Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận phát triển năng lực cho học viên ở các trường đại học trong quân đội

Phát triển năng lực người học là mục tiêu của các trường đại học trong và ngoài quân đội đang hướng tới, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, làm thế nào để khẳng định năng lực người học có đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn hoạt động quân sự sau khi ra trường hay không đang là một vấn đề rất quan trọng. Thực tiễn quá trình giáo dục ở các trường Đại học trong quân đội hiện nay cho thấy, cách đánh giá mới chủ yếu tập trung vào mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng so với các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong trương trình đào tạo, nó được thể hiện bằng điểm số, bằng việc so sánh kết quả đạt được giữa các năm học, giữa người học với nhau. Cách đánh giá này đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu chính xác, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Vì vậy, tiếp cận quan điểm phát triển năng lực người học trong đánh giá quá trình đào tạo là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế trong đánh giá theo phương pháp truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề cập đến định hướng phát triển năng lực trong kiểm tra đánh giá, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định: “

docx6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận phát triển năng lực cho học viên ở các trường đại học trong quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI Trần Hữu Thanh Học viện Chính trị- Bộ Quốc phòng TÓM TẮT Tiếp cận quan điểm phát triển năng lực người học trong quá trình kiểm tra đánh giá là hướng đi đúng đắn trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bài viết này tác giả xin giới thiệu một số biện pháp đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học viên ở các Trường Đại học trong quân đội: Nhận thức đúng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiểm tra đánh cho đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục; đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học viên; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá. SUMMARY Approaching capacity development perspective learners during assessment is the right direction in the fundamental innovation process, contributing to comprehensive education training high-quality human resources for the construction and protect the country. In this article the author would like to introduce a number of measures to assess the direction of approach student capacity at universities in and outside the military: Awareness correct assessment of learning outcomes; fostering skills check reviews for lecturers, education managers; innovative test content and evaluation approach towards capacity trainees; diversification of forms and methods of assessment . 1. Đặt vấn đề Phát triển năng lực người học là mục tiêu của các trường đại học trong và ngoài quân đội đang hướng tới, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, làm thế nào để khẳng định năng lực người học có đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn hoạt động quân sự sau khi ra trường hay không đang là một vấn đề rất quan trọng. Thực tiễn quá trình giáo dục ở các trường Đại học trong quân đội hiện nay cho thấy, cách đánh giá mới chủ yếu tập trung vào mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng so với các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong trương trình đào tạo, nó được thể hiện bằng điểm số, bằng việc so sánh kết quả đạt được giữa các năm học, giữa người học với nhau. Cách đánh giá này đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu chính xác, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Vì vậy, tiếp cận quan điểm phát triển năng lực người học trong đánh giá quá trình đào tạo là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế trong đánh giá theo phương pháp truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề cập đến định hướng phát triển năng lực trong kiểm tra đánh giá, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc”[1]. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW tiếp tục xác định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”[2]. 2. Tiếp cận quan điểm phát triển năng lực trong kiểm tra đánh giá học viên (HV) ở các Trường Đại học trong quân đội Theo Nguyễn Công Khanh: “Đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”[3]. Như vậy có thể hiểu tiếp cận quan điểm phát triển năng lực trong đánh giá HV ở các Trường Đại học trong quân đội thực chất là thay đổi từ cách đánh giá kiến thức là chủ yếu sang đánh giá người học cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ của nghề nghiệp quân sự. Với cách đánh giá này không chỉ giúp chúng ta biết được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, được khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ học tập hay một tình huống quân sự, mà còn giúp người dạy biết được khả năng, sở trường người học, giúp người học biết được chính xác vị trí, khả năng của mình so với chuẩn đầu ra, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học tập đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc trưng đánh giá theo năng lực là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tập trung đánh giá năng lực hành động, vận dụng thực tiễn, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp và năng lực phát triển bản thân. Các phương pháp chú trọng đánh việc sử dụng kiến thức ở mức độ tư duy bậc cao, chuyển hóa, sáng tạo lại kiến thức, vận dụng kiến thức và sáng tạo trong thực hành. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, chuẩn mực đạo đức... được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Với cách đánh giá này, muốn chứng minh HV có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết tình huống trong bối cảnh thực tiễn hoạt động quân sự. Khi đó HV phải kết hợp vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường với những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm thực tế để xử lý các tình huống. Thông qua việc xử lý tình huống, có thể đồng thời đánh giá được cả nhận thức, kỹ năng, khả năng hoạt động thực tiễn và những giá trị, tình cảm của người học. Quá trình dạy học ở các Trường Đại học trong quân đội những năm qua cho thấy việc kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu vẫn dựa vào đánh giá kiến thức, kỹ năng, chưa chú trọng đến sự phát triển năng lực người học. Nghĩa là phương pháp kiểm tra, đánh giá tập trung chủ yếu vào đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng của HV so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, chưa chú ý đến phát triển các phẩm chất tư duy; hình thức đánh giá còn đơn điệu song lại mang tính áp đặt chủ quan. Cách đánh giá này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ, học theo mùa vụ, ít quan tâm đến vấn đề phát triển tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn của người học. Dưới góc độ năng lực HV chúng ta thấy cách đánh giá này chưa hoàn toàn chính xác, bởi vì thực tiễn chỉ ra việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ của người học chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được phối hợp, kết nối trở thành năng lực giải quyết một cách có hiệu quả các tình huống đặt ra trong hoạt động thực tiễn. Từ thực trạng trên cho thấy, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển năng lực cho HV ở các Trường Đại học trong quân đội trong giai đoạn hiện nay việc thay đổi từ việc đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học đang là vấn đề nóng bỏng được nhiều lực lượng sư phạm quan tâm. Thực hiện đánh giá năng lực HV ở các Trường Đại học trong quân đội hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: 2.1. Nhận thức đúng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập Đây là biện pháp quan trọng, bởi chỉ có nhận thức đúng về kiểm tra đánh giá mới có thể thực hiện đúng hướng và hiệu quả quá trình kiểm tra đánh giá. Một trong những bất cập dễ thấy trong quá trình kiểm tra đánh giá hiện nay đó là quá trình kiểm tra đánh giá luôn được xem là công cụ duy nhất để đánh giá người học, việc đánh giá thường được tiến hành ở cuối môn học hay cuối kỳ học bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. Quan niệm này đã tạo ra áp lực nặng nề cho người đánh giá và người được đánh giá, song thực tế nó lại không đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Tiếp cận năng lực trong kiểm tra đánh giá kết quả sẽ giúp khắc phục được những hạn chế bất cập của đánh giá truyền thống, làm cho quá trình kiểm tra đánh giá nhẹ nhàng hơn, nhưng toàn diện hơn và hiệu quả tích cực hơn. Để đánh giá năng lực, trước hết đòi hỏi giảng viên cần hiểu đúng triết lý đánh giá: “ Đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học; đánh giá là quá trình học tập và đánh giá về kết quả học tập, giáo dục”[3]. Với cách hiểu này, quá trình đánh giá sẽ trở lên hiệu quả với quá trình giáo dục, giúp người dạy đánh giá được người học trong cả quá trình dạy học, giúp người học có thể phát hiện sự thay đổi của bản thân trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân. Từ đó để người dạy điều chỉnh hoạt động giảng dạy, người học điều chỉnh hoạt động học tập, làm cho quá trình dạy học sát hơn với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Bên cạnh đó cần phải hiểu rõ mục đích đánh giá để lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp. Hiện nay mục đích đánh giá bao gồm: đánh giá để đo lường kiến thức; đánh giá để đo lường kỹ năng và đánh giá để đo lường năng lực người học. Tùy từng mục đích đánh giá khác nhau để lựa chọn phương pháp đánh giá khác nhau và sử dụng kết quả đánh giá. 2.2. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiểm tra đánh cho đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục Kết quả của kiểm tra đánh giá phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng đánh giá của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Mặt khác, kiểm tra đánh giá còn là một khoa học, đòi hỏi người giảng viên phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, nhiều phương pháp, nhiều hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Thông qua quá trình đánh giá bản thân người giảng viên sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá HV nói riêng. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiểm tra đánh giá cho giảng viên là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đánh giá năng lực cho người học. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng đánh giá cho giảng viên bao gồm: bồi dưỡng các phương pháp đánh giá (trắc nghiệm, tự luận, thông qua bài tập thực hành, hoạt động nhóm, thông qua xử lý các tình huống). Bồi dưỡng kỹ thuật đánh giá (quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ thuật đặt câu hỏi, nêu vấn đề) và các hình thức đánh giá mới, từng bước thay đổi thói quen của giảng viên, hướng dẫn họ cách thức ra đề thi, kiểm tra theo dạng mở, theo cách tiếp cận năng lực HV. Khuyến khích giảng viên áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, bằng tranh luận thông qua hoạt động nhóm, nhất là thông qua các bài tập tình huống sát với thực tiễn nghề nghiệp quân sựĐồng thời bồi dưỡng cho giảng viên cách thức hướng dẫn để HV biết cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho người học tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin). Sau kiểm tra đánh giá, giảng viên phải giúp học HV biết cách tự tổ chức hoạt động học tập của mình hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển. 2.3. Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HV Nội dung kiểm tra, đánh giá là sự phản ánh tập trung yêu cầu của quá trình dạy học. Nó được thể hiện dưới dạng một câu hỏi, một bài tập hay một tình huống cụ thể trong đó chứa đựng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng vận dụng thực tiễn của người học. Hiện nay, nội dung kiểm tra ở các Trường Đại học trong quân đội phần lớn vẫn dừng ở mục tiêu đánh giá kiến thức, tức là vẫn tập trung vào yêu cầu HV trình bày lại những nội dung đã được giảng viên trang bị. Nội dung kiểm tra đánh giá này hiện nay không còn phù hợp, đòi hỏi phải đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Tiếp cận năng lực người học trong đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá hiện nay phải được thực hiện đồng bộ từ việc xác định nội dung, xây dựng tiêu chí đánh giá, xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá và tổ chức đánh giá. Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc khoa học, toàn diện, sát yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp, thì nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần lấy tiêu chí “năng lực” làm trọng tâm. Điều này có nghĩa là hướng đến việc đánh giá được kiến thức, kỹ năng và thái độ của HV thông qua xử lý tình huống cụ thể. Đồng thời cần lồng ghép thêm một số phương pháp giúp hình thành kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng tự học suốt đời cho HV như: Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tìm kiếm và xử lý thông tin. 2.4. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá Mục tiêu của đánh giá năng lực HV là kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Do đó, phải kết hợp đa dạng các hình thức và phương pháp đánh giá mới đảm bảo khách quan, chính xác, hướng tới sự phát triển toàn diện người học. Hiện nay có nhiều hình thức, phương pháp đánh giá có thể vận dụng trong đánh giá năng lực người học ở các Trường đại học trong quân đội, có thể sử dụng phương pháp hiện đại hoặc kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại. Trong đó, cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: Quan sát, vấn đáp, tiểu luận, chuyên đề, bài tập lớn hay bài tập tình huống Chuyển từ đánh giá theo từng thời điểm sang đánh giá quá trình, tập trung vào phát triển năng lực cho người học. Bên cạnh đó cần kết hợp hài hòa giữa giá của giảng viên với tự đánh giá của HV, giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của đơn vị thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ sỹ quan mới ra trường. Tuy nhiên, dù thực hiện hình thức, phương pháp đánh giá nào cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc trong đánh giá và hướng đến các mục tiêu sau: Một là, hướng đến phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phương pháp hoạt động thực tiễn cho người học. Điều này có nghĩa là, thông qua kiểm tra đánh giá ngoài việc đo lường kiến thức, kỹ năng, năng lực, quan trọng hơn phải hướng đến phát triển toàn diện người học. Hai là, đảm bảo tôn trọng sự phát triển nhân cách cá nhân. Đây là điểm khác biệt giữa đánh giá truyền thống và đánh giá theo năng lực người học. Mục đích của đánh giá truyền thống là xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục và xếp hạng giữa những người học với nhau. Đánh giá theo năng lực là đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống hướng tới sự tiến bộ của người học. Vì vậy, quá trình đánh giá phải hướng đến sự phát triển nhân cách và khả năng riêng biệt của mỗi người. Ba là, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Đây là mục tiêu quan trọng của kiểm tra đánh giá theo năng lực, bởi vì chỉ có trên cơ sở đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch trong đánh giá mới có thể tạo động lực cho người học vươn lên hoàn thiện chính bản thân. 3. Kết luận Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận quan điểm phát triển năng lực HV ở các trường Đại học trong quân đội là một trong những biện pháp quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo. Thực tiễn hiện nay cho thấy chất lượng giáo dục ở nhiều trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam đã đáp ứng với yêu cầu xã hội. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là họ tiếp cận và vận dụng thành công phương pháp đánh giá theo năng lực. Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hiện đại hóa quân đội đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc chuyển hướng từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá theo năng lực là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, kiểm tra đánh giá được xem là một nhân tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, vì vậy quá trình kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học phải gắn chặt với đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức học tập theo định hướng phát triển năng lực cho người học./. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam(2013), Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. 3. PGS. TS. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đỗ Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP.
Tài liệu liên quan