Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Kinh tế thị trường phát triển từ sơ khai đến hiện đại là một công trình sáng tạo của loài người trong quá trình sản xuất và trao đổi ,đó là trình độ văn minh mà nhân loại đãđạt được.Kinh tế thị trường bao giờ cũng tồn tại dưới một thể chế chính trị ,một chếđộ chính trị .Nhờ sử dụng triệt để ,chủ nghĩa tư bản đãđạt được những thành tựu về kinh tế – xã hội,phát triển lực lượng sản xuất ,nâng cao năng xuất lao động .Cũng nhờ kinh tế thị trường ,quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính ,văn minh công cộng ,con người nhạy cảm ,tinh tế với khả năng sáng tạo ,sự thách thức đua tranh phát triển .Vì vây “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế thời đại và cũng giúp nước ta bước sang giai đoạn mới :giai đoạn độc lập dân tộc gắn với phát triển kinh tế một cách toàn diện ,cải thiện sâu sắc đời sống nhân dân. Ngay trong vă kiện đại hội VIII ,Đảng ta đã khẳng định “Sản xuất hàng hóa là thành tựu ,văn minh của nhân loại ”,chúng ta không chỉ kiên định “Không bỏ qua kinh tế hàng hóa ”như văn kiện đại hội VI đã nêu ,mà còn khẳng định kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan cho đến khi chủ nghỉa xã hội được xây dựng .Trong dự thảo văn kiện đại hội IX lại tiếp tục khẳng định “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”

doc18 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/MỞĐẦU Kinh tế thị trường phát triển từ sơ khai đến hiện đại là một công trình sáng tạo của loài người trong quá trình sản xuất và trao đổi ,đó là trình độ văn minh mà nhân loại đãđạt được.Kinh tế thị trường bao giờ cũng tồn tại dưới một thể chế chính trị ,một chếđộ chính trị .Nhờ sử dụng triệt để ,chủ nghĩa tư bản đãđạt được những thành tựu về kinh tế – xã hội,phát triển lực lượng sản xuất ,nâng cao năng xuất lao động .Cũng nhờ kinh tế thị trường ,quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính ,văn minh công cộng ,con người nhạy cảm ,tinh tế với khả năng sáng tạo ,sự thách thức đua tranh phát triển .Vì vây “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ”là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế thời đại và cũng giúp nước ta bước sang giai đoạn mới :giai đoạn độc lập dân tộc gắn với phát triển kinh tế một cách toàn diện ,cải thiện sâu sắc đời sống nhân dân. Ngay trong vă kiện đại hội VIII ,Đảng ta đã khẳng định “Sản xuất hàng hóa là thành tựu ,văn minh của nhân loại ”,chúng ta không chỉ kiên định “Không bỏ qua kinh tế hàng hóa ”như văn kiện đại hội VI đã nêu ,mà còn khẳng định kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan cho đến khi chủ nghỉa xã hội được xây dựng .Trong dự thảo văn kiện đại hội IX lại tiếp tục khẳng định “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” Vì vậy,làm đềán này tôi muốn đưa ra cách nhìn tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cùng một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoàn thiện hơn nữa nền kinh tế nước nhà.Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đào Phương Liên cùng tập thể tác giả của những tài liệu đã giúp tôi hoàn thành đềán này. B/NỘIDUNG I/LÝLUẬNCHUNG 1. Vài nét về nền kinh tế thị trường: a. Một số khái niệm Trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa trên mệnh lệnh, kế hoạch của Nhà nước và một số hệ thống bao cấp từ sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được sự phân cực xã hội, nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản. Chẳng những các quy luật kinh tế khách quan bị coi thường, mà tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy một cách đầy đủ. Sự nghiệp đổi mới được tiến hành hơn 10 năm qua ở nước ta gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theocơ chế thị trường, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết ta tìm hiểu một số khái niệm: Khái niệm kinh tế hàng hoá, thị trường, cơ chế thị trường. * Kinh tế hàng hoá: Là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó hình thái kinh tế phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. * Thị trường: Trong nền sản xuất, mọi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều được mua bán trên thị trường. Thị trường là một tập hợp tất yếu và hữu cơ của toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Từ đó ta có khái niệm: “KTTT là trình dộ phát triển cao của kinh tế hàng hóa màởđó tất cả các yếu tốđầu vào vàđầu ra cho sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua và do thị trường quyết định .” . Trong hội thảo “Phấn đấu đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” có hai loại ý kiến khác nhau. Một là, xem kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung cầu, thị trường mua và bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là một phương thức tổ chức vận hành kinh tế - xã hội. Tự nó không mang tính kinh tế - xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trung tính”,là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được. Hai là, xem kinh tế thị trường là một loại quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, nó in đậm dấu của lực lượng xã hội làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động có chủ thể của quá trình hoạt động đó, có sự tác động lẫn nhau của các chủ thể hoạt động. Trong xã hội có giai cấp, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải chỉ là cái riêng lẻ đó còn là những tập đoàn xã hội, những giai cấp. Sự hoạt động qua lại của các chủ thể hành động đó có thể có lợi cho người này tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp hay giai cấp khác cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực, có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt đó. Hiện nay không có một nước nào trên thế giới có nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường “hoàn hảo”, hoàn toàn do sự chi phối của “bàn tay vô hình” theo cách nói của Adam Smith, nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh ở thế kỉ XVIII mà trái lại chúng đều vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Và ở nước ta kinh tế thị trường mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là “nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.” b. Đặc điểm của nền kinh tế Có thể nói, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở giai đoạn cao. Kinh tế thị trường là loại hình mà trong đó, các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua – bán, trao đổi hàng hoá - tiền tệ. Trong kinh tế thị trường các quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ... Kinh tế thị trường trước hết là kinh tế hàng hoá, với đặc trưng phổ biến của nó là người sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán, để trao đổi chứ không phải để tự tiêu dùng, hay sản phẩm dư thừa ngẫu nhiên như trước. Kinh tế thị trường là nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về thành phần kinh tế, về hình thức phân phối. Kinh tế thị trường được sử dụng như một công cụ, một phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Kinh tế thị trường là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt qua khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển kể cả trong điều kiện vốn, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Kinh tế thị trường luôn vận động, phát triển tái sinh, do đó để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô phải thường xuyên được bổ sung hoàn thiện. Kinh tế thị trường gắn liền với Nhà nước pháp quyền và Nhà nước sẽ quản lý chủ yếu bằng pháp luật. 2. Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a.Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình đó là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Có thể khái quát rằng, lịch sử phát triển của sản xuất và đời sống của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hai thời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất. Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự cung- tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó được gọi là kinh tế thị trường. Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội đầu tiên của nhân loại. . Nó được bó hẹp trong quan hệ tuần hoàn khép kín giữa con người và tự nhiên, mà tiêu biểu là giữa lao động và đất đai làm nền tảng. Hoạt động kinh tế gắn liền với xã hội sinh tồn, với kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Nó đã tồn tại và thống trị trong các xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tuy không còn giữ địa vị thống trị nhưng vẫn còn tồn tại trong xã hội tư bản cho đến ngày nay. Kinh tế tự nhiên, hiện vật, sinh tồn, tự cung - tự cấp gắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế xã hội chủ nghĩa tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh, góp phần mang lại chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, song khi chuyển sang xây dựng và phát triể kinh tế, chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật, nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất – kinh doanh, sản xuất không gắn với nhu cầu, ý chí chủ quan đã làm lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực- sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội không thực hiện được. Kinh tế hàng hoá, bắt đầu bằng kinh tế hàng hoá đơn giản, ra đời từ khi chế độ Cộng sản nguyên thuỷ tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chuyển từ kinh tế tự nhiên, tự cung - tự cấp sang kinh tế hàng hoá là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển, thời đại văn minh của nhân loại. Trong lịch sử của mình, vì thế của kinh tế hàng hoá cũng dần được đổi thay: từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế - xã hôi không phổ biến, không hợp thời trong xã hội chiếm hữu nô lệ của những người thợ thủ công và nhân dân tự do, đến chỗ được thừa nhận trong xã hội phong kiến và đến chủ nghĩa tư bản thì kinh tế hàng hoá giản đơn không những được thừa nhận mà còn phát triển lên giai đoạn cao hơn đó là kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, cũng đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự do. Đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của giai đoạn này là Nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Kinh tế thị trường có những đặc điểm cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do quan hệ cung cầu... Đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mô” của Nhà nước để khắc phục những khuyết tật của nó. Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa tự phát sẽ “hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” và sự phát triển của kinh tế thị trường trong lịch sử diễn ra đồng thời với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng tuyệt nhiên, kinh tế thị trường không phải là chế độ kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường là hình thức và phương pháp vận hành kinh tế. Đây là một kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó là phương thức sinh hoạt kinh tế của sự phát triển. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học – công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, của khoa học - kỹ thuật, của lực lượng sản xuất. Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản, trong nền kinh tế nước ta,sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên, hiện vật, tự cung- tự cấp còn chiêm ưu thế. Xã hội Việt Nam, về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển. Phát triển trở thành nhiệm vụ, mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường đi tới. Muốn vậy phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển, là phát triển nền kinh tế thị trường, cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế xã hội nào rút cuộc cũng nhằm mục tiêu xã hội, nhân văn nhất định, cả sự thay đổi về chất (những biến đổi về mặt xã hội). Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của C.Mác là một thành tựu khoa học của loài người. Nó phác họa quy luật vận động tổng quát của nhân loại, và sự phát triển của xã hội loài người sẽ tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội không đối lập với phát triển, với kinh tế thị trường, mà là một nấc thang phát triển của cả loài người được đánh dấu bằng tiến bộ xã hội của sự phát triển. Nó là thách thức giải quyết các quan hệ xã hội, là một sự thiết lập một trật tự xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ và quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng nhân dân lao động đem lại cuộc sống hạnh phúc và giàu sang cho nhân dân lao động. Vì vậy, sự phát triển của Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải là sự phát triển vì sự giàu có, phồn vinh, của toàn dân tộc, là sự phát triển mang tính xã hội chủ nghĩa, là sự phát triển hiện đại. Nghĩa là, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. b. Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chuyển nền kinh tế từ họat động theo cơ chế kế hoạch tập trung hành chính, quan liêu bao cấp sang phát triên nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiện nay và tương lai. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991 đã nêu lên những đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại. Mặc dù nền kinh té nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hoàng hóa, kinh tế thị trường, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại . Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ tự chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự phát triển kinh tế xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự phát triên rút ngắn. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng, nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “Bàn tay hữu hình” của nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó. Đồng thời, chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc xây dựng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ở nước ta đã quy định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi lẽ, mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở tương ứng với nó. Kinh tế nhà nước tạo cơ sở cho chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế. Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, nhà nước công nông, nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự đổi mới để bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta. Thứ tư, cơ chế vân hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vận động theo những quy luật nội tại của nền kinh tế thị trường nói chung, thị trường có vai trò khắc phục những “thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được. Vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng. Sự quản lý của Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả, đặc biệt là bảo đảm sự công băng và tiến bộ xã hội. Không có ai ngoài nhà nước lại có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các vùng của đất nước ta. Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hóa nền sản xuất xã hội. Tiến trình xã hội hóa trên cơ sở phát triển của kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế. Một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế thị trường là việc mở rộng giao lưu kinh tế với ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Tranh thủ thuận lợi và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện. Để phát triển tron gđiều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung tự cấp mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn
Tài liệu liên quan