Tiểu luận Phân tích tính khả thi và hoạch định bán hàng dự án kinh doanh sinh vật cảnh

Ngày nay, đời sống kinh tế được cải thiện nhu cầu của người dân không còn chỉ là ăn uống mà nhu cầu về tinh thần cũng được nâng cao. Số lượng khách tìm đến các tua du lịch sinh thái hay đến những quán cà phê được trang trí bằng cảnh quan thiên nhiên đẹp ngày càng tăng. Tại sao lại có xu hướng này? Liệu có phải khi được hòa mình vào thiên nhiên, được ngắm nhìn màu xanh của cây cối, những bông hoa xinh đẹp chúng ta mới có những giây phút thư giãn thật sự?

doc16 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tính khả thi và hoạch định bán hàng dự án kinh doanh sinh vật cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài Tiểu luận PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VÀ HOẠCH ĐỊNH BÁN HÀNG DỰ ÁN KINH DOANH SINH VẬT CẢNH Thực hiện bởi: Nhóm 3B- Lớp quản trị 12B Danh sách các thành viên nhóm 3B Ts. Bùi Tuấn Anh Trần Văn Chung Nguyễn thị Nga Nguyễn thị Xuân Huyền Mai Thị Ánh Tuyết Nguyễn Thành Tài Nguyễn Thị Hồng Mai Đoàn thị Bé Thu Trần huỳnh Như 10.Bùi phương Dung Mục lục Lời mở đầu 03 CHƯƠNG I..TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN 03 1.LỢI ÍCH SẢN PHẨM MANG LẠI CHO KHÁCH HÀNG 03 2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỚNG KINH DOANH 03 2.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 03 2.1.1 Kinh tế 04 2.1.2.Chính trị 04 2.1.3.Pháp luật 04 2.1.4.Xã hội 05 2.1.5.Khoa học công nghệ 05 2.1.6.Điều kiện tự nhiên 05 2.1.7.Yếu tố môi trường quốc tế 05 2.2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRONG NGHÀNH 05 2.2.1.Đối thủ cạnh tranh 05 2.2.2.Người mua 06 2.2.3.Người cung cấp 06 2.2.4.Đối Thủ tiềm ẩn 07 2.2.5.Sản phẩm thay thế 07 2.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 07 3.PHÂN TÍCH SWOT 08 CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT DỰ ÁN 08 1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 08 2.MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CÔNG TY 09 3.THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 09 4.KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU 09 5.ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH 11 6.SẢN PHẨM KINH DOANH CHỦ YẾU 11 CHƯƠNG III:KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 12 1.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 12 2.LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG 12 2.1.Lực lượng bên trong và bên ngoài 12 2.2.Đại lý bán hàng 13 3.HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN YỂM TRỢ BÁN HÀNG 13 4.PHÂN PHỐI 14 5.CHÍNH SÁCH VỚI CÁC ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI 14 6.KẾ HOẠCH NGUỒN HÀNG 14 CHƯƠNG IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 15 1.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 15 2.GIÁ CỦA SẢN PHẨM 15 DỰ ÁN KINH DOANH SINH VẬT CẢNH Lời mở đầu: Ngày nay, đời sống kinh tế được cải thiện nhu cầu của người dân không còn chỉ là ăn uống mà nhu cầu về tinh thần cũng được nâng cao. Số lượng khách tìm đến các tua du lịch sinh thái hay đến những quán cà phê… được trang trí bằng cảnh quan thiên nhiên đẹp ngày càng tăng. Tại sao lại có xu hướng này? Liệu có phải khi được hòa mình vào thiên nhiên, được ngắm nhìn màu xanh của cây cối, những bông hoa xinh đẹp chúng ta mới có những giây phút thư giãn thật sự? Đó là một phần những gì mà sản phẩm của ý tưởng kinh doanh này muốn mang lại cho bạn: cảm giác thư thả sau những mệt mỏi với công việc; cảm giác được đắm mình cùng những dòng chảy ngọt ngào của cảm xúc, thật sự gần gũi với mẹ thiên nhiên,-nơi xoa dịu tất cả, cách thư giãn thực sự mà không một công nghệ giải trí nào sánh bằng. Việt nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là thị trường có nhu cầu Hoa- Cây cảnh khoảng 102 tỷ USD/năm. Song mỗi năm nước ta chi xuất khẩu được chưa đầy 1 tỷ USD, thậm chí thị trường trong nước vẫn phải nhập khẩu hoa tươi từ Thái lan, Campuchia…Trong khi nước ta lại có trên 70% cơ cấu dân số nông nghiệp với 4,5 triệu ha đất canh tác. Mặt khác cơ cấu nông nghiệp thì lại quá nghiêng vào đầu tư cà cá nghành lúa gạo, cà phê, cao su, điều và hồ tiêu - nơi có thị trường nhỏ, không quá 10 tỷ USD/năm. Trong khi thị trường hoa - cây cảnh rất lớn với mức tăng trưởng trung bình 6% một năm bất kể suy thoái kinh tế thì lại ít đầu tư, nên hầu như chúng ta không có thị phần nào trên thị trường thế giới. Vậy chúng ta phải làm gì để nắm bắt cơ hội thâm nhập thị trường béo bở này? CHƯƠNG I. TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN ý tưởng kinh doanh của nhóm hình thành dực trên hai cơ sở chính sau: 1. Những Lợi Ích Sản Phẩm Mang Lại Cho Khách Hàng Với những khách hàng sử dụng cho mục đích cá nhân: sản phẩm của cty sẽ mang lại cho khách hàng một cảnh quan đẹp để tận hưởng bầu không khí trong lành chan hòa với thiên nhiên. Một sự thư giãn thực sự và còn thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng có sở thích chơi sinh vật cảnh với mức giá và dịch vụ đi kèm tốt nhất. Với những khách hàng doanh nghiệp(nhà hàng, quán cà phê): Có một cảnh quan đẹp sẽ thu hút lượng khách hàng đến với doanh nghiệp nhiều hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu giải trí thư giãn. Từ đó mang lại doanh thu và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với những khách hàng là khối cơ quan văn phòng: khi có một cảnh quan đẹp hay một văn phòng được bố trí sinh vật cảnh sẽ làm cho nơi làm việc của nhân viên giàu sức sống. kích thích tinh thần làm việc, sức sáng tạo cũng như giảm streess hữu hiệu với kinh phí thấp nhất. Từ đó làm tăng năng suất lao động trong nhân viên. 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2.1.1.KINH TẾ Theo thống kê tại thành phố Hồ chí Minh: Doanh thu từ kinh doanh cây cảnh và hoa Lan trong các năm 2003 là 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006 , con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng, năm 2009 là trên 600 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân là 6%.Mặt khác sức tiêu thụ thị trường thế giới mỗi năm đạt trên 102 tỷ USD(2003), tăng trưởng bình quân 6%, giá cả cũng tăng 2-3% mỗi năm. Điều này cho thấy Hoa- Cây cảnh là ngành có nhiều tiềm năng, sức cầu của thị trường là rất lớn, hứa hẹn mức lợi nhuận béo bở. Song, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, bên cạnh đó với sự trợ giúp của công nghệ khoa học cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm mới phù hợp thị hiếu, nguồn vốn… sẽ là những thách thức không nhỏ trong việc cạnh tranh. Sự hồi phục kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước đối với các mặt hàng nói chung và sinh vật cảnh nói riêng. Tuy nhiên nền kinh tế mới bắt đầu hồi phục cộng với chính sách bảo hộ của chính phủ thị trường các nước nhập khẩu sẽ tiềm ẩn những rủi ro cần đề phòng. Hiện nay chúng ta có lợi thế là nguồn nhân lực giá rẻ, tận dụng được lợi thế này chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho Hoa –cây cảnh trên thị trường trong và ngoài nước. Về vấn đề thương hiệu, hiện nay ở các nước xuất khẩu Hoa- Cây cảnh lớn như Hà Lan, Úc, New zealand…đã có được thương hiệu mạnh. Để quảng bá thương hiệu cần sự hợp tác phía các Doanh nghiệp,chính phủ, Bộ ngoại giao,… 2.1.2.CHÍNH TRỊ Nước ta được coi là một trong những nước có nền chính trị ốn định nhất thế giới.Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển bền vững của thị trường hoa cây cảnh trong nước, đồng thời tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các đối tác xuất khẩu. Thị trường các nước nhập khẩu lớn hiện nay hầu hết đều khá ổn định về chính trị như Mỹ, EURO, Nhật Bản, Trung quốc…song cần theo dõi cẩn trọng đặc biệt là Hàn quốc và các nước trung đông để đề phòng rủi ro. 2.1.3.PHÁP LUẬT Chính phủ, ngành nông nghiệp và lãnh đạo các ban ngành địa phương đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đã xem hoa- cây cảnh là hướng đổi mới trong ngành nông nghiệp và có nhiều đề án quy hoạch phát triển và hỗ trợ. Lãnh đạo thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, xây dựng các chương trình mục tiêu, các dự án, cụ thể hóa bằng các chính sách tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, lưu thông…như khu nông nghiệp công nghệ cao củ chi mới đi vào hoạt động, hay quyết định số 718/QD-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004 …sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành và cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp. Song với thị trường các nước nhập khẩu như Mỹ, EURO… luật pháp về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, luật chống phá giá…rất khắt khe là những trở ngại không nhỏ trong việc xuất khẩu. 2.1.4.XÃ HỘI Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng hoa- cây cảnh để trang trí và chơi cũng ngày một gia tăng, hứa hẹn một thị trường phát triển bền vững. Sự phát triển của ngành cảnh quan sẽ mang lại cho thành phố cảnh quan đẹp thỏa mãn nhu cầu thư giãn, giải trí cho người dân. Từ đó, đóng góp những lợi ích nhất định cho xã hội và sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của xã hội. 2.1.5.KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Việc khoa học công nghệ phát triển cùng với những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến như:công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ thủy canh và bán thủy canh, công nghệ thông tin, công nghệ sử dụng hiệu quả nước,…đang giúp cho Hoa- Cây cảnh phát triển tốt nhờ chất lượng ngày càng được cải thiện. Một số nước có mô hình dạng này là Úc, New Zealand, Israel, Ở châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, nước ta mới chỉ đi vào họat động 3 khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Lạt song đây là những tiền đề không thể thiếu cho sự phát triển và tăng sức cạnh tranh cho Ngành Hoa- Cây cảnh trong nước. 2.1.6.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thực vật phong phú đa dạng đóng góp nguồn Gen, giống lớn và có nhiều loại có gía trị kinh tế cao cho ngành sinh vật cảnh như: Đào, Mai, Sanh, Lộc Vững, Cần thăng…đặc biệt là phong lan với 755 loài.. Ngoài ra diện tích đất nông nghiệp 4,5 triệu ha, cùng với nguồn lao động giá rẻ… là những thuận lợi lớn cho ngành sinh vật cảnh phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhận được nhiều ưu đãi về mặt thiên nhiên, song nông nghiệp Việt Nam - nhất là hoa - cây cảnh đã bộc lộ những lỗ hổng rất lớn trong các khâu: giống, diện tích sản xuất, dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng mặt hàng, an toàn vệ sinh và đặc biệt nhất là “tay nghề” của thành phần sản xuất chủ lực - nông dân - vẫn còn theo lề lối cũ, làm ăn theo kiểu manh mún nhỏ lẻ nên sức cạnh tranh còn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời tiết. Cho nên nhìn chung tính bền vững của hoa - cây cảnh Việt Nam đang còn kém, bấp bênh vì chưa đưa được chất xám vào sản xuất. 2.1.7.YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Nhu cầu của thị trường quốc tế về mặt hàng sinh vật cảnh hiện nay không chỉ cao mà còn ra tăng bền vững. Kim ngạch lên đến gần 102 tỷ USD/năm (2003) với mức tăng trưởng 6% mỗi năm, giá cả cũng tăng khoảng 2-3% mỗi năm. Cho thấy đây là mặt hàng hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao và tăng trưởng bền vững, song sức cạnh tranh là không nhỏ. Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất sinh vật cảnh tạo ra hàng loạt các sản phẩm mới đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Song, ở Nước ta ngành sinh vật cảnh mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, nên để theo kịp và cạnh tranh với các nước có thế mạnh xuất khẩu hoa cây cảnh như: Thái lan, Trung quốc…quả là một điều không dễ dàng. Những rào cản của thị trường quốc tế về chất lượng, kỹ thuật, an toàn vệ sinh, cạnh tranh…sẽ là những thách thức không nhỏ khi tiếp cận và thâm nhập thị trường. 2.2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRONG NGHÀNH 2.2.1.ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và giải pháp Tên Thế mạnh Điểm yếu Giải pháp Liên hiệp nhà vườn Thiên Thanh -Hệ thống cửa hàng liên kết có tới 1-2 cửa hàng/quận -Những cây có giá trị thấp -Giá cả còn cao, mặt hàng chưa đa dạng -Chưa mạnh trong thi công thiết kế cảnh quan -Giá cả hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm -Liên kết mở rộng địa điểm phân phối -Tạo dựng uy tín và thương hiệu Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Giao Châu -Hệ thống phân phối mạnh -Có uy tín trong ngành -Sản phẩm phong phú đa dạng -Hệ thống giá cả còn cao -Giá cả hợp lý -Liên kết mở rộng địa điểm phân phối -Tạo dựng uy tín và thương hiệu Công ty TNHH Sinh vật cảnh Sài Gòn - Mạnh về thi công thiết kế cảnh quan -Hệ thống phân phối hạn hẹp -Giá còn cao, mặt hàng chưa đa dạng -Giá cả hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm --Liên kết mở rộng địa điểm phân phối -Tạo dựng uy tín và thương hiệu Các nhà vườn, cửa hàng -Số lượng nhiều, phân tán rộng, phần lớn kinh doanh riêng một nhóm mặt hang -Chất lượng sản phẩm dịch vụ hạn chế - Làm ăn nhỏ lẻ manh mún, giá thành cao -Tập trung chủ yếu ở ngoại thành -Giá cả hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm -Chế độ sau bán hàng -Liên kết hợp tác và lôi kéo Ngoài ra, Lực lượng bán hàng rong hiện nay là khá đông, song giá cả và chất lượng không đảm bảo nên khó có được lòng tin của người mua. 2.2.2.NGƯỜI MUA Theo thống kê tại thành phố Hồ chí Minh, Doanh thu từ kinh doanh cây cảnh và hoa Lan trong các năm 2003 là 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006 , con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng, năm 2009 là trên 600 tỷ đồng. Festival sinh vật cảnh được tổ chức tại thành phố chỉ trong 4 ngày (1 - 4/9/2006 ) đã đón tiếp trên 10 vạn lượt khách đến thăm quan thưởng ngoạn, bên cạnh đó xu hướng tìm đến những khu du lịch sinh thái để nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp cuối tuần ngày càng tăng… cho thấy nhu cầu chơi sinh vật cảnh của người dân trên địa bàn thành phố không chỉ lớn mà ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao và biến đổi phức tạp, một số mặt hàng giá trị thấp và trung thường có xu hướng chạy theo mốt. Đặt ra yêu cầu khả năng nắm bắt thị trường và chi phí cho hoạt động nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng. 2.2.3.NGƯỜI CUNG CẤP Năm 2003, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa lan, cây cảnh trên địa bàn thành phố là 264 đến nay đã lên đến trên 1.000 cơ sở chủ yếu nằm ở các quận huyện ngoại thành, chưa kể các cơ sở tại các tỉnh ngoại thành như Bình Dương, Đà Lạt… cho thấy nguồn cung rất lớn. Song chủ yếu sản suất nhỏ lẻ thủ công chất lượng khó kiểm soát, giá còn cao. Thị trường vốn hiện nay khá phát triển song ban đầu với những nguồn lực hạn hẹp,việc thuyết phục các nhà đầu tư và tổ chức tài chính để tiếp cận nguồn vốn sẽ vấp phải những khó khăn nhất định. Người lao động: giá cả trên thị trường lao động hiện nay là tương đối hợp lý song nguồn lao động hiểu biết về ngành còn hạn chế , việc tìm kiếm được những nhân viên chất lượng trong thời kỳ mới thành lập quả không dễ. 2.2.4.ĐỐI THỦ TIỀM ẨN Vì sức hấp dẫn của lợi nhuận và thị trường còn trong giai đoạn đầu nên khó tránh khỏi sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập.Cần theo dõi và có chính sách cạnh tranh hợp lý. 2.2.5.SẢN PHẨM THAY THẾ Các sản phẩm từ nhựa như hoa vải, cây nhựa và hoa khô…là những đối thủ tiềm ẩn lớn có thể mang đến những rủi ro cho doanh nghiệp khi thị hiếu khách hàng thay đổi và tính tiện lợi của nó. 2.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ Từ lâu tôi đã có kế hoạch lâu dài về việc kinh doanh riêng để sử dụng những kiến thức kinh doanh đặc trưng mà tôi có được. Mối quan hệ kinh doanh mà tôi đã xây dựng bao gồm: Nhà cung cấp, những khách hàng mục tiêu, các đối tác, những nghệ nhân cây cảnh. Nhà cung cấp Hoa kiếng Anh Tú(73/N Nguyễn Ảnh Thủ,p.Hiệp Thành, quận 12) và DNTN Phong Lan Nguyên Thanh( 80/8 Lê Văn Thọ,p 11, Gò Vấp) sẽ giúp tôi trong việc cung cấp và giới thiệu các nhà cung cấp có uy tín chất lượng.Tư vấn cách chăm sóc bảo quản các sản phẩm, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật,… Khách hàng mục tiêu: Nhà hàng tiệc cưới Đại Dương (18A-Phan Văn Trị, Gò vấp), Khách sạn Đệ nhất( 18-Hoàng Việt, Tân Bình) sẽ giúp tôi dễ dàng hơn trong việc thuyết phục và có được những khách hàng đầu tiên quý giá, tạo niềm tin cho các khách hàng khác và hiểu rõ hơn nhu cầu cũng như chi phí bỏ ra cho sản phẩm cung cấp của nhóm khách hàng này. Các đối tác liên kết:sẽ giúp tôi trong tìm kiếm những khách hàng sử dụng một lượng lớn sản phẩm để trang trí cảnh quan công trình, tư vấn kỹ thuật và tìm nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của công ty khi mở rộng hoạt động. Ngoài ra tôi cũng có mối quan hệ với một số nghệ nhân cây cảnh và nhân công thi công cảnh quan. Họ sẽ giúp tôi về mặt kỹ thuật và giúp tôi có được những nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao. Lý do tôi tin rằng các kế hoạch của mình khả thi là: Nhu cầu thị trường, doanh thu khả quan cũng như những nguồn lực chủ chốt mà tôi đã trình bày để kế hoạch thành công.Tôi là người phù hợp nhất để nắm bắt cơ hội này bởi vì năng lực của mình và những nguồn lực tôi huy động được, cùng một kế hoạch khả thi. Hiện tại đang có những điều kiện đặc biệt thuận lợi để tôi khởi đầu việc kinh doanh, song để huy động thêm các nguồn lực và có được thêm những kiến thức, kinh nghiệm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển nhanh chóng. Tôi dự định sau một năm nữa khi tôi lấy được tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh vào tháng 10-2011, đây cũng là thời điểm chuẩn bị hàng để đáp ứng nhu cầu người dân trong những ngày tết- thời gian mà lượng tiêu thụ lớn nhất trong năm và giúp công ty thu hồi vốn nhanh nhất. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC LIÊN QUAN TỚI CÔNG VIỆC TIẾN HÀNH Năm 1997:Bắt đầu chơi Hoa_ Cây cảnh_Cá cảnh Năm 1999-2005: Là thành viên hội sinh vật cảnh tai địa phương. Năm 2006-nay: vẫn chơi sinh vật cảnh Trong thời gian này tôi đã tiếp thu và có được kinh nghiệm, kỹ thuật liên quan đến Ngành Hoa- Cây cảnh mà tôi dự định kinh doanh. Năm 2006-nay: tham gia làm việc trong các lĩnh vực Cảnh quan, xây dựng, dịch vụ.Trong thời gian này tôi đã học hỏi, xây dựng các mối quan hệ cũng như nghiên cứu rõ nhu cầu khách hàng. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ CHỨNG CHỈ GIÁO DỤC Hiện nay tôi đang học chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thương mại tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một lợi thế để tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao năng lực của mình giúp cho tiến trình khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Trong thời gian ở trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại tôi đã tham dự các khóa học và hội thảo sau: Khởi sự doanh nghiệp, Nghệ thuật giao tiếp trước công chúng, khởi nghiệp thành công,… Quá trình học tập của tôi vẫn đang tiếp diễn với việc đặt các tạp chí:Sài gòn tiếp thị, Marketting,… cùng với việc thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế trên truyền hình, báo và Internet. Là thành viên và thường xuyên tham gia thảo luận trên các trang wedsite: khởi nghiệp.com, VnEconomic.com.vn, kinh doanh 24h.com… 2.4.PHÂN TÍCH SWOT 2.4.1.ĐIỂM MẠNH Nhóm quản lý dự án có kiến thức chuyên môn về quản trị doanh nghiệp thương mại giúp cho khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh tốt. Có hiểu biết sâu về kỹ thuật lien quan đến nghành nghề kinh doanh Có những mối quan hệ kinh doanh tốt tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty. 2.4.2.ĐIỂM YẾU Kinh nghiệm kinh doanh trong ngành của công ty chưa có Vốn ban đầu hạn hẹp. Nguồn nhân lực và các nguồn lực khác còn kém. 2.4.3.CƠ HỘI Nhu cầu thị trường cao và ngày càng tăng, đi kèm với mức giá tăng nhanh hơn giá nguyên liệu. Sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay là không cao. Nhà nước và thành phố có chính sách hỗ trợ . Khoa học công nghệ phát triển tạo ra nhiều sản phẩm thị hiếu khách hàng hơn. 2.4.4.NGUY CƠ Đối thủ cạnh tranh gia tăng. Thị hiếu khách hàng thay đổi. Giá cả nguồn cung: nguyên vật liệu, cây giống tăng cao. Đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường những sản phẩm hợp thị hiếu khách hàng và có những chiến lược cạnh tranh tốt. CHƯƠNG II.KẾ HOẠCH TỔNG QUÁT DỰ ÁN 1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY Tên công ty: Công ty TNHH Sinh Vật Cảnh NGỰ HOA VIÊN Địa chỉ: 100 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P2, Q.Bình Thạnh ĐT: (08) 38722241 Fax: (08) 38623241 Email: SVCnguhoavien.co.@gmail.com Website: www.SVCnguhoavien.com.vn Logo, câu slogan của công ty: Hết mình vì sự hài lòng của khách hàng Loại hình kinh doanh: TMDV Sản phâm/ dịch vụ: Phân phối và bán, trao đổi, chăm sóc Sinh Vật Cảnh Khách hàng: Khách sạn, Nhà Hàng, Quán Cà phê, Người chơi sinh vật cảnh, Hộ gia đình… Thị trường hướng tới là thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận TP. 2.MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CÔNG TY Mục tiêu ngắn hạn: Công ty xác định mục tiêu ngắn hạn trong vòng từ 2 – 3 năm là khẳng định chỗ đứng của công ty tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, về phân phối và cung cấp các dịch vụ Sinh Vật Cảnh. Công ty dự kiến khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ Sinh vật cảnh cho nhóm khách hàng quán cà phê, nhà hàng là cung cấp từ 20% – 30 % số lượng các khách hàng này trên địa bàn thành phố, 8% số lượng các khách hàng cá nhân- hộ gia đình. Thị phần tăng từ 6 – 8 % sau một năm và tăng khoảng 8% trong những năm kế tiếp. Khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao, với mức cạnh tranh năm sau sẽ cao hơn năm trước. Đáp ứng khoảng từ 90 – 95% yêu cầu của khách hàng Doanh số bán dự kiến năm thứ nhất là 8.940 triệu đồng, năm thứ hai là 10.728 triệu đồng tăng khoảng 20% so với năm đầu. 3.THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU Ban đầu công ty tập trung vào thị trường thành phố Hồ chí Minh. Nơi có hơn 7 triệu dân sinh sống và có mức sống cũng như nhu cầu cao. Dự tính sau một năm đi vào hoạt động công ty có thể củng cố và nắm khoảng 30-50% thị phần, đáp ứng 90% nhu cầu khách hàng. Khi đó từng bước mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và các thành phố lớn như hà nội, đà nẵng, cần thơ, hải phòng… Sau 3 năm đi vào hoạt động công ty sẽ thâm nhập vào thị trường Nhật bản, Trung quốc, Mỹ và EU
Tài liệu liên quan