Tiểu luận Vấn đề con người trong triết học trung hoa cổ đại

Trong lịch sử của sự phát triển văn minh, văn hóa nhân loại, vấn đề con người và tương lai của con người luôn giữ vị trí trung tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học – xã hội khác mà đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn nhưng chỉ có triết học mới nhận thức con người một cách toàn diện trong tính chỉnh thể của nó.

doc56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề con người trong triết học trung hoa cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên: Th.s. MAI PHÚ HỢP MAI THỊ CẨM NHUNG MSSV: 6055381 CẦN THƠ – 4/2009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1.Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5. Kết cấu của đề tài NỘI DUNG Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG HOA THỜI KỲ CỔ ĐẠI 1.1. Thời kỳ Ân Thương – Tây Chu 1.1.1. Triều Hạ 1.1.2. Triều Thương 1.1.3. Triều Tây Chu 1.2. Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc 1.2.1. Thời kỳ Xuân Thu 1.2.2. Thời kỳ Chiến Quốc Chương 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI 2.1. Quan điểm về con người thời Ân Thương – Tây Chu 2.2. Quan điểm về con người thời Xuân Thu – Chiến Quốc 2.2.1. Quan điểm của Nho gia về vấn đề con người 2.2.2. Quan điểm của Đạo gia về vấn đề con người 2.2.3. Quan điểm của Pháp gia về vấn đề con người KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử của sự phát triển văn minh, văn hóa nhân loại, vấn đề con người và tương lai của con người luôn giữ vị trí trung tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học – xã hội khác mà đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn nhưng chỉ có triết học mới nhận thức con người một cách toàn diện trong tính chỉnh thể của nó. Những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất về con người như: Bản chất con người là gì? Vai trò của nó trong sự phát triển nhân loại thể hiện như thế nào?. Đằng sau những câu hỏi này là cả một vấn đề mà nhân loại quan tâm nghiên cứu. Có thể nói việc nghiên cứu con người không phải là một đề tài mới song nó vẫn là một vấn đề luôn luôn mới. Là sản phẩm của quan hệ xã hội, con người cũng đồng thời là chủ thể cải tạo xã hội và từ đó cải tạo chính bản thân mình. C.Mác và Ăngghen khẳng định: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” [2, 169]. Như vậy trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì bản chất con người cũng biểu hiện khác nhau. Có thể nói cùng với Ấn Độ, Trung Hoa là cái nôi của nền văn minh phương Đông nói riêng và nhân loại nói chung. Với những phát minh vĩ đại trên lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trung Hoa cũng là quê hương của hệ thống triết học lớn. Trải qua gần 40 thế kỷ phát triển liên tục, lịch sử triết học Trung Hoa bao hàm một nội dung cực kỳ phong phú với hệ thống triết học rộng lớn và sâu sắc mà đặc biệt vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại nói riêng và cũng như con người trong lịch sử Trung Hoa nói chung là một vấn đề trung tâm, nổi bật trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Nhưng con người được nghiên cứu ở đây không được chú trọng trên tất cả các mặt mà chỉ chú ý đến khía cạnh đạo đức, luân lý, hướng nội với mục đích nhằm xoa dịu mâu thuẫn, ổn định xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Ở Đông Phương, ngay từ trước công nguyên rất lâu, đạo lý nhân bản đã được hiền nhân đặt để và phổ biến dù rằng khi ấy hầu hết cuộc sống con người vẫn còn ở tình trạng bộ lạc. Để sống con người Trung Hoa thời sơ khai phải săn bắn kiếm ăn, chém giết tranh giành nhau miếng ăn chẳng khác gì động vật. Tuy nhiên cho đến khi Thần Nông xuất hiện, dạy cho dân biêt cày cấy, chỉ cách lấy lửa. Nữ Oa dạy cho dân biết kéo tơ dệt vải thì văn hóa đã tiến sang một bước mới, thành lập cộng đồng xã hội. Xã hội ngày càng phát triển việc xấu xen lẫn việc tốt, con người lúc đó còn chạy theo bản tính tự nhiên, tức là có phần thiên về thú tính. Để ngăn cản và giúp con người đừng chạy theo thú tính thấp hèn, giảm bớt những hoạt động trái với luân lý, cổ nhân đã đặt ra những quy phạm về luân thường mà trong đó Ngũ thường được xem như rường cột, khuyến khích mọi người học tập và noi theo. Điển hình nhất của đạo lý Trung Quốc là những nguyên tắc phong hóa như Tam Cương, Ngũ Thường…rồi sau đó được hoàn thiện bằng chữ viết như: Kinh Lễ, Gia Lễ…mà đến nay ít nhiều vẫn còn giá trị. Ở Trung Quốc vào thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, những nhóm chuyên chế lớn ban đầu hình thành và một cuộc chiến tranh giành chính quyền giữa bọn quan lại phục vụ chế độ với các thương nhân đã tăng lên. Cuộc đấu tranh của những người dân chống lại bọn áp bức bóc lột cũng tăng mạnh. Trong những điều kiện của cuộc chiến tranh gay gắt, lòng người bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của Thiên giới. Nhiều người đã hoài nghi về sự tồn tại của “trời” đã dần bác bỏ việc xem “trời” là nguồn gốc của đời sống đạo đức. Sự khủng hoảng về đạo đức luân lý, thứ luân lý dựa trên cơ sở sùng bái trời và tổ tiên, đã bắt buộc chế độ quan chế phải tìm tòi những con đường khác để củng cố các quy tắc đạo đức nhằm phục vụ địa vị độc tôn, đặc quyền của giai cấp chuyên chế cấp trên. Nhà triết học, nhà hoạt động chính trị đồng thời cũng là những nhà đạo đức đã tích cực đề xướng việc tìm hiểu bản chất của con người để tuyên truyền quần chúng quay trở lại đời sống thời cổ đại và nhằm một mục đích khác là nhằm hướng con người sống hợp với đạo làm người và phục vụ cho quan điểm trị nước của giai cấp thống trị. Xuất phát từ vấn đề nêu trên mà tôi quyết định chọn đề tài: “ Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại” để làm đề tài luận văn của mình nhằm tìm hiểu rõ hơn về những quan điểm về con người của các triết gia tiểu biểu thời Trung Hoa cổ đại để qua đây có thể có những hiểu biết cơ bản về cái nhìn của người Trung Hoa về vấn đề con người thời cổ đại cũng như cho đến giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm: - Làm rõ những tiền đề về kinh tế, chính trị - xã hội Trung Hoa thời cổ đại có những đặc điểm gì tạo điều kiện cho sự ra đời của những quan điểm về bản chất con người của các triết gia. - Khai thác các tư tưởng triết học cơ bản về nhân sinh quan của các triết gia tiêu biểu trong một số trường phái triết học tiêu biểu. Đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ là phân tích, làm rõ các quan điểm của các nhà triết học tiêu biểu về con người, bản chất con người, cũng như cách nhìn nhận và đánh gia về con người và tìm hiểu những ảnh hưởng của các quan niệm này đến xã hội lúc bấy giờ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đi sâu làm rõ một số nội dung của đề tài nghiên cứu: - Tư tưởng triết học cơ bản của các triết gia, các trường phái triết học về vấn đề con người như Nho giáo, Lão giáo, Pháp gia…trong triết học Trung Hoa cổ đại. - Những điểm được và hạn chế của các quan niệm về con người của các triết gia. Về phạm vi nghiên cứu thì đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu vấn đề con người của các trường phái triết học thời Trung Hoa cổ đại chứ không đi sang nghiên cứu con người ở các thời kỳ khác trong triết học Trung Hoa. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiếp cận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu đề tài là phương pháp logic và lịch sử. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phối hợp một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 2 chương, 4 tiết. NỘI DUNG Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG HOA THỜI KỲ CỔ ĐẠI ( 2205 TCN – 222 TCN) Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và triết học cổ xưa, phong phú và rực rỡ nhất không chỉ của nền văn minh phương Đông mà của cả nhân loại. Trung Hoa cổ đại có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ thứ III TCN kéo dài đến thế kỷ III TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực, mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Trong khoảng 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân thành hai thời kỳ lớn: . Thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) . Thời Xuân Thu – Chiến Quốc 1.1. Thời kỳ Ân Thương – Tây Chu 1.1.1. Triều Hạ (khoảng thế kỉ XXI – XVI TCN) Trung Quốc đã trãi qua xã hội nguyên thủy. Rất nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc các thời kì đồ đá cũ và đồ đá mới. Tiêu biểu cho thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc là văn hóa Ngưỡng Thiều. Theo các ghi chép, các truyền thuyết, các thư tịch cho biết rằng người nguyên thủy “sống chung với cầm thú” nhân dân ít mà cầm thú nhiều, nhưng nhân dân không thắng nổi cầm thú, rắn rết” [13, 124] do đó họ Hữu Sào đã dạy dân chặt cây làm tổ để tránh hại. Trong khi đó người nguyên thủy cũng chưa biết dùng lửa, về sau họ Toại Nhân đã dạy dân đục gỗ lấy lửa, thức ăn chính do đó tránh được bệnh tật. Sau đó, Phục Hi đã dạy dân kết thừng để làm lưới bắt cá, Thần Nông phát minh ra cày dạy dân nghề trồng trọt. Về quan hệ xã hội của người nguyên thủy ở Trung Quốc thì lúc đầu có thể có quan hệ quần hôn nội tộc. Đến cuối xã hội nguyên thủy, theo truyền thuyết ở lưu vực Hoàng Hà có nhiều thủ lĩnh bộ lạc nối tiếp nhau. Đó là Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ. Truyền thuyết cho biết thêm rằng, năm Nghiêu 72 tuổi, Nghiêu đề nghị cử người khác làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc vì Nghiêu đã già. Hội nghị liên minh bộ lạc đã bầu ra Ngu Thuấn, một người có đạo đức và tinh thần trách nhiệm lên thay. Đến khi Thuấn già hội nghị lại bầu Hạ Vũ là người có công lớn trong việc trị thủy lên làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Sau khi Vũ chết, con của Vũ là Khải lên thay thế. Chế độ bầu cử liên minh bộ lạc đến đây là chấm dứt. Nối chức thủ lĩnh của cha, Khải nghiễm nhiên trở thành một ông vua có quyền hành rất lớn. Từ đó về sau, việc cha truyền con nối ngôi vua được coi là việc đương nhiên hợp với đạo lí. Thiên Lễ vận chép: “Nay đạo lớn đã mất, thiên hạ thành riêng, người ta chỉ thân với người thân của mình, chỉ yêu con của mình, của cải là của riêng mình, cha truyền con nối là hợp với lễ, lấy thành quách hào ao làm kiên cố, lấy lễ nghĩa để làm kỷ cương, để xác định địa vị của vua tôi…vì vậy mưu mô được sử dụng và việc binh đao do đó nổi lên…” [13, 125]. Đúng như vậy sau khi trở thành ông vua đầu tiên ở Trung Quốc, Khải phải đương đầu với nhiều cuộc chống đối như sự phản kháng của Bá Ích thuộc bộ lạc Đông Di, một thành viên của liên minh bộ lạc trước kia, hoặc cuộc đấu tranh của họ Hữu Hổ thuộc bộ lạc Hạ. Đến thời con Khải là Thái Khang, Hậu Nghệ thuộc bộ tộc Đông Di lại khởi binh công Hạ. Thái Khang chạy, Hậu Nghệ giành được chính quyền, nhưng Hậu Nghệ chỉ ham săn bắn, không chú ý đến việc nước nên bị bộ hạ của mình là Hàn Trạc giết để cướp ngôi. Chẳng bao lâu, một người thuộc dòng họ Hạ là Thiếu Khang được sự ủng hộ của một số thị tộc thân cận đã diệt được Hàn Trạc, nhà Hạ lại được khôi phục. Tuy ở thời Hạ nhà nước đã ra đời, nhưng trình độ phát triển về mọi mặt còn rất hạn chế. Nền văn hóa Long Sơn chính là di tích phản ảnh tình hình kinh tế thời Hạ. Tại những di chỉ này, người ta đã phát hiện được đồ đá màu, đồ gốm và những dụng cụ làm bằng xương, sừng, vỏ trai. Đồ đồng cũng đã được phát hiện nhưng mới chỉ là đồng đỏ và số lượng còn rất ít. Đồ gốm ở đây có nhiều màu như đen, xám, trắng, vàng, đỏ nhưng tiêu biểu nhất là loại đồ gốm đen bóng. Vì vậy văn hóa Long Sơn còn gọi là văn hóa đồ gốm đen. Bộ máy nhà nước cũng còn rất đơn giản, chỉ mới có một số chức vụ quản lý ngành kinh tế gọi là Mục chính (quản lý việc chăn nuôi), Xa chính (quản lý xe), Bào chính (phụ trách việc tiến dâng thức ăn cho vua)… Đến cuối đời Hạ, vua Kiệt là một bạo chúa nổi tiếng, áp bức bóc lột nhân dân thậm tệ, cả nước oán hờn. Nhân đó nước Thương mới thành lập đã tấn công Hạ, nhà Hạ diệt vong. 1.1.2. Nhà Thương (khoảng thế kỷ XVI – khoảng năm 1066 TCN) Tương truyền rằng thủy tổ của tộc Thương là Khế, người đồng thời với Hạ Vũ, nhưng đến cháu thứ 14 của Khế là Thang, tộc Thương mới bắt đầu bước sang xã hội có giai cấp. Trong khi nước Thương ở vùng hạ lưu Hoàng Hà không ngừng lớn mạnh thì nước Hạ ở trung lưu Hoàng Hà đang nhanh chóng suy yếu, nhân dân đang căm ghét vua Kiệt, nhân đó, Thang đã đem quân đánh Hạ, Kiệt thua chạy đến đất Nam Sào, nhà Hạ bị tiêu diệt nhà Thương được hình thành. Khi mới thành lập, nhà Thương đóng đô ở Bạc ở phía nam Hoàng Hà, nhưng từ đó trong nội bộ giai cấp thống trị thường xảy ra những cuộc đấu tranh. Để làm yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, đồng thời để tránh nước lụt, vua Thương đã dời đô nhiều lần và đến cháu 10 đời của Thang là Bàn Canh thì dời đô đến Ân ở phía Bắc Hoàng Hà. Cho đến khi nhà Thương diệt vong, chỉ trừ vua cuối cùng là Trụ đóng đô ở Triều-ca, còn đều lấy Ân làm kinh đô, vì vậy triều Thương còn gọi là triều Ân. Về mọi mặt, đời Thương có một bước phát triển lớn so với triều Hạ. Tình hình đó chủ yếu được phản ánh trong các di chỉ Trịnh Châu và Ân Khư. Ở Trịnh Châu đã phát hiện được nền nhà, mộ, xưởng luyện đồng, xưởng làm đồ gốm, đồ xương, xưởng cất rượu. Ân Khư chính là kinh đô của triều Thương. Tại đây đã phát hiện khu lăng mộ của các vua Thương, phần mộ của các quý tộc và bình dân. Tiến bộ nổi bật nhất trong nền kinh tế thời Thương là việc sử dụng phổ biến đồ thau. Ngày nay đã phát hiện được hàng vạn đồ dùng bằng đồng thau đời Thương như đồ tế lễ, đồ uống rượu, vũ khí, công cụ thủ công nghiệp…Nghề làm đồ gốm thời Thương cũng có những tiến bộ mới. Ngoài các loại gốm đỏ, đen, xám còn làm được đồ sành, đồ gốm trắng và gốm tráng men. Ngoài hai nghề quan trọng nói trên, các nghề khác như nghề làm đồ đá, ngọc, xương, đồ gỗ, đồ da cũng tương đối phát triển. Việc trao đổi buôn bán cũng khá phát triển. Tại các di chỉ đời Thương đã phát hiện được nhiều vỏ ốc biển là thứ rất hiếm ở vùng đó mà người Thương dùng để làm tiền gọi là bối. Ngoài bối bằng vỏ ốc người ta còn phát hiện bối bằng đồng. Các di chỉ khảo cổ và các tài liệu giáp cốt cũng cho biết rằng đời Thương sự phân hóa giai cấp hết sức rõ rệt. Các loại đồ đồng bằng đồng thau, bằng ngà, bằng ngọc cũng như xe ngựa và những thứ quý báu và hàng chục, hàng trăm người hầu được chôn theo các quý tộc sau khi chết. Ở thời Thương tầng lớp nô lệ tồn tại khá đông, công việc chủ yếu của họ là làm các việc hầu hạ trong nhà, đánh xe, giữ ngựa..còn lực lượng lao động đông đảo nhất và chủ yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp đó chính là nông dân. Về văn hóa, đời Thương có bước phát triển rất lớn. Ở di chỉ vương cung ở Ân Khư có rất nhiều mai rùa và mảnh xương trên đó khắc chữ giáp cốt. Đó là những thứ người Thương dùng để bói. Một thành tựu quan trọng khác trong nền văn hóa thời Thương là phương pháp làm lịch. Lịch thời Thương chia một năm làm 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Để cho khớp với vòng quay của trái đất xung quanh mặt trời, lịch thời Thương đã biết thêm tháng nhuận. Như vậy Thương là một nước trong đó về mọi mặt đã bước đầu phát triển. Nhưng đến cuối thời Thương các vua thường dâm loạn, bạo ngược “không biết nỗi cực khổ của việc cấy gặt, không hiểu sự vất vả của nhân dân, chỉ thích vui chơi hưởng lạc” vì vậy thời gian ở ngôi của họ thường rất ngắn. “Hoặc mười năm, hoặc bảy tám năm, hoặc năm sáu năm, hoặc ba bốn năm”. Trong đó nổi tiếng tàn bạo nhất là vua Trụ, vua cuối cùng của nhà Thương. Sách Sử kí của Tư Mã Thiên chép: “Trụ đánh thuế nặng để lấy tiền chất vào kho Lộc Đài, lấy thóc chứa vào kho Cự Kiều, tăng thu chó ngựa của lạ để chất vào trong thất, mở rộng bãi gò, vườn uyển, đình đài…lấy rượu làm hồ, treo thịt làm rừng…” [13, 128]. Hơn nữa Trụ còn dùng hình phạt tàn khốc để trừng trị nhân dân, lại luôn luôn gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh làm cho nhân dân thêm cực khổ, do đó nhân dân vô cùng oán hận. Nhân tình hình đó nước Chu ở phía tây vốn là một nước phụ thuộc của Thương đem quân tấn công Triều-ca. Nhà Thương diệt vong. 1.1.3. Triều Tây Chu (khoảng năm 1066 – 771 TCN) Chu là một bộ lạc cư trú ở thượng lưu Hoàng Hà. Tương truyền rằng thủy tổ của tộc Chu là Khí, vì trồng lúa giỏi nên được gọi là Hậu Tắc và được tôn làm thần nông nghiệp. Đến đời cháu 12 đời của Khí là Cổ Công Đản Phụ, sự phân hóa giàu nghèo trong bộ lạc Chu đã biểu hiện rất rõ rệt. Vì bị người Nhung lấn chiếm nên Cổ Công Đản Phụ đã phải dời bộ lạc từ đất Mân đến đất Kỳ và định cư ở cánh đồng Chu. Tại đây bộ tộc Chu làm nhà cửa, xây thành quách, đặt “quan lại”. Những cuộc chiến tranh với bộ tộc xung quanh đem lại cho Chu nhiều chiến lợi phẩm và nô lệ càng đẩy nhanh quá trình phân hóa trong bộ tộc Chu. Đến đời cháu của Cổ Công Đản Phụ là Xương thì nước Chu chính thức thành lập. Xương chính là Chu Văn Vương, còn Cổ Công Đản Phụ được truy tôn làm Thái Vương. Văn Vương không ngừng củng cố và phát triển thế lực của mình, phạm vi thống trị đến vùng Trường Giang, trong khi đó nước Thương đang ngày càng suy yếu. Văn Vương định tấn công nước Thương nhưng kế hoạch chưa thành công thì mất. Bốn năm sau người nối ngôi là Vũ Vương đem quân tiến đánh nước Thương. Lúc bấy giờ, quân chủ lực của Thương đang đi đánh các tộc ở phái đông nam không thể về kịp, nên vua Trụ phải trang bị vũ khí cho tù binh và nô lệ để đưa họ ra nghênh chiến. Nhưng khi ra đến mặt trận, đoàn quân này đã quay giáo khởi nghĩa. Do đó quân Chu tiến vào Triều-ca rất thuận lợi. Vua Trụ hết đường trốn chạy phải tự tử. Nhà Thương diệt vong. Để mua chuộc quý tộc và cư dân vùng mới bị chinh phục, Vũ Vương cho phong con Trụ là Vũ Canh một vùng đất cũ của nước Thương và phong cho ba con mình là Quản Thúc, Thái Thúc và Hoắc Thúc vùng đất bên cạnh để giám sát. Sau đó Vũ Vương rút về Cảo Kinh ở phía Tây, vì vậy thời kỳ Chu đóng đô ở đây gọi là Tây Chu. Hai năm sau, Vũ Vương chết. Người con nối ngôi là Thành Vương còn nhỏ nên một người em của Vũ Vương là Chu Công nắm quyền nhíp chính. Nhân tình hình đó nên Vũ Canh lôi kéo Quản Thúc, Thái Thúc và một số nước nhỏ ở phía đông nổi dậy chống nhà Chu. Chu Công phải đem quân đi đánh, sau ba năm mới dẹp được. Vũ Canh và Quản Thúc bị giết, Thái Thúc bị đày. Về sau Thành Vương còn chinh phục nốt các bộ tộc Từ và Hoài ở phía đông nam, từ đây bản đồ nhà Chu được mở rộng ra tận biển Đông. Trên cơ sở ấy, nhà Chu thi hành chính sách phân phong đất đai cho những người cùng họ, do đó lập nên hệ thống các nước chư hầu. Nhưng đến thế kỷ IX TCN, do Lệ Vương thi hành chính sách giữ độc quyền rừng núi ao hồ nên nhân dân rất oán hận. Lệ Vương còn thẳng tay trừng trị những kẻ dám kiêu ca, vì vậy mọi người gặp nhau ngoài đường chỉ dám đưa mắt ra hiệu chứ không dám nói chuyện với nhau. Căm phẫn đến tột độ, năm 841 TCN, nhân dân vùng kinh kì nổi dậy khởi nghĩa. Lệ Vương hốt hoảng bỏ kinh kỳ chạy đến đất Trệ rồi chết ở đó. Con của Lệ Vương là Thái tử Tĩnh trốn vào nhà Thiệu Công. Bị quần chúng nhân dân truy bức, Thiệu Công buộc lòng phải cho con trai của mình ra mạo xưng là Thái tử để quân khởi nghĩa giết chết. Sau khi Lệ Vương bị lật đổ thì đến năm 827 TCN, Thái tử Tĩnh được lên làm vua, hiệu là Tuyên Vương nhà Tây Chu lại được khôi phục. Dưới thời Tuyên Vương, tình hình nhà Chu cũng tương đối ổn định, nhưng sau khi ông mất Tây Chu bị suy yếu rõ rệt. Người nối ngôi là U Vương, một kẻ chỉ thích ăn chơi xa xỉ, say đắm tửu sắc. Vì quá yêu nàng Bao Tự nên đã phế truất hoàng hậu họ Thân và Thái tử Nghi Cữu rồi lập Bao Tự làm hoàng hậu và con trai của nàng là Bá Phục làm thái tử. Do vậy năm 771 TCN, cha của hoàng hậu họ Thân là Thân hầu liên kết với người Khuyển Nhung đem quân đánh U Vương. U Vương thua chạy bị người Khuyển Nhung giết chết. Ngay sau đó Thái tử Nghi Cữu lên làm vua, hiệu là Bình Vương. Nhưng Cao Kinh bị người Khuyển Nhung tàn phá nặng nề nên dời đô sang Lạc Ấp ở phía đông. Thời kỳ Tây Chu đến đây chấm dứt. Ở thời Tây Chu nhìn chung về tình hìn
Tài liệu liên quan