Y khoa, y dược - Phần 1: Phương pháp lấy mẫu và xử lý các mẫu sinh thiết thận tại Úc

Những vấn đề lâm sàng chính gồm: – Chỉ định sinh thiết thận (RBx) – Các hội chứng lâm sàng liên quan – Thu thập mẫu – Biến chứng sinh thiết thận và chống chỉ định  Xử lý các mẫu sinh thiết thận thường và thận ghép tại khoa Giải Phẫu bệnh, bệnh viện Hoàng gia Melbourne, Victoria, Úc.  Tóm tắt những vấn đề chính ở thận bình thường – Sự phát triển – Giải phẫu và chức năng – Mô học và siêu cấu trúc  Vi thể bệnh thận thường

pdf78 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Y khoa, y dược - Phần 1: Phương pháp lấy mẫu và xử lý các mẫu sinh thiết thận tại Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp đào tạo GPB thận tháng 5, 2011, TP. HCM Phần 1 Phương pháp lấy mẫu và xử lý các mẫu sinh thiết thận tại Úc Moira J Finlay, BS Giải Phẫu Bệnh Thận, Bệnh Viện Hoàng gia Melbourne Bài này gồm 4 phần:  Những vấn đề lâm sàng chính gồm: – Chỉ định sinh thiết thận (RBx) – Các hội chứng lâm sàng liên quan – Thu thập mẫu – Biến chứng sinh thiết thận và chống chỉ định  Xử lý các mẫu sinh thiết thận thường và thận ghép tại khoa Giải Phẫu bệnh, bệnh viện Hoàng gia Melbourne, Victoria, Úc.  Tóm tắt những vấn đề chính ở thận bình thường – Sự phát triển – Giải phẫu và chức năng – Mô học và siêu cấu trúc  Vi thể bệnh thận thường Lâm sàng  Bài viết này dành cho các bác sĩ quan tâm đến giải phẫu bệnh thận, không phải một hướng dẫn cho người nào muốn thực hiện sinh thiết thận hoặc theo dõi bệnh nhân sau sinh thiết.  Tại bệnh viện Hoàng Gia Melbourne, bệnh thận thường và thận ghép được quan tâm bởi các chuyên gia sau: – Bác sĩ thận học hội chẩn hoặc hội đồng Thận hội chẩn – Bác sĩ hình ảnh học chuyên về thận tham vấn ( đặc biệt nếu cần CT scan để định vị thận) – Bác sĩ ngoại khoa tham vấn (tại thời điển ghép thận hoặc trong quá trình thám sát hoặc xem xét)  Mỗi bệnh viện có kỹ thuật và cách tiến hành khác nhau  Bài viết này không đề cập đến sinh thiết thận trong u thận Chỉ định sinh thiết thận thường:  Tiểu máu  Tiểu đạm  Tiểu máu và tiểu đạm  Suy thận cấp  Suy thận mạn  Tổn thương thận trong bệnh hệ thống  Theo dõi đáp ứng điều trị và diễn tiến bệnh Vai trò của sinh thiết thận:  Chẩn đoán  Tiên lượng  Điều trị  Theo dõi đáp ứng điều trị và diễn tiến bệnh  Nghiên cứu khoa học Chỉ định trong sinh thiết thận ghép :  Trì hõan chức năng thận ghép (DGF)  Suy chức năng ghép  Theo dõi đáp ứng điều trị  Chẩn đóan tiểu máu và tiểu đạm  Theo Protocol (của khoa, nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng) Các hội chứng lâm sàng bệnh thận:  Tiểu protein  Tiểu máu  Hội chứng thận hư  Hội chứng viêm thận  Suy thận cấp  Suy thận mạn Sinh hóa và cặn lắng nước tiểu bình thường: (theo tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm tại RMH)  Protein niệu: <0.15g/24h  Creatinine niệu (Cr) : 8.0 - 18mmol/24h  Tỷ lệ Protein/Cr (Pr/Cr) : 15 - 35mg/mmol Cr  Hồng cầu (RBC): <13x106/L  Bạch cầu (WBC): <2x106/L  Trụ niệu : <100x103/L (chủ yếu protein Tamm-Horsfall) Tiểu máu:  Tiểu máu có ý nghĩa nếu >8000 HC/mL.  Tiểu máu có thể – Đại thể hoặc vi thể – Do cầu thận hoặc không do cầu thận ( phân biệt qua quan sát KHV đối pha)  Tiểu máu không do cầu thận sẽ được bác sĩ ngoại niệu xem xét tuy nhiên có thể gặp trong một vài trường hợp viêm cầu thận Hội chứng thận hư:  Tiểu protein nhiều, thường >3.5g/24 giờ  Giảm Albumin/ huyết thanh (normal 35-50g/L)  Phù toàn thân  Thường kèm tăng cholesterol máu (BT <4mmol/L) Hội chứng viêm thận :  Tiểu máu  Đôi khi có tiểu protein  Giảm độ lọc cầu thận (GFR) – Créatinine HT Bình thường 50 - 110 mmol/L 0,05 – 0,11mmol/L 0,8 – 1,2mg/dL – urea BT 2,5 – 8,3mmol/L – eGFR >60mL/min/1.73m2  Hay kèm tăng huyết áp Suy thận cấp (ARF): Đột ngột  Tăng ure máu – Créatinine HT BT 50 - 110 mmol/L 0.05 - 0.11mmol/L 0.8 - 1.2mg/dL – Ure máu BT 2.5 - 8.3mmol/L – GFR >60mL/min/1.73m2  Vô niệu < 400mL nước tiểu /24h Suy thận mạn (CRF):  Tăng ure máu chậm. – BT Cr 50 - 110 mmol/L 0.05 - 0.11mmol/L 0.8 - 1.2mg/dL – BT ure 2.5 - 8.3mmol/L – GFR >60ml/min/1.73m2  Có thể có đợt cấp Kỹ thuật sinh thiết thận:  Kiểm tra máu đông – INR BT 0.8 - 1.3 – APTT BT 24 - 35 seconds – Der. Fib BT 2.0 - 5.0g/L  Xác định vị trí thận (SA, soi, CT)  Xác định độ sâu  Sát trùng da và gây tê  Lấy mẫu; dùng kim 14 gauge (kim 18 gauge thường không đủ mẫu Xác định vị trí thận bằng siêu âm. Hình ảnh siêu âm thận. Bộ dụng cụ vô trùng trong sinh thiết thận kèm kính phân lập mô ở phía sau Bề mặt da vùng được đánh dấu và rạch da bằng dao mổ. Gây tê tại chỗ và sâu đến vỏ bao thận. Dùng kim Tru Cut số 14 để lấy mẫu, hoặc có thể dùng “súng” với bộ phận nảy cò tự động kèm siêu âm để định vị đường đi của kim khi sinh thiết Kim Tru- cut đi hết theo chiều sâu của thận Chuyển mẫu sinh thiết sang BS GPB bằng cách đặt mẫu thận trên giấy lọc thấm trong nước cất vô trùng để quan sát Renal biopsy contraindications: Đè ép vị trí sinh thiết sau khi thực hiện thủ thuật và bn được đưa về khoa để theo dõi Biến chứng sinh thiết thận:  Đau  Chảy máu  Dò động tĩnh mạch  Xuyên thủng vào tạng khác  Tử vong (<0.1%) Tiểu máu sau sinh thiết thận:  Thường gặp  Thường tiểu máu vi thể  <1% trường hợp cần rửa bàng quang để lấy máu cục Chảy máu sau sinh thiết thận  Khối máu tụ quanh thận 85% trường hợp phát hiện bằng SA/CT  Thường tự giới hạn  Nếu chảy máu nhiều thường thấy sau 6 giờ sinh thiết  2% cần truyền máu  0.06% cần phẫu thuật cắt bỏ thận đã sinh thiết Chống chỉ định sinh thiết thận:  Tăng huyết áp nặng chưa kiểm soát  Cơ địa dễ xuất huyết  Nhiễm trùng  Một số chỉ định tương đối – Một thận – Bệnh nang thận – Thận ứ nước Xử lý mẫu sinh thiết tại RMH:  Hẫu hết sinh thiết được 1 mẫu dài 5 - 20mm  Có khi cần đâm kim 2 lần vào thận để lấy mẫu bằng kim14 gauge đế có thể đủ mẫu khảo sát; dùng kim 18 gauge có thể không lấy đủ mẫu khảo sát bệnh thận thường hoặc thận ghép  Cần khảo sát vùng vỏ thận, trong cả bệnh thận thường hoặc thận ghép  Vùng tủy thận cũng hữu ích trong thận ghép  Tại RMH, một người Medical Laboratory Scientist đã được huấn luyện tốt sẽ tiến hành STT ( ngọai trừ STT có thể do BS ngọai khoa tiến hành, như trong trường hợp tái tưới máu sau ghép thận), Quan sát mẫu thận dưới KHV phân lập mô, và cất mẫu thận thành nhiêu phẩn dùng khảo sát – Kính hiển vi quang học – Hóa mô miễn dịch – Kính hiển vi điện tử – Các khảo sát khác  Thu thập số liệu Bảng yêu cầu trong sinh thiết thận.theo yêu cầu của NATA. Dữ kiện lâm sàng là quan trọng. Nếu mẫu sinh thiết thận khẩn cấp, BS Thận học hội chẩn sẽ bàn luận ca lâm sàng với BS GPB thận Minimum Requirement Bradma label (Inpatients) Full patient details (Outpatients) Minimum Requirement Doctor Details Name, Contact no. (phone, pager) Minimum Requirement Doctor Signature Request Date Minimum Requirement Collector Signature Collect Date and Time Minimum Requirement Hosp. Ward and Unit IIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII SMITH 1234567 JOHN 01.12.1965 5 PARK ST M/M/ENG MELBOURNE 3000 PUB Ph: 9393 3939 MH: Printed: 16.10.2010 MC 19876543219 –1 PN: Kính phân lập mô tại khoa chẩn đoán hình ảnh Dụng cụ và chất cố định mẫu thận. Đĩa Petri Formalin trung tính có đệm Glutaraldehyde Dao để tách mô Giấy lọc thấm nước cất Que thao tác mô Đĩa Petri Đặt mẫu sinh thiết trên giấy lọc thấm nước cất vô trùng Khi tiếp nhận mẫu sinh thiết:  Mô tả đại thể  Chọn ít nhất 5 mm vùng vỏ thận hoặc hơn, cố định trong formol đệm trung tính (có thể dùng dung dịch cố định thủy ngân như Dubos-Brazil vì sẽ quan sát chất lắng đọng và nhân rõ hơn nhưng vì tính độc hại của dung dịch này và vì an toàn sức khỏe nghề nghiệp từ lâu đã không còn được sử dụng)  Nếu không đủ vùng vỏ, lấy 1mm3 vùng vỏ với ít nhất 1 cầu thận cố định trong cacodylate glutaraldehyde đệm để vùi trong plastic trong trường hợp quan sát dưới kính hiển vi điện tử.  Cố định phần còn lại cho nhuộm miễn dịch huỳnh quang và các khảo sát khác, nếu cần  Cố định phần còn lại của vỏ hoặc tủy thận trong formol Mẫu sinh thiết dứơi KHV phân lập mô. Mỡ Vỏ thận Vỏ bao thận Mẫu sinh thiết ở độ phóng đại lớn hơn. Cầu thận Mô được chia ra và cố định trong dung dich hoặc môi trường vận chuyển thích hợp Trong phòng xét nghiệm:  Xử lý mô đã cố định bằng formol, vùi trong paraffin  Cắt mỏng – Dày 0.5m đối với nhuộm H&E và nhuộm đặc biệt – Dày 2m để nhuộm đỏ Congo and hóa mô  Các mẫu cắt được nhuộm, dán lamen và gửi đến BS GPB Mẫu sinh thiết vùi nến. Hóa mô miễn dịch:  Chúng tôi thường dùng miễn dịch men peroxidase (IP) trên mẫu vùi paraffin vì màu sắc sẽ không phai giúp lưu trữ một thời gian dài  Một số phòng xét nghiêm lại dùng alkaline phosphatase trên mẫu vùi nến vì thuốc nhuộm ít độc hại.  Một số phòng xét nghiệm sử dụng nhuộm miễn dịch huỳnh quang (IF) vì rất nhạy nhưng cần chụp hình để ghi hình kết quả, vì màu hùynh quang không giữ lâu được  Chúng tôi nhuộm miễn dịch hùynh quang trong trường hợp khẩn cấp (trong vòng 1 giờ khi lấy mẫu) hoặc bệnh Goodpasture. Phương pháp miễn dịch men peroxidase:  Cắt mỏng 2m, nhuộm H&E và nhuộm đặc biệt  Nhiều loại kháng thể khác nhau dùng trong thận thường và thận ghép  Nhuộm bằng phương pháp peroxidase- antiperoxidase bằng máy nhuộm miễn dịch tự động (chúng tôi dùng máy Vision Biosystems Bond-Max Automated Immunostainer)  Phủ lamen và xem dưới kính hiển vi quang học Phương pháp nhuộm huỳnh quang:  Mẫu sinh thiết 5 mm vùng vỏ – Dùng mô thận tươi hoặc mô thận lấy được trong 15 phút trước khi đến labo GPB – Hoặc để lạnh trong dung dịch phosphate buffered saline (PBS), đem tới phòng xét nghiệm trong vài giờ – Hoặc đặt trong 1 môi trường vận chuyển thích hợp, như Michel’s medium và vận chuyển như bình thường; kháng nguyên sẽ bảo tồn và có thể tiến hành nhuộm trong vài ngày hay vài tuần sau khi lấy mẫu.  Tại phòng xét nghiệm – Mẫu mô sẽ được động lạnh và cắt mỏng – Dùng kháng thể IgA, IgG, IgM, fibrin, C3, C1q – Ủ trong 30 phút, rửa sạch và dán lamen – Khảo sát dưới kính hiển vi huỳnh quang Cắt mỏng và nhuộm tại RMH: Thận thường – cắt liên tục 24 mẫu  Nhuộm H&E x5 (S4, 10, 16, 20, 24)  OVG x1 (S19)  PAS x2 (S8, 14)  Masson x1 (S21)  AgMT x2 (S15, 23)  Lưu trữ Thận ghép – cắt liên tục 12 mẫu  Nhuộm H&E x4 (S3, 6, 9, 12)  OVG x1 (S7)  PAS x2 (S4, 8)  Masson x1 (S11)  AgMT x2 (S5, 10)  Lưu trữ Nhuộm hóa mô miễn dịch: Thận thường  IgA  IgG  IgM  fibrin(ogen)  C3  C1q Thận ghép  IgA  IgG  IgM  fibrin(ogen)  C3  C1q  C4d  BKV/SV40 Khay đựng các lame nhuộm H&E, nhuộm đặc biệt và nhuộm miễn dịch men peroxidase Kính hiển vi điện tử:  Chọn một mẫu vỏ thận khoảng 1mm chứa ít nhất một cầu thận và cố định trong glutaraldehyde  Xử lý mô và vùi trong chất plastic hoặc resin  Cắt mỏng với dao thủy tinh  Nhuộm bằng toluidine blue hoặc phẩm nhuộm tương tự  Xem dưới kính hiển vi quang học để xác định cầu thận  Block bệnh phẩm được tỉa đến “mesa”, và lát cắt siêu mỏng sẽ nhuộm trong chì citrate và uranium acetate  Lát cắt siêu mỏng sẽ xem và chụp hình dưới kính hiển vi điện tử  Mẫu mô có thể xả nến và xử lý lại, siêu cấu trúc sẽ khó quan sát hơn nếu xử lý mô thường quy nhưng có thể quan sát amyloid & chất lắng đọng và đo bề dày màng đáy dày Lát cắt mỏng vùi trong chất plastic. Lát cắt mỏng vùi trong chất plastic Một hoặc hai cầu thận được chọn để quan sát dưới kính hiển vi điện tử Xanh Toluidine x10Xanh Toluidine x2 Xanh Toluidine x40 Tóm tắt :  Sự phát triển của thận  Giải phẫu và chức năng thận  Mô học và siêu cấu trúc thận Sự phát triển của hệ tiết niệu: Cấu trúc Phôi thai Thành phần Phát triển Tiền thận (pronephros) 3 tuần Một chuỗi các ống thận đơn giản Nhập chung thành ống cận trung thận Trung thận (Mesonephros) 3- tối đa 5 tuần Nhiều ống thận phức tạp Đoạn ÔT gần hình thành cầu thận; Đoạn ÔT xa hình thành ống cận trung thận Hậu thận (metanephros) Từ 5 tuần Nguyên mô thận (nephrogenic blastema) Tạo nhánh trên nụ niệu quản hình thành thận hoàn chỉnh Nụ niệu quản (ureteral bud) Xuất hiện tuần 4; ở vùng chậu xuất hiện tuần 7 ống thận tạo nhánh Kích thích tạo thận và hình thành ống góp trưởng thành sprojects.mmi.mcgill.ca from Gray’s Anatomy Thận bình thường Sơ đồ vùng vỏ, vùng tủy với các đài thận bình thường Robins & Cotran Nephron: Đơn vị thận  Đơn vị cấu trúc và chức năng của thận  Thận người có khoảng 1 triệu nephrons  Mỗi nephon bao gồm – Cầu thận – ống lượn gần – Quai Henle – ống lượn xa – Phức hợp cận cầu thận diagram of a nephron from Gray’s Anatomy 1929 Cầu thận:  Đơn vị lọc  Búi mạch máu – Được vùng gian mô nâng đỡ – Có bao Bowman bao quanh  Máu đến từ Động mạch đến  Máu ra từ Động mạch đi  Thành mao mạch gồm – Khỏang cửa sổ của tế bào nội mô – Màng đáy cầu thận (250-350nm thick) – Tế bào chân giả (podocyte) Ống thận:  ống thận gần – Màng đáy bao bên ngoài – Lòng ống nhỏ – Bờ bàn chải – Tế bào biểu mô trụ cao – Bào tương chứa hạt ưa eosinophile (ty thể )  ống thận xa – Màng đáy bao bên ngoài – Lòng ống lớn – Không có bờ bàn chải – Tế bào biểu mô vuông đơn – Bào tương nhạt L: lòng mạch máu En: nhân bào nội mô Ep: nhân tế bào biểu mô M: nhân tế bào gian mô R: hồng cầu U: khoang niệu L M Ep En R R U L M Ep L Chức năng thận:  Bài tiết – Chất thải nito từ quá trình phân hủy protein – uric acid từ chuyển hóa acid nhân  Cân bằng kiềm –toan – Kết hợp với phổi – Thận kiểm soát tái hấp thu bicarbonate và bài tiết H+  Điều hòa osmolality máu  Chuyển hóa Calcium và phosphate  Điều hòa huyết áp – Hệ thống renin-angiotensin  Bài tiết hormon – erythropoeitin – renin – vitamin D activation Hình thành nước tiểu:  Lọc – Các tế bào và protein phân tử lớn trong máu được siêu lọc để không lọc qua thận – 180 lít/ ngày  Tái hấp thu – Quá trình vận chuyễn ngược các phân tử đã siêu lọc qua cầu thận và hấp thu lại vào máu  Chế tiết – Vận chuyển các phân tử từ máu ra nước tiểu  Khoảng 2 lít nước tiểu/ ngày Chức năng cầu thận:  Khỏang cửa sổ của tế bào nội mô mạch máu  Có nhiều glycosaminoglycans như heparan sulphate tích điện tích âm  Mảng lọc có tính chọn lọc về kích thước và điện tích – Không thấm các protein có kích thước như albumin (3.6nm radius, 70kD) hoặc lớn hơn – Thấm với protein tích điện dương – Thấm cao với nước Ống thận gần:  Tái hấp thu từ dịch lọc của cầu thận – ~67% muối và nước, cơ chế chủ động và thụ động (bơm Na/K/ATPase) – ~100% đường, amino acids and phosphate vô cơ được tái hấp thu chủ động bằng kênh đồng vận chuyển – ~ 65% K+ bằng dịch chuyển và khuếch tán đơn giản – ~ 50% ure – ~80% phosphate (↑PTH, ↓tái hấp thu)  Bài tiết một số thuốc Quai Henlé:  Cành xuống dầy – Thấm thấp với ion và urea, – Thấm cao với nước  Cành xuống mỏng – Thấm thấp ion và urea, – Thấm cao với nước  Cành lên mỏng – Thấm với ion – Không thấm với nước  Cành lên dày vùng tủy – Vận chuyển chủ động Na+, K+, Cl- – Vận chuyển thụ động K+ vào lòng ống tạo điện tích màng dẫn đến tái hấp thu Na+, Mg2+, Ca2+ và cation khác  Cành lên dày vùng vỏ – Đổ vào ống góp xa Ống lượn xa:  Điều hòa K+, Na+, Ca2, bicarbonate & H+ – Đồng vận chuyển thụ động Na+/Cl-, nhạy với thiazide – Tái hấp thu/ bài tiết chủ động bicarbonate và H+ – Bài tiết K+ và tái hấp thu Na+ qua trung gian aldosterone – Tái hấp thu Ca2+kiểm soát bởi PTH  Biểu hiện thụ thể arginine vasopressin 2 Ống góp:  Tham gia một phần trong hệ thống đối lưu giao hội với quai Henlé  Bình thường không thấm với nước – Nồng độ ADH ảnh hưởng độ thấm của ống góp với nước để quyết định pha loãng hoặc cô đặc nước tiểu  Phần thấp của ống góp thấm với ure  Nối với tháp thận và niệu quản và bàng quang Phức hợp cận tiểu cầu:  Nằm giữa tiểu động mạch đến và cành lên dày của quai Henlé  Gồm – macula densa (vết đặc) – Tế bào cận tiểu cầu – Tế bào gian mô ngoài cầu thận  Chịu trách nhiệm sản xuất renin Bệnh nguyên của bệnh thận:  Do Gene  Do Môi trường – Hóa chất – Vật lý – Sinh học o Vi khuẩn o Nấm o Vi rút o Ký sinh trùng Bệnh thận và hệ thống tiết niệu:  Bẩm sinh/bất thường trong quá trình phát triển  Chuyển hóa/đáp ứng sinh lý quá mức  Tuổi tác và suy thoái  Tổn thương và tái tạo  Rối loạn dịch & huyết động  U  Vô căn (thận ghép) Hệ thống phân loại tốt nhất phải toàn diện, dễ hiểu, và đầy đủ (Một bệnh có thể phù hợp với nhiều phân loại) Phân loại thực hành trong bệnh thận: 1. Bẩm sinh & nang 2. Do cơ học 3. Viêm 4. Mạch máu 5. Cầu thận 6. ống thận (bao gồm những rối loạn chuyển hóa) 7. Sỏi tiết niệu 8. U 9. Bệnh thận trong bệnh hệ thống 10. Vô căn Bệnh thận thường được chẩn đoán:  Bệnh cầu thận (bao gồm bệnh hệ thống)  Bệnh ống thận  Bệnh mô kẽ- ống thận  Bệnh mạch máu 5. Bệnh cầu thận – dạng thường gặp:  Bệnh cầu thận nguyên phát – Viêm cầu thận tăng sinh (sau nhiễm trùng, khác) – Viêm cầu thận tiến triển nhanh (liềm) – Bệnh cầu thận màng – Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu – Xơ hóa cầu thận khu trú từng vùng – Viêm cầu thận màng tăng sinh – bệnh thận IgA – Viêm cầu thận mạn  Bệnh cầu thận trong bệnh lý hệ thống – Lupus đỏ hệ thống – Đái tháo đường – Amyloidosis – Hội chứng Goodpasture, viêm đa động mạch, viêm hạt Wegener – Henoch-Schonlein – Viêm nội tâm mạc do vi trùng  Rối loạn di truyền – Hội chứng Alport – Bệnh màng đáy mỏng – Bệnh Fabry 5. Bệnh cầu thận – tiếp cận lâm sàng:  Tiểu protein – Viêm CT màng (GN), tổn thương biểu mô(biến đổi tối thiểu, xơ hóa CT khu trú tứng phần với hyalin hóa(FGS), viêm CT tăng sinh, viêm CT tăng sinh gian mô, bệnh hệ thống (amyloid, ĐTĐ, monoclonal immunoglobulin (Ig) bệnh lắng đọng)  Hội chứng thận hư – Với tiểu đạm, phối hợp Viêm cầu thận tăng sinh gian mô mạch máu (MCGN) và một số bệnh cầu thận liềm  Tiểu máu vi thể không triệu chứng – Bệnh thận màng đáy mỏng, bệnh thận IgA, bệnh Alport  Hội chứng viêm thận – Viêm cầu thận cấp tăng sinh lan tỏa, MCGN, viêm cầu thận tăng sinh khu trú, bệnh cầu thận liềm  Suy thận cấp – Viêm cầu thận liềm  Suy thận mạn – Viêm cầu thận màng, MCGN, tăng sinh khu trú, FGS, bệnh thận giai đoạn cuối 5. Bệnh cầu thận –tiếp cận về hình thái học:  Không tăng sinh – Bệnh cầu thận màng mỏng – Sang thương tối thiểu – Viêm cầu thận màng  Tăng sinh – Khu trú – Lan tỏa – Có Liềm và / hoặc kèm hoại tử  Xơ hóa – FGS nguyên phát – Xơ hóa từng phần thứ phát  Lan rộng – Xơ hóa cầu thận do ĐTĐ – amyloid – Bệnh lắng đọng immunoglobulin đơn dòng – fibrillary/immuntactoid Cơ chế miễn dịch trong bệnh cầu thận:  Qua trung gian miễn dịch dịch thể – Lắng đọng phức hợp miễn dịch o Kháng nguyên mô nội tại collagen IV trong bệnh kháng màng đáy cầu thận; Haymann trong bệnh viêm cầu thận màng; kháng nguyên gian mô; khác o Kháng nguyên bám dính lên cầu thận • Ngoại sinh như yếu tố viêm, thuốc • Nội sinh: DNA, protein nhân, Igs, phức hợp miễn dịch, IgA – Lắng đọng phức hợp miễn dịch lưu thông lên cầu thận o Nội sinh : DNA, u o Ngoại sinh: sản phẩm của tác nhân nhiễm trùng – Kháng thể độc tế bào  Tổn thương qua trung gian miễn dĩch tế bào  Kích hoạt con đường bổ thể biến đổi ( không kinh điển) 9. Bệnh thận trong bệnh hệ thống:  Đái tháo đường  amyloid  Bệnh mô liên kết – Lupus đỏ hệ thống – Thấp khớp – Xơ cứng bì  Tăng huyết áp  Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn  Viêm mạch máu – Viêm đa động mạch vi thể – Bệnh Wegener – Henoch Scholein  Bệnh Goodpasture 10. Bệnh thận vô căn:  Lọc máu  Ghép thận – Phẫu thuật – Cơ học (tắc nghẽn & trào ngược) – Mạch máu – Thải ghép – Độc chất từ thuốc – Nhiễm trùng – Viêm cầu thận tái phát hoặc mới mắc – U – Tăng sinh lympho bào sau ghép, da (carcinom tế bào gai, melanom), cổ tử cung – Sau lọc máu  Thuốc – Độc chất – Tác dụng phụ của thuốc dùng trong điều trị bệnh thận Lời cảm ơn  Dr A J Landgren, Chairman, and Staff of the Anatomical Pathology Department, Royal Melbourne Hospital, particularly Frank Feleppa and Rosa Agostino for technical work  Professor G Becker and Staff of the Department of Nephrology, Royal Melbourne Hospital  Staff of the Electron Microscopy Unit at Melbourne University, particularly Anna Friedhuber, for technical work  Professor Priscilla Kincaid Smith & Professor John Dowling, former pathologists at the Royal Melbourne Hospital
Tài liệu liên quan