Tiểu luận Vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết Robinson Cursoe’

Cuộc đời và những cuộc phưu lưu kỳ lạ của Robin Sơn Crusoe’ là tiểu thuyết đầu tiên đồng thời là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệpsáng tác của Difô “Rôbin Sơn Crusoe’” là sự kết hợp của nhiều loại tiểu thuyết thịnh hành lúc bấy giờ: Tiểu thuyết du ký, kiểu tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết giáo huấn và phần nào của tiểu thuyết luận đề. Kết cấu của tác phẩm khôgn gò bó, tương đối thoải mái theo trật tự thời gian. Nhân vật nhiều khi chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chắp nối các sự kiện lại với nhau. “Rôbin Sơn Crusoe’” được tổ chức theo kết cấu đơn tuyến, trong tác phẩm chỉ có một nhân vật chính, đóng vai trò trung tâm của cốt truyện là Rôbin Sơn. Có ý kiến cho rằng “nghệ thuật kết cấu chính là nghệ thuật tạo tình huốgn. Tình huống càng nhiều kích tính thì khả năng bộc lộ những đặc điểm bản chất của tính cách càng lớn”. Về một phương diện nào đó thì ý kiến này hoàn toàn chính xác. Sở dĩ “Rôbin Sơn Crusoe’” luô được độc giả yêu mến ngay từ khi mới xuất bản cũng là bởi tác phẩm có một kết cấu hợp lý, chặt chẽ, logic tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ đối với độc giả trong nước và trên thế giới. Vây kết cấu là gì? Nó giữ vai trò gì trong tác phẩm. Kết cấu là việc tổ chức bố cục cốt truyện thành các phần, chương đoạn lớp, cảnh một cách hợp lý, đồng thời nó bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm.

doc7 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết Robinson Cursoe’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ---------------  TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT ROBINSON CURSOE’ Sinh viên : Đỗ Thị Quyên Lớp : K49 Khoá học : 2004 – 2008 Hà Nội -2006 Đề bài: VẤN ĐỀ KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT ROBIN SƠN CURSOE’ BÀI LÀM “Cuộc đời và những cuộc phưu lưu kỳ lạ của Robin Sơn Crusoe’ là tiểu thuyết đầu tiên đồng thời là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệpsáng tác của Difô “Rôbin Sơn Crusoe’” là sự kết hợp của nhiều loại tiểu thuyết thịnh hành lúc bấy giờ: Tiểu thuyết du ký, kiểu tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết giáo huấn và phần nào của tiểu thuyết luận đề. Kết cấu của tác phẩm khôgn gò bó, tương đối thoải mái theo trật tự thời gian. Nhân vật nhiều khi chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chắp nối các sự kiện lại với nhau. “Rôbin Sơn Crusoe’” được tổ chức theo kết cấu đơn tuyến, trong tác phẩm chỉ có một nhân vật chính, đóng vai trò trung tâm của cốt truyện là Rôbin Sơn. Có ý kiến cho rằng “nghệ thuật kết cấu chính là nghệ thuật tạo tình huốgn. Tình huống càng nhiều kích tính thì khả năng bộc lộ những đặc điểm bản chất của tính cách càng lớn”. Về một phương diện nào đó thì ý kiến này hoàn toàn chính xác. Sở dĩ “Rôbin Sơn Crusoe’” luô được độc giả yêu mến ngay từ khi mới xuất bản cũng là bởi tác phẩm có một kết cấu hợp lý, chặt chẽ, logic tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ đối với độc giả trong nước và trên thế giới. Vây kết cấu là gì? Nó giữ vai trò gì trong tác phẩm. Kết cấu là việc tổ chức bố cục cốt truyện thành các phần, chương đoạn lớp, cảnh một cách hợp lý, đồng thời nó bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển biện chứng và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm. Tiểu thuyết “Rôbin Sơn Crusoe’” được viết theo kết cấu chương hồi dưới hình thức tự thuật ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm “Tôi sinh năm 1632 tại phố Ai ớc… “ có năm tháng và địa điểm cụ thể, tạo cảm giác đây là một câu chuyện có thật, hấp dẫn, li kỳ lôi cuốn độc giả tác phẩm gồm 18 chương kết cấu theo thời gian lịch biểu có ghi ngày tháng rõ ràng. Các chương trong tác phẩm đều ngắn, cân đối, trung bình khoảng trên dưới mười trang in (tiếng Việt) kể về cuộc phưu lưu kỳ lạ, hấp dẫn của nhân vật trung tâm. Mỗi chương là một ‘bước” trong cuộc hành trình dó, mỗi một “bước” lại đẩy nhân vật đi xa hơn vào chốn hoang vu giữa thiên nhiên và cô đơn với đồng loại mãi sau này vào năm thứ hai mươi nhăm, nghĩa là lúc gần chấm dứt cuộc hành trình gian khổ, tai hoạ đó, nhân vật với gặp lại con người (Thứ Sáu và sau đó là những người khác), nhân vật mới nghe được giọng nói của đồng loại. Dường như nhà văn muố cho nhân vật làm quen trở lại với cuộc sống của con người. Đó cũng là “bước” chuẩn bị cho “bước” cuối cùng gặp gỡ lại “bước” đầu tiên trên đất liền. Một hành trình khép kín: Đất liền - Đảo hoang - Đất liền. Kết cấu của tác phẩm “Rôbin Sơn Crusoe’” rất thoải mái không gò bó hành động của nhân vật mà luôn luôn mở ra những chân trời mới để nhân vật chính hành động, bộc lộ tính cách. Tính chất hành độg của tác phẩm được thể hiện ngay ở những câu văn ngắn, nhanh mạnh “Tôi quyết chi không bao giờ chán nản trước bất cứ công việc gì - Rôbin Sơn kể khi đã thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm cho kỳ xong mới thôi”. Ý thức ấy luô thôi thúc Rôbin Sơn. Tính chặt chẽ, “toán học” của kết cấu còn được thể hiện trong việc phân bố thời gian trong suốt ba mươi nhăm năm lưu lạc của nhân vật thì toám năm đầu nằm trọn vẹn trên đất liền (ở 3 chương đầu), những năm còn lại ở trên đảo hoang: thời gian ngắn dài, tương ứng với dung lượng của mỗi phần trong tác phẩm. Có thể chia kết cấu của tác phẩm “Rôbin Sơn Crusoe’” thành 2 phần cơ bản: Phần I: 3 chương đầu (33/200 trang) chiếm tỷ lệ chưa được 1/6 dung lượng văn bản mang tính chất giới thiệu thân thế, gia cảnh, những cản trở của gia đình, những ham muốn cá nhân “muốn đi chu du khắp nơi” và đây cũng là những “bước” phưu lưu đầu tiêu ngoài biển khơi của nhân vật kể chuyện xưng “tôi”. Ba chươgn này tạm gọi là Đất liền mặc dù nhân vật vẫn đi đi về về trên biển, nhiều những vùng đất khác nhau (Ghine, Braxin…). Đây là 3 chương mang tính chất giáo đầu, giao đãi theo nguyên tắc đặt ra những rào cản trở (gia đình, tình cảm), những “tai biến”, đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ rồi lại tự giải thoát) để nhân vật hành động phải vượt qua đến những cuộc “phưu lưu” mới lớn hơn, hấp dẫn hơn. Phần II: Là 15 chương lưu lạc trên đảo hoang của Rôbin Sơn. Trái với những huyện phưu lưu khoác, nhân vật của Rôbin Sơn không được nhà văn dẫn dắt qua nhiều biến cố sự việc khác nhau. Mà chỉ sau một vài sự kiện, tiểu thuyết chủ yếu dừng lại ở trên đảo hoang. Tuy nhiên, ngày Rôbin Sơn đặt chân lên đảo hoang có thể xem là mốc ranh giới đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Rôbin Sơn và cả trong tính cách của chàng nữa. Chính bởi vậy mà nhà văn đã phân bố kết cấu tác phẩm nghiêng hẳn về phần trên đảo hoang của Rôbin Sơn Cursoe’ chiếm 15 chương (trong tổng số 18 chương của tác phẩm) 167 trang trên tổng số 200 trang của văn bản chiếm 5/6 dung lượng thời gian văn bản. Đây phải chăng chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên của nhà văn ? Không phải ngẫu nhiên mà việc phân bố các chương trong tác phẩm có sự tính toán chặt chẽ của tác giả. Cóthể nói sức hấp dẫn của tiểu thuyết “Rôbin Sơn Cursoe’” thuộc về nội dung của thời gian trên 28 năm nhân vật sống trên đảo hoang, đó là phần trọng tâm của tác phẩm: con người trước thiên nhiên và những thử thách: cuộc đời bao giờ cũng là những thách đố. Kết cấu phần II (trong 15 chương) còn lại của tác phẩm được chia làm 3 phần: Phần 1: gồm 6 chương số trang 63 cho 2 năm. Phần 2: gồm 3 chương với số trang là 32 cho 23 năm. Phần 3: gồm 6 chương số trang 70 cho 3 năm. Nhìn trên tổng thể thì kết cấu này được phân bố chặtchẽ và cân đối đến mức toán học. Số chương, số trang của phân 1 và phần thứ 3 đều gấp đôi số chương, số trang của phần thứ 2. Nhưng riêng số năm của phần thứ 2 lại gấp rất nhiều lần (gấp hơn 11 lần phần 1 và hơn 7 lần phần 3), nó vút lên như đỉnh của một tam giác mà triền của nó là hai phần kia. 32 trang ( 23 năm (Phần 2) 63 trang 2 năm 3 năm ( 70 trang (phần 1) (phần 3) Ở phần 1 và 3: trung bình 26,6 trang cho 1 năm trong khi phần 2 chỉ khoảng 1,4 trang cho 1 năm. Như vậy hai chương: chương đầu và chươgn cuối thời gian trôi chậm, sự kiện hành động được kể tỉ mỉ, kĩ càng, chi tiết từng sự việc, từng biến cố. Còn phần 2 thời gian trôi nhanh, tác giả không kể nhiều, chỉ lướt qua sự kiện. Kết cấu như vậy phải chăng là được xây dựng một cách “vô thức” của nhà văn. Đó không phải là “vô thức” mà có sự tính toán logic, kết hợp hợp lý giữa kết cấu và chủ đề tư tưởng của tác phẩm để bộc lộ thành công tính cách của nhân vật. Phần 1: gồm 6 chương: nói về “Rôbin Sơn Cursoe’”sau khi đặt chân lên đảo hoang được ghi chép tỉ mỉ gần như từng ngày một, từng việc mà nhân vật đã làm hoặc định làm. Ý đồ của nhà văn là muốn cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc hình ảnh Robinson một mình tái tạo lại cuộc sống ở trên đảo hoang - nơi không một bóng người. Nhà văn đã miêu tả từng bước, từng bước Robonson chiến đấu với hoàn cảnh, khắc phục hoàn cảnh bằng lòng dũng cảm và nghị lực phi thường. Chàng vào rừng chặt gỗ về làm cọc rào chỗ ở để chống lại thú dữ, mỗi cọc phải bỏ sức ra một ngày, hàng rào làm gần cả năm mới hoàn thiện. Chàng để ra bốn mươi hai ngày mới tạm xong một tấm ván dùng làm mặt bàn, hai tháng mới làm xong một cái vại để đựng lương thực, năm tháng mới đóng một chiếc xuồng đầu tiên hòng tìm đường vượt biển… Qua việc mô tả tỉ mỉ ấy nhà văn muốn cho người đọc thấy một Robinson “biểu tượng của loài người có nghị lực và dũng cảm phi thường, người chinh phục sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, người đầy lòng nhân đạo”. Phần 2: gồm 3 chương (10, 11, 12) (từ trang 98 đến trang 130) tốc bộ thờigian lướt qua rất nhanh: “Bốn năm đã qua”, “suốt một thời gian năm năm không xảy ra sự kiện gì đáng kể”, “tới năm thứ 11 trên đào”, “trong khoảng một năm rưỡi” “hai năm sau”… Dường như ở phần này sau khi Robinson có cuộc sống ổn định trên đảo hoang rồi thì cuộc sống cứ vậy tiếp diễn không có gì thay đổi cả vì vậy mà không có gì để kể nhiều, cảnh vật, tình cảm đang thích nghi dần và chưa phải đương đầu với kẻ thù nên nhà văn đã “tóm tắt” cốt nói đến số lượng thời gian đã trôi hơn là sự kiện. Vì vậy mà nhịp kể rất nhanh và sơ lược. Phần 3: thời gian lại trôi chậm lại như nhịp ở phần 1 (gồm các chương 13, 14, 15, 16, 17, 18) đến hết truyện. Sau khi tạo dựng cuộc sống mới đã đầy đủ về vật chất từ nơi ăn chốn ở đến thời trang… (ở phần 1 và 2) thì đến phấn 3 cuộc sống của Robinson đã có nhiều thay đổi lớn, chàng đã gặp và cứu thoát được thứ Sáu, sau bao năm tách biệt xa rời với xã hội loài người thì giờ đây Robinson đã được nghe tiếng nói của đồng loại, được làm bạn với con người, chàng dạy cho Thứ Sau gọi mình là “ông chủ”. Mặc dầu vậy trong thực tế Robinson đã đối sử với Thứ Sáu bằng tình bạn thân thiết và Thứ Sáu cũng đáp lại tình bạn ấy khiến cho mấy năm cuối sống ngoài đảo xa sôi của Robinsơn bớt nỗi cô đơn”. Và cuối cùng chàng cùng Thứ Sau mưu toan trở về đất liền “Tôi rời bỏ hòn đảo lên đường về tổ quốc cùng Thứ Sáu trung thành của tôi vào ngày 18 tháng 12 năm 1686”. Sau bao phong ba bão táp cùng rất nhiều cố gắng cuối cùng nhân vật cũng trở về nơi chôn nhau cắt rốn, trở về với Đất Mẹ - nơi mà chàng đã từ đó ra đi để khép lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Kết cấu vòng tròn của tác phẩm: Đất liền - Đảo hoang - Đất liền tạo cho người đọc cảm nhận tác phẩm đã kết thúc rồi mà vẫn như mở ra chân trời mới cho nhân vật vây. Đất liền sau khi nhân vật trở về (tức sau 28 năm trên đảo hoang) phải chăng là giống với Đất liền mà nhân vật đã từ đó ra đi? Đó là một câu hỏi mà mỗi một người đọc sẽ tự trả lời theo những cách khác nhau, theo cảm nhận riêng của bản thân về tác phẩm. Còn đối với bản thân em, em nghĩ rằng: “Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Cuộc sống văn minh ở trên đất liên sau khi nhân vật lưu lạc trở về sẽ đặt nhân vật trước những khó khăn và thử thách mới. Đó là một cuộc sống với những mối quan hệ phức tạp, khác hẳn với cuộc sống tự do, tự tại ở trên đảo hoang. Liệu nhân vật có thể thích nghi và hoà nhập với cuộc sống đó hay không? Quãng đời 28 năm trên đảo hoang của Robinson gợi đến lịch sử nhân loại hàng triệu năm qua, từ khi dựng lều, gieo hạt, thần hoá giống vật, sống quần tụ đến đời sống văn minh. Nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy về sống với thiên nhiên, hoà nhập vào thiên nhiên, chỉ sống giữa thiên nhiên con người mới có được một cuộc sống tự do hạnh phúc. Qua kết cấu tác phẩm (đặc biệt là kết cấu 3 phần ở trên đảo hoang trong suốt 15 chương) đã cho người đọc thấy bên cạnh nét chính là thời gian chuyện kể trên trục thẳng đứng từ quá khứ sang hiện tại về số phận nhân vật trung tâm, kết cấu thời gian cho mỗi phần lại có sự tính toán rất chặt chẽ, tỉ mỉ ứng với tâm lý nhân vật trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy đã xây dựng nên một hình tượng nhân vật với những nét tính cách độc đáo… khiến cho Robinson từng bước đi vào “Điển tích văn học” từ đó anh đã trở thành “nguyên mẫu” cho nhiều sáng tạo sau này kể cả trong điện ảnh”