nhau. a. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức một con số hay dưới 10% một năm. Trong điều kiện lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn một chút do vậy đồng tiền bị mất giá không lớn, điều kiện kinh doanh tương đối ổn định. Tác hại của lạm phát ởđây là không đáng kể. b. Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số như 20%, 100% hoặc 200%... một năm. Khi loại lạm phát này kéo dài sẽ nảy sinh những diễn biến nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0 ( có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới -50% hoặc -100% ). Nhân dân nên tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng. c. Siêu lạm phát Tình trạng lạm phát mà giá cả tăng vọt rất nhanh với tỷ lệ 10 lần thậm chí 100 lần chỉ trong 1 tháng, là loại lạm phát với giá cả tăng lên với 5 con số. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế có vẻ còn sống sót được thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem nhưđang đi dần vào cõi chết. Siêu lạm phát gây hậu quả hết sức nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Loại lạm phát này rất ít khi xảy ra. Trên thế giới lần đầu tiên xảy ra tình trạng này ởĐức đầu những năm 1920 , từ tháng 1/1922 đến tháng 11/1923 chỉ số giá cả tăng lên 10 triệu lần &ở Trung Quốc vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Nguyên nhân của lạm phát Lạm phát có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát là bội chi ngân sách trên quy mô lớn, tốc độ cao. Bội chi ngân sách dẫn đến Nhà nước phát hành tiền giấy vào lưu thông quá mức cần thiết của nó. Một khi phát hành tiền giấy để chi tiêu cho ngân sách vượt quá yêu cầu của lưu thông tiền tệ sẽ nảy sinh cầu nhiều hơn cung, giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ lên cao. B. TÁCĐỘNGCỦALẠMPHÁTVÀTHỰCTRẠNGLẠMPHÁTỞ VIỆT NAM 1. Tác động của lạm phát Do có ba mức lạm phát khác nhau, nên tác động của mỗi loại đối với nền kinh tế cũng khác nhau. Loại lạm phát vừa phải không có tác động lớn đến nền kinh tế. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động lớn đến nền kinh tếở hai mặt sau: a. Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải Tác động này phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Lạm phát làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút, trước hết là người sống bằng tiền lương do tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng. Dẫn đến số người nghèo khổ tăng lên, và tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh. Còn những người có nhiều tài sản cốđịnh có giá trị cao và những người mắc nợ ngân hàng với lãi suất cốđịnh thì tự nhiên được hưởng lợi. Những người cho vay hoặc có tài sản bằng những đồ cầm cố hoặc trái phiếu dài hạn đều ở trong tình thế bất lợi. Những người đi vay hoặc đi cầm cố, trước đây nhận tiền có giá, bây giờ mang tiền mất giáđến trả nợ và lấy lại tài sản đã cầm cố. Nói tóm lại, trong thời kỳ này, người gửi tiền tiết kiệm là bị thiệt hại nhiều nhất. b. Tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng liên tục , tổng cung tiền tệ tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ, lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, sức mua đồng tiền giảm sút, các dòng vận động tiền tệ sẽ rối loạn. Uy tín đồng tiền giảm và người ta không muốn giữ tiền, đua nhau mua bất động sản,mua ngoại tệ, mua vàng… làm cho các thị trường này càng biến động. Bên cạnh đó thì giá cả mọi thứ hàng hoá lại lên cao, tăng nhanh nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và cho sản xuất rồi mới đến các mặt hàng khác. Lạm phát làm cho xuất khẩu sẽ giảm sút, nhập khẩu sẽ tăng lên. Giá hàng nhập ngày một cao. Cán cân ngoại thương sẽ rơi vào nhập siêu. Lạm phát cao kéo dài làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc sản xuất cầm chừng. Kinh doanh không tính toán được lỗ lãi, không ai dám bỏ vốn vào đầu tư vì chưa biết tương lai như thế nào, sợ mất vốn. Làm cho một bộ phận công nhân viên chức mất việc làm, số lượng thất nghiệp tăng lên.Những người bị lạm phát làm thiệt hại nhiều nhất là những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp xã hội. Lạm phát khiến cho nền kinh tế khó tăng trưởng, không ổn định. Dẫn tới những vấn đề kinh tế-xã hội sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó giải quyết hơn. 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam a. Lạm phát trong những năm 1981-1988 Lạm phát ở Việt Nam trong những năm 1976-1980 được coi là lạm phát ngầm. Bước vào những năm 80, lạm phát đã bột phát “công khai” và trở thành lạm phát phi mã với mức tăng gia 3 con số. Từ năm 1981-1988 chỉ số tăng giáđều trên 100% một năm, đầu những năm 80 mức tăng này là trên 200% đến năm 1983, 1984 đã giảm xuống, nhưng từ năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất 557%, sau đó giảm: như vậy là mức độ lạm phát cao và không ổn định. Trong thời kỳ này, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh vì dân chúng không ai muốn giữ tiền lâu trong tay vì tốc độ mất giá của nó quá nhanh. Bên cạnh đó thì tiền lương thực tế của dân cư bị giảm mạnh, ở Việt nam trước những năm 1988, hầu hết các giá cảđều do nhà nước qui định. Trong những năm 80, nhà nước đã nhiều lần tăng giá nhưng tiền lương thực tế vẫn giảm mạnh vì nhà nước đã không khống chếđược thị trường tự do. Giá nhà nước tăng 1 lần thì giá thị trường tự do tăng 1,5 lần. Nhà nước lại không cung cấp đủ hàng theo giá nhà nước nên mọi người phải mua hàng ngoài thị trường tự do với giá cao hơn. Những biểu hiện trên đây của lạm phát Việt Nam tuy mới trong giai đoạn phi mã nhưng những biểu hiện của nó cũng gần nhưđầy đủ các nét chung của giai đoạn siêu lạm phát. b. Lạm phát trong những năm 1990-1995 Sau một thập kỷ lạm phát cao (2 con số) liên tục, trong đó có 3 năm (1986-1988) lạm phát 3 con số với hệ quả tiêu cực nền kinh tế lâm vào khủng hoảng kéo dài, nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạm phát do cóđược những kết quả tốt của quá trình đổi mới cơ chế chính sách theo đường lối đại hội VI vàđại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mức lạm phát bình quân tháng từ 14,2% năm 1988 giảm xuống còn 2,5% năm 1989. Việc điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước đã có sựđồng bộ trên nhiều mặt nên lạm phát đãđược kìm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật trong năm 1992. Giá cả thị trường có xu hướng đi vào ổn định. Chỉ số giá bán lẻ hàng hóa dịch vụ trong những tháng đầu năm 1992 tăng 5-6%/tháng. Từ tháng 3-1992 tốc độ tăng giá liên tục giảm, mức tăng giá bình quân hàng tháng từ 3,5% trong quí I, xuống 0,75% trong quí II, và xuống 0,2% trong quí III. Mức tăng giá hàng tháng trong quí IV 1,05% tuy cao hơn quí II, quí III nhưng thấp hơn nhiều so với quí IV của các năm trước. Lạm phát đãđược kiềm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật của năm 1992,1993. Nhưng đến năm 1994 và 1995 thì lạm phát lại gia tăng. So với 2 năm trước đây, tốc độ lạm phát 7 tháng đầu năm 1995 ở mức cao nhất( 7 tháng đầu năm 1993 là 3,9% và 7 tháng đầu năm 1994 là 7,2%), lạm phát của năm 1995 là 13,4%. Giai đoạn này là giai đoạn có nhiều thành tựu nổi bật trong công việc cải cách nền kinh tế Việt Nam. c. Lạm phát trong những năm gần đây Trong những năm gần đây Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc giảm dần chỉ số lạm phát . Nếu năm 1995 chỉ số lạm phát là 13,4% thìđến năm 1996 chỉ số lạm phát là 4,5%, năm 1997 chỉ số lạm phát là 3,6%, năm 2000 chỉ số lạm phát là 3,58%, năm 2002 chỉ số lạm phát là 4%. Đến đầu năm 2005, ngân sách nhà nước ta đã tăng tương đối ổn định. Tổng thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2005 tăng 5,0% vàđạt 14,9% dự toán cả năm; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 16,9% vàđạt 13,3%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 15,5% vàđạt 18,5%, khu vực FDI tăng 24,5% vàđạt 19%, thu từ xuất khẩu giảm 4,8% đạt 16%. Tổng chi ngân sách 2 tháng đầu năm tăng 8,1% vàđạt 12,3% dự toán cả năm: trong đó chi đầu tư tăng 17% vàđạt 11%, chi thường xuyên tăng 9,1% vàđạt 14,6%, chi sự nghiệp kinh tế tăng 11,7% vàđạt 15,6%, chi giáo dục tăng 7,5% vàđạt 14,1%, chi y tế tăng 9,2% vàđạt 14,1% dự toán năm. Bội chi cả 2 tháng đầu năm bằng 2,6% tổng dự toán bội chi cả năm 2005 do Quốc hội cho phép. Qua đây ta thấy rằng Nhà nước ta đã rất cố gắng trong công việc kiềm chế lạm phát và cải cách nền kinh tế, đưa nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển hơn. C. CÁCGIẢIPHÁPĐỂKIỀMCHẾLẠMPHÁTỞ VIỆT NAM Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tếđạt mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước, vấn đề chống lạm phát cần được bảo đảm và luôn duy trìở mức hợp lý. Trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh kiềm chế vàđẩy lùi lạm phát tuy đã thu được kết quả nhất định, nhưng kết quả chưa thật vững chắc và nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Do đó kiềm chế và kiểm soát lạm phát vẫn là một nhiệm vụ quan trọng. 1. Tăng cường sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ * Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tổ chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,góp phần kiểm soát lạm phát nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. * Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến:Thu hồi nợđến hạn và quá hạn,khống chế hạn mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng. * Ngân hàng Nhà nước cần sơ kết kinh nghiệm điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có những sửa đổi bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế. * Bên cạnh các công cụđiều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần áp dụng thành các chuyển gián tiếp đểđiều hành lãi suất thị trường, điều hoà lưu thông tiền tệ,mở rộng việc thanh toán.Ngân hàng nhà nước theo dõi kiểm tra tại các ngân hàng thương mại việc giảm lãi suất cho vay so với hiện nay để có phương án giảm tiếp lãi suất cho vay kích thích đầu tư. 2. Giữ vững và hoàn thiện chính sách về ngân sách nhà nước * Phấn đấu tăng thu,thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải coi việc chỉđạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của mình. * Đi đôi với việc nghiên cứu chính sách thuế. Bộ tài chính, Tổng cục hải quan và uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các nghành các cấp quản lý chặt chẽđối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số và chây ỳ trong việc nộp thuế. Tổ chức thanh tra và kiểm tra việc thu thuế, cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế. * Các Bộ ngành địa phương vàđơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu, tổ chức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm đối với khoản chi sai chếđộ làm thất thoát tài sản và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức. 3. Biện pháp giá cả Sự thay đổi của mặt bằng giá cả thể hiện qua chỉ số của giá là thước đo quan trọng về mức độ lạm phát. Để ngăn chặn ngay từđầu những dấu hiệu dẫn đến phát sinh biếnđổi giá. Ban vật giá Chính Phủ nên theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, tiền tệ trên thị trường, từđóđề xuất với Thủ tướng Chính Phủ những biện pháp bình ổn giá cả, giúp các Bộ ngành quản lý sản xuất, kinh doanh, hình thành các mức giá cụ thể theo định hướng của Nhà nước. PHẦNKẾTLUẬN Như vậy, qua những nội dung ở trên chúng ta có thể thấy rõđược thực trạng lạm phát ở Việt nam trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được Việt nam đãđiều hành quá trình chống lạm phát một cách sáng tạo, sử dụng các giải pháp phù hợp với thực tế nên đã tạo được những kết quả tốt trong việc kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, lạm phát là hiện tượng thường trực của lưu thông tiền giấy trong nền kinh tếđang chuyển đổi của chúng ta, nguy cơ lạm phát cao cũng thường xuyên phải đề phòng.Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kìm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tếổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta trong thời gian tới. TÀI LIỆUTHAMKHẢO Tạp chí Tài chính Tạp chí Chứng khoán Việt Nam Tạp chí Kinh tế và dự báo Tạp chí Thông tin khoa học Tài chính Sách Lý thuyết lạm phát, giảm lạm phát và thực tiễn ở Việt Nam MỤCLỤC PHẦNMỞĐẦU PHẦNNỘIDUNG Khái quát chung về lạm phát Khái niệm lạm phát Phân loại lạm phát Lạm phát vừa phải Lạm phát phi mã Siêu lạm phát Nguyên nhân lạm phát Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam Tác động của lạm phát. Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải Tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm Thực trạng lạm phát ở Việt Nam Lạm phát trong những năm1981-1988 Lạm phát trong những năm 1990-1995 Lạm phát trong những năm gần đây Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Tăng cường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ Giữ vững và hoàn thiện chính sách nhà nước Biện pháp giá cả PHẦNKẾTLUẬN
Tài liệu liên quan