Tiểu luận Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva

Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Dương Trung Quốc đã nói “ Nếu nhận thức rằng lịch sử là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua và ngoại giao là cái tất yếu phản ánh tương quan và lợi ích của những bên tham gia, thì không thể đánh giá sự kiện Geneva 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hôm nay.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Dương Trung Quốc đã nói “ Nếu nhận thức rằng lịch sử là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua và ngoại giao là cái tất yếu phản ánh tương quan và lợi ích của những bên tham gia, thì không thể đánh giá sự kiện Geneva 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hôm nay. Không thể đòi hỏi một nền ngoại giao của một quốc gia từ trong rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến một nghị quốc tế với sự tham dự của những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địch nhau giữa thời chiến tranh lạnh, lại có ngay được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi quyết định trên bàn đàm phán” . Ý nghĩa to lớn và những bài học quý báu của hiệp định Geneva sẽ trường tồn cùng thế giới, được nhân lên và phát huy hơn nữa trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. E. Smith Gravel đã tuyên bố: “ Hiệp định Geneva là một kết quả tốt nhất mà chúng ta có thể đạt được. Nên nhớ rằng rất hiếm có trường hợp mà ngoại giao có thể giành được trên bàn hội nghị những gì không thể giành được hoặc giữ được trên chiến trường.”. Hội nghị Geneva là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của nhân dân ta, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nước năm 1975 sau này. Hội nghị là sự kiện quốc tế quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với quan hệ quốc tế, được các nước và thế giới quan tâm. Mặc dù với những ý nghĩa, những thắng lợi to lớn vĩ đại không thể phủ nhận nhưng vẫn còn những quan điểm cho rằng thắng lợi đạt được ở Geneva chưa trọn vẹn, ta có thể đạt được nhiều hơn”. Các bên đến hội nghị Geneva với những quan điểm và mục tiêu khác nhau nhưng cuối cùng đạt tới hiệp định là do các bên tìm được mẫu số lợi ích chung, cùng nhau thỏa hiệp, mỗi bên có được cái tối thiểu cần đạt được. Như vậy, hiệp định Geneva có thật thỏa đáng không? Có phản ánh đúng thắng lợi của ta trên chiến trường và so sánh lực lượng lúc đó không? Bài tiểu luận “Việt Nam được và mất gì khi tham gia Hội nghị Geneva” sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh bàn về những vấn đề xung quanh hội nghị này. Bài tiểu luận của chúng tôi được chia thành 4 phần. Bao gồm: Bối cảnh quốc tế diễn ra hội nghị Geneva Mục tiêu của Việt Nam trong hội nghị Geneva Thành công và hạn chế của Việt Nam trong hội nghị Geneva Những quan điểm xung quanh hội nghị Geneva Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Tân Hương đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này! Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2010 Bối cảnh quốc tế của Hội nghị Geneva Cuối năm 1953, đầu năm 1954, khi chiến tranh lạnh đã đi đến đỉnh cao thì xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn. Về phía Liên Xô, sau khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Xtalin mất vào tháng 3 năm 1953, ban lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế nhằm củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với Mỹ để giành ưu thế trên tất cả các lĩnh vực. Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thực hiện năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất nhằm đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đẩy mạnh chính sách cùng tồn tại hòa bình, trước hết với các nước châu Á, nhằm phá thế bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt để chống Trung Quốc từ năm 1951. Như vậy, hai đồng minh trụ cột của ta lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc đều muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ phục hồi và phát triển đất nước. Kết quả lớn nhất của xu thế hòa hoãn này là các nước lớn: Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đi đến triệu tập Hội nghị Berlin bàn về giải pháp chấm dứt căng thẳng ở Đức, Áo. Đây là cuộc gặp đầu tiên của các nước lớn từ năm 1949. Hội nghị Berlin cũng đi đến thỏa thuận triêu tập tại Geneva hội nghị bốn nước lớn và chính phủ các bên hữu quan, có sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để bàn về chấm dứt tình hình căng thẳng ở Triều Tiên và việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Đông Dương. Tình hình thế giới như vậy đã mở ra một con đường mới cho khả năng kết thúc chiến tranh Việt Nam thông qua biện pháp thương lượng hòa bình. Tiền lệ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng thúc đẩy việc giải quyết tình hình Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bằng phương pháp đàm phán hòa bình. Cuộc đàm phán về chiến tranh Triêu Tiên đã dẫn đến việc ký Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên trên cơ sở giữ nguyên trạng hai miền Triều Tiên. Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng giải quyết xung đột vũ trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hòa bình và khởi động quá trình các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp quốc tế. Tình hình Đông Dương 1953-1954 đang ở thế có lợi cho Việt Nam khi bước vào vòng đàm phán của hội nghị Geneva.Tình hình chính trị của Pháp rất rối ren do những thất bại quân sự to lớn trên chiến trường Đông Dương và chính sách lệ thuộc vào Mỹ của giới cầm quyền Pháp. Phong trào chống chiến tranh, đòi quân đội rút về nước ngày một lan rộng trong các tầng lớp xã hội khác nhau ở Pháp. Quốc hội Pháp bị phân liệt trong vấn đề Đông Dương và các nước đồng minh phương Tây cũng không thực tâm giúp Pháp. Tình hình trong nước đang ở thế có lợi cho ta để tiếp tục bước vào hội nghị Geneva. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava, cố gắng chiến tranh cao nhất và cũng là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ. Tác động trực tiếp và sâu sắc nhất của chiến trường toàn Đông Dương và chiến dịch Điện Biên Phủ làm rung chuyển nội bộ xã hội và dân tình nước Pháp, thúc đẩy phong trào chống chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao trào, tạo phân hóa trong chính giới Pháp, thúc đẩy mạnh mẽ lực lượng chủ hòa trong chính giới, đặc biệt trong Quốc hội Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh và phá hoại Hội nghị Geneva của Mỹ. Chiến thắng cũng tăng thêm sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên phủ tạo thế vững vàng cho đoàn đàm phán Việt Nam. Đoàn ta đã bước vào Hội nghị Geneva với thế thắng, thế mạnh nhờ có thắng lợi quân sự khắp chiến trường Việt Nam. Mục tiêu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi tham gia hội nghị Geneva Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bày lập trường đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở: Hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ đồng thời đề ra giải pháp 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Về chính trị và kinh tế Pháp công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện gia nhập đó. Các chính phủ Campuchia và Lào cũng ra những tuyên bố tương tự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Campuchia, Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của nước Pháp trong ba nước. sau khi các chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Về quân sự Ký một hiệp định về rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia, Lào trong thời hạn các bên tham gia tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi rút quân của lực lượng Pháp hay Việt nam trong một số khu vực hạn chế Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh Trao trả tù binh Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp và ba nước Đông Dương ký hiệp đình về từng nước trên cơ sở dưới đây: Ngừng bắn trên toàn Đông Dương và đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ và khu vực mà các bên chiếm giữ Ngừng việc đưa quân đội mới, vũ khí đạn dược vào Đông Dương Thiết lập một hệ thống kiểm soát các uỷ ban liên hiệp gồm đại diện của các bên tham chiến. Thành công và hạn chế của Việt Nam trong Hội nghị Geneva Thành công Sau hai tháng rưỡi đàm phán, Hội nghị đã kết thúc thành công, nhân dân ta đã giành được những kết quả quan trọng. Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố chung, thừa nhận: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia và quy định quân đội Pháp phải rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Cũng trong lời kêu gọi ngày 22 tháng 7 năm 1954 của Hồ Chủ Tịch nêu rõ “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi …Chúng ta giành được thắng lợi to lớn là do nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta..” Với hội nghị Geneva, chúng ta đã có những thành công nhất định cả về mặt chính trị, quân sự và ngoại giao góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và hòa bình thế giới. Về thời hạn tổng tuyển cử ở Việt nam Cùng với việc ấn định vĩ tuyến phân vùng, vấn đề định thời hạn tổng tuyển cử là sự thỏa thuận cuối cùng giữa ta và địch. Thời hạn định cho việc tổng tuyển cử để thống nhất việt nam là hai năm sau khi ngừng bắn (20/7/1956). Đó là mức cuối cùng của ba đoàn Liên Xô, Trung quốc, Việt nam thống nhất ở Gieneva,và đưa ra với đối phương ngày 29/7/1954. Phương án này so với sự thỏa thuận giữa nước ta và Trung quốc tại hội nghị Liễn Châu ( tuyển cử trong vòng 6 tháng đến 1 năm) thì thấp. So với điều kiện thỏa hiệp của Măng det Pho răng (15 tháng sau khi ký hiệp định) và dự kiến của chuyên gia trong phái đoàn của Bido trước đó (18 tháng) thì mức đó cũng thấp. Về địch, chúng buộc phải nhận thời hạn tổng tuyển cử là một thất bại của chúng vì về cơ bản chúng không muốn bàn về vấn đề chính trị và âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Chúng dùng vấn đề này để ép ta phải nhân nhượng chúng về vấn đề phân vùng. Chiều 17/7, 3 ngày trước khi ký kết hiệp định Măng det Pho răng vẫn không chịu định thời hạn tổng tuyển cử. Về ta, cả Liên xô và Trung quốc đều không nhấn mạnh thời hạn tổng tuyển cử ở Việt nam, họ đều cho rằng vấn đề thời hạn tổng tuyển cử có thể thỏa thuận được nhưng trong một thời gian nhất định không thể thực hiện được. Buộc địch phải định rõ thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất Việt nam trong hiệp định Gieneva là một thắng lợi. Thời hạn đạt được từ 1 đến 2 năm không quan trọng nhưng sớm vẫn tốt hơn. Lập lại hòa bình ở Đông Dương và giải phóng hoàn toàn Miền Bắc Đánh giá một cách toàn diện và khách quan về Hiệp nghị Geneva 1954, trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tháng 11 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy quân sự Trung ương kết luận: “với Hiệp nghị Geneva, tuy ta chưa hoàn thành việc giải phóng cả nước nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc chuẩn bị điều kiện tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ sau này. Đây là một thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to, thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta do Đảng lãnh đạo.” Với hiệp định Geneva, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân và ba nước Lào, Việt, Campuchia không tham gia liên minh quân sự với bên ngoài. Điều đó đã góp phần quan trọng, chẳng những tạo lập được môi trường hòa bình ổn định cho Đông Dương sau chiến tranh mà còn đưa đến thay đổi tương quan lực lượng và cục diện Đông Dương và Đông Nam Á có lợi cho xu hướng chống ách thống trị và lệ thuộc Phương Tây, chống các liên minh quân sự của nước ngoài, vì độc lập tự do hòa bình của mình. Pháp cùng các nước lớn công nhận các quyền độc lập, chủ quyền của Việt Nam điều mà 9 năm về trước, tại hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Pháp không chịu công nhận, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng gắn liền với hệ thống XHCN để xây dựng một nhà nước hoàn chỉnh, làm cơ sở cho công cuộc tiếp tục đấu tranh thống nhất đât nước, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc đấu tranh hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, đồng thời là hậu phương quan trọng để làm nhiệm vụ quốc tế đối với sự nghiệp chống áp đặt ách thống trị của các cường quốc thực dân phương Tây đối với Lào và Campuchia. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sau Điện Biên Phủ và Geneva có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, đặc biệt là trong phong trào giải phóng dân tộc. Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hòan toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước ta là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời là thắng lợi của phe XHCN, hòa bình dân chủ trên toàn thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ và là một thắng lợi của hòa bình, hòa dịu, hạ nhiệt phần nào không khí chiến tranh lạnh Một số thành công khác Bên cạnh đó, Đảng và nhân dân ta cũng đã đạt được một số thành công khác qua Hội nghị này. Đó là Hiệp định Gieneva – một văn bản có tính pháp lý quốc tế cho một giải pháp đồng bộ về quân sự chính trị nhằm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn, giới hạn cuộc thảo luận tại Geneva về Đông Dương trong khuôn khổ một hiệp nghị ngừng bắn đơn thuần. Nó tuyệt đối không phải là một thỏa thuận chỉ giới hạn trong việc ngừng bắn của các bên tham chiến. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn phương Tây phải công nhận bằng văn bản pháp lý quốc tế chủ quyền quốc gia sự thống nhất và quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta. Hiệp định về cơ bản đã thể hiện được phương hướng, lập trường và mục tiêu cơ bản của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) khi bước vào cuộc thương lượng như trong báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng trước quốc hội 10/4/1953 “hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ” Thực tiễn lịch sử đã xác nhận những sự kiện lớn đáng ghi nhận như việc hình thành cương lĩnh mặt trận DT giải phóng Miền Nam Việt Nam đấu tranh vì một miền Nam độc lập, hòa bình, trung lập và đường lối trung lập tích cực chống đế quốc Mỹ của vương quốc Lào và Campuchia. Hơn thế nữa, hiệp định đã trở thành cơ sở quan trọng cho việc ký kết hiệp định Geneva về Lào 1962 và là một trong những tiêu chí hàng đầu về chính trị, pháp lý cho cuộc đấu tranh gay gắt trong cuộc đàm phán tại Paris giữa ta với Hoa Kỳ (1968-1973) Thành tựu đối ngoại nổi bật trong giai đoạn đầu là đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn chiến đấu trong vòng vây khi các liên hệ từ thủ đô kháng chiến với thế giới hết sức hạn chế, thiếu thông tin tài liệu để nghiên cứu quốc tế, không có ngoại tệ nhưng đã chủ động, nỗ lực to lớn để phá vòng vây qua hướng Tây Nam, mở các cơ quan đại diện ở Bangkok, Ranggun, tạo được đầu mối ở ngoài nước để hoạt động quốc tế. Hơn nữa, thắng lợi của hiệp định đã góp phần vào phong trào cách mạng Lào, Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu cho phong trào sụp đổ của Chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Tuy vậy hội nghị chỉ là một bước tạm ngừng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc để ta củng cố thắng lợi đã giành được, chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, giai đoạn chống Mỹ cứu nước , giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ta ký hiệp định Geneva như vậy là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp như thế là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng của ta và địch trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Vì lúc này, về phía địch, thực dân Pháp tuy thất bại lớn nhưng vẫn còn lực lượng và còn đằng sau Pháp, đế quốc Mỹ đang có mưu đồ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Còn ta lúc đó thắng to , nhưng cũng có những khó khăn mới, chưa đủ điều kiện tiếp tục chiến tranh để giải phóng cả nước. Trên trường quốc tế, các nước anh em trong đó có Liên Xô và Trung Quốc đều muốn có hòa bình để xây dựng đất nước và đều muốn cuộc chiến tranh ở Đông Dương đi tới một giải pháp. Sau 55 năm nhìn lại, vẫn nguyên giá trị những ý nghĩa lịch sử của bản Hiệp định Giơ-ne-va. Hiệp định đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp mà quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước, kể cả nước Pháp, cam kết tôn trọng. Đó chính là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh tiếp theo chống đế quốc Mỹ xâm lược nước ta. Đó cũng là kết quả của một đường lối đúng đắn - đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời đó là thành quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận: mặt trận chính trị, mặt trận quân sự, mặt trận ngoại giao trong cuộc đấu tranh chống thực dân, là minh chứng hùng hồn của chính sách đoàn kết-đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế Hạn chế Trong bối cảnh phức tạp của hội nghị và tình hình quốc tế lúc đó, việc chúng ta đạt được những yêu cầu cơ bản nêu trên là một thắng lợi đáng trân trọng, nó tạo cơ sở pháp lý cho chúng ta tiến lên giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Tuy nhiên, do tình hình và tính chất của hội nghị quốc tế nhiều bên, trong đó ngoại giao nước lớn bị chi phối bởi lợi ích riêng của mỗi nước nên chúng ta không được mục tiêu như mong muốn.. Về vấn đề giới tuyến Trước thái độ của các bên nhanh chóng muốn giải quyết vấn đề, đoàn đại biểu Việt Nam chấp nhận vĩ tuyến 17. “Lùi đến vĩ tuyến 17, Việt Nam có thiệt thòi” vì mục tiêu ban đầu ta đề ra “phương án cao nhất là vĩ tuyến 13, tối thiểu là vĩ tuyến 16”. Vĩ tuyến 16 được coi là hợp lý theo như đánh giá của ta và một số thành viên phía Pháp. Đường giới tuyến Việt Nam liên quan tới vấn đề Lào. Giữ vĩ tuyến 16, nghĩa là Việt Nam làm chủ cửa bể Đà nẵng, Huế và con đường từ Savannakhet đi Quảng Trị là thiết yếu đối với giao thông của Lào đi ra biển. Phải giúp cho Lào độc lập cùng với miền Bắc Việt Nam. Mất vĩ tuyến 16, đồng nghĩa với Pháp có thể dùng cửa bể đó và đường đó để chở thêm quân đội và vũ khí vào Lào. Pháp vẫn có khả năng ảnh hưởng và can thiệp vào Lào và Cam-pu-chia. Theo phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tại hội thảo “ 50 năm hiệp định Genevơ về Đông Dương- ý nghĩa và bài học” , nếu ta nắm rõ tình hình hơn và kiên quyết hơn trong việc thuyết phục thêm Liên Xô, Trung Quốc thì có thể giữ được vĩ tuyến 16 nhưng không có chuyển cảng Hải Phòng là cảng tự do, không có chuyện công quản đường 5 lại càng không có công quản Hà Nội. Nói như vậy để thấy các nước đều có quan điểm riêng của họ nhưng không phải vì thế mà mình chịu theo điều này liên quan đến vấn đề độc lập. Hơn nữa phải thấy tương quan lực lượng trên bàn Hội nghị. Trong 9 đoàn tham gia 3 đoàn đã thống nhất chia cắt Việt Nam còn 2 đoàn là đồng minh lớn của ta cũng thống nhất là phải chia cắt, Mỹ có tính toán riêng. Về vấn đề tổng tuyển cử Quan điểm của ta là tổng tuyển cử thống nhất hai miền càng sớm càng tốt. Thời gian là 6 tháng hoặc muộn nhất là 1 năm sau ngày ngừng bắn, Nhưng cuối cùng Trung Quốc đưa ra thời gian là 2 năm, các bên đồng ý, ta chấp nhận. Chúng ta hiểu rằng dù thời gian tổng tuyển cử thống nhất tổ quốc sớm hay muộn, 2 năm, 1 năm hay 6 tháng thì Mỹ và tay sai đều phá bởi mưu đồ của Mỹ nhảy vào thay Pháp thống trị. Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước sau hai năm. theo nhận xét của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời bởi lẽ khi có tổ chức tổng tuyển cử nhằm thống nhất nước Việt Nam thì tất nhiên không còn có giới tuyến này nữa. Pháp cho rằng Việt Nam bị chia cắt càng lâu thì Việt Nam sẽ không bị cộng sản hóa, nên tổng tuyển cử sớm thì những người ở Miền Nam sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh. Đây là điều bất lợi cho Pháp. Chính phủ Sài Gòn cũng cần có thời gian để chuẩn bị trước. Về phía Mỹ,nước này đã công khai bày tỏ e ngại rằng thống nhất có nghĩa là cuối cùng cả Việt Nam nằm dưới sự thống trị của Hồ Chí Minh, và như vậy Mỹ không tiến hành tổng tuyển cử. Khoảng thời gian 2 năm tổng tuyển cử là cơ hội để chuẩn bị các điều kiện cụ thể cho việc thế chân Pháp trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Hơn thế nữa, trong vấn đề này, các bạn đồng minh
Tài liệu liên quan