Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản

Câu1: Đồng chí hãy trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản. Liên hệ việc thực hiện những phẩm chất đó ở địa phương, đơn vị đồng chí. Hồ Chí Minh là mét trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam.

docx10 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 Câu 1: Đồng chí hãy trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản. Liên hệ việc thực hiện những phẩm chất đó ở địa phương, đơn vị đồng chí. Đề 6 Câu1: Đồng chí hãy trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản. Liên hệ việc thực hiện những phẩm chất đó ở địa phương, đơn vị đồng chí. Hồ Chí Minh là mét trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mac, Ăngghen, Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông để lại. Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: “ Lênin là người đã nêu cho chóng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sù xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thày, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi”. Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo. Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người. Qua các thời kỳ lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã có nhiều thay đổi. Những khái niệm nh­ trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần ,kiệm, liêm , chính... đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước công nguyên; dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy lạp. Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hoà nhập với những giá trị đoạ đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam cảm thấy gần gũi. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Viêt Nam trong nhân loại. Sự kết hợp giữa truyền thống và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thưa có chọn lọc, thâu hoá những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được chính Người gọi tên cho nó, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận và dày công xây đắp trong thực tiễn là đạo đức mang bản chất và phẩm chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp nhuần nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và những tinh hoa đạo đức của loài người. “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh rất hay sử dụng những khái niệm, phạm trù đạo đức đã quen thuộc với dân tộc ta từ lâu đời, trong đó có đạo đức Nho giáo, Phật giáo, nhưng Người đã đưa vào đó những nội dung mới, có khi hoàn toàn mới, đồng thời Người bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì thế mà có sự hòa nhập những giá trị đạo đức mới với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luô luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân, với mọi người. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức mới là nền tảng của người cách mạng bởi vì, theo Người, sự nghiệp cách mạng tiêu diệt xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp, là một “sự nghiệp khổng lồ”, đầy gian khổ, phức tạp, cần một sự phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên định, lòng dũng cảm và hy sinh lớn của nhiều thế hệ cách mạng. Không chăm lo xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng khó có thể thực hiện được đến cùng mục tiêu cao cả của cách mạng. Theo cách diễn đạt bình dị của Người, đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi Đảng đang tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh đã khái quát và cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, và yêu cầu việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phải là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với phẩm chất nười cách mạng, người đảng viên. Như vậy, Hồ Chí Minh, nền đạo đức mới của dân tộc ta bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa diện mạo và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, của Văn hiến Việt Nam hiện đại. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới. 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới Nghiên cứu di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Người có những lời dạy với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tượng. Người nêu cái đúng, cái tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm chất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam - Trung với nước, hiếu với dân. (0,75 điểm) Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được HCM sử dụng và đưa vào nội dung mới. Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của HCM không những kế thừa giá trị của CN yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó; xuất phát từ khái niệm cũ "Trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đ2 truyền thống của xã hội phong kiến, được Hồ Chí Minh phản ánh như một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là nước của dân, còn dân làm chủ đất nước. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập lập tự do của tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh CM trước mắt, mà còn lâu dài về sau. Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh đã nói: điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là "quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng" là ''tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, là trung với nước, hiếu với dân", hơn nữa "Tận trung, tận hiếu" thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (1,75 điểm) Phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này, đặt ra đối với tất cả mọi người, đòi hỏi mỗi người phải lấy bản thân mình làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức phương Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam, được Hồ Chí Minh tiếp thu chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân” . Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nghĩa của cần, kiệm, liêm, chính mà Người còn nêu lên mối quan hệ giữa bốn phẩm chất đó. Theo Hồ Chí Minh, càng có chức, có quyền càng cần phải cần kiệm, liêm, chính. Chí công, vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”. Hồ Chí Minh chỉ ra “chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh, v.v...”. Chủ nghĩa cá nhân còn là mối nguy hại cho một Đảng, cho cả dân tộc: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”  - Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa. (0,75 điểm) Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với CN nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc thể nghiệm với chính bản thân mình qua hoạt động CM thực tiễn, HCM đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột; nhất là các đối tượng: bộ đội, gia đình chính sách, phụ nữ, đồng bào miền Nam, nhi đồng, thanh niên được Người danh cho nhiều ưu ái hơn. Tình yêu thương đó của Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng ham muốn tột cùng là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm no áo mặc, ai cũng được học hành. Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày, không phân biệt miền xuôi, miền ngược, người già, người trẻ, trai hay gái. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Nhưng đã nhận rõ khuyết điểm và cố gắng sửa chữa, kể cả đối với những người lầm đường, lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc bị quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau. - Tinh thần quốc tế trong sáng. (0,75 điểm) Tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà HCM đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ XH. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH, là độc lập dân tộc và CNXH, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là CN quốc tế vô sản, hay CN quốc tế của giai cấp công nhân. Theo HCM, CN quốc tế vô sản gắn liền với CN yêu nước, hơn nữa phải là CN yêu nước chân chính và CN quốc tế vô sản trong sáng. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế vô sản không trong sáng thì có thể dẫn đến CN dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc CN bành trướng bá quyền, như thế giới thường nói hiện nay. tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốctế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch. 4. Ý nghĩa tư tưởng Hå ChÝ Minh về đạo đức đối với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay. (3 điểm) Ý 1. Thực trạng việc rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. (1 điểm) Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nói tới đạo đức là xét trên ba mối quan hệ chủ yếu: với mình, với người, với việc. Biểu hiện cụ thể của ba mối quan hệ đó là sự hy sinh phấn đấu để thực hiện lý tưởng, mục tiêu, chấp hành kỷ luật và đường lối chính sách của Đảng. Thực hành đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin tưởng quần chúng, hiểu quần chúng, thực hành đại đoàn kết toàn dân. Đó chính là lòng nhân của người cách mạng. Đạo đức cách mạng là phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, thực hành cần kiệm liêm chính... Xét trên những lĩnh vực then chốt nhất của đạo đức, xã hội ta đã có những chuyển biến quan trọng. Trong sự nghiệp đổi mới, cán bộ, đảng viên nhân dân ta đã sáng suốt, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc và thời đại, tiêu biểu là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện của đất nước. Đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần - đạo đức của xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức phấn dấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước. Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành và ăn sâu vào tâm lý quốc dân. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới, trung thành, dũng cảm, khiêm tốn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạo lý của dân tộc sống có tình có nghĩa, bầu ơi thương lấy bí cùng, lá lành đùm lá rách... được tiếp tục nhân rộng. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hoá, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn... trở thành phong trào quần chúng. Bên cạnh những thành tựu, nổi lên những mặt yếu kém về nhận thức, tư tưởng, chính trị dẫn tới phai nhạt lý tưởng và sa sút về lối sống, phẩm chất đạo đức. Hai vấn đề này gắn bó với nhau. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trong thời gian gần đây đã thẳng thắn chỉ ra sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức có quyền, cán bộ trung, cao cấp. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước, tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ chưa dược ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Riêng tham nhũng thì “chứng minh bao nhiêu cũng không đủ, càng nói càng thấy đau xót”. Phải khẳng định rằng, bệnh đã nặng, cho nên phải chữa tận gốc, chữa một cách cơ bản. Về nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như sự phá hoại của kẻ địch, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, những tiêu cực của cơ chế thị trường, nước ta còn nghèo thì phải nhấn mạnh tới những nguyên nhân chủ quan. Đảng ta chưa lường hết những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu cả “xây” và “chống” trên lĩnh vực đạo đức. Việc xử lý những phần tử thoái hoá biến chất trong Đảng và bộ máy Nhà nước chưa nghiêm. Tinh thần tự phê bình và phê bình sa sút ở nhiều cấp bộ Đảng. Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu khuynh. .. Ý 2. Giải pháp rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (2 điểm) Để bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền, cần thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, liên tục và kiên trì trong đấu tranh tự phê bình và phê bình hàng ngày. Nội dung bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải sát với từng đối tượng, có yêu cầu cụ thể, gắn với từng cấp, từng ngành, từng nhiệm vụ theo cương vị, chức trách. Hình thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải được vận dụng một cách phong phú, đa dạng. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, chủ nghĩa cá nhân để củng cố và phát triển những đức tính tốt đẹp của đạo đức cách mạng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai là, xây dựng cho mỗi cán bộ, đảng viên lòng trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Sự trung thành đó trước hết phải thể hiện ở sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng, lấy đó làm mục đích hoạt động của mình. Sự trung thành đó thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng quyết tâm phấn đấu để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, thương yêu giúp đỡ nhân dân, kiên quyết chống bệnh quan liêu, thói gia trưởng, cửa quyền, ức hiếp nhân dân và thói kiêu ngạo. Ba là, xây dựng lối sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, nhân hậu, thủy chung, đoàn kết, thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng chính những hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Có thái độ nghiêm khắc đối với chính bản thân mình; khoan dung, độ lượng và tôn trọng đối với mọi người là yêu cầu đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên có đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có nghĩa là phải tận tụy trong công việc, không lười biếng, không tham ô, lãng phí của công, sống trung thực thẳng thắn đối với mọi người, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp chung, tránh lối sống vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, xây dựng môi trường dân chủ lành mạnh trong Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Vì vậy, phải không ngừng củng cố và chỉnh đốn Đảng, làm cho “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đạo đức và văn minh của Đảng được thể hiện ở hành động, lối làm việc thấm đượm đạo đức, lý tưởng cách mạng và có trí tuệ cao. Đảng ta đã xác định: xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Năm là, đánh giá đúng cán bộ, đảng viên, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng cán bộ. Trong tình hình hiện nay, Đảng phải có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp trong đánh giá, đào tạo,