Tiểu luận Nhà ở xã hội từ chủ trương đến hành động

Nhu cầu nhà ở dành cho người thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội vẫn luôn ở trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu. Do đó, xây nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị là một chủ trương luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của các địa phương trong cả nước. Phát triển nhà ở xã hội là chính sách nhân văn, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực thì những tồn tại, vướng mắc cũng như thách thức của nhà ở xã hội cần sớm được quan tâm và giải quyết.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4517 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhà ở xã hội từ chủ trương đến hành động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH Cơ sở TP. Hồ Chí Minh ------oo0oo------ BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: NHÀ Ở XÃ HỘI TỪ CHỦ TRƯƠNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU trang 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN trang 4 1. Khái niệm: trang 4 1.1 Nhà ở xã hội: trang 4 1.2 Nhà giá thấp: trang 4 2. Đối tượng: trang 4 3. Một số chủ trương về nhà ở xã hội: trang 5 3.1 Cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội: trang 5 3.2 Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên: trang 6 3.3 Cơ chế, chính sách nhà ở cho công nhân lao động: trang 6 3.4 Cơ chế, chính sách nhà ở cho ngưòi co thu nhập thấp: trang 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI trang 8 1. Thực trạng nhà ở xã hội: trang 8 2. Những khó khăn và nguyên nhân: trang 10 3. Yêu cầu về xây dựng nhà ở xã hội: trang 13 4. Thách thức của nhà ở xã hội: trang 17 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP trang 18 KẾT LUẬN trang 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Nhu cầu nhà ở dành cho người thu nhập trung bình và thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội vẫn luôn ở trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu. Do đó, xây nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị là một chủ trương luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của các địa phương trong cả nước. Phát triển nhà ở xã hội là chính sách nhân văn, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực thì những tồn tại, vướng mắc cũng như thách thức của nhà ở xã hội cần sớm được quan tâm và giải quyết. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, nhóm của em tập trung tìm hiểu nội dung quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại các thành phố, các khu đô thị trên cơ sở các văn bản pháp luật nhà nước và ý kiến của các chuyên gia về đô thị, các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội. Do hạn chế về kiến thức của nhóm tác giả cũng như nguồn tài liệu tham khảo nên chắc chắn tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thày cô và các anh chị học viên để nhóm tsc giả tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề trên. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. KHÁI NIỆM: - Nhà ở xã hội: Khoản 2 điều 3 chương 1 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở quy định: “Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.” - Nhà giá thấp:. Năm 2005, Luật Nhà ở ra đời trong đó quy định 3 loại hình nhà ở: Thứ nhất là nhà ở Thương mại, thực hiện theo cơ chế thị trường. Thứ hai nhà ở xã hội chủ yếu do Nhà nước đầu tư và để phục vụ cho thuê hoặc thuê mua cho các đối tượng có khó khăn về Nhà ở quy định trong Luật Nhà ở Thứ ba là loại nhà công vụ để phục vụ cho các đối tượng như: luân chuyển từ địa phương lên Trung ương, luân chuyển đi vùng sâu vùng xa như lực lượng vũ trang, giáo viên, y tế… Qua nghiên cứu, qua thực tiễn và qua tìm hiểu, khảo sát ở nước ngoài, Bộ Xây dựng thấy ngoài 3 loại nhà ở trên còn một loại nhà ở nữa mà Nhà nước cần phải khuyến khích đó là nhà ở giá thấp. Cần hiểu đúng về nhà giá thấp. Nhà giá thấp là bán cho những người có thu nhập thấp theo phương thức trả một lần hoặc trả nhiều lần theo phương thức trả góp. Đó là loại nhà một phần là thương mại, một phần là xã hội bởi vì có sự ưu đãi của Nhà nước. Theo đề xuất của Bộ Xây dựng là nhà thương mại ở đô thị nhưng quy mô diện tích của nó chỉ là nhỏ thôi. Cụ thể là nhỏ hơn 70m2. Chất lượng hoàn thiện cũng ở mức vừa phải. Nói như vậy không có nghĩa là chất lượng kém. Mà chất lượng kết cấu, chất lượng xây dựng, chất lượng thi công … vẫn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. 2. ĐỐI TƯỢNG: Đối tượng phục vụ của chính sách Nhà ở xã hội là những người thu nhập thấp, tuy có thu nhập ổn định nhưng sau khi trang trải các nhu cầu cuộc sống thì chỉ dành dụm được chút ít, khó tích lũy đủ mua nhà hoặc thuê nhà hợp vệ sinh. Theo Bộ Xây dựng thì khả năng tích lũy tối đa của công chức để chi cho nhà ở chỉ khoảng 11,5% tổng thu nhập, một tỷ lệ quá thấp. Do vậy Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005, tại điều 53 quy định đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội, bao gồm: 1. Đối tượng được thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ. 2. Người được quy định tại khoản 1 Điều này có thu nhập thấp và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được thuê nhà ở xã hội: a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; b) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; c) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát. Điều 54 Luật Nhà ở quy định đối tượng và điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội là những trường hợp quy định tại Điều 53 của Luật này. Người được thuê mua nhà ở xã hội phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà ở thuê mua. 3. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI: 3.1 Cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội: Một số cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội quy định tại điều 34 Nghị định 71, bao gồm: Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng; Được Bộ Xây dựng cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp; Tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất trong dự án lên bằng 1,5 lần so với quy chuẩn nhà nước; Thuế giá trị gia tăng bằng không, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (miễn 50% trong 9 năm tiếp theo, miễn 90% trong thời gian còn lại), miễn thuế sử dụng đất 3 năm kể từ khi giao đất; Được chính quyền cho vay vốn ưu đãi hoặc bù lãi suất; Được hưởng tỷ lệ lãi suất định mức bằng 10% tổng mức đầu tư dự án; Một số trợ giúp khác, chẳng hạn được chỉ định thầu. 3.2 Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên: Quyết định số Số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê quy định tại điều 1 như sau: - Nhà nước trực tiếp đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là nhà ở sinh viên) các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay ngoài công lập (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) thuê để ở trong quá trình học tập. - Phấn đấu đến năm 2015 giải quyết cho khoảng 60% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở trên địa bàn cả nước. 3.3 Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp: Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê quy định tại điều 1 như sau: - Nhà nước tạo điều kiện ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (sau đây gọi chung là nhà ở công nhân khu công nghiệp) thuê theo phương thức xã hội hoá. - Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở theo quy định của Quyết định này. 3.4 Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị: Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị quy định tại điều 1 như sau: - Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán (trả tiền một lần hoặc trả góp), cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (sau đây gọi chung là nhà ở thu nhập thấp) theo phương thức xã hội hóa. - Chỉ tiêu phát triển nhà ở thu nhập thấp là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ tiêu này phải được xây dựng hàng năm, từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng địa phương và phải được tổ chức thực hiện, quy định chế độ trách nhiệm. Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, 66/2009/QĐ-TTg và 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau: - Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009 đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuê; cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp thuê; để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở - Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuê; cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp thuê; để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI 1. Thực trạng của nhà ở xã hội: Tháng 4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 65, 66, 67 về nhà ở xã hội, mở ra nhiều cơ hội có nhà ở cho các đối tượng là học sinh - sinh viên, công nhân các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị.  Cũng từ đó, cụm từ nhà ở xã hội trở nên quen thuộc hơn đối với dư luận khi hàng loạt các dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng và hy vọng sẽ tạo được nguồn cung dồi dào về nhà ở cho nhu cầu đang bức thiết hiện nay.  Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2009 đã có hàng trăm dự án nhà ở xã hội được khởi công. Riêng đối với nhà ở dành cho sinh viên, đã có 88/95 dự án được khởi công với tổng số vốn trái phiếu chính phủ dành cho trong năm 2009 đã đạt tới 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 1 năm triển khai các chính sách về nhà ở xã hội, nhiều vấn đề vướng mắc đã nảy sinh.  Tại hội thảo “Nhìn lại 1 năm thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp” do Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp cùng Bộ Xây dựng tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, quỹ đất “sạch” dành cho nhà ở xã hội trên nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang rất thiếu.  Mặc dù địa phương nào cũng cam kết sẽ dành cho nhà ở những ưu tiên về đất đai, nhưng với tình trạng thị trường BĐS và tài nguyên đất đang nóng bỏng như hiện nay, không ít dự án nhà ở xã hội cũng đang gặp cảnh thiếu quỹ đất trầm trọng.  Bên cạnh vấn đề về đất đai, thì việc bố trí nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội cũng đang gặp khó. Ngoại trừ các dự án nhà ở xã hội dành cho sinh viên, ăn theo nguồn vốn trái phiếu chính phủ, thì các dự án khác đều trông chờ vào vốn xã hội hóa, tức là nguồn vốn từ doanh nghiệp.  Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với các dự án nhà ở xã hội, khi đối tượng thụ hưởng đều là người có thu nhập thấp, khả năng thu hồi vốn chậm. Đấy là chưa kể đến việc quy định “đổ đồng” doanh nghiệp chỉ được hưởng lợi nhuận 10% trong dự án nhà ở xã hội có nhiều hạn chế. Thứ trưởng khẳng định, quy định này không khuyến khích các doanh nghiệp tính toán để làm sao hạ thấp giá thành sản phẩm vì dù là giá nhà 6 triệu đồng hay 8 triệu đồng/m2 thì lợi nhuận cũng như nhau… Chưa hết, nhà ở xã hội cũng gặp phải hội chứng cải cách hành chính. Đối với các Nghị quyết 66, 67, tức là nhà ở xã hội dành cho 2 đối tượng: công nhân tại các KCN và người có thu nhập thấp tại đô thị, Bộ Xây dựng đã có tới 6 thông tư hướng dẫn thi hành. Trong đó có những thông tư, như ông Nam chia sẻ, hết sức thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhà ở xã hội. Thế nhưng cho đến hiện tại, việc xây dựng, triển khai cũng như bán nhà ở xã hội vẫn đang khó khăn nhiều do sự chưa rõ ràng của chính sách. Nhiều địa phương còn chưa có sự chuyển biến tích cực, thậm chí là gây khó khăn cho nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn…  Sau 1 năm thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội, có thể thấy rằng đây là những chính sách mang nhiều chất nhân văn, hướng tới những đối tượng nghèo và đang gặp khó khăn nhất của xã hội về nhà ở. Tuy khoảng thời gian 1 năm không thể đủ dài để đưa một chính sách trở nên hoàn hảo. Sẽ còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ được đúng đối tượng. Thế nhưng, 1 năm với hàng trăm dự án nhà ở xã hội được triển khai, có thể thấy đây sẽ là thị trường nhiều tiềm năng, tạo thêm nguồn cung về nhà ở, nhu cầu đang rất thiếu của người dân, cho xã hội. Chủ trương đã có từ lâu, nhưng việc triển khai các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn rất chậm trong nhiều năm qua, do những khó khăn trong việc hoạch định chính sách, huy động quỹ đất, vốn đầu tư, việc xác định tiêu chí, đối tượng được mua nhà. Theo kết quả điều tra của Bộ Xây dựng công bố mới đây, hiện chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu học sinh, sinh viên được ở trong ký túc xá; chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1,2 - 1,5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở; chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở tạm... Để tạo bước đột phá thực sự trong chính sách phát triển nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Xây dựng đã chính thức trình Chính phủ phương án cụ thể và đã được thông qua. Mục tiêu của phương án này là trong vòng 6 năm nữa, 60% số sinh viên, 50% công nhân lao động cũng như cán bộ có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/tháng sẽ có nhà ở. Mới đây nhất, hai doanh nghiệp là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex) cũng đã chính thức công bố triển khai các dự án trong khuôn khổ chính sách này tại Hà Nội. Là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn, nhà ở xã hội đang thu hút sự quan tâm của người dân. Việc triển khai chính sách này trong thời gian tới sẽ như thế nào? Đâu là những thuận lợi và khó khăn? Việc xác định các tiêu chí về đối tượng cũng như trong quá trình triển khai có đảm bảo yêu cầu về chất lượng, công bằng? Mặt khác, để thúc đẩy và mở rộng hiệu của của chính sách, cần có những giải pháp nào để thu hút đầu tư tư và sự tham gia của các doanh nghiệp? Đâu là những mối liên hệ với thị trường bất động sản nói chung?... NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN: - Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội: Băn khoăn của người có nhu cầu thực sự là họ sẽ rất khó được mua giá gốc của chủ đầu tư, còn nếu phải mua "sang tay" thì giá căn hộ sẽ đẩy lên rất cao. Nhà ở đối với những người có thu nhập thấp ở các khu đô thị lớn là vấn đề hết sức nan giải. Để có nhà ở, họ phải sống trong những căn nhà cấp 4, thiếu thốn đủ thứ với giá thuê nhà không hề rẻ. Để có một căn nhà nhỏ, ổn định cuộc sống, không biết bao giờ họ mới tích góp đủ lương để sở hữu. Gần chục năm qua, các nhà đầu tư cho "xuất xưởng" những căn hộ chung cư ở mức trung bình, giá mỗi mét vuông cách đây khoảng 3-4 năm chỉ dao động ở mức 7-8 triệu đồng. Thế nhưng ai là người được mua trực tiếp từ chủ đầu tư thì chỉ có "trời" mới biết. Người có nhu cầu thực sự buộc phải mua qua tay, giá mỗi mét vuông đã bị đẩy thêm đến vài ba triệu đồng, nằm ngoài tầm với của người có thu nhập thấp. Theo bạn đọc Nguyễn Ánh Minh, chỉ đến khi quảng cáo thì người mua mới biết có dự án đó, cá nhân không biết chủ đầu tư là ai để liên hệ trực tiếp và nếu có liên hệ được thì không còn đến lượt. Đơn cử dự án nhà cao tầng ở số 181 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do Tập đoàn VinaMegstar làm chủ đầu tư, giá gốc 1m2 là 13 triệu đồng, nhưng các trung tâm bất động sản (BĐS) và sàn giao dịch thì rao giá từ 17 triệu đồng trở lên, chênh lệch khoảng 4 triệu đồng/m2. Điều đó cho thấy các chủ đầu tư bắt tay cùng các trung tâm bất động sản (BĐS) đẩy giá, khiến người có nhu cầu nhà ở phải bỏ một khoản tiền vài ba trăm triệu cho khâu trung gian. Chị Ánh Minh cho rằng, với giá 13 triệu đồng/m2 phù hợp với đối tượng là cán bộ công chức, nhưng nếu đẩy giá chênh đến 4 triệu đồng/m2 thì vượt quá tầm với của người có mức thu nhập trung bình. Nhà nước có cách nào buộc các chủ đầu tư công khai dự án, số căn hộ, không thể bán sang tay cho "sân sau" để làm giá. Theo giải thích của một cán bộ - cơ quan là chủ đầu tư công trình nhà ở , sở dĩ người có nhu cầu mua nhà để ở rất khó mua được trực tiếp từ chủ đầu tư là bởi: Số căn hộ được chủ đầu tư bán theo kiểu "góp vốn" âm thầm, trên mạng quảng cáo cứ rao bán, khi hỏi chủ đầu tư thì trả lời là chưa, chỉ khi nào xong móng mới bán, khi móng xong thì các căn hộ đã có chủ, nếu muốn mua thì chấp nhận giá chênh. - Nỗi lo người nghèo: Người có thu nhập thấp ngóng cổ chờ đợi nhà ở xã hội. Theo Nghị quyết số 18 của Chính phủ ban hành ngày 20.4.2009 thì Nhà nước đã tạo mọi điều kiện từ cơ chế, chính sách đến hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Lo nhất của người nghèo là liệu họ có được mua giá gốc từ chủ đầu tư, hay vẫn phải theo cơ chế thị trường "mua đi bán lại", giá nhà ở xã hội vẫn bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho người mua. Ông Nguyễn Văn Chinh ( Bình Dương) đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo các địa phương phải có quy chế cụ thể đối với người được mua nhà ở xã hội. Đối tượng nào thì được mua, phải được bình chọn công khai từ cơ sở, nếu có đơn khiếu nại trường hợp được xét mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng thì cấp có thẩm quyền nào giải quyết. Nếu dao khoán cho chủ đầu tư thì sẽ rất khó khăn cho người có nhu cầu nhà ở thực sự. So với giá các chung cư mới xây dựng thì giá nhà ở xã hội được dao động từ 6 đến 7 triệu đồng/m2 thì là "món hàng" lời vô giá với những người có tiền và có điều kiện mua nhà, họ sẽ mua và bán lại cho người có nhu cầu về nhà ở. Vì vậy, nhà ở xã hội phải được công khai từ khi dự án mới hình thành thì người nghèo mới có hy vọng mua trực tiếp nhà để ở. Tuy nhiên, người nghèo cũng không khỏi lo lắng về chất lượng xây dựng. Chất lượng từ các khu chung cư dành cho tái định cư ở trên địa bàn Hà Nội và TPHCM đã khiến người nghèo lo lắng. Vì vậy, nhà ở xã hội không thể là những căn nhà được xây theo kiểu "cho có" - Khó thực hiện do chưa tính đến lợi nhuận doanh nghiệp Đó là ý kiến mà các doanh nghiệp (DN) đưa ra như là một nguyên nhân làm cho chương trình nhà ở xã hội (NƠXH) của TPHCM bế tắc. Tại Hội nghị cơ chế chính sách phát triển nhà ở trên địa bàn TP do Sở Xây dựng tổ chức ngày 22-5, các DN cũng kiến nghị nên xây dựng những dự án về NƠXH riêng, nếu dự án nào cũng “nhét” NƠXH vào sẽ không khả thi. Theo dự thảo về một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy chương trình phát triển nhà ở tại TP của Sở Xây dựng, để tạo ra quỹ đất phát triển NƠXH, TP phải kiên quyết thực hiện quy định tại NĐ 90/CP của Luật Nhà ở là DN phải dành 20% quỹ đất có hạ tầng hoàn chỉnh để đầu tư xây dựng NƠXH đối với những dự án trên 10ha. Các DN cho rằng, đây là điều bất hợp lý. Những dự án trong nội thành mà dành 20% cho NƠXH thì DN không đáp ứng nổi mà đối tượng được thụ hưởng cũng không ở nổi. Bên cạnh đó, chính quy định này sẽ không khuyến khích các DN tham gia vào các dự án 10 ha. Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP, chương trình NƠXH của TP với mục tiêu xây dựng 1,1 triệu m² cho cán bộ công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (không kể nhà lưu trú công nhân), đến nay đã hoàn thành được 8.439 căn (trong đó 3.685 căn chung cư và 4.754 nền đất), tương đương với 759.510m². Tuy nhiên, con số trên chủ yếu là từ các dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức được UBNDTP giao đất cho các cơ
Tài liệu liên quan