Tiểu luận Lịch sử thuế ở Việt Nam

Trải qua nhiều thiên niên kỷ tồn tại và phát triển, người dân Việt ngày càng đông, sống trải rộng suốt từ biên giới Việt - Trung đến Quảng Bình ngày nay. Đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên (TCN) họ đã phát minh ra kỹ thuật luyện kim và phát triển dần lên, tạo cơ sở cho một nền văn hoá đồng thau rực rỡ: Văn hoá Đông sơn. Đây cũng là thời kỳ mà người Việt biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lúa nước, dùng sức kéo trâu bò. Từ sự phân công lao động xã hội, phân hoá giai cấp và với nhiều yêu cầu khác nhau, 15 khu vực lớn - lúc bấy giờ được gọi là "bộ lạc" - đã tập hợp nhau lại trong một quốc gia thống nhất: nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời. Dưới thời Vua Hùng Vương, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua, bao gồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã. Theo Các Mác, "nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về tư liệu sản xuất thì nơi đó, người lao động tự do hay không tự do, đều phải buộc thêm vào thời gian lao động tất yếu để nuôi sống mình, một số thời gian trội ra để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất". (Các Mác - tư bản. Quyển I. Tập I - NXB Sự Thật - Hà nội - 1963. trang 321). Đối với Việt Nam, quy luật đó cũng không thể là ngoại lệ.

docx29 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lịch sử thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Sơ lược về lịch sử thuế ở Việt Nam Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945 Những hình thức đóng góp thời kỳ đầu dựng nước và thời Bắc thuộc (Từ cuối thời kỳ Hùng Vương đến giữa thế kỷ thứ X) 1- Thời kỳ đầu dựng nước: Trải qua nhiều thiên niên kỷ tồn tại và phát triển, người dân Việt ngày càng đông, sống trải rộng suốt từ biên giới Việt - Trung đến Quảng Bình ngày nay. Đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên (TCN) họ đã phát minh ra kỹ thuật luyện kim và phát triển dần lên, tạo cơ sở cho một nền văn hoá đồng thau rực rỡ: Văn hoá Đông sơn. Đây cũng là thời kỳ mà người Việt biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng lúa nước, dùng sức kéo trâu bò... Từ sự phân công lao động xã hội, phân hoá giai cấp và với nhiều yêu cầu khác nhau, 15 khu vực lớn - lúc bấy giờ được gọi là "bộ lạc" - đã tập hợp nhau lại trong một quốc gia thống nhất: nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời. Dưới thời Vua Hùng Vương, ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua, bao gồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã. Theo Các Mác, "nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về tư liệu sản xuất thì nơi đó, người lao động tự do hay không tự do, đều phải buộc thêm vào thời gian lao động tất yếu để nuôi sống mình, một số thời gian trội ra để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất". (Các Mác - tư bản. Quyển I. Tập I - NXB Sự Thật - Hà nội - 1963. trang 321). Đối với Việt Nam, quy luật đó cũng không thể là ngoại lệ. Cùng với sự xuất hiện quyền chiếm hữu ruộng đất của một số tù trưởng ở nước ta thời đó, quan hệ bóc lột đã bắt đầu phát sinh. Những thành viên trong các công xã phải nộp cho tù trưởng của họ một phần sản phẩm làm ra hoặc một số ngày lao dịch không công. Hơn nữa, Nhà nước của vua Hùng muốn tồn tại và phát triển , tất nhiên phải thu một số vật phẩm của dân, bao gồm lương thực, thú vật săn bắt, sản phẩm thủ công..., những mầm mống đầu tiên của hình thức thuế. Trong thời kỳ ấy, khoản thu của Nhà nước Văn Lang ở Trung ương là một bộ phận tài sản, vật phẩm của các địa phương, do các Lạc tướng trích nộp lên trên. Cuối thế kỷ thứ II TCN, nước Âu Lạc ra đời thay thế nước Văn Lang. Vua An Dương Vương được thừa hưởng những tài sản mà Nhà nước của vua Hùng để lại và tìm cách gia tăng thêm. Chế độ cống nạp, đóng góp được thực hiện đều đặn, ngày càng phong phú, cho phép nhà vua xây dựng quân đội hùng mạnh, có nhiều thuyền chiến, giáo mác, cung tên, xây dựng lâu đài ở trung tâm thành Cổ Loa. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu dựng nước, các hình thức đóng góp của dân chỉ dừng lại ở trạng thái "mầm mống thuế", cống phẩm là những hiện vật trong đó lương thực, thực phẩm, thú vật săn bắt là chủ yếu. 2- Thời Bắc thuộc: Cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 180 - 179 TCN, qua câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ đã đưa Âu Lạc vào ách đô hộ của đế chế phương Bắc: thời Bắc thuộc, qua các triều đại nhà Triệu, nhà Tây Hán, Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tuỳ, nhà Đường. 2.1 Thời nhà Triệu, Tây Hán thống trị (từ thế kỷ thứ II TCN đến đầu thế kỷ thứ I SCN): Lúc đầu, thế lực thống trị phong kiến phương Bắc chưa trực tiếp nắm ngay được toàn bộ nước ta. Chúng bắt buộc phải để cho các Lạc tướng được quyền trị dân và bóc lột như cũ, với điều kiện là các Lạc tướng đó phải thường xuyên vơ vét những sản phẩm quý của dân (như vàng, bạc, ngọc trai, sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi...) để cống nạp lên cho chúng. Nói cách khác, vua chúa phương Bắc đã dựa trên sự khống chế bằng bạo lực, uy quyền để vơ vét cống phẩm, vừa có tính chất cướp bóc, vừa có tính chất sơ khai địa tô, với mức áp đặt tuỳ thích, không theo phép tắc, luật lệ cố định. 2.2 Thời nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tuỳ thống trị (từ dầu thế kỷ thứ I đến dầu thế kỷ thứ VII): Nhà Đông Hán đã bỏ chế độ Lạc tướng "cha truyền con nối", thay thế bằng chế độ "huyện lệnh" (đặt những viên cai trị ở các huyện) tuyển dụng từ giai cấp quý tộc ở địa phương, nhưng ở một số vùng quan trọng, thì có các quan lại người Trung quốc trực tiếp cai trị. Đặc điểm của sự thống trị "lưỡng hợp" đó đã quyết định sự tồn tại song song của hai phương thức bóc lột trong thời kỳ này là cống nạp và tô thuế. Nhìn chung cả nước, phương thức bằng cống nạp lúc này vẫn là phổ biến. Về cống nạp, dân ta phải nộp hạt châu, hương dược, ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi, san hô, chim vẹt, chim chả, chim công, cùng các vật lạ... Về tô thuế, chính quyền phương Bắc đã thi hành chính sách bóc lột bằng địa tô. Xét về bản chất kinh tế, cần phân biệt hai khái niệm giữa "tô" và "thuế". Tô là sản phẩm thặng dư mà nông dân phải nộp cho chủ đất khi sử dụng ruộng đất của họ. Thuế là những khoản đóng góp của mỗi người dân đối với Nhà nước để giai cấp thống trị duy trì quyền lực công cộng. Trong thời kỳ ấy, kẻ thống trị tự coi mình là chủ đất, vừa là người đứng đầu Nhà nước phong kiến. Người nông dân vừa là người cày ruộng của vua, vừa là thần dân của vua. Bởi vậy, họ phải nộp cho vua cả tô lẫn thuế. Đúng như Các Mác đã viết:"nếu đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất tư nhân, mà là của Nhà nước, như ở Châu á, với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất, đồng thời là vua chúa thì địa tô kết hợp làm một với thuế. Nói đúng hơn, trong trường hợp đó, không có thuế khoá nào khác phân biệt với hình thái địa tô" (Các Mác. Tư bản. Quyển III, tập III trang 243-244). 2.3 Thời nhà Đường thống trị (Thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X) Dưới thời thống trị của nhà Đường, chính quyền đã với tay tới cơ sở làng, xã. Nhà Đường đã đặt ra "tiểu xã", "đại xã", "tiểu hương", "đại hương" với quy mô: tiểu xã gồm từ 10 đến 30 hộ; đại xã từ 40 đến 60 hộ; tiểu hương từ 70 đến 150 hộ; đại hương từ 160 hộ trở lên. Đặc điểm đó đã quyết định phương thức bóc lột trong thời kỳ này, chủ yếu là tô, thuế. Nhà Đường đã thi hành chế độ Tô, Dung, Điệu ở nước ta: Đối với tô, nhân đinh cày ruộng phải nộp cho Nhà nước 2 thạch lúa; với dung, nhân đinh phải đi lao động công ích 1 năm từ 20 đến 50 ngày; với điệu, thợ thủ công phải nộp sản phẩm do mình làm ra (Lịch sử Việt nam - tập I - trang 121). Theo nguyên tắc chung, tuỳ kết quả sản xuất được nhiều hay ít để quy định mức thu sản phẩm, không thành quy tắc cố định, rõ ràng. Dân cư miền núi cũng phải nộp tô thuế bằng nửa suất của dân cư miền xuôi. Ngoài ra, ở các vùng trung tâm, các hộ được chia thành "thượng hộ" (phải nộp 1 thạch, 2 đấu thóc/hộ), "thứ hộ" (8 đấu thóc/hộ) và "hạ hộ" (6 đấu thóc/hộ). (Nghiên cứu lịch sử số 16-trang 33). Nhân đinh có vị trí quan trọng cho việc thu tô, thuế, lao dịch, bắt lính. Vì vậy, để thực hiện triệt để chủ trương bóc lột, chính quyền đô hộ rất chú ý đến việc kiểm kê, kiểm soát, nắm chắc hộ khẩu của dân. 2.4 Khái quát chính sách thuế dưới thời Bắc thuộc Nhìn chung, trong thời Bắc thuộc, vấn đề tô thuế nổi lên một số điểm cơ bản sau đây: - Từ thời Tây Hán (Thế kỷ thứ II TCN) đến hết thời nhà Tuỳ (đầu thế kỷ thứ VII) thống trị nước ta, nhà nước phong kiến phương Bắc không trực tiếp quản lý và kinh doanh ruộng đất, không cần sử dụng nhiều lao động sống (trừ một số nhu cầu đắp đê, xây dựng...). Phương thức bóc lột cống nạp là chủ yếu. Lúc này, kinh tế tự nhiên ở nước ta gần như hoàn toàn bao trùm, kinh tế hàng hoá còn rất yếu. Có hai hình thức tô, thuế cùng tồn tại bằng hiện vật và bằng lao dịch nhưng tô hiện vật chiếm vai trò chủ yếu. - Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ I) phương thức bóc lột tô thuế đã xuất hiện nhưng đến thời nhà Đường (từ thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷ thứ X) mới chiếm vị trí chủ yếu. Quá trình chuyển biến từ phương thức cống nạp sang phương thức bóc lột bằng tô thuế cũng là quá trình hình thành chế độ phong kiến, địa chủ ở nước ta. Dưới thời kỳ bị phong kiến phương Bắc thống trị, một lớp địa chủ người Việt dần dần xuất hiện. Đó là những tù trưởng các bộ lạc cũ đã đầu hàng phong kiến phương Bắc, được phong hầu tước, cấp đất hoặc là những quý tộc, hào trưởng địa phương, lợi dụng uy quyền của mình, dần dần xâm chiếm ruộng đất công. Tầng lớp địa chủ mới đã tiếp tục bóc lột nông dân bằng hình thức địa tô hoặc lao dịch một số ngày lao động không công... - Tổ chức phụ trách thu các loại cống nạp, tô, thuế dưới thời Bắc thuộc được gọi chung là "công tào", chủ yếu là: Diêm quan, phụ trách thu thuế muối; Thiết quan thu thuế khoáng sản, đặc biệt là sắt; Thuỷ quan, thu thuế thuỷ sản; các huyện lệnh, trưởng hương, trưởng xã chịu trách nhiệm thu các loại sản phẩm, tô thuế trong địa bàn được phụ trách. Sản phẩm cống nạp phải tập trung chuyển về kho chính tại Trung quốc. - Chế độ cống nạp, tô thuế rất nặng nề, một phần để nuôi dưỡng bộ máy quan lại và đội quân chiếm đóng. Nhưng trên thực tế, bọn quan lại đô hộ sống chủ yếu bằng vơ vét, cướp bóc tài sản của nhân dân ta. Trời rét căm căm, dân phải xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi, lên rừng tìm sừng tê giác, ngà voi... Nếu không đủ số lượng thì bị đòn roi, chém giết dã man... Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, đấu tranh quyết giành độc lập, tự do cho đất nước. Giai đoạn 1945 - 1955 - Thời kỳ đầu chưa có chính sách thuế chính thức dưới chính quyền cách mạng Bối cảnh lịch sử thời kỳ đầu của Cách mạng tháng 8 và chính sách động viên đóng góp chủ yếu theo hình thức tự nguyện Sau cách mạng tháng 8 thắng lợi, nhu cầu chi tiêu cho công tác an ninh-quốc phòng và bảo vệ đất nước trên nhiều mặt ngày càng lớn. Trong lúc đó, quỹ ngân khố Trung ương mà Nhà nước ta nắm được chỉ có 1.250.000 đồng Đông Dương (Một triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) kể cả 580.000 đồng tiền hào rách chờ ngày tiêu huỷ. Tuy vậy, chủ trương của Hồ Chủ Tịch và Chính Phủ cách mạng lâm thời là không thể đơn thuần giải quyết vấn đề tài chính Nhà nước Việt nam chỉ biết bắt buộc nhân dân nộp thuế như chế độ cũ.  Với phương châm "lấy dân làm gốc", dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, ngày 4-9-1945, Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh số 4 thành lập "Quỹ độc lập" để thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên góp ủng hộ nền độc lập quốc gia. Trong khuôn khổ của Quỹ độc lập, từ ngày 19-9-1945 Tuần lễ vàng đã được phát động long trọng trong cả nước. Nhân dịp này, trong bức thư gửi đồng bào cả nước, Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh "Tuần lễ vàng sẽ thu góp số vàng trong nhân dân, nhất là của các nhà giầu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là quốc phòng. Tuần lễ vàng sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết rằng trong lúc chiến sĩ Việt minh trên các mặt trận quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà thì đồng bào ở hậu phương, nhất là những nhà giàu có cũng có thể hy sinh được chút vàng để phụng sự tổ quốc. Như thế, Tuần lễ vàng không những có ý nghĩa đóng góp vào nền tài chính, quốc phòng mà còn có ý nghĩa chính trị quan trọng... Tôi tin rằng toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có , trong sự quyên góp này sẽ xứng đáng với sự hy sinh phấn đấu của các chiến sỹ ái quốc trên các mặt trận" (Hồ Chủ Tịch toàn tập - NXB Sự thật- Hà nội 1984- Tập 4- Trang 15-16).  Nhờ vậy, Quỹ độc lập, Tuần lễ vàng và Tuần lễ đồng đã được đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều người, nhiều gia đình đã không tiếc những đôi hoa tai vàng từ hồi còn con gái, những chiếc nhẫn cưới, những đôi vòng, đôi xuyến vốn là những kỷ niệm quí giá, thiêng liêng của gia đình, những bộ tam sự, ngũ sự đã bao đời dùng để thờ cúng tổ tiên góp vào công quỹ Nhà nước. Một cụ già 80 tuổi mang đến một gói lụa điều bên trong là nén vàng gia bảo nặng 17 lạng, có người quyên góp toàn bộ tư trang của những người trong gia đình đến nộp cho ban tổ chức Tuần lễ vàng... Lòng dân đối với chính quyền cách mạng thật vô biên. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính ngày 20-5-1946 thì Quỹ độc lập đã thu được 20 triệu đồng Đông Dương và Tuần lễ vàng đã động viên được khoảng 370kg vàng, tương đương với số thuế thu trong 1 năm dưới chính quyền thực dân, phong kiến ở nước ta. (Võ Nguyên Giáp – Những chặng đường lịch sử – NXB Chính trị quốc gia 1994 – trang 275).  Thực hiện 10 chính sách trong chương trình Việt Minh trước thực trạng chế độ thuế khoá dưới chế độ thực dân phong kiến cũ quá hà khắc, Đảng và Chính phủ chủ trương bãi bỏ các thứ thuế hà khắc do Pháp - Nhật đặt ra, đồng thời xây dựng một hệ thống chính sách thuế mới hợp lý, công bằng, giảm nhẹ hơn, nhằm giải phóng sức sản xuất bị kìm hãm từ bao đời nay do nạn sưu cao, thuế nặng. Nhưng tiếc rằng, do không nắm vững các quan điểm, nội dung chính sách thuế mới nên một số cán bộ lại tuyên truyền, nhấn mạnh đến ý kiến: "Chính quyền cách mạng sẽ bỏ hết các thứ thuế", gây nên sự hiểu lầm trong một số người là dưới chính quyền cách mạng sẽ không phải nộp thuế nữa. Vì vậy, sắc lệnh số 11 ngày 7-9-1945 của Chính Phủ đã nêu rõ: "Chính sách thuế khoá hiện hành sẽ thay đổi dần; Mỗi khi bãi bỏ một thứ thuế cũ hay đặt ra một thứ thuế mới phải có sắc lệnh ấn định". Trong sắc lệnh cũng đã qui định: "Bãi bỏ thuế thân là một thứ thuế vô lý, trái ngược với tinh thần của chính thể dân chủ cộng hoà". Việc xoá bỏ thuế thân đã thực sự giải phóng nhân dân ta thoát khỏi sự trói buộc vào chiếc thẻ thuế thân, gắn với bắt bớ, giam cầm, hành hạ nhân dân như đối với người nô lệ. Chính Phủ cũng ra lệnh đình chỉ hẳn việc nấu và bán thuốc phiện nhằm chống tệ nạn nghiện hút mà thực dân Pháp đã, đầu độc nhân dân ta để thu lợi nhuận và bần cùng hoá đời sống nhân dân ta, gây nên cảnh tan nát của các gia đình.  Ngày 29-9-1945, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 3-TC bãi bỏ chế độ độc quyền muối . Đồng thời tổ chức mua muối của dân với giá hợp lý, giảm bớt thiệt thòi cho nhân dân, tạo được yên tâm, phấn khởi sản xuất trong dân.  Trong tình hình bị lũ lụt gây mất mùa, đói kém cho nông dân, ngày 28-10-1945, Bộ Tài chính đã được phép ban hành Nghị định giảm đồng loạt 20% thuế điền thổ chung cho cả nước và miễn thuế điền thổ năm 1946 cho các vùng bị lũ lụt.  Dưới chế độ cũ, thuế môn bài cũng là một gánh nặng đáng kể với người buôn bán nhỏ. Sắc lệnh ngày 27-9-1945 đã quyết định bãi bỏ các hạng thuế môn bài thấp (dưới 50 đồng/năm). Đối với các hộ nộp thuế môn bài với mức cao hơn cũng được bỏ phần phụ thu nộp cho Ngân sách các cấp nhằm giảm nhẹ mức đóng góp của các cơ sở SXKD.  Trong hoàn cảnh nhân dân ta đang bị nạn đói hoành hành, sắc lệnh số 57 ngày 10-11-1945 đã quyết định cấm sản xuất, tàng trữ, tiêu thụ rượu nấu bằng ngũ cốc, gắn với cuộc vận động sâu rộng toàn dân không uống rượu với khẩu hiệu "Mỗi giọt rượu là một giọt máu của đồng bào". Những vi phạm đối với các quy định trên đều bị xử lý nghiêm khắc. Chế độ công quản, độc quyền nấu rượu của các Công ty tư nhân dưới chính quyền cũ cũng bị bãi bỏ.  Được giải phóng khỏi thuế thân; giảm, miễn thuế điền thổ, thuế môn bài, thoát khỏi nạn độc quyền công quản thuốc phiện, rượu, muối, bước đầu được hưởng chế độ tư do dân chủ, đời sống giảm bớt khó khăn, quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi, yên tâm đẩy mạnh sản xuất. Nhìn về hình thức bên ngoài, thì số thu của NSNN có bị giảm sút nhưng cái được còn lớn lao hơn nhiều, đó là "thu được lòng dân", tạo được lòng tin của dân đối với Đảng, Bác Hồ, Chính Phủ. Nhân dân quyết tâm đi theo Đảng, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh, mất mát để giữ được nền độc lập, tự do vừa mới giành được.  Kết quả đóng góp tự nguyện của nhân dân tuy rất to lớn song vì đời sống còn quá nghèo nàn, khả năng đóng góp bằng tinh thần yêu nước còn rất hạn chế. Sau ngày kháng chiến Nam bộ bùng nổ (23-9-1945) nhu cầu chi tiêu của NSNN tăng mạnh. Trong lúc đó, đời sống kinh tế xã hội từng bước ổn định hơn. Chính phủ xác định đã đến lúc cần có thêm một số biện pháp Tài chính phù hợp để động viên sự đóng góp của nhân dân mang tính nghĩa vụ, đúng quy định của Nhà nước.  Đầu năm 1946, Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lào, thuốc lá, rượu ngoại, các loại bài lá, với những người đến mua vui tại các cuộc du hý công cộng : rạp hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, tiệm khiêu vũ, nhà ả đào, cuộc đua ngựa (Nghị định số 126/TC ngày 2/1/1946; Nghị định số 131/TC ngày 7/1/1948), phục hồi chế độ thu thuế môn bài đối với loại buôn bán nhỏ do tình hình kinh tế tốt hơn, có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.  Theo Nghị định 193/TC ngày 5-2-1946 của Bộ Tài chính, xe ô tô vận tải phải nộp thuế đặc biệt tính theo chỗ ngồi dành cho hành khách hay mức trọng tải của mỗi xe, dùng cho việc sửa chữa đường sá, cầu cống.  Theo Nghị định 194/TC ngày 15-2-1946 của Bộ Tài chính, trâu, bò, ngựa, lợn, cừu, dê, đưa ra làm thịt ăn hay bán phải nộp thuế đặc biệt với mức thuế phân biệt giữa Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ đối với mỗi con trâu, bò, ngựa là 30đ, 20đ, 15đ, mỗi con lợn, dê, cừu là 15đ, 10đ, 5đ.  Ngoài ra, Nhà nước tăng thêm thuế lưu hành thuốc lào, thuốc lá, rượu tây, rượu tầu; tăng gấp 4 lần với việc lưu hành bài lá; đặt thêm thuế vãng lai đối với tàu thuyền đi lại trên sông Bắc kỳ.  Ngày 10-4-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 48 thành lập một khoản đóng góp bắt buộc mới được gọi là "đảm phụ quốc phòng" với đạo lý: "Trong khi các chiến sỹ mang xương máu ra bảo vệ non sông thì quốc dân ở hậu phương được yên ổn làm ăn cũng phải có nhiệm vụ đóng góp vào công cuộc bảo vệ quốc gia". Đảm phụ quốc phòng động viên sự đóng góp rộng rãi mang tính chất bắt buộc theo nghĩa vụ công dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc với định mức chung trong năm 1946 đối với mọi công dân từ 18 tuổi đến 65 tuổi là 5đồng/suất (trừ người nghèo khổ, tàn tật không kế sinh nhai, binh lính tại ngũ, cha mẹ, vợ chồng liệt sĩ...) Riêng đối với người có ruộng đất, hoạt động kinh doanh nộp thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn bài và công nhân viên chức mà lương bổng trong năm trên 1.000 đồng thì nộp thuế theo "đảm phụ tỷ lệ" từ 20 đồng đến 3.000 đồng.  Chỉ trong thời gian ngắn, riêng ở Bắc bộ và Trung bộ khoảng 8 triệu công dân đã đóng góp xấp xỉ 40 triệu đồng, nhiều người trong diện được miễn cũng xin được đóng góp "đảm phụ quốc phòng", có người nằm trong diện đóng góp xin được đóng cao hơn so với mức quy định.  Theo các sắc lệnh số 69 ngày 15-5-1946 và sắc lệnh số 78 ngày 29-5-1946. Chính Phủ đã điều chỉnh biểu thuế điền thổ cho phù hợp với thời giá lúc bấy giờ, nhẹ hơn nhiều so với trường hợp "cấy rẽ, nộp tô".  Hình thức đóng góp tự nguyên cũng được phát triển với nhiều dạng phong phú như "Hũ gạo nuôi quân" "Giúp binh sĩ bị nạn", "Giúp đồng bào tản cư" "Quỹ bình dân học vụ" " Đón thương binh về làng" "Đỡ đần bộ đội" "Hũ gạo cứu nước", "Hũ gạo nuôi quân", "Thóc Bác Hồ khao quân" ... Nhân dân ngày càng tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, hăng hái đóng góp sức người, sức của.  Bên cạnh các hình thức đóng góp như trên, bấy giờ còn có hình thức đóng góp khác rất phổ biến, đó là "ăn cơm nhà, làm việc nước", bụng đói nhưng vẫn hăng hái luyện tập quân sự, canh gác xóm làng suốt ngày đêm hay đi dân công phục vụ tiền tuyến. Một gia đình có con em đi bộ đội, đi dân công thì cả xóm phân công nhau giúp đỡ, trông nom người già yếu ở nhà để người đi được yên tâm, ruộng vườn không bị hoang hoá.  Cùng với chính sách động viên, Đảng và Chính Phủ đã rất quan tâm tìm mọi cách từng bước bồi dưỡng sức dân qua các phong trào vận động "đẩy mạnh tăng gia sản xuất", "thực hành tiết kiệm", "giảm tô giảm tức"... phân chia ruộng đất lĩnh canh trong các đồn điền tịch thu của bọn thực dân, phản động hoặc tạm giao ruộng đất tịch thu của bọn Việt gian cho nông dân nghèo canh tác, cho vay tín dụng bằng tiền, bằng trâu bò, nông cụ..., không đòi hỏi thế chấp bằng ruộng đất, tài sản...  Chính sách tiết kiệm đã trở thành "quốc sách" được mọi cấp, mọi ngành và đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện trong tiêu dùng. Bộ máy chính quyền của mỗi Tỉnh thường không quá 30 người; rất ít trường hợp dùng xe công cho việc riêng; đất không bị bỏ hoang, kể cả những mảnh vườn nhỏ xung quanh các cơ quan Trung ương tại An toàn khu Việt Bắc; mỗi tuần lễ, mỗi gia đình bớt ăn mấy nắm gạo bỏ vào hũ gạo nuôi quân, hũ gạo cứu đói...thậm chí ở cơ quan, một phong bì thư được dùng đi dùng lại 2-3 lần; bản nháp công văn, lần đầu viết bằng bút chì, lần sau mới viết bằng bút mực... Nhìn về hình thức, những việc trên đây mang tính bình thường nhưng trong lúc đất nước còn nghèo, với phương châm "kiến tha lâu đầy tổ" "năng nhặt chặt bị" "góp gió thành bão" thì những việc
Tài liệu liên quan