U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là các túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Có 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng có kích thước và hình dạng bằng một quả hạnh nằm ở hai bên tử cung. Trứng phát triển và chín trong buồng trứng và rụng theo chu kỳ hằng tháng trong độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị u nang buồng trứng vào một thời điểm nào đó trong đời. Phần lớn nang buồng trứng ít hoặc không gây khó chịu và không có hại. Đa số nang buồng trứng biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nang buồng trứng nhất là những nang đã vỡ đôi khi gây các triệu chứng nghiêm trọng, và có thể đe doạ tính mạng. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn là biết các triệu chứng và kiểu nang có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn và phải cần khám khung chậu định kỳ.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu U nang buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U nang buồng trứng U nang buồng trứng là các túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Có 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng có kích thước và hình dạng bằng một quả hạnh nằm ở hai bên tử cung. Trứng phát triển và chín trong buồng trứng và rụng theo chu kỳ hằng tháng trong độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị u nang buồng trứng vào một thời điểm nào đó trong đời. Phần lớn nang buồng trứng ít hoặc không gây khó chịu và không có hại. Đa số nang buồng trứng biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nang buồng trứng nhất là những nang đã vỡ đôi khi gây các triệu chứng nghiêm trọng, và có thể đe doạ tính mạng. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn là biết các triệu chứng và kiểu nang có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn và phải cần khám khung chậu định kỳ. Dấu hiệu và triệu chứng Bạn không thể dựa hoàn toàn vào triệu chứng để biết mình có bị u nang buồng trứng hay không. Trên thực tế, bạn có thể không có triệu chứng nào cả. Hoặc nếu có, các triệu chứng có thể giống như triệu chứng của các bệnh khác, như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung hoặc ung thư buồng trứng. Thậm chí viêm ruột thừa và viêm túi thừa có thể có các triệu chứng giống u nang buồng trứng vỡ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cảnh giác với bất cứ triệu chứng hoặc thay đổi nào trong cơ thể và biết triệu chứng nào là nặng. Nếu bạn bị u nang buồng trứng, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau:  Kinh nguyệt không đều  Đau vùng tiểu khung - đau âm ỉ liên tục hoặc từng cơn có thể lan ra lưng dưới và đùi  Đau vùng tiểu khung ngay trước khi có kinh hoặc sau khi hết kinh  Đau vùng tiểu khung khi giao hợp (giao hợp đau)  Buồn nôn, nôn hoặc cương vú như đang mang thai  Chướng hoặc đầy bụng  Chèn ép trực tràng hoặc bàng quang khó hết hoàn toàn nước tiểu trong bàng quang Các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu cần đi khám ngay bao gồm:  Đau bụng hoặc tiểu khung đột ngột, dữ dội  Đau kèm theo sốt hoặc nôn Nguyên nhân Bình thường, mỗi tháng buồng trứng phát triển những cấu trúc giống nang được gọi là nang trứng. Các nang trứng là những "nhà máy hóa chất" nhỏ sản sinh hormon estrogen và progesteron và rụng một trứng khi bạn rụng trứng. U nang xảy ra khi nang trứng không vỡ hoặc không rụng trứng mà tiếp tục phát triển. Đôi khi nang bình thường hằng tháng vẫn cứ phát triển. Khi điều này xảy ra, nó trở thành nang chức năng. Điều này có nghĩa là nang bắt đầu với chức năng bình thường của chu kỳ kinh. Có 2 loại nang chức năng:  U nang trứng. Vào khoảng giữa chu kỳ kinh, tuyến yên giải phóng nhiều hormon hoàng thể hóa (LH), báo hiệu cho nang giải phóng trứng. Khi mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch, trứng thoát khỏi nang và bắt đầu di chuyển theo ống dẫn trứng để thụ tinh. U nang trứng bắt đầu khi lượng LH không tăng lên. Kết quả là nang không vỡ hoặc không giải phóng trứng. Thay vì thế nó phát triển và trở thành u nang. U nang trứng thường không có hại, hiếm khi gây đau và thường tự mất đi sau 2-3 chu kỳ kinh.  U nang hoàng thể. Khi LH tăng mạnh và trứng được giải phóng, u nang đã vỡ bắt đầu sản sinh một lượng lớn estrogen và progesteron để chuẩn bị thụ thai. Điều này làm thay đổi giờ đây được gọi là hoàng thể. Tuy nhiên, đôi khi, lỗ thông để trứng thoát ra bị bịt kín và dịch tích lũy bên trong nang, khiến hoàng thể to lên thành nang. Mặc dù nang này thường tự biến mất trong vài tuần, nó có thể phát triển tới đường kính gần 10cm và có khả năng tự chảy máu hoặc xoắn buồng trứng, gây đau tiểu khung hoặc đau bụng. Nếu nang chứa đầy máu, nang có thể vỡ, gây chảy máu trong và đau đột ngột, dữ dội. Thuốc điều trị vô sinh clomiphen citrat (Clomid, Serophen), được dùng để gây rụng trứng, làm tăng nguy cơ u nang hoàng thể sau rụng trứng. Nang này không ngăn cản hoặc đe dọa thai nghén. Khi nào cần đi khám bệnh Nếu bạn bị đau dữ dội hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, hãy đến khám bác sĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng này hoặc các dấu hiệu và triệu chứng của sốc như rét run, toát mồ hôi, thở nhanh và lơ mơ hoặc yếu - báo hiệu tình trạng cấp cứu và cần chăm sóc y tế ngay. Sàng lọc và chẩn đoán U nang buồng trứng có thể được phát hiện khi khám tiểu khung, trong đó bác sĩ sờ nắn buồng trứng. Nếu nghi ngờ u nang, bác sĩ thường khuyên làm thêm xét nghiệm để xác định loại u nang và liệu bạn có cần điều trị hay không. Bác sĩ thường đưa ra một số câu hỏi để xác định chẩn đoán và giúp quyết định điều trị: u nang của bạn có hình dạng bất thường không? Kích thước như thế nào? Chứa đầy dịch, rắn hay hỗn hợp? U nang chứa đầy dịch không có khả năng ung thư. U nang rắn hoặc hỗn hợp dịch và rắn có thể cần đánh giá thêm để xác định xem liệu có bị ung thư hay không. Để xác định loại u nang, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật sau:  Thử thai. Thử thai dương tính có thể cho thấy nang của bạn là u nang hoàng thể, xảy ra khi nang trứng đã vỡ, giải phóng trứng, sau đó bịt kín trở lại và chứa đầy dịch.  Siêu âm khung chậu. Trong thủ thuật không đau này, một thiết bị giống chiếc gậy (đầu dò) được dùng để gửi và nhận sóng âm thanh cao tần (siêu âm) qua vùng tiểu khung, tạo nên hình ảnh của tử cung và buồng trứng trên màn hình video. Sau đó, hình ảnh này có thể được bác sĩ chụp và phân tích để xác nhận có u nang hay không, giúp xác định vị trí u và xem đó là u rắn hay u đầy dịch.  Nội soi ổ bụng. Dùng máy nội soi - một dụng cụ mảnh, có chiếu sáng được luồn vào trong bụng bạn qua một vết rạch nhỏ, bác sĩ có thể nhìn thấy buồng trứng và cắt bỏ u nang buồng trứng.  Xét nghiệm CA125 máu. Nồng độ protein được gọi là kháng nguyên ung thư 125 (CA125) trong máu thường tăng ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Nếu bạn bị u nang buồng trứng rắn và có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, bác sĩ của bạn có thể xét nghiệm nồng độ CA125 trong máu để xác định liệu u nang có thể ung thư hay không. Nồng độ CA125 tăng cũng có thể biểu hiện bệnh không ung thư như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và viêm tiểu khung. Biến chứng U nang buồng trứng lớn có thể gây khó chịu ở bụng. Nếu u nang lớn chèn ép bàng quang, bạn có thể phải đi tiểu nhiều lần vì dung tích của bàng quang bị giảm. Một số phụ nữ bị các loại u nang hiếm gặp hơn có thể không có triệu chứng, nhưng bác sĩ có thể phát hiện khi khám tiểu khung. Khối u nang buồng trứng phát triển sau khi mãn kinh có thể ác tính. Các yếu tố này khiến khám tiểu khung thường xuyên trở nên quan trọng. Các loại u nang dưới đây ít gặp hơn u nang chức năng:  U quái. Các nang này có thể chứa mô như tóc, da hoặc răng vì chúng hình thành từ các tế bào sản sinh trứng của người. Những u nang này hiếm khi ung thư, nhưng chúng có thể lớn và gây xoắn đau buồng trứng.  U nội mạc tử cung. U nang này là hậu quả của lạc nội mạc tử cung, một bệnh mà trong đó tế bào tử cung phát triển ngoài tử cung. Một số mô này có thể gắn với buồng trứng và tạo thành khối u.  U nang tuyến. Nhưng nang này phát triển từ mô buồng trứng và có thể chứa đầy dịch hoặc chất nhầy. Chúng có thể lớn đường kính ³29cm và gây xoắn buồng trứng. Điều trị Điều trị tùy thuộc vào tuổi, loại và kích thước u nang, và các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể gợi ý:  Theo dõi. Bạn có thể theo dõi và khám lại 1-3 tháng sau nếu bạn đang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn không có triệu chứng và siêu âm cho thấy bạn có u nang đơn thuần chứa đầy dịch. Bác sĩ thường sẽ khuyên bạn siêu âm theo dõi định kỳ vùng tiểu khung để xem liệu u nang của bạn có thay đổi kích thước hay không. Theo dõi, bao gồm theo dõi định kỳ bằng siêu âm, cũng là sự lựa chọn điều trị phổ biến được khuyến nghị cho phụ nữ sau mãn kinh nếu u nang đầy dịch và có đường kính dưới 5cm.  Dùng thuốc tránh thai. Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc tránh thai để giảm khả năng u nang mới tiến triển trong các chu kỳ kinh nguyệt sau đó. Thuốc tránh thai đường uống có một lợi ích nữa là làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng, nguy cơ này giảm chừng nào bạn còn dùng thuốc tránh thai.  Phẫu thuật. Bác sĩ có thể gợi ý cắt bỏ u nang nếu u nang lớn, không giống u nang chức năng, đang phát triển hoặc tồn tại qua 2-3 chu kỳ kinh. U nang gây đau hoặc các triệu chứng khác có thể được cắt bỏ. Một số u nang có thể được cắt bỏ mà không cắt bỏ buồng trứng trong một thủ thuật được gọi là thủ thuật cắt bỏ u nang. Bác sĩ có thể gợi ý cắt bỏ 1 buồng trứng bị bệnh và để lại buồng trứng lành trong thủ thuật được gọi là thủ thuật cắt bỏ buồng trứng. Cả 2 thủ thuật này đều cho phép bạn duy trì khả năng sinh đẻ nếu bạn vẫn đang trong độ tuổi sinh đẻ. Giữ lại ít nhất 1 buồng trứng cũng có lợi là duy trì được nguồn sản sinh estrogen. Tuy nhiên, nếu khối u nang bị ung thư hóa, bác sĩ sẽ khuyên cắt toàn bộ tử cung để cắt bỏ cả 2 buồng trứng và tử cung. Sau mãn kinh, nguy cơ khối u nang buồng trứng mới được phát hiện bị ung thư hóa sẽ tăng. Hậu quả là bác sĩ thường khuyên phẫu thuật khi khối u nang phát sinh ở buồng trứng sau khi mãn kinh. Phòng ngừa Mặc dù chưa có cách chắc chắn để phòng tránh u nang buồng trứng, khám tiểu khung thường xuyên là cách giúp đảm bảo rằng những thay đổi ở buồng trứng của bạn được chẩn đoán sớm. Ngoài ra, hãy cảnh giác với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm các triệu chứng không điển hình có thể đi kèm chu kỳ kinh hoặc tồn tại dai dẳng qua vài chu kỳ kinh. Hãy báo với bác sĩ về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến kinh nguyệt.