Tiểu luận Tổng quan về công ty thiết bị đo điện

Công ty thiết bị đo điện là thành viên của Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện thuộc bộ công nghiệp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập theo nguyên tắc lãi hưởng lỗ chịu. Từ một phân xưởng của Nhà máy chế tạo biến thế cũ, ngày 1 tháng 4 năm 1983 Bộ cơ khí và luyện kim đã ra quyết định số 176/QĐ/BCK-LK thành lập "Nhà máy chế tạo Thiết Bị Đo Điện". Kể từ đó, một đơn vị chuyên sản xuất máy phát điện và thiết bị đo điện phục vụ sản xuất và đời sống đã ra đời ã Số vốn ban đâù của công ty là 10.283.000 đ do ngân sách nhà nước cấp. ã Số công nhân là khoảng 300 người với 50% nữ và 50% nam. ã Trụ sở của nhà máy : Số 10 - Phố Trần Nguyên Hãn - Hà Nội. ã Diện tích : Trên 11.000 m2. Quá trình hình thành và phát triẻn của Công ty có thể chia ra làm hai giai đoạn chính như sau: a, Thời kỳ bao cấp( 1983-1986). Cũng như mọi nhà máy, xí nghiệp khác, trong thời kỳ này, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của máy đều theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Nhà máy không được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do mạng lưới điện quốc gia thời kỳ này chưa phát triển, các nguồn cung cấp điện lớn như thuỷ điện Hoà Bình. chưa đi vào hoạt động, vì vậy mà nhu cầu máy phát điện cho sản xuất và sinh hoạt rất lớn. Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ sản xuất chính của nhà máy TBĐĐ thời kỳ này là: - Sản xuất máy phát điện từ 2KW đến 200 KW, chiếm khoảng 70% giá trị tổng sản lượng. - Sản suất các loại TBĐĐ như: Công tơ các loại, đồng hồ vôn - ampe, các loại máy biến dòng hạ thế. chiếm khoảng 30% giá trị tổng sản lượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do mới thành lập, nhưng được sự quan tâm của đảng và nhà nước và sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo nhà máy và tinh thần tự giác của người lao động Nhà maý đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. b, Thời kỳ đổi mới(1986- đến nay). Sau đại hôị Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau một thời gian gặp khó khăn do chưa thích ứng với nhịp độ chuyển đổi đó, đầu những năm 90 của thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đã có sự khởi sắc và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả giúp cho nền kinh tế phát triển và cải thiện đời sống ngươì lao động. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào tồn tại trong quá trình chuyển đổi này, nhà máy TBĐĐ đã gặp nhiều lúng túng khi tiếp cận với cơ chế mới, tự mình hạch toán kinh doanh, tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như đầu vào, và tự hỏi làm thế nào để kinh doanh sản xuất có hiệu quả. Nhưng bằng tài năng và sự sáng suốt của lãng đạo nhà máy cũng như sự đồng lòng nhất trí của tập thể người lao động, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận thị trường, đa dạng hoá các loại sản phẩm. . cho phù hợp với tình hình mới.

doc18 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan về công ty thiết bị đo điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, Tổng quan về Công ty thiết bị đo điện 1, Quá trình hình thành và phát triển Công ty. Công ty thiết bị đo điện là thành viên của Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện thuộc bộ công nghiệp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập theo nguyên tắc lãi hưởng lỗ chịu. Từ một phân xưởng của Nhà máy chế tạo biến thế cũ, ngày 1 tháng 4 năm 1983 Bộ cơ khí và luyện kim đã ra quyết định số 176/QĐ/BCK-LK thành lập "Nhà máy chế tạo Thiết Bị Đo Điện". Kể từ đó, một đơn vị chuyên sản xuất máy phát điện và thiết bị đo điện phục vụ sản xuất và đời sống đã ra đời Số vốn ban đâù của công ty là 10.283.000 đ do ngân sách nhà nước cấp. Số công nhân là khoảng 300 người với 50% nữ và 50% nam. Trụ sở của nhà máy : Số 10 - Phố Trần Nguyên Hãn - Hà Nội. Diện tích : Trên 11.000 m2. Quá trình hình thành và phát triẻn của Công ty có thể chia ra làm hai giai đoạn chính như sau: a, Thời kỳ bao cấp( 1983-1986). Cũng như mọi nhà máy, xí nghiệp khác, trong thời kỳ này, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của máy đều theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Nhà máy không được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do mạng lưới điện quốc gia thời kỳ này chưa phát triển, các nguồn cung cấp điện lớn như thuỷ điện Hoà Bình... chưa đi vào hoạt động, vì vậy mà nhu cầu máy phát điện cho sản xuất và sinh hoạt rất lớn. Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ sản xuất chính của nhà máy TBĐĐ thời kỳ này là: - Sản xuất máy phát điện từ 2KW đến 200 KW, chiếm khoảng 70% giá trị tổng sản lượng. - Sản suất các loại TBĐĐ như: Công tơ các loại, đồng hồ vôn - ampe, các loại máy biến dòng hạ thế... chiếm khoảng 30% giá trị tổng sản lượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do mới thành lập, nhưng được sự quan tâm của đảng và nhà nước và sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh đạo nhà máy và tinh thần tự giác của người lao động Nhà maý đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. b, Thời kỳ đổi mới(1986- đến nay). Sau đại hôị Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau một thời gian gặp khó khăn do chưa thích ứng với nhịp độ chuyển đổi đó, đầu những năm 90 của thế kỷ 21 nền kinh tế nước ta đã có sự khởi sắc và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả giúp cho nền kinh tế phát triển và cải thiện đời sống ngươì lao động. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào tồn tại trong quá trình chuyển đổi này, nhà máy TBĐĐ đã gặp nhiều lúng túng khi tiếp cận với cơ chế mới, tự mình hạch toán kinh doanh, tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như đầu vào, và tự hỏi làm thế nào để kinh doanh sản xuất có hiệu quả. Nhưng bằng tài năng và sự sáng suốt của lãng đạo nhà máy cũng như sự đồng lòng nhất trí của tập thể người lao động, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận thị trường, đa dạng hoá các loại sản phẩm. .. cho phù hợp với tình hình mới. Khi nghiên cứu thị trường, Nhà máy thấy rằng: Trong giai đoạn này mạng lưới điện quốc gia đã phát triển, điện đã về đến những vùng nông thôn, miền núi.Như vậy nhu cầu về máy phát điện của thị trường không còn nữa thay vào đó là nhu cầu về TBĐĐ các loại với yêu cầu kỹ thuạt cao, mẫu mã đẹp. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhà máy quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh, không sản xuất máy phát điện nữa mà đầu tư máy móc thiét bị mới, hiện đại để sản xuất 100% TBĐĐ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, nhà máy đã nhận thấy rõ lợi thế thương mại của mình là nằm giữa tung tâm thủ đô, hai mặt giáp đường, Nhà maý đã quyết dịnh xây dựng nhà khách để kinh doanh. Đến năm 1991 công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng với 27 phòng nghỉ. Trong thời điểm đó, quyết định xây dựng nhà khách của nhà máy là quyết định rất táo bạo. Kết quả hoạt động hiệu quả của nó chứng tỏ sự sáng suốt trong quyết định đi vào kinh doanh một ngành nghề mới. Từ khi nhà khách đi vào hoạt động đã làm tăng hiệu quả chung của nhà máy và giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đến nay, hoạt động của khách sạn đã được mở rộng với 70 phòng, trong dó có 40 phòng được cho thuê làm văn phòng đại diện. Thích ứng với điều kiện mới năm 1994 công ty đổi tên thành "Công ty thiết bị đo điện". Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế trị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về mẫu mã, chất lượng... cong ty đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến nhà xưởng cũng như nâng cao biện pháp quản lý. Trong xu thế hợp tác hoá, tháng 1 năm 1995 công ty đã ký hợp đồng hợp tác chuyển giao công nghệ với hãng Land & Gyr của Thuỵ Sỹ. Hợp đồng giúp công ty mua máy móc, thiết bị, công nghệ của hãng bạn và hãng bạn sẽ dứng ra làm trung gian xuất khẩu sản phẩm của công ty. Việc ký hợp đồng này đã giúp cho sản phẩm công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng IEC và giúp công ty tiếp cận với thị trường nước ngoài, bắt đầu thiết lập quan hệ làm ăn với các nước khác. Đây là nền móng để sản phẩm của công ty đi vào thị trường thế giới. Cũng để nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý tốt hơn, Năm 1996 công ty tiếp tục ký hợp đồng với hãng tư vấn của Pháp APAVE giúp tư vấn về chương trình đảm bảo chất lượng ISO 9001 ( Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế). Sau gần ba năm thực hiện, phấn đấu của toàn công ty đến tháng 2 năm 1999 công ty thiêt bị đo điện đã được quốc tế đánh giá và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Có thể nói tiêu chuẩn ISO 9001 là tấm hộ chiếu đỏ để sản phẩm của công ty đi vào thị trường thế giới. Đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoàinhư : Singapore, Bangladet, Philippin, Srilanka, Butan... Sản phẩm công ty đã đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước bao gồm các khách hàng lớn như : Công ty điện lực I ( Miền Bắc) Công ty điện lực Hà Nội Công ty điện lực Hải Phòng Công ty điện lực III ( Miền trung) Công ty điện lực II ( Miền Nam ) Công ty điện lực TP HCM Công ty điện lực Đồng Nai Các công ty, xí nghiệp khác. c, Kết quả đạt được Như vậy sau gần 20 năm phát triển, công ty dẫ không ngừng bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình. Từ nguồn vốn ngân sách cấp ban đầu là 10.283.000 đ dến năm 1999 vốn của công ty đã lên tới 32.218.000.000 đ và hiện nay số lượng công nhân của công ty đã lên tới 810 người với trình độ bạc thợ là 4/7 trong đó có rất nhiều công nhân trẻ. Lãnh đạo nhà máy luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, công nhân có tay nghề vững. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân giúp công ty đạt được thắng lợi trong sản xuất knh doanh. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm, ngoài những sản phẩm truyền thống như: Công tơ một pha, công tơ ba pha, đồng hồ vôn- ampe, máy biiến dòng hạ thế. . Công ty không ngừng nghiên cứu tìmm ra những loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường như: Máy biến dòng cao thế Máy biến dòng, biến áp trung cao thế Công tơ hai, ba giá. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm vừa qua có thể biểu hiện ở một số chỉ tiêu ở bảng sau: Chỉ tiêu Đvị Năm 97 Năm 98 Năm 99 1, GTSL hiện vật - Công tơ 1 pha - Công tơ 3 pha - Đồng hồ vôn-ampe - Biến dòng hạ thế 2, GTSL công nghiệp 3, Doanh thu 4, Lợi nhuận 5, Nộp ngân sách 6, Thu nhập đầu người 7, Vốn kinh doanh sphẩm sphẩm sphẩm sphẩm tr.đồng tr.đồng tr.đồng tr.đồng tr.đồng tr.đồng 670.000 51.000 9.300 39.000 74.585 106.298 12.818 7.479 1, 4 27.600 970.000 58.000 6.000 42.000 92.640 158.900 15.298 9.048 1.6 32.218 950.000 58.000 10.000 42.200 106.885 128.200 9.360 9.608 1.6 322.218 Bằng sự nỗ lực phấn đấu của mình, công ty thiết bị đo điện đã ngày càng lớn mạnh. Công ty đã liên tục nhận được huân chương lao động và cờ luôn lưu của chính phủ, của bộ và của tổng liên đoàn. 2, Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm, công ty TBĐĐ tổ chức sản xuất theo qui trình công nghệ. Quá trình sản xuát diễn ra ở 6 phân xưởng gồm 5 px chính và 1px phụ. Nhiệm vụ sản xuất chính của các phân xưởng như sau: Phân xưởng đột dập: Chuyên chế tạo chi tiết phôi liệu ban đầu cho sản phẩm. Công nghệ chủ yếu là đột dập, gò hàn, cắt để sản xuất ra chi tiêt dạng phôi. Phân xưởng cơ khí: Gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm bao gồm công nghệ phay, bào, tiện, nguội. Phân xưởng ép nhựa: Chuyên gia công chi tiét bằng nhựa, các công nghệ làm đẹp như sơn, mạ. Phân xưởng lắp ráp 1; Chuyên lắp ráp chi tiết thành cụm chi tiết, cụm chi tiết thành sản phẩm cho sản phẩm là công tơ 1 pha Phân xưởng lắp ráp 2; Chuyên lắp ráp chi tiết thành cụm chi tiết, cụm chi tiết thành sản phẩm cho sản phẩm còn lại. Phân xưởng phụ(Cơ điện): Có hai nhiệm vụ chính: Sản xuất các loại gá lắp cung cấp cho phân xưởng chính và quản lý theo dõi, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị của công ty. Sau mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, các chi tiết đều được kiểm tra chất lượng. Và cuối cùng khi thành phẩm hoàn thành trước khi nhập kho lại được kiểm tra chất lượng lần nữa. Việc kiểm tra như vậy sẽ đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng qui định không bị lẫn tạp phẩm. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty TBĐĐ Kho tp Kho vật liệu P.x cơ điện P.x đột dập P.x cơ khí P.x ép nhựa P.x lráp 1 P.x lráp 2 KCS Kho bán tp ở mỗi phân xưởng đều bố trí một quản đốc, nếu là phân xưởng lớn sẽ có một phó quản đốc. Ngoài ra, giúp việc cho quản đốc còn có một nhân viên kinh tế có nghiệp vụ tài chính kế toán giúp quản đốc quản lý vật tư, lao động, hàng tháng lập báo cáo theo mẫu gửi phòng kế toán để hạch toán. Mặc dù giúp việc cho quản đốc nhưng lại chịu trách nhiệm về nghiệp vụ ở phòng kế toán. 3, Đặc điểm tổ chức quản lý. Xuất phát từ nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến: Đứng đầu công ty là ban giám đốc gồm hai người : Giám đốc phụ trách mọi vấn đề chung của công ty và đi sâu vào mảng tài chính- lao động - kỹ thuật- công nghệ và kinh doanh nói chung. Giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc, phó giám đốc phụ trách mảng sản xuất và tiêu thụ Bộ máy quản lý gồm có chín phòng ban có chức năng và nhiệm vụ chính như sau: 3.1 Phòng tổ chức. - Sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ KHKT nghiệp vụ các cấp trong công ty, phối hợp với phòng lao động bố trí lực lượng công nhân sản xuất. - Làm thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí, thuyên chuyển, thôi việc cho CBCNV theo đúng luật lệ hiện hành, thủ tục hồ sơ cho CBCNV đi nước ngoài, và các quyết định, qui định của giám đốc công ty, điều động cán bộ bố trí cho các đơn vị. - Lập và quản lý hồ sơ cá nhân CBCNV. Thống kê nhân sự phụ trách khen thưởng, kỷ luật CBCNV công ty. - Tổ chức việc bổ túc kèm cặp nâng bậc lương CBCNV hàng năm. - Phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của đảng và nhà nước đối với CBCNV. - Nghiên cứu cơ cấu tổ chức sản xuất -quản lý hợp lý đối với từng đơn vị, tham mưu cho lãnh đạo công tác quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. - Cùng với công đoàn tổ chức theo dõi các phong trào và danh hiệu thi đua. - Làm công tác bảo vệ chính trị trong công ty. - Tiến hành hợp đồng lao động và theo dõi hợp đồng lao động. 3.2 Phòng kế hoạch - Tiếp cận thị trường, nắm các thông tin để kịp thời đưa vào sản xuất và công tác bán hàng đều đặn. - Xây dựng kế hoạch năm, quý tháng (phương án sản xuất và tiến hành tiêu thụ). - Xây dựng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm. - Thống kê hàng tháng, nắm chắc thống kê thành phẩm, bán thành phẩm cung cấp kịp thời thông tin hàng ngày, hàng tuần cho sản xuất - Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, ký hợp đồng với khách hàng, trực tiếp giới thiệu tiếp xúc với thị trường thường xuyên cung cấp những thông tin yêu cầu của thị trường về CLSP và giá cả. .. có đề xuất sử lý. - Điều độ sản xuất, phát hiện kịp thời các mặt mất cân đối, ách tắc trong sản xuất, kiến nghị sử lý và các biện pháp khắc phục. - Quản lý kho bán thành phẩm và thành phẩm giao cho khách hàng. Thay mặt giám đốc viết lệnh sản xuất. - Cùng với phòng kế toán thống kê phụ trách cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm của công ty. - Phối hợp với các phòng ban hàng quí phận tích tình hình sản xuất của công ty. 3.3- Phòng kỹ thuật - Thiết kế sản phẩm cải tiến liên tục sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật để giải quyết kịp thời khó khăn trong sản xuất. - Xây dựng và theo dõi các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thử nghiệm, thiết kế các máy đặc biệt. - Theo dõi và áp dụng kỹ thuật công nghệ mới. - Theo dõi định mức vật tư và can in. - Theo dõi sáng kiến cải tiến và áp dụng trong sản xuất, thực hiện các chương trình tiến bộ kỹ thuật, nâng cao tay nghề công nhân. - Sưu tầm và phụ trách tủ sách khoa học kỹ thuật của công ty. - Cấp cho phòng kế hoạch, vật tư, phòng kế toán những định mức tiêu hao NVLvà số liệu về tình hình sử dụng máy móc thiết bị. - Sắp xếp các dây chuyền sản xuất cho hợp lý. - Cùng với phòng KCS theo dõi việc thực hiện ISO9001. 3.4-Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm, nhiên nguyên vật liệu, dụng cụ đồ gá mua ngoài. - Nghiên cứu các ché độ và phương pháp kiểm tra các công đoạn sản xuất và xuất xưởng. - Quản lý hệ thống mẫu chuẩn, quản lý kỹ thuật các dụng cụ đo kiểm, đảm bảo thống nhất các đơn vị đo lường trong toàn công ty, tìm tòi các phương pháp và phương tiện kiểm tra mới. - Kiểm tra việc thực hiện các qui định về bảo quản, đóng gói và sản xuất sản phẩm. - Cùng với phòng kỹ thuật tổ chức khảo nghiệm các sản phẩm trong công ty về các tính năng kỹ thuật để phát hiện những sai sót và những vấn đề cần cải tiến. - Tham gia giải quyết những khiếu lại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. - Tổ chức sửa chữa, hiệu chỉnh dụng cụ đo theo phân cấp. - Cùng với phòng kỹ thuật áp dụng các tiêu chuẩn IEC vào trong công ty. - Theo dõi thường trực về ISO 9001. 3.5-Phòng vật tư - Lập kế hoạch vật tư hàng năm, hàng quí, ký các hợp đồng vật tư trong và ngoài nước, khai thác những vật tư cần thiết cho công ty.Thực hiện các hợp đồng với các cơ sở gia công chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. - Quản lý các kho vật tư và không để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Thống kê các kho vật tư, sử dụng vật tư và thanh quyết toán vật tư. - Quản lý toàn bộ các phương tiện vận tải. - Triển khai các hợp đồng vật tư lấy về công ty đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ.Phục vụ kịp hời các loại vật tư cho sản xuất, không để ứ đọng vật tư, đề xuất và tìm cách bán các vật tư ứ đọng lâu năm. - Cung cấp vật tư và gia công theo đúng yêu cầu ISO9001. 3.6-Phòng kế toán thống kê - Xây dựng kế hoạch tài chính, giá cả cho các yêu cầu sản xuất, xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp.Tổ chức triển khai và thực hiện các kế hoạch đó. - Tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả. - Tổ chức quản lý tài sản cố định và lưu động. - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn ghi chép ban đầu, mở sổ sách hạch toán kế toán và thống kê tổng hợp. - Tổ chức thanh toán và hạch toán kịp thời, đày đủ , đúng hạnmọi khoản thu, chi tài chính, xuất nhập vật tư, sản phẩm...Được biểu hiện bằng tiền. - Thu thập, tổng hợp số liệu, tổng hợp sản xuất kinh doanh của công ty. - Lập các báo cáo của công ty quí, năm. - Theo dõi việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế. - Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Giúp cho công ty phát triển và bảo toàn vốn. 3.7-Phòng lao động tiền lương. - Xây dựng kế hoạch quỹ lương được cấp trên phê duyệt. - Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động, đơn giá tiền lương, các phương pháp trả lương, quản lý, tổ chức thực hiện. - Nghiên cứu các biện pháp tổ chức lao động tiên tiến, bố trí sử dụng lao động hợp lý, kết hợp với phòng tổ chức điều hoà nhân lực. - Xây dựng kế hoạch lao động hàng năm.Duy trì và kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế và kỷ luật lao động. - Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ lao động tiền lương, các hình thức trả lương, thưởng, kiểm tra việc thực hiện nội quy bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. - Theo dõi trả lương hàng tháng đảm bảo công bằng và chính xác. - Làm thường trực theo dõi thoả ước lao động. 3.8- Phòng bảo vệ quân sự. - Tổ chức xây dựng và bảo vệ các kế hoạch về trật tự trị an và tài sản XHCN, xây dựng hoàn thiện nội quy và quy chế trong công tác bảo vệ. - Giám sát việc chấp hành nội quy và quy chế bảo vệ ra vào nhà máy. - Tiến hành công tác tuần tra canh gác, phụ trách tự vệ, phòng cháy chữa cháy và công tác nghĩa vụ hàng năm. - Cùng phòng tổ chức nắm chắc công tác bảo vệ nội bộ. 3.9-Phòng HCĐS -XD -YTế. - Tổ chức thực hiện công tác quản trị các công trình công cộng(khu tập thể, phụ trách kiến thiết cơ bản nhà máy) và tài sản ngoài sản xuất của nhà máy như: đất đai, nhà cửa, hội trường và các phương tiện sản xuất khác. Bố trí nhà ở cho CBCNV theo chủ trương của hội đồng phân phối nhà ở và có biện pháp cao nhất trong việc sử dụng các công trình và tổ chức thực hiện trong công ty các chính sách của nhà nước ban hành về nhà đất. - Quản lý các kho tàng hành chính, phụ trách tổng đài công nghệ sản phẩm, sắp xếp khu vực để xe. - Phục vụ nước uống cho các phân xưởng, mua và cấp phát văn phòng phẩm. - Phụ trách quản lý XDCB. - Hàng năm cung cấp cho phòng kế toán dự toán hành chính phí và sửa chữa nhà xưởng. những tài liệu về kiểm kê đồ dùng văn phòng của công ty. - Tổ chức công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục việc bảo vệ sức khoẻ và thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Tổ chức khám bệnh, cấp cứu cho cán bộ công nhân viêncủa toàn công ty. 3.10-Khách sạn. Thực hiện kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khác như ăn uóng, giặt là. Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng giữa các phòng ban đều có mối quan hệ qua lại, phối kết hợp với nhau nhằm thực hiện quản lý tốt hơn. Sơ đồ bộ máy quản lý P. HCĐSXD Ytế Giám Đốc Phó GĐ khách sạn P. Tổ Chức P. Kế Hoạch P. Kỹ Thuật P. KCS P. Kế Toán P. Vật Tư P. Lao Động TiềnL Lương P. Bảo Vệ 6 Phân xưởng II. Bộ máy kế toán của công ty TBĐĐ. 1, Bộ máy kế toán Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đao trực tiếp của giám đốc. Phòng kế toán gồm mười người với trình độ 5 người tốt nghiệp đại học và 5 người có trình độ trung cấp. Do đặc điểm công ty vừa sẩn xuát vừa kinh doanh nên bộ máy kế toán chia làm hai nhóm : Nhóm kế toán khách sạn gồm 3 người Nhóm kế toán công ty gồm 7 người Công việc kế toán rất nhiều mà số lượng nhân viên kế toán có hạn nên công ty đã sử dụng phần mềm kế toán ( Thực hiện kế toán trên máy) do đó đã giảm nhẹ được phần nào công việc cho nhân viên P.kế toán. Mặc dù vậy, mỗi nhân viên kế toán vẫn phải kiêm nhiệm nhiều phần hành. Bộ máy kế toán có thể chia làm các phần hành sau: - Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng- là người phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi công việc của phòng kế toán. Dịnh kỳ, kế toán trưởng có nhiệm vụ báo cáo cho giám đốc tình hình tài chính, sủ dụng vốn kinh doanh của công ty. - Kế toán vốn bằng tiền(Tiền gửi, Tiền vay) kiêm kế toán tổng hợp tiền lương, BHXH, các quỹ xí nghiệp, tình lương cho các nhân viên khách sạn và tính lương cho một phân xưởng. - Kế toán TSCĐ, nhập vật liệu, vốn kinh doanh kiêm kế toán nghiệp vụ tạm ứng, đồng thời tính lương cho một phân xưởng. - Kế toán xuất vật liệu, tính lương cho một phân xưởng. - Kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm kiêm kế toán tổng hợp đồng thời tình lương cho một phân xưởng. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, tình lương cho một phân xưởng. - Thủ quỹ và tính lương cho một phân xưởng. - Nhóm kế toán khách sạn: + Nhóm trưởng: kế toán tiền phòng + Kế toán nhà hàng, kế toán tiền ăn uống, giặt là. + Kế toán thống kê tổng hợp các khoản tiền điện thoại, điện sinh hoạt. Ngoài ra ở mỗi phân xưởng có một nhân viên kinh tế thực hiện hạch toán báo sổ tại phân xưởng theo sự chỉ đạo của phòng kế toán. Mỗi phần hành kế toán có nhiệm vụ riêng nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng kế toán cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. S
Tài liệu liên quan