Tự đặt mình vào vị trí của nhà quản lý văn hoá, bạn xác định có hay không có văn hoá làng của người Việt - Dùng dẫn chứng để chứng minh

Trong truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, có rất nhiều thành tố văn hoá như: văn hóa biển, văn hoá cung đình, văn hoá Tây Nguyên Nhưng văn hoá làng là một thành tố có vị trí đặc biệt quan trọng, được đánh giá “là cái gốc của văn hoá dân tộc”.Không phải chỉ có ở Việt Nam mới có làng, nhưng văn hoá làng là một đặc điểm độc đáo của văn hoá truyền thốngViệt Nam. Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu sử học vẫn chưa xác định rõ làng xuất hiện từ khi nào nhưng một điều chắc chắn làng hình thành từ rất xa xưa, có cội nguồn từ chính đời sống Việt, được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt. Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng đồng cố kết trên cơ sở một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó. Những thành viên khẳng định vai trò của mình thông qua vị trí là dân bản quán hay dân ngụ cư, gắn kết về mặt huyết thống nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng đồng này có lối sống riêng và thường là có đặc trưng riêng về tâm lý, đặc điểm và truyền thống so với các cộng đồng khác. Trong lịch sử làng không phải là một đơn vị hành chính. Xã mới là đơn vị hành chính. Xã không phải là từ thuần Việt mà là từ Hán Việt. Xã có thể chỉ bao gồm một làng nhưng thường thường xã bao gồm vài ba làng. Xã không phải là cái gì đó cao hơn hoặc quyền uy hơn làng mà là một thực thể xã hội khác, mang cấu trúc chính trị xã hội khác với làng. Người xưa có câu “phép vua thua lệ làng” là để nói lên vai trò cũng như quyền lực của làng. Về kinh tế: làng là một đơn vị quản lý và phân cấp công điền, công thổ cho dân bản quán. Có làng còn có những nghề thủ công riêng, giữ bí mật nghề nghiệp với người làng khác. Về bình diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn đối với người dân bình thường của hàng bao thế kỷ thì người ta chỉ biết có làng. Các chỉ dụ, luật pháp của triều đình, các thể chế, quy định của xa, thôn đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Làng có bộ máy kỳ hào, chức dịch trông coi mọi việc trong làng, đối nội và đối ngoại. Làng có luật lệ riêng,có khi trái cả với luật pháp nhà nước: phép vua thua lệ làng, kỳ hào có thể tổ chức thành một thứ pháp định riêng của làng để phạt vạ Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Làng có thành hoàng làng, có đình miếu có ruộng tế, có kho đồ tế, thành một đơn vị có tính tôn giáo. Làng không chỉ được duy trì bằng tổ chức chặt chẽ (sổ đinh, công điền, bộ máy quản chế, tôn giáo) mà còn bằng tình nghĩa làng xóm láng giềng. Và trong nội bộ làng còn có tổ chức họ, ràng buộc với nhau không những bằng tình máu mủ mà còn bằng tổ chức nội bộ (hương hoả, tự điền, tộc trưởng, các bậc cha chú ). Làng - họ được tổ chức như vậy có quy mô vừa phải để tổ chức việc tương trợ nhau trong hoạn nạn, khó khăn (ốm đau, ma chay, cưới xin ). Đó cũng là đơn vị để làm nghĩa vụ với nhà nước: đi phu, đi lính, nộp thuế. Khi có chiến tranh làng và luỹ tre làng bao bọc, với nền kinh tế tự túc, với lực lượng trai tráng được các bô lão chỉ dẫn, thành một chiến luỹ

doc11 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự đặt mình vào vị trí của nhà quản lý văn hoá, bạn xác định có hay không có văn hoá làng của người Việt - Dùng dẫn chứng để chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tìm hiểu làng và văn hoá làng. Trong truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, có rất nhiều thành tố văn hoá như: văn hóa biển, văn hoá cung đình, văn hoá Tây Nguyên… Nhưng văn hoá làng là một thành tố có vị trí đặc biệt quan trọng, được đánh giá “là cái gốc của văn hoá dân tộc”.Không phải chỉ có ở Việt Nam mới có làng, nhưng văn hoá làng là một đặc điểm độc đáo của văn hoá truyền thốngViệt Nam. Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu sử học vẫn chưa xác định rõ làng xuất hiện từ khi nào nhưng một điều chắc chắn làng hình thành từ rất xa xưa, có cội nguồn từ chính đời sống Việt, được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt. Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng đồng cố kết trên cơ sở một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó. Những thành viên khẳng định vai trò của mình thông qua vị trí là dân bản quán hay dân ngụ cư, gắn kết về mặt huyết thống nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng đồng này có lối sống riêng và thường là có đặc trưng riêng về tâm lý, đặc điểm và truyền thống so với các cộng đồng khác. Trong lịch sử làng không phải là một đơn vị hành chính. Xã mới là đơn vị hành chính. Xã không phải là từ thuần Việt mà là từ Hán Việt. Xã có thể chỉ bao gồm một làng nhưng thường thường xã bao gồm vài ba làng. Xã không phải là cái gì đó cao hơn hoặc quyền uy hơn làng mà là một thực thể xã hội khác, mang cấu trúc chính trị xã hội khác với làng. Người xưa có câu “phép vua thua lệ làng” là để nói lên vai trò cũng như quyền lực của làng. Về kinh tế: làng là một đơn vị quản lý và phân cấp công điền, công thổ cho dân bản quán. Có làng còn có những nghề thủ công riêng, giữ bí mật nghề nghiệp với người làng khác. Về bình diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn đối với người dân bình thường của hàng bao thế kỷ thì người ta chỉ biết có làng. Các chỉ dụ, luật pháp…của triều đình, các thể chế, quy định của xa, thôn… đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Làng có bộ máy kỳ hào, chức dịch trông coi mọi việc trong làng, đối nội và đối ngoại. Làng có luật lệ riêng,có khi trái cả với luật pháp nhà nước: phép vua thua lệ làng, kỳ hào có thể tổ chức thành một thứ pháp định riêng của làng để phạt vạ… Tập tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng. Làng có thành hoàng làng, có đình miếu có ruộng tế, có kho đồ tế, thành một đơn vị có tính tôn giáo. Làng không chỉ được duy trì bằng tổ chức chặt chẽ (sổ đinh, công điền, bộ máy quản chế, tôn giáo) mà còn bằng tình nghĩa làng xóm láng giềng. Và trong nội bộ làng còn có tổ chức họ, ràng buộc với nhau không những bằng tình máu mủ mà còn bằng tổ chức nội bộ (hương hoả, tự điền, tộc trưởng, các bậc cha chú…). Làng - họ được tổ chức như vậy có quy mô vừa phải để tổ chức việc tương trợ nhau trong hoạn nạn, khó khăn (ốm đau, ma chay, cưới xin…). Đó cũng là đơn vị để làm nghĩa vụ với nhà nước: đi phu, đi lính, nộp thuế. Khi có chiến tranh làng và luỹ tre làng bao bọc, với nền kinh tế tự túc, với lực lượng trai tráng được các bô lão chỉ dẫn, thành một chiến luỹ… Làng ổn định rất lâu dài. Dù dưới triều đại nào, dù phải ứng xử với người cai trị là bản địa hay người ngoại bang, theo văn minh phương Đông hay phương Tây, làng vẫn tồn tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó. Cái làm nên sự cố kết cộng đồng đặc thù ấy chính là văn hoá làng. Văn hoá làng được hiểu là tổng thể các biểu hiện và các giá trị văn hoá được thể hiện trong một nhóm người cùng chung một không gian cộng cư được gọi là làng. Do vị trí của làng trong đời sống mà văn hoá cũng có đơn vị là làng, có quy mô làng xã .Với đơn vị là làng, văn hoá làng mang một số nét đặc thù sau : Ý thức đoàn kết cộng đồng rất cao và thể hiện ở nhiều mặt của cuộc sống (trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt tinh thần…), từ ý thức này đã thúc đẩy tính dân chủ làng xã. Ý thức tự trị thông qua các lệ làng và hương ước. Diện mạo văn hoá: Tuỳ vào điều kiện môi trường tự nhiên, nề nếp sinh hoạt và cách ứng xử riêng của từng làng mà mỗi làng sẽ có đặc điểm để tự hào (đất lề quê thói). Đa thần giáo là đặc điểm nổi bật trong đời sống tín ngưỡng ở làng. Mỗi làng thường có đình, chùa, miếu… Làng không chỉ là sản phẩm của một nền tổ chức chính trị nhà nước mà nó còn là sản phẩm văn hoá mang bản sắc người Việt. Từ bao đời nay, văn hoá làng vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, biểu hiện thông qua yếu tố: văn hoá vật chất (ẩm thực, chợ làng, làng nghề truyền thống,…) và văn hoá tinh thần (gia phả, hương ước, hội hè đình đám, những làn điệu dân ca dân vũ, phong tục tập quán,…) (việc phân chia các yếu tố trên chỉ mang tính chất tương đối). Đó là những nhân tố tạo nên bản sắc văn hoá làng . 2. Biểu hiện cụ thể của văn hoá làng. 2.1.Văn hoá vật chất. a. Làng nghề truyền thống. Ở các làng quê Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống như: làng gốm Phù Lãng, làng gò giát đồng Đại Bái, làng đúc đồng Đề Cầu, làng ép dầu Đại Bình, làng tranh Đông Hồ, làng giấy gió Phong Khê, làng rèn Đa Hội… Mỗi làng nghề đều có bí quyết công nghệ và quy ước truyền nghề riêng. Nếu trước đây gốm Thổ Hà thường để mộc thì gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có màu da lươn hoặc quy trình và kỹ thuật làm tranh của làng Đông Hồ cũng không giống với cách làm tranh của các nghệ nhân Hàng Trống (Hà Nội)… Có thể nói rằng nghề thủ công thể hiện một phương diện của truyền thống văn hoá làng. Gĩư gìn và phát huy nghề thủ công truyền thống cổ truyền là góp phần giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. Ngày nay có nhiều làng nghề, do nắm được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, do áp dụng khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã không những tồn tại mà còn phát triển, trở thành những làng giàu có như làng gốm Phù Lãng, làng làm đồng Đại Bái… Như vậy, làng nghề thủ công truyền thống phát triển đã tạo ra việc làm cho người dân; góp phần giữ gìn truyền thống văn hoá làng. b. Văn hoá ẩm thực. Từ bao đời nay cư dân các làng xã đã biết tận dụng những sản vật sẵn có của địa phương để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các món ăn bình thường, nhiều làng còn có các món ăn đặc sắc, góp phần tạo nên sắc thái văn hoá thiêng liêng của làng mình: bánh xu xê Đình Bảng, chả chó làng Dền, cỗ làng Cựu Tự, tôm chua Đồng Hới, bánh đậu xanh Hải Dương,… Những món ăn này, ngày nay dân làng vẫn duy trì, có món ăn được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Ta có thể thấy các món ăn thường là những món ăn bình dị nhưng rất đậm đà phong vị làng quê Việt Nam, ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng. c. Chợ quê. Nhắc đến làng quê không thể không nhắc đến cái chợ. Chợ là nơi lưu giữ tổng thể những nét văn hoá cũng như tục lệ của người dân nơi đó. Chợ quê không chỉ dừng lại ở việc trao đổi mua bán hàng hoá, đây còn là những nét văn hoá làng được thể hiện qua đời sống hàng ngày của người dân quê. Thông qua hoạt động mua bán, trao đổi thông tin mà chợ trở thành nơi các phong tục văn hoá khác nhau tìm đến tiếng nói chung. Một phần đời sống của người dân quê được khắc hoạ và thể hiện qua cái chợ làng. Những chuyện hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi người đều được thông tin qua cái chợ. Người làng đi chợ cũng là dịp để họ gặp nhau, hỏi thăm nhau. Nhắc đến chợ làng phải nhắc đến chợ làng ngày Tết. Chợ làng ngày Tết còn là dịp gặp gỡ người xa xứ. Người Việt có một đặc điểm dù đi đâu, làm gì và ở đâu thì hết năm thường về quê ăn Tết. Người xa quê thích nhất được đi sắm Tết ở chợ làng, họ muốn mua những nải chuối quê, những quả cau, lá trầu để cúng tổ tiên. Rồi họ rủ nhau đi mua lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, bánh gai, mớ rau củ hành để ăn trong ba ngày Tết. Tất cả đều là sản phẩm của người dân quê. Chợ quê đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá làng. Nó không chỉ tồn tại như một sự vật được tái hiện hàng ngày mà còn là một nét văn hoá được truyền từ đời này sang đời khác. 2.2. Văn hoá tinh thần. a. Tín ngưỡng. * Thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng hiếu nghĩa “ơn sinh thành, công dưỡng dục” của cha mẹ, ông bà lúc còn sống cũng như quan niệm khi họ chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà cha mẹ vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Bởi thế, việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên có ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng. Ngoài việc cúng giỗ thì việc thờ cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng 1, ngày rằm, dịp lễ Tết và bất kỳ khi nào trong nhà có việc dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà… đều thắp hương tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cầu mong phù hộ mọi việc đều tốt đẹp. *Thờ Thành Hoàng làng. Thờ Thành Hoàng làng là thờ những người có công khai khẩn và có những đóng góp to lớn cho làng. Thờ Thành Hoàng làng được coi là biểu tượng khởi nguyên của làng với những nghi lễ trọng thể nhất. * Thờ các vị thần khác. Ngoài thờ Thành Hoàng làng, một số nơi dân làng còn tổ chức thờ các vị thần khác: thờ thần tự nhiên (trời, đất, sông, núi); thờ Thổ công; thờ Táo quân…Ở những làng nông nghiệp thì cư dân thường thờ thần Nông. Song song với việc thờ thần là việc sùng bái các hiện tượng tự nhiên. Người dân còn có tục đặt lư hương ở các gốc cây đa, cây bồ đề cũng như cây cao bóng mát xung quanh đình (chùa, miếu, đền,…). Họ còn tôn thờ các con vật có liên quan đến công việc làm ăn như: ở các làng biển có tục thờ cúng cá voi (cá Ông); ở các làng miền núi thờ thần Núi và ông Khái (cọp). Qua việc đó chúng ta thấy được việc thờ cúng ở các làng chủ yếu đề cao lòng kính trọng thiêng liêng của con người trong các hiện tượng của cuộc sống một cách sâu sắc hơn. b. Các công trình kiến trúc, kiến trúc điêu khắc cộng đồng làng xã. Cùng với quá trình hình thành làng xã đã có những công trình kiến trúc phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo của công đồng cư dân. Ở mỗi làng quê Việt Nam đều có một cái đình, một ngôi đền, ngôi chùa thờ Phật và các vị thần khác. Đình làng là trung tâm sinh hoạt cộng đồng bàn việc làng (chức năng hành chính); tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hoá (chức năng văn hóa) và cũng là nơi thờ Thành Hoàng làng hay tiền khai canh của làng (chức năng tâm lý). Các công trình đình làng đều có kiến trúc khá lớn, thường xây dựng ở vị trí có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, ngoại mục thể hiện ược vị thế và ý chí thăng trưởng. Chùa là kiến trúc thứ 2 sau đình làng… Ví dụ: Ví dụ đình Diềm (Viêm Xá), đình chùa Đồng Kỵ, đình chùa Hồi Quan, đình Đình Bảng…với hàng ngàn tấm bia, cây hương, câu đối, hoành phi mang giá trị tư liệu về lịch sử, phong tục, địa lý…rất quý mà chúng đã được làng lưu giữ từ đời này sang đời khác. Gỉa sử nếu không được những người dân trong làng bảo vệ, giữ gìn thì đến các thế hệ sau khó mà được chiêm ngưỡng các tác phẩm : Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích, Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay…. c. Phong tục tập quán làng xã. Trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam, có lẽ không có một nơi nào là không có lễ hội (hội làng). Lễ hội là hình ảnh thu nhỏ nét văn hoá làng người Việt nói chung và từng làng từng xóm nói riêng. Hội làng ở các làng quê Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân. Như thường lệ cứ mỗi độ xuân về, khi đất trời giao hoà, thiên nhiên tươi tốt, khi con người tạm khép lại những vất vả lo âu của cuộc sống đời thường sau một thời gian lao động mệt nhọc, người dân lại háo hức trong không khí đón xuân. Lễ Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Có thể nói hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hoà hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Theo quan niệm truyền thống của văn hoá làng, ngày Tết đầu xuân là ngày hội tụ đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình xóm làng, bạn bè… Tết cũng là dịp tổng kết mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cả nhân và cộng đồng. Lễ hội mùa xuân của từng làng quê hiện nay thường được mở trong 3 ngày. Ngày đầu là lễ nhập tịch (mở cửa đình), ngày thứ hai (chính hội) gồm các nghi lễ như: Rước ngai kiệu, tế lễ, dâng hương và các trò vui... Ngày thứ ba: Làm lễ tế dã, hoặc rước lại (kết thúc hội). Trong những ngày “đại sự” của làng, nội dung chủ yếu được chia ra làm hai phần rõ rệt: Phần lễ và phần hội. Phần lễ cơ bản là giống nhau: rước bài vị Thành Hoàng làng, rước nước, tắm Phật, tế lễ... Trong tiếng trống hội xuân rộn rã thúc giục, khắp xóm ngõ làng quê bừng lên một niềm vui nhộn nhịp. Người người tấp nập đội lễ ra đình, đền, chùa thành tâm cung kính. Với niềm tâm linh, hoài vọng tưởng nhớ người xưa, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ai đứng trước đình cũng muốn bày tỏ tấm lòng chân thật tôn kính. Mặc dù là đời sống tâm linh tín ngưỡng, song việc “làm lễ” trong ngày hội làng lại có ý nghĩa giáo dục cao! Nó làm cho con người ta gạt bỏ đi hết mọi điều ác mà hướng thiện. Làm tan biến những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng, những toan tính trong cuộc sống thường ngày để có được nỗi lòng thanh thản, vô tư, đồng thời cũng nhắc nhở cho bản thân và cũng răn dạy cho con cháu làng mình biết nhớ và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân đã có công với nước, với dân. Đó cũng là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và quê hương làng xóm mình. Tất cả mọi nghi lễ, rước, tế, dâng hương tưởng niệm,.. đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với người xưa. Phần lễ ở trong đình (đền, chùa) trang trọng và tôn nghiêm là vậy, ngược lại ở bên ngoài thì phần hội thật là vui nhộn, sôi nổi. Phần hội là phần có nội dung phong phú, có sức hấp dẫn và thể hiện rất rõ bản sắc văn hoá làng. Phần hội mỗi làng một khác nhau: nơi tổ chức thi nấu cơm (Đình Bảng), nơi tổ chức thi pháo (Đồng Kỵ), nơi tổ chức bơi chải (Vọng Nguyên), nơi thi dệt vải (Đại Mão), nơi tổ chức thi hát quan họ (Viêm Xá)… và các trò chơi khác như: đánh đu, đánh vật, đánh cờ người, bắt trạch trong chum… Hiện nay các làng Việt hầu hết người ta còn giữ được nội dung của lễ hội xưa. Như vậy thông qua các hình thức lễ hội đó, đời sống sinh hoạt cũng trở nên phong phú, góp phần phong phú văn hoá của làng. Nếu văn hoá làng là hình thức thì hội làng chính là nội dung tái hiện lại nét văn hoá truyền thống của làng. Từ hội làng ta có thể thấy bản sắc văn hoá của làng và chính văn hoá làng tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. d. Văn hoá dân gian. Người Việt ở các làng trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần rất phong phú và đặc sắc, mang đậm màu sắc dân gian truyền thống của từng làng quê. Làng Việt chính là nơi lưu giữ được các sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống. Đó là làng tuồng Tấn Bào, làng tuồng Đa Hội (Tiên Sơn), làng múa rối nước Đồng Ngư (Thuận Thành), các làng quan họ, hát trống quân, hát đối trên đình, đền, chùa và dưới thuyền, tối có “chiếu chèo” hoặc giao lưu văn nghệ, thơ ca... Nói chung có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian truyền thống. Những chàng trai, cô gái làng quê, thường ngày là những thợ cày, thợ cấy khỏe mạnh, đảm đang, đêm hội làng hóa thân thành những ông hoàng, bà chúa oai phong, lộng lẫy hoặc trở thành những liền anh, liền chị quan họ đã hát hay, múa dẻo, lại rất thạo việc ruộng đồng. Nhìn chung các loại hình văn hoá dân gian trên đều nhằm hướng tới một đời sống tinh thần phong phú, làm cho con người quên đi những nỗi nhọc nhằn trong lao động, sự khổ ải trong cuộc sống và vững tin hơn trong cuộc đấu tranh với tự nhiên – xã hội. Qua đó, họ cầu mong một mùa làm ăn mưa thuận gió hoà, sóng yên biển lặng, khoai lúa đầy đồng, tôm cá đầy khoang, cuộc sống may mắn ấm no hạnh phúc. e. Luật tục cổ truyền. Ra đời cùng với sự phát triển của làng xã, Hương ước, Khoán ước, Hương lệ, Lệ làng có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Có thể nói đó là “cương lĩnh và nếp sống” của từng cộng đồng dân cư, là sợi dây cố kết các tổ chức và thành viên trong làng, góp phần xác định và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong làng với cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng với nhau. Quan hệ xã hội giữa người dân trong làng được quy định bởi những quy ước về việc cư xử giữa người với người trong làng xã. Những điều khoản này chiếm phần lớn trong các bản Hương ước. Nội dung chủ yếu của những điều khoản đó đề cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, gìn giữ quan hệ tốt đẹp, không làm gì xấu ảnh hưởng tới cả làng. Ví dụ: Điều 71 Hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) quy định: mọi người phải đến giúp đỡ người khác lợp nhà, đưa ma… mà không cần lời mời; Điều 83 lại ghi ai gặp người già mà không giúp sức mang vác thì bị phạt. Lệ làng còn có những điều khoản quy định hạn chế hiện tượng kéo bè kéo cánh, cậy quyền ỷ thế trong việc giải quyết các công việc của làng, chống vu cáo như: Khoán ước làng Dương Liễu (Hà Tây) ngăn cấm tệ cờ bạc và quy định rõ mức phạt tiền đối với từng loại cờ bạc… Cùng với Hương ước, Khoán ước, Hương lệ của làng, nhiều họ còn có Tộc ước. Có gia đình có cả Gia huấn ca và hầu hết cả họ lớn đều giữ được Gia phả. Có đến hàng trăm dòng họ đến ngày nay còn giữ gìn được nhà thờ họ, nhà thờ chi mà cứ đến ngày giỗ tổ, ông trưởng họ lại đọc lại Tộc ước, Gia phả để giáo dục truyền thống dòng họ cho con cháu. Chính điều đó đã hình thành nên một loại hình văn hoá: văn hoá dòng tộc_ góp phần tạo nên tính chất đặc thù của văn hoá làng. Như vậy, Hương ước các làng có tác dụng rất lớn, chẳng những là công cụ giữ các mối quan hệ xã hội mà còn mở đường cho những hành vi tốt đẹp, điều chỉnh những hành vi sai trái, bảo tồn thuần phong mỹ tục. Với những nội dung trên, Hương ước lệ làng là công cụ văn hoá hữu hiệu mang tính cộng đồng cao và tính nhân văn sâu sắc. Tóm lại: thông qua yếu tố văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ta có thể khẳng định văn hoá làng chính là “cái gốc” của văn hoá dân tộc. Tổng thể nền văn hóa dân tộc đều mang bản sắc văn hoá vùng, miền. Mà cái tạo nên văn hoá vùng miền chính là văn hoá làng, đơn vị tổ chức nhỏ nhất. Đánh giá về vai trò của văn hoá làng, cố học giả Trần Đình Hượu đã nhận xét “Tranh Đông Hồ, hát quan họ không những có gốc làng mà còn có quy mô làng. Ngay cả văn hoá cung đình cũng chỉ là tập hợp kỹ xảo của các làng”. Làng và văn hoá làng những di sản văn hoá cần được bảo vệ. 3. Đánh giá. Làng, có thể nói là cộng đồng văn hoá rất riêng nhưng cũng rất chung trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Á. Cái riêng của từng làng thì thể hiện tương đối rỏ ở tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức ứng xử riêng. Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có mặt “mẫu số chung” làm nên khuôn thước văn hoá làng. Khuôn thước văn hoá làng, dù hiện diện một cách mờ nhạt hoặc rõ rệt thì cũng đều là hành trang cho sự tiến bộ của con người Việt Nam hiện đại. Vấn đề là ở chỗ, trong đời sống xã hội hiện đại, văn hoá làng có vai trò gì, có ý nghĩa gì? Và nó sẽ kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại? Từ bao đời nay, sức sống của nền văn hoá truyền thống Việt Nam được lưu giữ và thể hiện mạnh mẽ nhất ở văn hoá làng. Điều đó chứng tỏ văn hoá làng Việt có những giá trị nhân bản khó có thể phủ nhận, nhưng những giá trị nhân bản ấy không phải là không đi kèm theo những hạn chế hoặc khiếm khuyết nhất định như: Làng là nơi thường có khuynh hướng tự cung, tự cấp nên giao lưu có phần tự nhiên mà ít chủ động mở rộng, để tạo cho người dân tư tưởng bảo thủ, “kháng cự” với những cái mới… Sự tranh giành địa vị, những phong tục lạc hậu tồn tại lâu dài trong làng làm ảnh hưởng tới mỗi con người và sự phát triển chung của làng. Một số quan niệm cần được nhìn nhận lại để điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống mới như “phép vua thua lệ làng”, “suy bụng ta ra bụng người”… Ở đây dường như có mâu thuẫn: thế kỷ 21 là thế kỷ của nhịp sống đô thị, công nghệ thông tin trong khi đó văn hoá làng Việt của chúng ta là văn hoá của đời sống nông thôn, nông nghiệp, làng xã. Liệu có gì khập khiễng và không ăn nhập? Sự thật thì sẽ có những khập khiễng và không ăn nhập. Những kinh nghiệm của việc nghiên cứu văn hóa trong “Thập kỷ quốc tế về phát triển văn hoá” chỉ ra rằng, sự chung sống với các dạng thức và các loại hình văn hoá khác không bao giờ là sự hoà hợp hoàn toàn hay là sự ăn nhập hoàn toàn. Sẽ có những biể
Tài liệu liên quan