Tóm tắt Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup, Đắk Lắk

Trong giai đoạn 2008 cho đến nay, chúng ta đã được chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo, tình trạng thiếu tín dụng, và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chính của vấn đề cũng bắt đầu từ việc vỡ bong bóng bất động sản hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn quá mức và lơi là công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng lớn của Mỹ 1 . Đối với Agribank, theo thông tin được công bố trên website của ngân hàng, Agribank hiện là ngân hàng lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên Agribank cũng là ngân hàng có nợ xấu ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thương mại - chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống 2 ; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại là 9,49% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước. Là một thành viên của hệ thống Agribank, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup- Dak Lak (Agribank EasupDak Lak) đã thu nhận được các kết quả đáng khích lệ trong các năm vừa qua, tuy nhiên những vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng và tín dụng cho vay hộ kinh doanh vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển của chi nhánh.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup, Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --------------- LÊ NGUYÊN HẢO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN EASUP, ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Hà Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 04 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn 2008 cho đến nay, chúng ta đã được chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo, tình trạng thiếu tín dụng, và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chính của vấn đề cũng bắt đầu từ việc vỡ bong bóng bất động sản hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn quá mức và lơi là công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng lớn của Mỹ1 . Đối với Agribank, theo thông tin được công bố trên website của ngân hàng, Agribank hiện là ngân hàng lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên Agribank cũng là ngân hàng có nợ xấu ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thương mại - chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống2 ; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại là 9,49% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 14% của toàn hệ thống và cũng thấp hơn so với mức 10,45% trung bình của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước. Là một thành viên của hệ thống Agribank, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup- Dak Lak (Agribank Easup- Dak Lak) đã thu nhận được các kết quả đáng khích lệ trong các năm vừa qua, tuy nhiên những vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng và tín dụng cho vay hộ kinh doanh vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển của chi nhánh. Trước các vấn thực tế đó, do có được điều kiện học tập và làm việc tại Agribank Easup - Dak Lak tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài 1 2 Cao gấp hơn 2 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 4 lần so với của Vietinbank. 2 “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup, Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM. Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Agribank Easup- Dak Lak, từ đó xác định những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân trong hoạt động này. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh NH này. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm các vấn đề gì? Các tiêu chí phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM ? Những tồn tại quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Agribank Easup trong thời gian qua ? Nguyên nhân? Chi nhánh NH này cần làm gì để tiếp tục hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh trong thời gian tới ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Agribank Easup- Dak Lak. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại chi nhánh Agribank Easup- Dak Lak trong khoảng thời gian từ 2011-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử, thống kê mô tả, phân tích diễn giải, phương pháp so sánh 3 v.vđể hệ thống hóa và phân tích nhận định thực trạng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh Agribank Easup- Dak Lak trong thời gian từ 2011- 2013. 7. Bố cục luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup - Dak Lak. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Easup- Dak Lak. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về hộ kinh doanh Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm hộ kinh doanh - Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, - Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ - Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề - Tồn tại trên khắp vùng miền - Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, - Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh, - Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. - Năng lực, trình độ, điều hành, thông tin trong hoạt động kinh doanh hạn chế. 1.1.3. Cho vay hộ kinh doanh của NHTM a) Khái niệm cho vay hộ kinh doanh của NHTM Cho vay hộ kinh doanh của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay là NHTM giao hoặc cam kết cho hộ kinh doanh một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 5 b) Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh của NHTM - Quy mô của khoản vay thường nhỏ, lẻ nhưng số lượng khách hàng đông. - Phân tán theo địa bàn, đa dạng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. - Chi phí tổ chức cho vay cao. - Nguồn thông tin phục vụ cho vay thường không đầy đủ, không chính xác. - Khó kiểm tra chặt chẻ việc sử dụng vốn của khách hàng c) Phân loại cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại + Theo thời hạn cho vay +Theo ngành nghề +Theo hình thức bảo đảm. +Theo phương thức cho vay. 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà ngân hàng gánh chịu do hộ kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi. 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a) Theo nguyên nhân * Rủi ro giao dịch * Rủi ro danh mục b) Theo tính chất * Rủi ro đặc thù * Rủi ro hệ thống 6 1.2.3. Đặc điểm RRTD trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại - RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tính tất yếu - RRTD trong cho vay hộ kinh doanh mang tính gián tiếp - RRTD trong cho vay hộ kinh doanh rất đa dạng, phức tạp - RRTD trong cho vay hộ kinh doanh khó giám sát 1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Tổn thất vốn - Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận - Suy giảm khả năng thanh khoản - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng - Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà ngân hàng gánh chịu do hộ kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi. 1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Kiểm soát được mức độ thiệt hại rủi ro tín dụng trong giới hạn đề ra. - Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro ngày một gia tăng. - Thực hiện đúng các quy định của nhà nước và của pháp luật hiện hành. 7 1.3.3. Nguyên tắc của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Nguyên tắc chấp nhận rủi ro. - Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. - Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của ngân hàng thương mại. 1.3.4. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a) Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của ngân hàng. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận diện các thông tin, dấu hiệu về nguồn rủi ro tín dụng, hiểm họa và nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. - Ngân hàng thực hiện nhận dạng rủi ro tín dụng qua nhiều phương pháp: Nhận dạng qua các dấu hiệu cảnh báo, thu thập qua các dấu hiệu cảnh báo, thu thập dữ liệu rủi ro tín dụng quá khứ và xác định các nguồn gây ra rủi ro, phân tích tổn thất do rủi ro tín dụng b) Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Đo lường rủi ro tín dụng là việc ứng dụng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận của ngân hàng từ đó ra quyết định một cách đúng đắn nhất, có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Đo lường rủi ro tín dụng thường dùng các phương pháp sau: - Mô hình 6C - Mô hình CAMPARI - Mô hình ước lượng tổn thất dự kiến 8 - Mô hình điểm số tín dụng c)Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Là các hoạt động thường xuyên nhằm để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại. Đó là các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hòa, chuyển giao, tự tài trợ v.v rủi ro tín dụng. d)Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Là việc sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài (Nguồn bảo hiểm tín dụng, nguồn bán nợ, nguồn do chứng khoán hóa nợ xấu) và bên trong ( nguồn dự phòng xử lý rủi ro, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận) để bù đắp thiệt hại tổn thất tài chính do rủi ro tín dụng gây ra. . 1.3.5. Các tiêu chí phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a) Cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng b)Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)  100% Tổng dư nợ vay c)Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể Trích lập dự phòng cụ thể theo công thức: R = max [ 0, ( A – C ) x r. Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ C: Giá trị tài sản đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể( nợ nhóm 1: r = 0% ; nợ nhóm 2: r = 5% ; nợ nhóm 3: r = 20 % ; nợ nhóm 4: r = 50% ; nợ nhóm 5: r = 100% ) 9 đ)Tỷ lệ xóa nợ ròng Tỷ lệ nợ xóa ròng = Nợ xóa ròng  100% Tổng dư nợ vay Những chỉ tiêu này được so sánh giữa mức thực hiện so với kế hoạch để đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại a) Nhân tố bên ngoài - Môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội - Môi trường thông tin - Chính sách của nhà nước - Những yếu tố thuộc khách hàng hộ kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, tài sản - Sự cạnh tranh trong cho vay hộ kinh doanh b) Nhân tố bên trong - Chính sách cho vay hộ kinh doanh - Quy mô kinh doanh - Năng lực quản trị điều hành - Nhân sự - Công nghệ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN EASUP – DAK LAK 2.1. GIỚI THIỆU LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN EASUP – DAK LAK 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Easup – Dak Lak 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Easup – Dak Lak - Tình hình huy động vốn - Tình hình cho vay - Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK EASUP – DAK LAK 2.2.1.Đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh vay vốn của chi nhánh Agribank Easup – Dak Lak - Khách hàng hộ kinh doanh tại Agribank Easup - Dak Lak chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò chủ thể trên địa bàn Easup, tư duy về cơ chế thị trường, am hiểu về chính sách pháp luật còn rất hạn chế. - Số lượng hộ kinh doanh đang vay vốn tại chi nhánh Agribank EaSup – Dak Lak trong năm 2011 là 689 hộ kinh doanh tăng 12% so với năm 2010, sang năm 2012 do có chủ trương tăng trưởng tín dụng tại khu vực nông thôn, và được ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn theo Nghị định 41 của Chính phủ nên đã có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh, trong năm 2012 số lượng hộ kinh doanh vay vốn tăng 215 hộ kinh doanh, tăng 31% so với năm 2011 và năm 2013 số lượng hộ kinh doanh tăng 198 hộ kinh doanh, tăng 22% so với năm 2012 11 Bảng 2.4. Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại Agrbank EaSup – Dak Lak Đơn vị tính: Hộ kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) Số HKD 615 689 12 904 31 1.102 22 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK) Bảng 2.5. Dư nợ hộ kinh doanh tại Agribank Easup- Dak Lak Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 247.352 322.520 30,38 383.886 19,02 Dư nợ hộ kinh doanh 197.881 274.142 24,89 333.980 21,82 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK) Bảng 2.6. Dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề Đơn vị tính: Triệu đồng Chi tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng (%) Năm 2012 Tốc độ tăng (%) Năm 2013 Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ HKD 157.543 197.881 25,60 274.142 38,53 333.980 21,82 1.Nông, lâm, ngư nghiệp 88.066 118.134 34,14 180.385 52,69 234.787 30,15 Tỷ trọng(%) 55,9 59,7 65,8 70,3 2.Tiểu thủ CN, chế biên 3.308 2.770 -16,26 2.467 -10,94 1.001 -59,43 Tỷ trọng(%) 2,1 1,4 0.9 0,3 3. Vận tải, xây dựng 16.226 20.381 25,60 27.140 33,16 35.067 29,20 Tỷ trọng(%) 10,3 10,3 9,9 10,5 4. Thương mại, dịch vụ 39.700 46.897 18,12 50.167 6,97 53.102 5,85 Tỷ trọng(%) 25,2 23,7 18,3 15,9 5.Ngành khác 10.240 9.696 -5,32 10.143 4,61 7.013 -30,86 Tỷ trọng(%) 6,5 4,9 3,7 2,1 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK) 12 2.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Easup – Dak Lak - Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách cho vay cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay. - Chi nhánh Agribank Easup – Dak Lak quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5% đến năm 2013 và đến 2015 kiểm soát dưới 2%. 2.2.3.Công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh a) Mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak thực hiện theo mô hình quản trị phân quyền trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc tín dụng được điều hành tập trung của Agribank Việt Nam, các chi nhánh, phòng giao dịch, phòng tín dụng trực tiếp thực hiên các nghiệp vụ tín dụng, tự quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch của mình. b) Chính sách tín dụng của Agribank Chính sách tín dụng của Agribank là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐTV của Agribank đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trong phạm vi cho phép của NHNN Việt Nam. c) Quy trình cho vay đối với hộ kinh doanh Quy trình cho vay đối với hộ kinh doanh tuân theo quy trình tín dụng chung về cho vay của Agribank được ban hành theo quyết định 666/ QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam, được chỉnh sửa theo quyết định 165/QĐ- HĐQT- TDHo 13 ngày 01/03/2011 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2.4.Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EASUP – DAK LAK a) Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Việc nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak được giám đốc chi nhánh phân công cho cán bộ thẩm định, cán bộ kiểm soát và cán bộ tín dụng theo dõi món vay thực hiện trước, trong và sau khi cho vay. b) Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh Đo lường rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank EaSup chỉ thực hiện công cụ đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là: xếp hạng tín dụng nội bộ HKD và thẩm định TD để đo lường rủi ro tín dụng. c) Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng Agribank EaSup – Dak Lak phân tích môi trường kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh để xây dựng định hướng tín dụng định kỳ hàng năm, nhằm kiểm soát rủi ro TD trong hoạt động cho vay nói chung và CVHKD nói riêng, bao gồm các biện pháp sau: - Quy định đối tượng được vay, không được vay - Lựa chọn khách hàng hộ kinh doanh cho vay qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ - Phân quyền phán quyết - Thực hiện quy trình cho vay hộ kinh doanh - Đa dạng danh mục cho vay hộ kinh doanh - Đảm bảo tiền vay, bảo hiểm tín dụng, gia hạn nợ, giản nợ, giảm lải, xử lý nợ xấu d) Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh -Tài trợ rủi ro tín dụng bằng nguồn dự phòng rủi ro: Sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ được xử lý rủi ro theo quy định, việc sử dụng dự phòng về bản chất có tác dụng làm sạch bản cân đối bằng nguồn tài chính của bản thân ngân hàng, sau khi khoản 14 nợ được xử lý rủi ro sẽ được hạch toán chuyển sang ngoại bảng để theo dõi và sử dụng các biện pháp thu nợ triệt để. - Tài trợ rủi ro tín dụng bằng nguồn bảo hiểm. 2.2.5 Kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh - Cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng Kết quả phân loại nợ của Agrbank EaSup – Dak Lak từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tuy ở mức an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, do dư nợ nhóm 2 phát sinh tăng trong năm 2013 là 9.115 triệu đồng nguy cơ chuyển sang nhóm 3, do vậy tỷ lệ nợ xấu
Tài liệu liên quan