Văn hóa ứng xử, văn hóa nói

Theo “Cẩm nang ứng xử bí quyết trẻ lâu sống lâu”- Ts Nguyễn Thế Hùng đầu tiên quan tâm đến khái niệm này. Ông cho rằng văn là đẹp, hóa là giáo hóa. Văn hóa là dùng văn để giáo hóa. “Văn hóa nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người”. Sau đó xuất hiện nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau: + Theo E.Henriotte: “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. + Theo từ điển tiếng việt, văn hoá được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. + Ts Nguyễn Thế Hùng viết: Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Văn hóa thể hiện khát vọng sống của con người hướng về Chân_Thiện_Mỹ. Văn hóa trở thành công cụ quan trọng của con người. Ứng xử là từ ghép gồm “ ứng” và “ xử”. “ Ứng” là ứng đối, ứng phó. “Xử” là xử thế, xử lí, xử sự . Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp. Ts Nguyễn Thế Hùng đã phân tích rất rõ: Cách ứng xử của người Việt Nam chúng ta khác với người Châu Âu. Người Việt Nam chúng ta ứng xử duy tình (nặng về tình cảm). “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”. Đó là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, làng nghề thôn dã. Họ trọng tình anh em, họ hang, tình làng nghĩa xóm. Xem bữa cơm gia đình như để cởi mở, thân thiện. Người Châu Âu duy lí tính, văn minh, du mục, trọng động.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa ứng xử, văn hóa nói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa ứng xử, văn hóa nói I. Khái niệm văn hóa,văn hóa ứng xử 1. Khái niệm Theo “Cẩm nang ứng xử bí quyết trẻ lâu sống lâu”- Ts Nguyễn Thế Hùng đầu tiên quan tâm đến khái niệm này. Ông cho rằng văn là đẹp, hóa là giáo hóa. Văn hóa là dùng văn để giáo hóa. “Văn hóa nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người”. Sau đó xuất hiện nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau: + Theo E.Henriotte: “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. + Theo từ điển tiếng việt, văn hoá được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. + Ts Nguyễn Thế Hùng viết: Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Văn hóa thể hiện khát vọng sống của con người hướng về Chân_Thiện_Mỹ. Văn hóa trở thành công cụ quan trọng của con người. Ứng xử là từ ghép gồm “ ứng” và “ xử”. “ Ứng” là ứng đối, ứng phó. “Xử” là xử thế, xử lí, xử sự….. Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp. Ts Nguyễn Thế Hùng đã phân tích rất rõ: Cách ứng xử của người Việt Nam chúng ta khác với người Châu Âu. Người Việt Nam chúng ta ứng xử duy tình (nặng về tình cảm). “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”. Đó là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, làng nghề thôn dã. Họ trọng tình anh em, họ hang, tình làng nghĩa xóm. Xem bữa cơm gia đình như để cởi mở, thân thiện. Người Châu Âu duy lí tính, văn minh, du mục, trọng động. “Văn hóa ứng xử” là: Thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian).” Văn hóa ứng xử phải dược nhìn nhận từ ít nhất dưới bốn chiều kính của con người: quan hệ với tự nhiên_chiều cao, quan hệ với xã hội_chiều rộng, quan hệ với chính mình chiều sâu, quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau_chiều lịch sử. 2. Bản chất ứng xử (Theo cẩm nang ứng xử bí quyết để trẻ lâu sống lâu_Ts Nguyễn Thế Hùng) Bản chất của ứng xử gồm có 2 chữ: tâm và nhẫn a, Chữ tâm : Gốc từ chữ Hán_chữ tượng hình (vừa có hình vừa có nghĩa), hình quả tim. Trái tim là nơi quan trọng nhất, quý giá nhất cần được bảo vệ nhất trong cơ thể con người. Tâm còn mang ý nghĩa: lương tâm, đức độ, tấm long,long bao dung, nhân ái, độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân. Tâm còn thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ… Trong từ điển tiếng Việt, tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí. Tâm là đạo đức, tâm đẹp là đạo đức tốt, còn gọi là “tâm thanh tịnh”, là ba không: “từ tâm”(thiện tâm) và “ác tâm” (tà tâm). Tâm thuộc phạm trù “luân lí đạo đức”. (ngũ luân và ngũ thường) b, Chữ nhẫn: Là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn nhận phần thiệt về mình. Chữ nhẫn gồm 2 bộ phận hợp thành, trên là bộ đao, dưới là chữ tâm (dao nhọn đâm vào tim mà chịu là nhẫn). Nhẫn là bí quyết của thành công, là trọn vẹn đạo nghĩa trên đời. “Nước chảy đá mòn “. Từ ông cha ta xưa cho đến con cháu thời nay đã trải qua hơn nghìn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã biết cách dùng chữ nhẫn thật khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo dể vừa giữ được nước, vừa không làm mất hoà khí hai bên. Đó là kinh nghiệm chiến đấu và ngoại giao thắng lợi “Nhẫn nhất thời phong tình lãng tử Thoái thoát bộ hải khoát thiên không “ II. Văn hoá nói Văn hóa ứng xử được biểu hiện qua hai hình thái: văn hoá nói và băn hoá hành động. Văn hoá hành động tuy rằng cũng rất quan trọng nhưng để đi từ trái tim đến trái tim một cách nhanh nhất đó chính là lời nói, là câu nói. Nói thế nào để người khác hiểu được điều mình muốn nói, muốn truyền đạt và hiểu được mình là một điều rất khó phải trải qua thời gian rèn rữa,tự tu dưỡng lâu dài (có khi cả cuộc đời con người) sao cho nói mọtt cách có văn hoá. Văn hóa nói rất quan trọng vì lời nói thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa con người với loài vật. Nói là để thể hiện tư duy, tình cảm, ý thức, phẩm cách. Qua lời nói con người bộc lộ toàn bộ phẩm chất, nhân cách và đạo dức cũng như tri thức,trí tuệ lời nói phát ngôn ra thì rất dễ nhưng nói sao cho thật đẹp, thật có văn hoá lại rất khó, cần phải học hỏi rất nhiều. 1. Nói bằng miệng Lời nói trựuc tiếp tác động đến đối tượng giao tiếp. Nói thế nào cho co văn hóa để thể hiện mình là người lịch sự, văn minh. Lời nói còn là biểu hiện của tri thức và sự giáo dục. Có thể nói, lời nói là thước đo nhân cách của mỗi người. Làm người phải học bốn điều: học ăn, học nói, học gói học mở. Văn hoá nói được xác định là những khuôn mẫu, là toàn bộ những biện pháp sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Cần giáo dục cho người học tiếng mẹ đẻ ngay từ đầu xây dựng ý thức nói năng cho chuẩn mực, theo những thói quen để trở thành truyền thống của dân tộc, đồng thời tập xây dựng những lời nói phản ánh một cách sinh động, những tư tưởng tình cảm của mình, chứ không phải những lời nói khuôn sáo chung chung. Để đạt được mục đích giao tiếp thì phải sử dụng những lời nói có hiệu quả, đúng lúc đúng chỗ, phù hợp với tuổi tác địa vị,với hoàn cảnh giao tiếp, với tâm li người nghe. B.Franklin có một câu nói rất nổi tiếng: “Trái tim của người ngu ở nơi cửa miệng ,miệng của người khôn ở trong trái tim ” Pitago nói:“tiếng nói là hơi thở của tâm hồn ” Gaphit nói: “lời nói mà bạn kiềm chế được là nô lệ của bạn,lời nói nao buột miệng thốt ra là kẻ sai khiến bạn” Ngạn ngữ Tây Ban Nha: “nói mà không suy nghĩ khác nào bắn mà không ngắm”. Ts Thế Hùng: “người có văn hoá nói năng từ tốn, lễ độ nhỏ nhẹ đoan trang, chậm rãi, nhã nhặn, có suy nghĩ, có tình, có lí, có ngữ điệu, lấy tâm, lấy nhẫn mà nói”. Trong các hội nghị, khi giới thiệu nên ưu tiên giới thiệu phụ nữ trước, nam giới sau: “thưa các quý bà, thưa các quý ông ….” Khi đi trên đường hãy nhường bên an toàn cho phụ nữ. Khi bắt tay ,bắt tay phụ nữ trước bắt tay nam giới sau. Khi đi trên đường,trên xe buýt, biết đỡ đồ nặng nhường chỗ cho phụ nữ. Trong ứng xử hang ngày nên thường trực câu xin lỗi, cám ơn, làm ơn nơi cửa miệng. Hãy quan niệm lời xin lỗi là một hành vi tốt đẹp, một nét đẹp của những người có văn hoá vì chỉ co những người có văn hoá mới biết nhận lỗi để xin lỗi. Trong văn hoá điện thoại phải xưng danh và xin gặp người mình muốn nói chuyện, nếu gọi nhầm số phải xin lỗi và nhẹ nhàng đặt máy. Kỹ năng nói chuyện điện thoại cũng rất quan trọng. Bao giờ cũng phải tỏ ra nhiệt tình trả lời một cách tế nhị, vui vẻ, dù là người gọi đến có thái độ ra sao (nói năng cộc cằn thô lỗ) vẫn phải giữ thái độ khiêm nhường bởi đặc trưng của giao tiếp điện thoại là một khoảng cách xa và chỉ trao đối trong một khoảng thời gian ngắn nhất định vì vậy chỉ cần qua cách ứng xử thì người khác có thể đánh giá bạn là người như thế nào? Đặc biệt không nên gọi điện vào gìơ nghỉ giải lao buổi trưa hoặc quá 22h tối cũng như quá sớm, không nên nói chuyện oang oang và quá lâu trong phòng có đông người. Kết thúc cuộc gọi nên nói lời cảm ơn,chào tạm biệt hay hẹn gặp lại. Trong giao tiếp, tranh những điều tối kỵ sau: nói xa xôi bóng gió, nói sai sự thật, nói quá to là người thô thiển, nói thầm dễ bị hiểu là nói xấu. Nói quá nhiều là dại là tra tấn người khác. Nói chuyện không chú ý đến đối tượng là người bất lịch sự. Nói ngọng, nói lắp phải sửa. Kiểm soát được lời nói, không nói nửa chừng hoặc cướp lời, tránh làm tổn thương hoặc chạm đến long tự ái của người khác. Không nên tự nói về mình, tự đề cao mình cho rằng mình thông thái, biết tất cả. Không nên dùng những ngôn từ quá bong bẩy hoặc chem, câu ngoại ngữ vào một cách tuỳ tiện. Không nói bậy văng tục, không được nói quá to ở những nơi trang nghiêm (hà thờ, chùa chiền…). Đặc biệt phải quan tâm đến những hiểu biết của mình về đối tượng thì mới có thể đạt được hiểu quả giao tiếp cao. Kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp Hãy giữ nụ cười trên môi Ôn tồn ngọt ngào Nhớ tến người đối thoại Biết lắng nghe biết tiếp thu Đừng ham tranh luận Tôn trọng ý kiến người khác Khen ngợi ý kiến đối tượng Trong khoa học tâm lí, qua cách nói, ngữ điệu, âm sắc có thể hiểu biết bản chất con người. Người có giọng trầm, sâu sắc, là người có hiểu biết, từng trải, thích điều khiển thống trị người khác. Người có giọng nói mãnh liệt, hân hoan, phấn khởi, đắm say là người có sức khoẻ, nội lực lớn cao thượng, rộng lượng và đam mê. Người có giọng nói sống động, thoải mái là người lanh lợi, thích hoạt động, hăng hái trong công việc, có khả năng làm công tác phong trào: thanh niên, phụ nữ, công đoàn… Người có (giọng nói yếu ớt, khó nhọc nói như than vãn là người yếu đuối, thiếu tự tin, không bản lĩnh, không dám quyết đoán những việc lớn lao. Ngưòi có giọng nói lạnh lung là người ích kỷ, hay tính toán, ngờ vực. Người mà khi nói 2 hàm răng kít lại vào nhau là người keo kiệt, bủn xỉn, rán sành ra mỡ. Ngược lại, người khi nói toác miệng ra hết cỡ là người phổi bò, nói đâu quên đấy ruột để ngoài da, không giữ được những điều bí mật, không nên tin dùng. (Theo Ts Thế Hùng ) Văn hóa nói là tổng hợp những cái đẹp, cái tốt cái hay của cảnh quan môi trường, của phong tục tập quán, của lối sống… Trong văn hoá giao tiếp, dù với cá nhân,dù với cộng đồng, làm sao biểu hiện những bét văn minh và đạo đức. 2. Kỹ năng lắng nghe Văn hoá nói nối liền với văn hoá nghe. Trong 4 động thái của con người: nghe, nói, đọc, viết thì nghe là động thái có tỷ lệ thời lượng nhiều nhất (53%) sau đó là nói (38%), cuối cùng là viết (14%).Có câu: “3 tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”. Nhưng thực tế, con người lại quá chú tâm vào việc học nói,học viết mà quên mất rằng nghe mới là điều quan trọng nhất, cần phải học nhất. Để lắng nghe một cách có hiệu quả chúng ta phải nắm được kỹ năng lắng nghe: “Tập trung sức để thu nhận âm thanh” (từ điển việt). Nghe và lắng nghe cũng là một nghệ thuật và phải được học tập nghiêm túc mới có được kinh nghiệm, mới hình thành dần các kỹ năng lắng nghe. Mỗi người có cách lắng nghe riêng nhưng chung quy lại là chủ động lắng nghe và hoà nhịp cùng người nói. Quy trình nghe được diễn tả bằng sơ đồ sau đây Sóng âm _ màng nhĩ_ não _ nghĩa Quá trình truyền thông là một tiến trình tương hỗ và tuần hoàn, trong đó có kẻ nói người nghe tuy nhiên không phải ai cũng chú ý nghe và lắng nghe. Vậy tại sao phải lắng nghe ? . Trong giao tiếp thông thường,lắng nghe có mấy lợi ích sau: Thoả mãn nhu cầu của đối tượng, không có gì chán bằng khi mình nói mà không ai nghe. Vì vậy khi bạn lắng nghe người ta nói, chứng tỏ bạn tôn trọng người khác và có thể thoả mãn nhu cầu tự trọng của họ. . Thu thập được nhiều thông tin hơn bằng cách khuyến khích người ta nói bạn sẽ có được nhiều thông tin, từ đó có cơ sở để quyết định,bạn càng có được nhiều thông tin thì quyết định của bạn càng chính xác. . Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi một người tìm được một người có cảm tình lắng nghe thì sẽ nảy sinh mối quan hệ tốt đẹp. Lắng nghe giúp tình bằn hữu tăng trưởng và kết quả sẽ là sự hợp tác trong hoạt động. . Tìm hiểu được người khác một cách một cách tốt hơn. Lắng nghe giúp bạn nắm được tính cách, tính nết và quan điểm của họ vì họ sẽ bộc lộ con người của họ trong khi nói. . Giúp người khác có được sự lắng nghe hiểu quả. Bằng cách tạo dựng một không khí lắng nghe tốt bạn sẽ thấy rằng những người nói chuyện với bạn trở thành những người lắng nghe có hiệu quả. . Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề nhiều sự mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì hai bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng sự cởi mở của bản thân, bằng cách khuyến khích người ta nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và cùng nhau giải quyết để thoát khỏi xự xung đột đó. Kỹ năng lắng nghe :ngồi 1/3 ghế,người đổ về phía trước,tránh ngồi ngả ra phía sau, chân, chân sau ngang bằng, buông tự nhiên tạo ra sự thoải mái. Hai tay áp vào má hoặc chống cằm chăm chú hướng về đối tác, đầu gật gật theo .... ủng hộ, khích lệ bằng cử chỉ,tiếng để kèm theo những câu cảm thán biểu hiện sự thích thú như: vâng, dạ, thế ạ, thế à, ừ, à,nhất trí, đồng ý, nhún vai, nhíu mày… Tuỳ theo tuổi tác,trên dưới hoặc mức độ thân mật. Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương. Chữ “thính” (nghe) là chữ tượng hình Trung Quốc với nhiều ý nghĩa hàm chứa cả các chữ: nhĩ, vương, nhãn, nhất, tâm. Lắng nghe có hiệu quả: nghe với 5 mức độ khác nhau: . Làm lơ: thực sự không nghe gì cả . Giả vờ nghe: để làm người khác quan tâm bằng cách lặp đi lặp lại một cách máy móc và đôi khi không đúng chỗ: ư`, đúng đúng … . Nghe và chọn lọc: tức là chỉ nghe một phần lúc nói chuyện. . Chăm chú nghe: tập trung chú ý và sức lực vào những lời mình nghe được. . Nghe thấu cảm: có rất ít người thực hiện được mức độ nghe này, đây là hình thức nghe cao nhất, là đặt mình vào vị trí, tình cảm của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào? Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi sâu vào người khác, qua đó bạn phát hiện và nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác,bạn hiểu được tâm tư, tình cảm của họ. Người nói bao giờ cũng có tâm lí :khi nói chuyện muốn được người khác chú ý lắng nghe, muốn được tôn trọng,vì thế người có văn hoá là người lắng nghe chăm chú, tập trung cao độ,không làm việc khác, không ngoái đi ngoái lại,không nghe điện thoại di động,không chê bai, dè bỉu, cắt ngang, lên mặt, đốp chát, sỗ sang…gây cho người nói có tâm lí bị xem thường, khó chịu, bị xúc phạm thậm chí có những trường hợp phải dùng chữ “nhẫn” mà nghe. Nếu đã không muốn nghe thì mọi diễn đạt phải dùng lời nói, bằng tay, bằng miệng, bằng cử chỉ hoạt động khác cũng đều vô nghĩa “Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe ” 3. Nụ cười Cười được xem như một cách nói, nụ cười là sứ giả đầu tiên trong giao tiếp, luôn giữ được nụ cười trên môi là yếu tố hang đầu gây được thiện cảm. Nụ cười là món quà vô giá của tạo hoá. Mác nói: “Nhân loại vừa cười vừa tách ra khỏi quá khứ .” Vua hề Sáclô: “tiếng cười sẽ cứu thế giới” Victo Hugo nói “Nụ cười xua tan mùa đông trên khuôn mặt con người” L.Tônxtôi : “Không có gì làm người ta xích lại gần nhau như nụ cười hiền lành” Puskin: “một nụ cươi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng có khi làm người ta nhớ suốt đời”. Đêstôiepxki: “Nếu bạn muốn xét đoán một người và nhận biết tâm hồn người đó thì bạn hãy tìm hiểu không phải anh ta im lặng, nói năng, khóc lóc hay đang xúc động những ý tưởng cao thượng, tốt nhất hãy nhìn anh ta cười”. Có rất nhiều các kiểu cười khác nhau như: cười tươi, cười mỉm, cười ha hả, cười chúm chím, cười toe toét,cười thầm, cười mỉa mai, cười rũ rượi, cười xoà, cười trừ, cười nhăn nhở…. Hãy giữ nụ cười trên môi khi giao tiếp và hãy tạo cho mình thói quen tốt đó.Theo thống kê xã hội,93% phụ nữ cười để trả lời khi tiếp chuyện,phải cười đúng lúc đúng chỗ,nụ cười còn thể hiện trình độ hiểu biết ,trình độ văn hoá của một người. 4. Im lặng Im lặng cũng là một cách nói, biết im lặng đúng lúc, đúng chỗ thì “im lặng là vàng”. “Nghệ thuật im lặng là khả năng giữ im lặng cả ngoài mặt và trong long sự im lặng chân thật”. Biết im lặng có nghĩa là biết tự trọng, biết tôn trọng người khác và tạo được lòng tin. Người biết im lặng đúng lúc đúng nơi trong khi giao tiếp thường là người khôn ngoan, sâu sắc từng trải, im lặng đôi khi còn tạo được hiệu quả giao tiếp rất cao làm người khác kính phục. Biết im lặng ở những nơi đông ngưòi, giữa cuộc họp, trong phòng hoà nhạc, trong thư viện, trên xe buýt… là biểu hiện của ứng xử văn hoá nhưng khi để bảo vệ ý kiến, bày tỏ tư tưởng thì không nên chỉ biết im lặng vì sẽ trở thành kẻ nhu nhược, hãy nói, hãy tranh luận nhưng phải đúng và vừa đủ thôi, chỉ gay gắt khi thực sự cần thiết. 4. Nói bằng mắt Ánh mắt có sức mạnh to lớn, qua ánh mắt người ta có thể nhận biết được tình cảm tư tưởng của người đối diện. Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận biết được tình cảm của con người, đôi mắt có thể chuyển tải lượng thông tin lớn nhất (80%) và có sức truyền cảm lớn nhất. Chiều muộn Chiều Muộn rồi Em phải về thôi Căn gác nhỏ ấy anh không lên được Lầu Thang nhà em ba mươi nhăm bước Ngày Đã muộn rồi Thôi_em về Chỉ xin đừng khép cửa Cho anh nhìn thấy ánh đèn màu Khi bóng em và Khuôn cửa giao nhau Chiều muộn rồi Cầu thang nhà em ba mươi nhăm bậc Anh đã qua bờ bên kia của dốc Chơi với tìm Không thấy ánh đèn đâu (Thế Hùng ) Ánh nhìn khắc khoải,chới với chính là điểm nhãn của cả bài thơ. Có thể nói bằng mắt là nói đựơc nhiều nhất, phong phú và sinh động nhất những gì muốn nói, đã được nói và không thể nói ra. Ông cha ta đã đúc kết : “ Người khôn con mắt đen xì Người dại con mắt nửa chì nửa thau”. Hay : “ Người mà da trắng mắt nâu Bỏ đi thì tiếc nhìn lâu thì thèm” Đôi mắt phản ánh một cách đầy đủ, sinh động thế giới nội tâm của con người. Trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội hoạ, đôi mắt là nhãn thần, là linh hồn tác phẩm.Nhìn vào đôi mắt, vào cách nhìn ta có thể thấy được phẩm chất tính cách của một người như: đôi mắt khôn ngoan, đôi mắt đần độn, đôi mắt thật thà, đôi mắt sắc sảo, đôi mắt thông minh… Trong khi giao tiếp hãy nhìn thẳng vào mắt của đối phương. Đôi mắt sẽ nói cho cả hai người biết suy nghĩ của đối phương. Nhìn vào mắt nhau trong khi giao tiếp bày tỏ sự trân trọng vừa biểu đạt tình cảm,thể hiện một người lịch thiệp, có văn hoá. Người không đàng hoàng là người hay nhìn trộm, nhìn xéo, nhìn quá chăm chú vào những khu vực tế nhị của phụ nữ. Giọt nước mắt cũng biểu hiện rất đúng tâm tư tình cảm của con người. Con gái thường hay khóc hơn, có nhiều kiểu khóc biểu hiện tâm trạng vui buồn khác nhau của con người: khóc to, khóc oà, khóc thành tiếng: là người có tính cách thẳng thắn bộc trực; khóc ngậm ngùi, khóc một mình, khóc không thành tiếng là có tính cách cam chịu, sống nội tâm…. Hãy khóc ít thôi, hãy biết kiềm chế hãy tạo cho mình một đôi mắt biết cười để thấy mình vui hơn. Có một bài thơ viết về nước mắt được hình tượng hoá trong nỗi buồn mà rất đẹp như sau: Lời cuối Không đến được với nhau Em đi lấy chồng Anh như con thuyền mắc cạn giữa dòng song Ngày em lên xe hoa Thuyền tròng trành nước mắt Mây lang thang bạc trắng trên đầu Giữa Dòng Sông Sâu (Thế Hùng ) Đôi mắt còn đựơc ví với cửa sổ tâm hồn, là sứ giả của tình yêu.Quan họ Bắc Ninh có câu ca: “Gặp đay mời một miếng trầu Không ăn cầm lấy cho nhau vừa long Trầu này trầu nghĩa trầu tình Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta Yêu nhau đứng ở đằng xa Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần” Bí ẩn của đôi mắt còn rất nhiều điều chưa được khám phá, trong lĩnh vực giao tiếp, đôi mắt là một biểu hiện quan trọng không thể thiếu, mỗi người có một cấu tạo đôi mắt khác nhau, có một mầu mắt khác nhau nhưng quan trọng nhất là hãy sống thật, sống vui, sống hết mình để có được một đôi mắt trong sang. 5. Nói bằng tay Nói bằng tay cũng là một ngôn ngữ quan trọng trong giao tiếp. Các nhag khoa học đã đưa ra con số thống kê: con người 60 tuổi thì phải mất 3 năm bắt tay. Biết bắt tay đúng lúc, đúng chỗ thì vô cùng hiệu quả. Bắt tay nếu đi với cái ôm vỗ vai thì thể hiện sự thân mật, hảo hữu. Người lịch thiệp, có văn hoá, khi bắt tay thường nhìn thẳng đối phương, miệng mỉm cười, tay phải đưa ra đồng thời nắm tay đối phương một các tự nhiên,không nên nắm tay quá chặt hoặc quá lỏng. Bắt tay vừa chặt, đủ thời gian bày tỏ sự nồng nhiệt, thân thiện dễ gần, tạo cảm giác tự tin. Đặc biệt với phụ nữ phải chú ý: không nên nắm tay quá chặt, quá lâu, bắt tay ở phần ngón (phụ nữ thường đeo nhẫn) kèm theo một nụ cười thân thiện bày tỏ sự tin tưởng. Khi tạm biệt vẫy tay thể hiện sự yêu thương, qúy mến; vỗ tãy bày tỏ sự tán dương, khi nói chuyện, úp bàn tay chi tay vào mặt người khác là hành động của kẻ trịnh thượng, hỗn láo, người hay cung tay p
Tài liệu liên quan