Văn hóa báo chí trong môi trường cạnh tranh để phát triển

Chủ đề hội thảo: “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” là chủ đề rộng và có độ mở, không khoanh lại một vài vấn đề có tính nghiệp vụ báo chí. Mà còn có ý nghĩa bàn đến tác động hai chiều giữa truyền thông- báo chí với tư cách là một tiểu hệ thống văn hóa đối với đời sống tinh thần- văn hóa con người, tức là nhận thức, ý thức, tư tưởng, tâm lý, thị hiếu . Từ đó gây chuyển biến hành vi, hoạt động, lối sống của toàn xã hội; hiệu quả và hiệu ứng phụ (tiêu cực) của tác động hai chiều đó và giải pháp tăng hiệu quả, triệt tiêu yếu tố tiêu cực. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động trong công tác quản lý một cơ quan báo chí- truyền thông, từ một địa phương đến một đô thị lớn- Hà Nội, tôi xin trình bầy những hiểu biết còn có hạn của mình về một số hiện tượng, một số vấn đề nổi bật trong đời sống thông tin, báo chí hiện nay. Đó cũng chính là hệ quả sự tương tác nói trên, từ đó, nêu lên một số kiến nghị, giải pháp để Văn hóa truyền thông- báo chí phát triển lành mạnh, phát huy cao hơn nữa hiệu quả xã hộivăn hóa của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa báo chí trong môi trường cạnh tranh để phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA BÁO CHÍ TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN Nhà báo Bùi Sĩ Hoa∗ Chủ đề hội thảo: “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” là chủ đề rộng và có độ mở, không khoanh lại một vài vấn đề có tính nghiệp vụ báo chí. Mà còn có ý nghĩa bàn đến tác động hai chiều giữa truyền thông- báo chí với tư cách là một tiểu hệ thống văn hóa đối với đời sống tinh thần- văn hóa con người, tức là nhận thức, ý thức, tư tưởng, tâm lý, thị hiếu. Từ đó gây chuyển biến hành vi, hoạt động, lối sống của toàn xã hội; hiệu quả và hiệu ứng phụ (tiêu cực) của tác động hai chiều đó và giải pháp tăng hiệu quả, triệt tiêu yếu tố tiêu cực. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động trong công tác quản lý một cơ quan báo chí- truyền thông, từ một địa phương đến một đô thị lớn- Hà Nội, tôi xin trình bầy những hiểu biết còn có hạn của mình về một số hiện tượng, một số vấn đề nổi bật trong đời sống thông tin, báo chí hiện nay. Đó cũng chính là hệ quả sự tương tác nói trên, từ đó, nêu lên một số kiến nghị, giải pháp để Văn hóa truyền thông- báo chí phát triển lành mạnh, phát huy cao hơn nữa hiệu quả xã hội- văn hóa của mình. Báo chí trước sức ép cạnh tranh các loại hình Nhìn ngược lại thời gian, có thể thấy, báo chí nước ta quả có bước phát triển vượt bậc, cả về số đầu báo- với gần 700 tờ báo, lẫn lượng phát hành, số người xem, người nghe, số người đọc và truy cập, độ phủ sóng, lẫn tần suất cung cấp thông tin suốt 24/24 giờ liên tục hàng ngày. ∗ Báo VietnamNet Xét về tính đa dạng của loại hình sản phẩm, chưa bao giờ báo chí VN đạt tới độ phong phú như hiện nay. Bên cạnh báo in, báo nói, báo hình mang tính truyền thống, là hệ thống báo điện tử, chưa kể các trang mạng xã hội, các blog cá nhânTất cả tạo nên một diện mạo đặc sắc, và mang tính hiện đại của công nghệ làm báo, công nghệ thông tin- truyền thông thời hội nhập. Thông tin báo chí đã trở thành một trong những “nhu yếu phẩm” thiết yếu hàng đầu của con người trong xã hội. Với một khối lượng thông tin khổng lồ về tất cả mọi lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô mang tính chiến lược, đến vẫn đề vi mô quốc kế dân sinh, hay đời sống con người, từ những cái tích cực, đến những cái tiêu cực đều nhanh chóng được phản ánh trên các loại hình báo chí. Chính những cái đó không chỉ cung cấp thông tin, tri thức, sự hiểu biết cho con người, mà còn gây hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ đối với xã hội, hướng đạo thái độ con người trước cái tốt, cái xấu, cái hay, cái dở. Yêu cầu được thông tin của công chúng báo chí ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và bức thiết hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ chủ quyền độc lập dân tộc, an ninh quốc phòng. đến giá xăng, giá điện, giá thực phẩm tăng hay giảmBáo chí- truyền thông thực sự góp phần to lớn nâng cao trình độ nhận thức, trình độ dân trí, góp phần vào sự sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Mặt khác, báo chí cũng tạo điều kiện cho tiếng nói của nhân dân tham gia vào công việc kiểm soát, giám sát sự điều hành, quản lý và lãnh đạo đất nước của chính quyền các cấp. Cũng như yêu cầu được sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, được giải trí lành mạnh thông qua nhiều kênh thông tin, trong đó có kênh báo chí v.v. Công chúng- bạn đọc ngày nay lại có quyền lực lớn hơn trước rất nhiều đối với báo chí. Một mặt số lượng bạn đọc vẫn là một thước đo uy tín tờ báo. Mặt khác họ có vai trò quyết định tạo ra nguồn tài chính chủ yếu cho các tờ báo (bằng việc mua báo, cung cấp quảng cáo, tài trợ). Có thể nói bạn đọc ngày nay quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi tờ báo. Đã có nhiều tiếng nói trên các trang mạng xã hội, họ ngày càng ít đọc các tờ báo chính thống, vì không đáp ứng cho họ nhu cầu thông tin, mà họ chỉ đọc các trang mạng. Đúng sai ra sao về quan niệm này chưa rõ, nhưng đấy là điều những nhà báo, những tờ báo phải rất suy nghĩ. Chính đó, mà trách nhiệm xã hội của báo chí càng nặng nề, gây áp lực ngày càng lớn đối với giới báo chí chúng ta, trong khi các nguồn lực thực tế (tài chính, năng lực đội ngũ) còn bất cập lớn, và trong khi môi trường hoạt động báo chí còn nhiều lực cản. Chúng ta bàn đến “Văn hóa báo chí”, rốt cuộc là bàn đến việc làm mạnh các nguồn lực, làm mạnh ý thức trách nhiệm xã hội của giới báo chí để báo chí ở ta có thể đảm đương được trách nhiệm xã hội của mình, tạo được lòng tin của công chúng, góp phần đắc lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên con đường hội nhập. Thị trường báo chí: Tồn tại hay không tồn tại Xem xét môi trường và thực trạng báo chí nước ta hiện giờ, có thể thấy không ít những hiện tượng, những vấn đề nổi bật mới nẩy sinh. Nét mới nổi bật dễ thấy, là khác rất xa so với thời kỳ đầu đổi mới, người ta còn tranh cãi gay gắt quanh việc báo chí là công cụ, là sản phẩm chính trị hay là sản phẩm hàng hóa đặc biệt? Dù muốn dù không, như một quy luật tất yếu, trên thực tế trong xã hội đã hình thành “thị trường báo chí”. Và báo chí cũng nằm trong vùng xoáy của cạnh tranh, cũng do thị trường quyết định tồn tại hay không tồn tại. Do gắn liền với thị trường, nên khi thị trường xã hội biến động mạnh- như khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế, tăng giá, lạm phát, doanh nghiệp làm ăn sa sút hoặc phá sản nhiều như vài năm nay, lập tức báo chí cũng bị tổn thất lớn cả về lượng phát hành, số người đọc, truy cập lẫn doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác, và nợ đọng tiền quảng cáo tăng lên. Hầu hết các tờ báo tự làm tự ăn không những thiếu nguồn tài chính đầu tư phát triển, mà đời sống người làm báo cũng ảnh hưởng. Không ít tờ báo, nhất là loại hình báo giấy đặc biệt khó khăn, lượng phát hành giảm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập cán bộ, nhân viên. Có tờ báo như VietNamNet, còn gặp tai họa thời công nghệ cao- bị hacker đánh phá, liên tiếp và kéo dài khiến lượng truy cập giảm sút, và doanh thu quảng cáo mất trắng trong thời gian khá dài. Khi gia nhập thị trường, hiển nhiên chính các tờ báo không thể không cạnh tranh nhau, và cạnh tranh với cả các dạng tin mạng có sức hút lớn người đọc. Do chỗ đó là vùng thông tin, ngôn luận hầu như hiện nay không kiểm soát nổi-như các mạng xã hội, blog cá nhân, để tồn tại và để phát triển. Sức ép lớn về tài chính khiến không ít tờ báo nhắm vào nhu cầu giải trí tầm thường của một bộ phận xã hội. Đó là săn tìm những chuyện giật gân- ba chữ S- sốc, sến, sex, mê tín dị đoan, những tin, ảnh, video clip “hot”, “gợi tình”, hở hang, thậm chí ảnh “nuy” dung tục. Và săn lùng những chuyện bê bối, tai tiếng, ỳ xèonhảm nhí, tầm phào vô bổ của “sao” nọ sao kia, để câu khách, câu “view”v.v. thực chất đó cũng là vứt bỏ tính văn hóa của báo chí, xả “rác văn hóa” gây ô nhiễm tinh thần xã hội. Ở đây nảy ra nghịch lý, những tờ báo thông tin theo cách trên quả nhiên tăng được cả lượng bạn đọc lẫn nguồn thu tài chính- nghĩa là tăng cao được 2 trong số các chỉ số của một thương hiệu, rất có lợi trong cạnh tranh. Trong khi đó những tờ báo coi trọng chất lượng đích thực, coi trọng trách nhiệm xã hội của mình, cố gắng làm phong phú, đa dạng thêm thông tin nhanh nhậy mọi vấn đề nóng quốc kế dân sinh; thông tin đa chiều có tính tranh luận, phản biện; chống tiêu cực, tham nhũng, thói vô cảm, vô trách nhiệm, cùng các thói hư tật xấu trong xã hội v.v., thì không tăng hoặc sụt giảm cả 2 chỉ số nói trên. Tuy nhiên, xin được lưu ý thêm rằng, chúng ta có thể hạn chế “rác văn hóa” trong nội dung báo chí trong nước, nhưng hiện vẫn chưa thể ngăn chặn được cả một khối lượng khổng lồ những phim, ảnh khiêu dâm, đồi trụy trên internet mà ngay cả trẻ em biết vào mạng cũng có thể tò mò xem và tải về thoải mái. Như vậy việc cấp thiết là phải làm lành mạnh hóa không khí cạnh tranh báo chí. Để chính sự cạnh tranh lành mạnh bộc lộ sức mạnh thúc đẩy mọi tờ báo phải cạnh tranh bằng chất lượng. Và chỉ có chất lượng mới tạo nên uy tín lâu bền của thương hiệu. Chỉ có chất lượng mới thu hút đông bạn đọc, tăng nguồn thu tài chính. Nói cách khác là đạt hiệu quả kép cả về cống hiến xã hội lẫn hiệu quả kinh tế. Vấn đề nổi bật khác, là hoạt động báo chí hiện nay còn gặp không ít cản trở. Nhẹ là nhiều cơ quan quản lý từ chối, né tránh, không chịu cung cấp thông tin, gây khó khăn rất nhiều cho các nhà báo cần hoạt động nghiệp vụ. Nặng là có những nhà báo bị đối xử thô bạo, bị hành hung, bị đe dọa trả thù, đặc biệt khi tác nghiệp chống tham nhũng, tiêu cực và tác nghiệp để công khai hóa, minh bạch hóa thông tin còn bị bưng bít do một nhóm lợi ích nào đó trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Ai bảo vệ nhà báo? Và cơ chế nào nâng cao uy thế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp? Bức xúc này vẫn chưa có lời giải! Trong khi chính khu vực này lại được cả xã hội chờ đợi nhất, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt và sự tin cậy của bạn đọc đối với báo chí. Giải pháp và kiến nghị Báo chí cả nước lâu nay đã cố gắng tác nghiệp hàng giờ và lo cơm áo hàng ngày. Mỗi tờ báo vẫn phải tự “cứu mình” trước hết. Vậy nên xin đề xuất một vài giải pháp tình thế và một số kiến nghị: 1. An toàn tài chính báo chí Sự hao tổn nhiều tâm lực, thời gian của các tờ báo cùng hệ lụy sinh ra từ cạnh tranh không lành mạnh đều chủ yếu do sức ép tài chính. Làng báo không ai hối thúc ai cũng đang phải năng động, vừa đảm bảo chất lượng thông tin vừa tạo nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động: Mở mang kinh doanh, dịch vụ; tổ chức sự kiện để gọi tài trợ và hỗ trợ của xã hội, trước hết của doanh nghiệp. Thúc đẩy các hoạt động phát hành, tiếp thị, PR để nới rộng thị phần quảng cáo, v.v Hội Nhà báo Việt Nam và cơ quan chủ quản cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn để Nhà nước có một Qui chế tài chính thích hợp cho báo chí là lĩnh vực động đặc thù, kết thúc sự bất hợp lý kéo dài hơi lâu khi áp dụng nhất loạt qui chế tài chính đối với hoạt động có thu của báo chí như là đối với mọi doanh nghiệp khác. Xu hướng phát triển của báo chí ở ta chắc chắn là sẽ nảy sinh nhu cầu và xu hướng hình thành các Tổ hợp báo chí, trước khi có thể nói tới Tập đoàn báo chí. Một tờ báo có bề dầy truyền thống, hoặc một số tờ báo liên kết với nhau và gọi vốn xã hội trong nước và nước ngoài, để có nguồn tài chính đủ mạnh, cho ra thị trường các sản phẩm báo chí phong phú nhiều loại hình. Đó là báo in, báo hình, báo nói, báo mạng cùng các dịch vụ phụ cận như truyền thông, quảng cáo, xuất bản, nhà in mở mang các dạng kinh doanh, dịch vụ khác v.v Để có thể mở đường và có cách kiểm soát thích hợp, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý và có các qui chế quản lý, mà quan trọng nhất là tạo Chính sách tài chính thích hợp, cởi mở, có yếu tố hỗ trợ, lưu ý đầy đủ đến hoạt động và hiệu quả xã hội đặc thù của báo chí. Có như vậy cơ quan quản lý mới tránh được sự khó xử như thường thấy, là không quản được thìcấm! 2. Xây dựng đội ngũ nội lực và trợ lực Có thể là các tờ báo lâu đời đã có thể yên tâm về đội ngũ chăng? Nhưng chắc hẳn các báo mới ra đời, nhất là báo mạng như VietNamNet, thì đội ngũ là điều phải lo lắng nhất. Đội ngũ nhà báo khá đông, nhưng chưa tinh thông nghiệp vụ và chưa đồng bộ. Thiếu những người đủ trình độ và thạo nghề để tạo nên những cây viết có chất lượng và có uy tín. Nhiều phóng viên trình độ còn bất cập so với yêu cầu chất lượng, nên khó tránh khỏi những tin bài ít tính hữu ích, và xảy sai sót, sự cố. Bạn đọc từng chê thâm thúy “âm nhạc của báo chí”, “điện ảnh của báo chí”, “sao của báo chí”chính là do anh em phóng viên nghiệp vụ chưa vững, lại thiếu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình thông tin, bình luận. Nên khen chê lệch lạc, phong “sao” dễ dãi. Dĩ nhiên cũng không loại trừ khả năng người viết thiếu trong sáng, có sự thiên vị, cánh hẩu, yêu thì “lăng xê”, ghét thì vùi dập. Giải pháp hàng ngày để giữ chất lượng ở các báo là tăng nhịp điệu lao động nghề nghiệp cả tòa soạn. Khai thác hết công suất những người viết, người biên tập cứng cáp và cây bút được bạn đọc chú ý. Đồng thời mở rộng đội ngũ cộng tác viên, cán bộ tư vấn, các chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài. Nội lực luôn là yếu tố quyết định phát triển lâu bền, vững chắc. Chắc nhiều báo bạn cũng giống chúng tôi, là suy tính về chiến lược phát triển đội ngũ hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Cố gắng phác ra lộ trình và thực hiện từng bước việc tái đào tạo, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên bằng nhiều cách thức. Trong đó có hoạt động tọa đàm, mời chuyên gia thỉnh giảng tại tòa soạn, gửi đi đào tạo nâng cao trong nước và cả nước ngoài 3. Nâng cao uy lực của Hội Nhà báo Xin kiến nghị Hội Nhà báo Việt Nam hỗ trợ các báo nhiều hơn trong việc đứng ra tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề, với chương trình mới mẻ, chất lượng, và người giảng, người hướng dẫn có trình độ cao, uy tín. Hội NBVN, với uy tín của mình và quan hệ báo giới quốc tế rộng rãi, nên tính đến việc lập Quĩ phát triển nghề báo hoặc Quĩ hỗ trợ phát triển tài năng báo chí. TW Hội thông qua hệ thống Hội các cấp, kêu gọi tài trợ của doanh nghiệp, của xã hội và của các tổ chức quốc tế để gây quĩ. Nếu có “cơ chế” thỏa đáng đối với người gọi được tài trợ, thì việc gây quĩ là khả thi. Quĩ này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo, bồi dưỡng người làm báo từ các báo, kể cả việc hỗ trợ kinh phí cho các báo cử người đi đào tạo ở nước ngoài. Quĩ này cũng có thể hỗ trợ việc Hội tổ chức cho các nhà báo đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm báo hiện đại ở các nước phát triển Kiến nghị Hội NBVN sáng tạo thêm hình thức biểu dương chất lượng, hiệu quả, tôn vinh thương hiệu báo chí trong cạnh tranh lành mạnh để cống hiến và phát triển. Chẳng hạn hằng năm hoặc hai, ba năm có cuộc bình chọn để xếp hạng Top 10, Top 15 hoặc Top 20 các báo có chỉ số cạnh tranh cao. Các tiêu chuẩn bình chọn có thể là:-Tuân thủ tôn chỉ, mục đích. -Cạnh tranh đúng pháp luật. -Chất lượng thông tin cao. -Hiệu quả tác động xã hội của thông tin lớn. -Lượng bạn đọc lớn. -Lợi nhuận và đời sống cán bộ, phóng viên cao. -Đóng góp cao vào công việc xã hội - từ thiện.