Tiểu luận Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính

Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt, nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa mời gọi đầu tư và Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc giao lưu quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá với các nước trên thế giới không ngừng được phát triển. Trong quá trình hợp tác, kinh doanh, trao đổi trên các lĩnh vực không thể tránh khỏi những mâu thuẩn tranh chấp về quyền lợi phát sinh dẫn đến khởi kiện lẫn nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với các phán quyết của Toà án hay các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Từ thực tế trên, đòi hỏi Nhà nước phải có một cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật này, cũng như bảo đảm pháp lụât được thực thi nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Toà hành chính Việt Nam đã ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Để Toà hành chính thực hiện tốt các chức năng của mình một cách có hiệu quả, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/05/1996 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội và nhà nước đặt ra để giải quyết các vụ án hành chính (VAHC) đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vàoáap dụng thực hiện ®• ph¸t sinh nhiều vướng mắc về thủ tục vµ thẩm quyền, đồng thời để hoàn thiện hơn nữa Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về tố tụng mµ Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hai pháp lệnh số 10/1998/PL-UBTVQH ngày 25/12/1998 vµ số 29/2006/ PL-UBTVQH ngày 04/05/2006 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục giải quyết các vô ¸n hµnh chÝnh, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Toà hành chính tại Việt Nam. Do sự hạn chế về thời gian, tài liệu, cũng như phương pháp nghiên cứu đề tài: “THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH” được nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, kết hợp với tìm hiểu thực tiễn áp dụng của Toà án có thẩm quyền về giải quyết các vụ án hành chính ở địa phương và số liệu, tư liệu thu thập được nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô quan tâm đóng góp ý kiến để khóa luận được tốt hơn.

doc31 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt, nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa mời gọi đầu tư và Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc giao lưu quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá với các nước trên thế giới không ngừng được phát triển. Trong quá trình hợp tác, kinh doanh, trao đổi trên các lĩnh vực không thể tránh khỏi những mâu thuẩn tranh chấp về quyền lợi phát sinh dẫn đến khởi kiện lẫn nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với các phán quyết của Toà án hay các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Từ thực tế trên, đòi hỏi Nhà nước phải có một cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật này, cũng như bảo đảm pháp lụât được thực thi nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Toà hành chính Việt Nam đã ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Để Toà hành chính thực hiện tốt các chức năng của mình một cách có hiệu quả, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/05/1996 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội và nhà nước đặt ra để giải quyết các vụ án hành chính (VAHC) đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vàoáap dụng thực hiện ®· ph¸t sinh nhiều vướng mắc về thủ tục vµ thẩm quyền, đồng thời để hoàn thiện hơn nữa Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về tố tụng mµ Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hai pháp lệnh số 10/1998/PL-UBTVQH ngày 25/12/1998 vµ số 29/2006/ PL-UBTVQH ngày 04/05/2006 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục giải quyết các vô ¸n hµnh chÝnh, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Toà hành chính tại Việt Nam. Do sự hạn chế về thời gian, tài liệu, cũng như phương pháp nghiên cứu đề tài: “THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH” được nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, kết hợp với tìm hiểu thực tiễn áp dụng của Toà án có thẩm quyền về giải quyết các vụ án hành chính ở địa phương và số liệu, tư liệu thu thập được nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô quan tâm đóng góp ý kiến để khóa luận được tốt hơn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT V Ề TOÀ HÀNH CHÍNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 1. Khi niệm về Tài phán hành chính. Thuật ngữ “Tài phán” có gốc La-tinh là “Jurisdictio”. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “Tài phán” nghĩa là phán quyền, tức là quyền lực của Chính phủ (bên cạnh việc điều hành hành chính) trong việc phán xét tính đúng sai của các hoạt động hành chính diễn ra trên lãnh thổ nhất định; theo nghĩa hẹp, đây là thẩm quyền hoÆc quyÒn tµi ph¸n của cơ quan Toà án trong việc lắng nghe, xem xét, đánh giá và ra các phán quyết được thể hiện trong các bản án hay phán quyết của Toà đối với một vụ việc cụ thể trong mét ph¹m vi l·nh thæ nhÊt ®Þnh. Quan niệm của các nước theo hệ thống luật chung (Common law), tiền thân là luật Anglo- Saxon: Anh, Mỹ, Canada, Úc, Na Uy, Ailen, Malaysia, Singapore Hệ thống luật này được phát triển dựa trên cơ sở của án lệ, nhµ n­íc kh«ng cã sù ph©n biệt rạch ròi giữa Luật công với Luật tư. Các tranh chấp hành chính được giải quyết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại, hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó. Trong trường hợp không thoả mãn với việc giải quyết khiếu nại này, người dân được quyền kiện ra Toà án. Tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án tư pháp, nhằm đảm bảo chức năng xét xử chung của một loại cơ quan tài phán. Tuy nhiên, trong xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá các nước theo hệ thống luật chung này cũng bắt đầu thành lập những bộ phận chuyên trách trong toà thường để giải quyết các vụ kiện hành chính trong các vụ kiện đặc biệt quan trọng như: lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm Quan niệm của các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa (continental law hay civil law), tiền thân là luật La Mã (Romano-Germani): Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Bỉ, Hà Lan, Châu Mỹ La Tinh, các nước Châu Phi, các nước Trung Cận Đông, Indonexia. Các nước theo hệ thống luật này có sự phân biệt rạch ròi giữa luật công và luật tư. Tranh chấp hành chính được xác định là một tranh chấp trong lĩnh vực công phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân công dân với các cơ quan, tổ chức công quyền. Bên cạnh đó, các quốc gia này đã thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập (Toà án hành chính) bên cạnh hệ thống Toà án tư pháp để chuyên thực hiện chức năng xét xử các khiếu kiện hành chính. Hình thức này được gọi là hình thức “lưỡng hệ tài phán”. Như vậy, tài phán hành chính, theo quan niệm của các quốc gia theo hệ thống luật lục địa, là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính giữa công dân và tổ chức của họ với các tổ chức, cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật cho Chính phủ. Quan niệm của Việt Nam: Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chính phủ mới đã đặt biệt quan tâm tới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hành vi, quyết định hành chính của cơ quan công quyền xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như việc xử lý nghiªm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ nhà nước có thẩm quyền khi thực thi công vụ. Đồng thời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới mà nền hành chính phải đáp ứng. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết này, Đảng và Nhà nước đã tổng kết thực tiễn về hoạt động Tài phán hành chính và học tập kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, trên cơ sở đó Việt Nam đã lựa chọn mô hình Tài phán hành chính có tính quá độ đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo từ điển tiếng Việt “ tài phán” là việc “ xét xử, phán xử đúng, sai”. Dưới góc độ pháp lý thì khái niệm “ tài phán” rộng hơn khái niệm xét xử . Như vậy, Tài phán hành chính Việt Nam được hiểu là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật về Tố tụng Hành chính và chủ yếu do các Toà hành chính (THC), các Tài phán hành chính trong hệ thống Toà án Nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. 2. Toà hành chính- Cơ quan Tài phán Việt Nam: Theo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002 Việt Nam có các Toà án sau: Toà án Nhân dân tối cao; Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Toà án Nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 3. Đối tượng xét xử của Toà hành chính việt Nam: a.Quyết định hành chính (QĐHC): Theo Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006( PLTTGQCVAHC) thì QĐHC là quyết định bằng văn bản của cơ quan Hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Điều này chứng tỏ rằng không phải mọi quyết định hành chính đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính. Từ đó cho ta thấy rằng một QĐHC chỉ trở thành đối tượng xét xử của Toà án khi thoả mãn đồng thời các dấu hiệu: Thứ nhất xét về mặt hình thức: Một QĐHC phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mà không bao hàm các quyết định bằng các hình thức như: tín hiệu, lời nói (quyết định không thành văn). Một quyết định khi được thể hiện dưới hình thức một văn bản sẽ đem lại nhiều ưu thế cả về tính chính xác lẫn tính ổn định. Từ đó đã hình thành nên hai quan điểm : - Quan điểm thứ 1: Tòa hành chính chỉ xét xử các QĐHC bằng văn bản mà văn bản đó phải có tên gọi là “quyết định”, còn các văn bản không có tên gọi là “quyết định” sẽ không thuộc đối tượng xét xử xủa Tòa hành chính như các quyết định giao đất, quyết định thu hồi đất, quyết định giải quyết tranh chấp đất - Quan điểm thứ 2: Bất kỳ một văn bản nào mà nội dung của nó chứa đựng một văn bản cá biệt đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính, không phụ thuộc vào nó được ban hành đúng tên gọi hay không. Ví dụ: thông báo về việc kỷ luật buộc thôi việc Như vậy, quan điểm thứ hai là đúng đắn hơn. vì một quyết định cá biệt ban hành không đúng thủ tục, tên gọi cũng đã là một căn cứ để cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện tại Tòa hành chính có thẩm quyền. Thứ hai về mặt nội dung: QĐHC theo luật tố tụng hành chính phải là những quyết định cá biệt (quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính), nghĩa là nó chỉ được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính (còn được gọi là quyết định áp dụng pháp luật). Đối tượng áp dụng của quyết định là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định có thể là người khởi kiện vụ án hành chính với quyết định hành chính đó. Ví dụ: Một người có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu huỷ bỏ quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép về sản xuất, kinh doanh cuả mình. Cũng như ví dụ trên nếu cấp có thẩm quyền cấp giấy giấy phép về sản xuất kinh doanh cho một người mà lại ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì người này có thể khởi kiện tại Toà yêu cầu huỷ quyết định trên, trong trường hợp này người khởi kiện không phải là người áp dụng QĐHC. Như vậy, không phải bất kì người khởi kiện nào cũng là đối tượng áp dụng của QĐHC. Như vậy, đối với đối tượng áp dụng quyết định hành chính sẽ dẫn tới tình trạng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của họ, cụ thể: được hưởng quyền, lợi ích; gánh vác một nghĩa vụ bổ sung; tước bỏ hoặc hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích; buộc thực hiện hoặc cấm hay hạn chế thực hiện một số hành vi nhất định. Riêng đối với người khởi kiện nhưng không thuộc đối tượng áp dụng của quyết định thì thông thường họ phải chịu thiệt hại về quyền hoặc lợi ích hợp pháp do quyết định hành chính trên gây ra. Thứ ba về chủ thể ban hành: Phải do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành (chủ thể ban hành QĐHC là rất rộng). Cơ quan hành chính nhà nước ở đây được hiểu không chỉ là cơ quan có chức năng quản lý hành chính Nhà nước thông qua hoạt động chấp hành, điều hành như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ (ở Trung ương), Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, phòng, ban (ở địa phương), văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; mà còn cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp nhất định như quyền tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, quyền quyết định dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động Thứ tư về phạm vi các lĩnh vực của quyết định: Ở nước ta, hoạt động xét xử hành chính còn mới mẻ, vẫn còn trong giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không phải mọi QĐHC đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính, mà quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính Việt Nam chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định thuộc quá trình hành pháp (loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án do luật định). Cụ thể trong các lĩnh vực theo Điều 11 PLTTGQCVAHC Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: - Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; - QĐHC trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - QĐHC, HVHC trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính; - QĐHC trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến kiến trúc kiên cố khác; - QĐHC trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc QĐHC khác liªn quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân; - QĐHC liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước; - QĐHC liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ; - QĐHC trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản; - QĐHC trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế; - QĐHC trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất; - QĐHC trong quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; - QĐHC trong quản lý Nhà nước về đầu tư; - QĐHC của cơ quan hải quan, công chức hải quan; - QĐHC về quản lý hộ tịch; - QĐHC đối với việc từ chối công chứng, chứng thực; - QĐHC về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất; - Khởi kiện về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân; - Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống; - Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư; - Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc; - Các QĐHC khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và §iều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, QĐHC theo luật tố tụng hành chính còn phải thoả m·n các điều kiện pháp lí như: Quyết định hành chính phải là quyết định hành chính lần đầu; Phải do người có năng lực chủ thể theo quy định của luật tố tụng hành chính khởi kiện trong phạm vi thời hiệu nhất định; Quyết định hành chính bị một người vừa khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vừa khởi kiện VAHC đến Toà án có thẩm quyền thì quyết định đó mới thuộc đối tượng xét xử hành chính của Toà án nhân dân; trường hợp một QĐHC bị nhiều người khiếu kiện trong đó có người khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, có người khởi kiện VAHC đến Toà án thì quyết định đó không thuộc đối tượng xét xử hành chính. b. Hµnh vi hµnh chính (HVHC). Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 2 Điều 4 PLTTGQCVAHC). Từ khái niệm trên ta thấy HVHC có những dấu hiệu sau: Một là về mặt chủ thể. Một hµnh vi hµnh chÝnh thuộc thẩm quyền xét xử của Toµ hµnh chÝnh thì nó phải được ban hành bởi các chủ thể được quy định ở điều 12 PLTTGQCVAHC đó là hµnh vi hµnh chÝnh của cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó. ë đây, chúng ta cần hiểu rõ hai thuật ngữ “cơ quan nhà nước” và “cán bộ, công chức”. Theo hiến pháp 1992 thì “cơ quan nhà nước” được chia thành bốn loại: - Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Cơ quan quản lý Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ban ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân. - Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân các cấp. - Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Thuật ngữ “ cán bộ, công chức” theo điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức là: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. - Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ trong ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân không phải là sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyện nghiệp. Hai là hình thức biểu hiện. Một hµnh vi hµnh chÝnh được xem là đối tượng xét xử của Toµ hµnh chÝnh thì hành vi đó phải là hành vi công vụ được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức bị khởi kiện tại Toµ hµnh chÝnh . Hµnh vi hµnh chÝnh được biểu hiện dưới dạng hành động được hiểu là việc một người theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, nhưng khi thi hành công vụ người đó không thực hiện đúng như trong quyết định hành chính nên đã gây thiệt hại cho người phải chấp hành quyết định. Một cơ quan hoặc một người theo quy định của pháp luật sau khi nhận đủ hồ sơ về việc xin cấp các loại giấy phép, về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, mặc dù hồ sơ đã đầy đủ các tài liệu cần thiết và đủ điều kiện được cấp, thế nhưng quá thời hạn do pháp luật quy định hoặc vì vụ lợi mà cơ quan đó hoặc người đó vẫn không cấp giấy cho người có yêu cầu.. Đây là hµnh vi hµnh chÝnh được thực hiện dưới dạng không hành động. Ba là về phạm vi. Cũng như quyÕt ®Þnh hµnh chÝnh, hµnh vi hµnh chÝnh không phải lúc nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toµ hµnh chÝnh, để đảm bảo cho việc xác định được một hµnh vi hµnh chÝnh có phải là đối tượng xét xử của Toµ hµnh chÝnh hay không, pháp luật đã quy định một cách cụ thể tại Điều 11 PLTTGQCVAHC (như đã nêu ở phần trên). c. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức. Quyết định kû luật buéc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng hình thức kỹ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lí của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (theo khoản 3 Điều 4 PLTTGQCVAHC). Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một dạng biểu hiện của quyết định hành chính nói chung, vì vậy nó cũng có đầy đủ tính chất và đặc điểm của một QĐHC. Nếu dùng thuật ngữ “người đứng đầu cơ quan, tổ chức” là chủ thể ban hành sẽ dẫn đến chủ thể thực hiện không biết cơ quan, tổ chức ở đây là cơ quan, tổ chức nhà nước hay cả các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Để xác định được vấn đề này chúng ta sẽ căn cứ vào Điều 12 PLTTGQCVAHC thì các chủ thể có thẩm quyền ban hành QĐHC bao gồm: Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; QĐHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và QĐHC, HVHC của Thủ trưởng các cơ quan đó; Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ tướng chính phủ. Bên cạnh đó, Toµ hµnh chÝnh cßn cã thẩm quyền giải quyết khởi kiện quyết định buộc thôi việc và quyết định sa thải. Tuy nhiên, Toà án không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyết định buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và C«ng an nh©n d©n do xuất phát từ tính chất đặc thù riêng liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, do đó các tranh chấp này sẽ giải quyết theo luật, các quy định riêng của quân đội nhân dân và C«ng an nh©n d©n. CHƯƠNG II THẨM QUYỀN TOÀ HÀNH CHÍNH Thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức và hoạt động tài phán, liên quan đến quản lý Nhà nước, đến phân công thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ... Trong ngôn ngữ t
Tài liệu liên quan