Tự chủ tài chính, hội tụ kế toán quốc tế và yêu cầu cải tiến chất lượng thông tin trên hệ thống Báo cáo tài chính - Ứng dụng cho các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam

Báo cáo tài chính tuy ở giai đo ý nghĩa vô cùng quan tr Bởi lẽ “giá trị” tất cả công việc nhận biết - đo lường - tính toán - ghi chép và tổng hợp thông tin kế toán tuỳ thuộc vào “giá trị” của thông tin mà kế toán cung cấp cho đối tượng sử dụng. ọng, ảnh hưởng mang tính quyết định đến toàn bộ công tác kế toán. ạn cuối cùng của của quy trình công tác kế toán nhưng lại có Báo cáo tài chính của các trường trung học chuyên nghiệp công lập cũng giống như các đơn vị sự nghiệp công lập khác đang được lập và sử dụng theo qui định thống nhất của Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, mức độ trình bày và công bố thông tin trên hệ thống báo cáo này đang dần thể hiện nhiều bất cập trong điều kiện hội tụ kế toán công quốc tế và thay đổi cơ chế quản lý tài chính nhà nước theo hướng tăng cường tự chủ và xã hội hóa dịch vụ công. Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu, trao đổi về việc hoàn thiện báo cáo tài chính của các trường trung học chuyên nghiệp công lập nói riêng và của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính và hội tụ kế toán quốc tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự chủ tài chính, hội tụ kế toán quốc tế và yêu cầu cải tiến chất lượng thông tin trên hệ thống Báo cáo tài chính - Ứng dụng cho các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 113 - tháng 3/2017 *Khoa Kế toán & Kiểm toán - Học viện Ngân hàng TÖÏ CHUÛ TAØI CHíNH, HOÄI TUÏ KEÁ TOAÙN QUOÁC TEÁ VAØ YEÂU CAÀU CAÛI TIEÁN CHAÁT LÖÔÏNG THOÂNG TIN TREÂN HEÄ THOÁNG BAÙO CAÙO TAØI CHíNH - ÖÙNG DUÏNG CHO CAÙC TRÖÔØNG TRUNG HOÏC CHUYEÂN NGHIEÄP COÂNG LAÄP VIEÄT NAM ThS. Đỗ NGọC TrÂM* Báo cáo tài chính tuy ở giai đoạn cuối cùng của của quy trình công tác kế toán nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng mang tính quyết định đến toàn bộ công tác kế toán. Bởi lẽ “giá trị” tất cả công việc nhận biết - đo lường - tính toán - ghi chép và tổng hợp thông tin kế toán tuỳ thuộc vào “giá trị” của thông tin mà kế toán cung cấp cho đối tượng sử dụng. Báo cáo tài chính của các trường trung học chuyên nghiệp công lập cũng giống như các đơn vị sự nghiệp công lập khác đang được lập và sử dụng theo qui định thống nhất của Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, mức độ trình bày và công bố thông tin trên hệ thống báo cáo này đang dần thể hiện nhiều bất cập trong điều kiện hội tụ kế toán công quốc tế và thay đổi cơ chế quản lý tài chính nhà nước theo hướng tăng cường tự chủ và xã hội hóa dịch vụ công. Ở bài viết này, tác giả nghiên cứu, trao đổi về việc hoàn thiện báo cáo tài chính của các trường trung học chuyên nghiệp công lập nói riêng và của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính và hội tụ kế toán quốc tế. Từ khóa: Báo cáo tài chính, kế toán, sự nghiệp công lập Financial autonomy, international accounting convergence, and the need to improve the quality of information in the financial reporting system - application to Vietnam public vocational schools Financial reports, although at the final stage of the accounting process, are extremely important and have a decisive impact on the overall accounting work. Because the “value” of all job recognition - measurement - calculation - recording and synthesis of accounting information depends on the “value” of the information that the accountant provides to the user. Public financial statements of public professional vocational schools are the same as those of other public service delivery agencies which are being prepared and used in accordance with the current regulations of the current administrative accounting system. However, the level of disclosure and disclosure of information in this reporting system is slowly emerging in the context of international public accounting mandates and changes to the state financial management mechanism in the direction of strengthening autonomy and socialization of public services. In this article, the researcher discusses the finalization of financial statements of public professional vocational schools in particular and of public service delivery units in general in order to meet the requirements of financial autonomy and convergence of international accounting. key words: Financial reports, accounting, public service NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 113 - tháng 3/2017 Giới thiệu Hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam phải cải cách hành chính, minh bạch thông tin tài chính khu vực công, chuyển giao dịch vụ công cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Những năm gần đây, Việt Nam không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ cơ chế tài chính công tạo khung pháp lý giúp kế toán công vận dụng được thông lệ quốc tế. Những thay đổi này giúp các đơn vị sự nghiệp công nói chung và các trường trung học chuyên nghiệp công lập (THCNCL) nói riêng chủ động tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện dịch vụ công. Tuy nhiên, chất lượng thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính do các đơn vị này cung cấp theo hướng dẫn của Chế độ kế toán HCSN hiện hành chưa theo kịp sự thay đổi của cơ chế tài chính và xu hướng hội tụ với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Vậy những hạn chế đó cụ thể là gì? Và nên khắc phục như thế nào? 1. Thực trạng chất lượng thông tin “đầu ra” trên các Báo cáo tài chính của các trường trung học chuyên nghiệp công lập hiện nay Hệ thống 303 trường trung cấp chuyên nghiệp công lập (TCCNCL) cũng như hệ TCCN đang được đào tạo tại 200 trường cao đẳng và 40 trường đại học công lập hiện nay được thành lập để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khác đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, trường THCNCL phải lập 6 báo cáo và 4 phụ biểu, cụ thể: STT ký hiệu Tên báo biểu 1 B01-H Bảng cân đối tài khoản 2 B02-H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng 3 B03-H Báo cáo hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh 4 B04-H Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố đinh 5 B05-H Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang 6 B06-H Thuyết minh báo cáo tài chính 7 F02-1H Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động 8 F02-2H Báo cáo chi tiết kinh phí dự án 9 F02-3aH Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước 10 F02-3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước Hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) trên cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, phù hơp với Luật NSNN và các chính sách quản lý tài chính đối với trường THCNCL. Các báo cáo này cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ Nhà nước kiểm soát tính tuân thủ trong việc thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách của đơn vị, làm căn cứ tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp dự toán cao hơn hay báo cáo tình hình NSNN toàn quốc. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo này chưa cung cấp thông tin đúng với vai trò như BCTC của 1 đơn vị kinh tế bị kiểm soát, phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của Chính phủ nhằm cung cấp thông tin công khai cho tất cả công dân kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị nói riêng và quốc gia nói chung từng năm tài chính. Cụ thể: -Bảng cân đối tài khoản thực chất chỉ phục vụ cho việc kiểm tra ghi chép của kế toán chứ không cho thấy được thực trạng vị thế tài chính của đơn vị. -Hiệu quả hoạt động sau một kỳ kế toán, được thể hiện phân tách trên 2 báo cáo B02-H và B03-H, nhưng hiện tại cả hai báo cáo này chưa đảm bảo phản ánh tổng quát đầy đủ kết quả tài chính của đơn vị. Kết quả việc tiếp nhận và quá trình sử dụng kinh phí từ Ngân sách nhà nước được phản ánh trên B02-H, còn toàn bộ tình hình thu - chi NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 113 - tháng 3/2017 và chênh lệch thu, chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh trên B03-H. Xét về bản chất, cơ sở kế toán được sử dụng làm căn cứ xây dựng 2 báo cáo này không đồng nhất: theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành, toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và thu, chi của hoạt động sự nghiệp được ghi nhận theo cơ sở tiền mặt, còn các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất kinh doanh lại được phản ánh theo cơ sở dồn tích. Nghị định số 16/2015/NĐ - CP mở rộng cơ chế hoạt động cho các trường THCNCL bên cạnh nhiệm vụ chính là giáo dục đào tạo nghề còn có nhiều hoạt động khác như kinh doanh, đầu tư, kết quả hoạt động của đơn vị sẽ bao gồm: Chênh lệch thu, chi của hoạt động sự nghiệp, chênh lệch thu chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước và chênh lệch thu chi hoạt động khác sau khi trừ đi số thuế phải nộp theo nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động ngày càng đa dạng nhưng việc hướng dẫn ghi nhận và lên thông tin báo cáo lại không thống nhất, trong khi hoạt động sự nghiệp, thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước theo hướng dẫn của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, còn đầu tư tài chính như liên kết liên doanh lại theo chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. -Báo cáo B04-H đưa ra thông tin về tình hình tăng giảm tài sản cố định theo số lượng và giá trị ban đầu, nhưng không cho thấy nguồn đầu tư tài sản, quá trình sử dụng và trích khấu hao tài sản -Báo cáo B05-H cho biết tình hình sử dụng kinh phí hoạt động ngân sách cấp được quyết toán vào năm trước nhưng chưa sử dụng chuyển sang năm sau sử dụng hoặc thanh lý, số kinh phí hoạt động dùng cho xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán bàn giao công trình tính đến 31/12 hàng năm, chủ yếu phục vụ cho kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước. -Trong hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị HCSN chưa có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để cho biết tổng quan tình hình về các dòng tiền vào - ra theo từng hoạt động, khả năng tạo tiền và sử dụng tiền của đơn vị hiện tại và tương lai mặc dù phần thông tin về lưu chuyển tiền của hoạt động tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được phản ánh trên B02-H dựa trên cơ sở tiền mặt gần tương đương như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng tổng hợp lưu chuyển tiền thuần của tất cả các hoạt động của đơn vị HCSN thì không có. - Hệ thống báo cáo tài chính của các trường hiện NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 113 - tháng 3/2017 nay với dung lượng thông tin hết sức hạn chế chưa cung cấp đủ các thông tin cho các đối tượng quan tâm ngày càng đa dạng trong tiến trình thực hiện tự chủ tài chính. Ví dụ như: khi thực hiện tự chủ tài chính, các trường THCNCL có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng để hoạt động nhưng nếu dựa trên các báo cáo nhà trường cung cấp, các tổ chức tín dụng không thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn của nhà trường. 2. Bối cảnh hội tụ kế toán quốc tế cùng việc được tăng cường tự chủ tài chính đặt ra nhiều yêu cầu đối với thông tin trên Báo cáo tài chính của các trường THCNCL Quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/ IFrS/IPSAS) làm mực thước cho công tác kế toán khu vực tư cũng như khu vực công của quốc gia. Việt Nam cũng không đứng ngoài dòng chảy của xu hướng này. Từ năm 2012 đến năm 2015 là giai đoạn có nhiều biến chuyển trong hành lang pháp lý tài chính khu vực công. Phải kể đến sự ra đời của Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định 177/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật giá số 11; Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015; Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Đặc biệt Nghị định 16/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với điểm nổi bật là cơ chế giá dịch vụ công, phương thức bố trí dự toán ngân sách và cách thức trích lập các quĩ từ chênh lệch thu, chi để lại; cụ thể: - Thay đổi hoạt động tiếp nhận sử dụng kinh phí NSNN từ cơ chế thụ hưởng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao phó sang hoạt động dịch vụ công thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước - Chuyển đổi sang cơ chế Nhà nước “mua” các sản phẩm đầu ra đòi hỏi đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ công. Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí. - Quy định mức trích lập các quĩ cơ quan theo mức độ tự chủ và khuyến khích đơn vị chú trọng hoạt động hiệu quả. Trên bình diện quốc tế, nếu muốn thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào khu vực dịch vụ công thì việc xây dựng được Báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của IPSAS là yêu cầu bắt buộc để giúp nhà đầu tư có thể so sánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động của khu vực dịch vụ công giữa các nước trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam hiện nay, thông tin đầu ra của Tổng kế toán Nhà nước chỉ có Báo cáo ngân sách cho Quốc hội được xây dựng trên cơ sở các Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và Bảng thông kê tài sản toàn Chính phủ, còn Tổng kế toán Nhà nước chưa đưa ra qui định về nội dung, mẫu biểu, phương pháp lập BCTC hợp nhất. Những thay đổi trong cơ chế tài chính cùng xu hướng hội tụ kế toán công quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới kế toán công nói chung và kế toán đơn vị sự nghiệp công nói chung và các trường THCNCL nói riêng. Với vai trò là một bộ phận thông tin quan trọng cấu thành báo cáo tài chính hợp nhất quốc gia, báo cáo tài chính của các trường THCNCL ngoài cung cấp thông tin về việc sử dụng kinh phí đúng dự toán, mục lục ngân sách còn cần cho thấy hiệu quả sử dụng kinh phí và gắn việc tiếp nhận sử dụng kinh phí từ NSNN với kết NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 113 - tháng 3/2017 quả “đầu ra” của dịch vụ đào tạo, đồng thời cung cấp một cách đầy đủ và bài bản đúng yêu cầu quản lý tài chính nhà nước các thông tin về tài sản nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn hình thành tài sản và nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động tài chính, NSNN; tình hình lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính, NSNN... nhằm đánh giá hiệu quả chi tiêu công, phân tích khả năng tài chính của đất nước, của từng địa phương, đánh giá hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách về tài chính. 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính trong các trường THCNCL Đáp ứng các yêu cầu đổi mới phù hợp với xu thế hội tụ kế toán quốc tế và bối cảnh tự chủ tài chính hiện nay, xuất phát từ việc phân tách kế toán đơn vị thành hai bộ phận chuyên biệt là kế toán tài sản (kế toán tài chính) theo cơ sở dồn tích và kế toán ngân sách theo cơ sở tiền mặt, hệ thống báo cáo của các trường THCNCL cũng cần tách biệt thành hai hệ thống: Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. -Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước được các đơn vị có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước lập dựa trên số liệu tổng hợp của kế toán ngân sách theo cơ sở tiền mặt. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị, cung cấp thông tin về việc sử dụng ngân sách của đơn vị, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin số liệu về thu- chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Báo cáo quyết toán cần phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Số liệu quyết toán trên báo cáo của đơn vị được đối chiếu, xác nhận của Kho bạc Nhà nước và được phép chỉnh lý sau khi được duyệt quyết toán. -Báo cáo tài chính được lập ở tất cả các trường không phân biệt có hay không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và dựa trên số liệu tổng hợp của kế toán tài sản hay còn gọi là kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của đơn vị trong một kỳ kế toán những người sử dụng báo cáo trong và ngoài đơn vị để đưa ra các quyết định và nhận định về việc phân bổ các nguồn lực. Thông tin trên Báo cáo tài chính được trình bày một cách khách quan trung thực giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Thông tin trình bày phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu, phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các đơn vị với nhau. Hệ thống Báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo cụ thể sau: + Bảng cân đối kế toán: phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán tại thời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm tài sản hình thành từ nguồn NSNN cấp, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ công, nguồn thu phí (phần được để lại đơn vị theo quy định), nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn khác tại đơn vị. Số liệu trên Báo cáo tình hình tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản. Căn cứ vào Báo cáo tình hình tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị. Trên báo cáo này các khoản mục tài sản ngắn hạn và dài hạn, công nợ ngắn hạn và dài hạn được trình bày riêng biệt. Báo cáo này được lập dựa trên số dư cuối kỳ hiện tại của sổ cái và sổ chi tiết của các tài khoản kế toán sử dụng trong kỳ, cũng như số liệu của báo cáo này kỳ trước. Trước khi lập Bảng cân đối kế toán phải hoàn thành việc ghi sổ và khoá sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan trên Bảng cân đối tài khoản. + Báo cáo kết quả hoạt động: phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, bao gồm kết quả hoạt động từ nguồn NSNN cấp, từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và kết quả từ hoạt động khác của đơn vị. Số liệu để lập báo cào này dựa trên sổ cái và sổ chi tiết phản ánh các khoản doanh thu (thu), chi phí (chi) và xác định kết quả của từng hoạt động; và báo cáo này kỳ trước. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 113 - tháng 3/2017 + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: xác định nguồn tiền vào, các khoản mục chi ra bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong năm báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo (không bao gồm các chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong đơn vị), nhằm cung cấp thông tin về những thay đổi của tiền và tương đương tiền tại đơn vị. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ các luồng tiền trong năm được chia thành hoạt động chính, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính nhằm cung cấp thông tin cho phép người sử dụng báo cáo đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động này lên tình hình tài chính cũng như lượng tiền và tương đương tiền của đơn vị. Cụ thể: hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị; hoạt động đầu tư là hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, chuyển nhượng các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác, không bao gồm các khoản mục tương đương tiền; hoạt động chính là các hoạt động không phải hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. + Thuyết minh Báo cáo tài chính: cung cấp các diễn giải hoặc phân tích chi tiết các khoản mục được trình bày trong các báo cáo trên và thông tin về các khoản mục không đáp ứng tiêu chí được trình bày trong các báo cáo trên. Thông tin trên báo cáo này mô tả về bản chất hoạt động của đơn vị và các lĩnh vực hoạt động chính; loại hình đơn vị, và các thông tin giúp người sử dụng báo cáo có thể đánh giá được mục tiêu, chính sách, quy trình quản lý vốn của đơn vị đó, như: chính sách kế toán được áp dụng, thông tin định tính về mục tiêu, chính sách, quy trình quản lý vốn của đơn vị, thay đổi về chính sách so với kỳ trước... kết luận Việc tổng hợp số liệu, lập Báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện trên cơ sở hợp nhất thông tin trên Báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước. Trong tương lai gần, “bức tranh” về tình hình tài chính nhà nước của Việt Nam sẽ được báo cáo đến mọi tầng lớp nhân dân, cơ quan, tổ chức trong xã hội một cách công khai, minh bạch, thể hiện một bước tiến mới trong quản lý, điều hành tài chính của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, phù hợp với chuẩn mực kế toán công và thông lệ quốc tế. Muốn vậy rất cần phải hoàn thiện kế toán áp dụng cho bộ phận các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các trường THCNCL nhằm cung cấp thông