Ảnh hưởng của torus khẩu cái trong sự gãy của nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm do ứng suất biến dạng

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của torus khẩu cái đến khả năng gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, thông qua giá trị ứng suất biến dạng của nền phục hình. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 20 mẫu là 20 phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, chia làm hai nhóm bằng nhau, khác nhau ở đặc điểm được thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus khẩu cái. Các phục hình của mỗi nhóm được sao chép từ một phục hình nguyên mẫu. Các phục hình hàm trên khớp với mẫu hàm còn răng hàm dưới ở vị trí cắn khớp trung tâm, được tác động lực từ 0 N đến 110 N, mỗi bước tăng 10 N. Sự khác biệt về giá trị ứng suất biến dạng giữa hai nhóm được xử lý bằng phép kiểm Mann Whitney U, giữa hai vị trí của cùng một nhóm bằng phép kiểm Wilcoxon Signed Rank. Kết quả: Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus đều chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất ở “phục hình – có torus” là lớn hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ mức tải lực 80 N trở lên (p<0,05) . Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái sau của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên có và không có torus chịu ứng suất biến dạng hoàn toàn khác nhau. Phục hình không có torus chịu ứng suất nén còn phục hình có torus lại chịu ứng suất căng. Sự hiện diện của torus đã làm thay đổi dạng ứng suất tác động trên vùng khẩu cái sau của nền phục hình. Kết luận: Sự hiện diện của torus khẩu cái có ảnh hưởng đến ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, theo hướng làm tăng nguy cơ gãy của phục hình.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của torus khẩu cái trong sự gãy của nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm do ứng suất biến dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 89 ẢNH HƯỞNG CỦA TORUS KHẨU CÁI TRONG SỰ GÃY CỦA NỀN PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP TOÀN HÀM DO ỨNG SUẤT BIẾN DẠNG Nguyễn Thị Từ Uyên*, Lê Hồ Phương Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của torus khẩu cái đến khả năng gãy của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, thông qua giá trị ứng suất biến dạng của nền phục hình. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 20 mẫu là 20 phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, chia làm hai nhóm bằng nhau, khác nhau ở đặc điểm được thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus khẩu cái. Các phục hình của mỗi nhóm được sao chép từ một phục hình nguyên mẫu. Các phục hình hàm trên khớp với mẫu hàm còn răng hàm dưới ở vị trí cắn khớp trung tâm, được tác động lực từ 0 N đến 110 N, mỗi bước tăng 10 N. Sự khác biệt về giá trị ứng suất biến dạng giữa hai nhóm được xử lý bằng phép kiểm Mann Whitney U, giữa hai vị trí của cùng một nhóm bằng phép kiểm Wilcoxon Signed Rank. Kết quả: Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thực hiện trên mẫu hàm có hay không có torus đều chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất ở “phục hình – có torus” là lớn hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ mức tải lực 80 N trở lên (p<0,05) . Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái sau của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên có và không có torus chịu ứng suất biến dạng hoàn toàn khác nhau. Phục hình không có torus chịu ứng suất nén còn phục hình có torus lại chịu ứng suất căng. Sự hiện diện của torus đã làm thay đổi dạng ứng suất tác động trên vùng khẩu cái sau của nền phục hình. Kết luận: Sự hiện diện của torus khẩu cái có ảnh hưởng đến ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, theo hướng làm tăng nguy cơ gãy của phục hình. Từ khóa: Torus khẩu cái, Gãy phục hình tháo lắp toàn hàm hàm trên, Ứng suất biến dạng. ABSTRACT INFLUENCE OF PALATINUS TORUS ON THE FRACTURE OF UPPER REMOVABLE COMPLETE DENTURE BASE DUE TO STRENGTH STRESS Nguyen Thi Tu Uyen, Le Ho Phuong Trang, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 89 - 96 Purpose: This research was carried out to evaluate the influence of palatinus torus on the fracture of upper removable complete denture base by stress analysis. Methods: 20 samples, which were upper removable complete dentures, were divided into 2 equal groups which were differentiated by the exist of palatinus torus. Each specimen of each group was duplicated from one prototype. The upper denture was mounted in centric occlusion with the lower dentulous cast and loaded from 0 N to 110 N with steps of 10 N. Stresses were calculated at anterior and posterior palate in the midline for each denture specimen in both group. The statistical significance of the differences in the stress magnitudes between two groups was evaluated by Mann Whitney test and those between two positions of one group were evaluated by Wilcoxon Signed Rank test. Results: Anterior palatal region of denture base with or without torus was dominated by a tensile stress at * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Từ Uyên ĐT: 0909662905 Email: uyen.dds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 90 any load level, which was greater in “Torus-group”. There was statistical significance of differences from load level 80 N above (p < 0.05). Posterior palatal region of denture base was dominated by different stresses between two groups. In “non-torus group” it was compressive stress while in “torus group” it’s tensile stress. Conclusion: The exist of torus has altered the stresses on posterior area of denture base, from compressive to tensile. All in one word, palatinus torus had the influence on stress on upper complete denture base in trend of raising fracture risk. Key words: Palatinus torus, Tensile stress, Compressive stress, Denture fracture. MỞ ĐẦU Trong số các trường hợp đến sửa chữa phục hình tháo lắp sau giao hàm, có đến 58% là do gãy phục hình răng tháo lắp toàn hàm, trong đó tỉ lệ phục hình hàm trên gãy gấp đôi hàm dưới(5). Các yếu tố nguy cơ gây gãy hàm giả đã được xác định là vị trí sắp răng, bề dày nền hàm và sự khít sát của phục hình. Trong các yếu tố đó, sự tồn tại của torus một mặt giúp gia tăng diện tích tiếp xúc của nền hàm, giúp tăng giữ dính của phục hình, một mặt torus đóng vai trò là tâm của đòn bẩy, làm nền hàm kém ổn định – là yếu tố nguy cơ làm phục hình gãy. Gãy phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thường xảy ra ở đường giữa, sự hiện diện của torus khẩu cái cũng ở đường giữa, khiến một số bác sĩ lâm sàng cho rằng torus dễ gây gãy hàm giả và cổ vũ mạnh mẽ việc cắt bỏ chúng. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định chủ quan, vì thực tế, qua các nghiên cứu(3,5,11,12,13), chúng ta biết rằng phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thường gãy ở đường giữa, nhưng sự hiện diện của torus có làm tăng nguy cơ gãy hàm giả hay không thì chưa được chứng minh. Do đó, nhu cầu tìm ra câu trả lời cho vấn đề này là thực sự cần thiết, đặc biệt đối với Việt Nam khi mà có đến 52,57% bệnh nhân mất răng toàn bộ người Việt có torus khẩu cái(6). Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá ảnh hưởng của torus khẩu cái đối với ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên. Mục tiêu chuyên biệt Phân tích ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên. So sánh ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thực hiện trên hàm có torus với ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên thực hiện trên hàm không có torus. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm 20 mẫu là 20 phục hình răng tháo lắp toàn hàm (PHRTLTH) hàm trên, chia làm hai nhóm bằng nhau. Nhóm I: PHRTLTH hàm trên thực hiện trên mẫu hàm không có torus. Nhóm II: PHRTLTH hàm trên thực hiện trên mẫu hàm có torus. Tạo mẫu hàm mất răng toàn bộ có torus và tạo các khuôn đổ mẫu hàm thạch cao Dùng khuôn mất răng toàn bộ hàm trên làm sẵn (khuôn 402U), đổ mẫu. Đắp sáp tạo torus khẩu cái nằm ở vị trí trước – giữa – sau, dạng thoi theo phân loại của Thoma và Goldman, có kích thước 25 x 12 x 5 mm (Hình 1). Hình 1: Torus nằm ở vị trí trước – giữa – sau, dạng thoi theo phân loại của Thoma và Goldman, có kích thước 25 x 12 x 5 mm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 91 Từ mẫu hàm thạch cao có torus này, dùng chất làm khuôn Vitaflex đúc một khuôn tương ứng. Trên mỗi mẫu hàm này, tạo lớp sáp giả niêm mạc dày 3 mm trên tất cả vị trí nền mẫu hàm (đối với mẫu hàm có torus, vị trí ngay trên torus có lớp sáp niêm mạc 1,5 mm). Dùng vật liệu làm khuôn Vitaflex để đúc khuôn mẫu hàm có lớp sáp giả niêm mạc. Tạo các phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên nguyên mẫu cho mỗi nhóm Sử dụng 02 giá khớp bán điều chỉnh Quick Master cho hai nhóm, vẽ đường đỉnh sống hàm trên mẫu hàm thạch cao. Làm nền tạm gối sáp, lên giá khớp bằng bàn lên răng tự ý. Vô giá khớp hàm dưới sao cho độ cắn phủ 2 mm, độ cắn chìa 2 mm, tương quan trước sau hạng I. Sắp răng sao cho đường trũng giữa răng sau nằm ngay trên đỉnh sống hàm, và tạo khớp cắn ổn định với răng hàm dưới (Hình 2). Hình 2: Hai mẫu hàm làm việc của hai nhóm được lên giá khớp với tương quan trước sau hạng I. Sắp răng sao cho đường trũng giữa răng sau nằm trên đỉnh sống hàm, tạo khớp cắn ổn định với hàm dưới. Sao chép các PHRTLTH hàm trên nguyên mẫu thành các PHRTLTH hàm trên bản sao nền sáp Tạo 10 PHRTLTH hàm trên cho mỗi nhóm bằng cách sao chép phục hình nguyên mẫu của mỗi nhóm. Kỹ thuật sao chép là kỹ thuật sử dụng vật liệu sao chép không hoàn nguyên, có thành phần polyvinyl siloxane: Correcsil, hãng Yahamachi, Nhật Bản. Tạo các phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên bằng nhựa nấu Các phục hình sao bằng sáp được vô múp bằng múp Hanau. Quy trình vô múp và ép nhựa được thực hiện với càng ép thủy lực, dưới áp suất 100 kg/cm2, và lò nấu nhựa Emmevi (Ý). Quy trình nấu nhựa được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất Meliodent. Sau khi có các PHRTLTH hàm trên bằng nhựa nấu của hai nhóm, kiểm tra lại độ dày nền hàm của từng phục hình với tiêu chuẩn độ dày nền hàm là 2 mm (kiểm tra bằng thước kẹp). Kiểm tra lại sự dịch chuyển răng bằng khóa cao su putty (tương tự như với phục hình sao nền sáp) và điều chỉnh khớp cắn để đạt khớp cắn tối ưu (Hình 3). Hình 3: Kiểm tra lại khớp cắn của phục hình sao nền nhựa. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 92 Quét cao su lấy dấu độ nhớt thấp Exaflex (GC, Nhật) vào mặt niêm mạc của các phục hình hàm trên, đặt lên mẫu hàm không có giả lập niêm mạc tương ứng. Lớp cao su này mô phỏng lớp niêm mạc khẩu cái, có độ dày 3mm (trên vị trí có torus dày 1,5 mm). Phân tích ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên Dùng bút xác định vị trí đo trên mỗi mẫu. Ở vùng khẩu cái trước: trên đường giữa, ngang mức phía gần của răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên. Ở vùng khẩu cái sau: trên đường giữa, cách giới hạn sau của nền phục hình 7 mm. Gắn các strain gage (Digikey – Hoa Kỳ) vào các vị trí đã được đánh dấu, trên mặt láng của phục hình bằng chất dán có gốc cyanoacrylate (Vishay, Hoa Kỳ) sao cho điểm đánh dấu nằm ở tâm của strain gage (Hình 4a, 4b). Hình 4a: Đánh dấu vị trí gắn strain gages. Hình 4b: Strain gage được gắn bằng chất dán có gốc cyanoacrylate Các strain gage này được nối với máy đo ứng suất biến dạng (hãng Tokyo Sokki Kenkyujo, Nhật Bản). Mỗi PHRTLTH HT khớp với mẫu hàm thạch cao HD ổn định ở vị trí cắn khớp trung tâm (mẫu hàm hàm trên nằm dưới, mẫu hàm hàm dưới nằm trên). Tác động lực tăng dần từ 0 N đến 110 N, mỗi bước tăng 10 N. Ứng suất phát sinh trong nền phục hình sẽ được ghi nhận, tính toán và hiển thị trên màn hình của máy đo (Hình 5a, 5b). Mô-đun đàn hồi của nhựa PMMA làm vật liệu nền hàm là 2350 MPa. 5a 5b Hình 5a: Tác động lực từ 0N đến 110N, mỗi bước tăng 10N Hình 5b: Mô hình các thiết bị ghi nhận giá trị ứng suất biến dạng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 93 Nhập dữ liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với số trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan. Kiểm định tính chuẩn cho biến định lượng có phân nhóm: Dùng kiểm định Skewness, Kurtosis; kết hợp kiểm định Shapiro Wilk cho cỡ mẫu dưới 50. Sự khác biệt về giá trị ứng suất biến dạng giữa hai nhóm được xử lý bằng phép kiểm Mann Whitney U. Sự khác biệt về giá trị ứng suất biến dạng giữa hai vị trí của cùng một nhóm được xử lý bằng phép kiểm Wilcoxon Signed Rank. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Vùng khẩu cái trước của phục hình không có torus chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất tăng dần khi tăng lực tải tác động lên phục hình (Bảng 1, biểu đồ 1). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu phân tích ứng suất tác động lên phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên của Ravi (2010)(10), Prombonas (2002)(8). Cả hai nghiên cứu đều khẳng định khi tăng lực tải tác động lên phục hình theo chiều thẳng đứng ở tư thế khớp cắn ổn định thì có sự tăng ứng suất căng ở vùng khẩu cái trước của nền phục hình. Vùng khẩu cái sau của PHRTLTH hàm trên ở mẫu hàm không có torus chịu ứng suất nén, với giá trị ứng suất nén tăng dần khi tăng lực tải tác động (Bảng 1, Biểu đồ 1). Kết quả nghiên cứu là tương đồng với nghiên cứu cùng loại của Ravi và Prombanas: càng tăng lực tải tác động lên phục hình, giá trị ứng suất nén ở vùng khẩu cái sau càng tăng(8,10). Bảng 1: Giá trị trung bình ứng suất biến dạng tác động trên nền phục hình không torus Lực tải (N) N Giá trị trung bình (MPa) và Độ lệch chuẩn Vùng khẩu cái trước Vùng khẩu cái sau TB ĐLC TB ĐLC 10 10 +0,096* 0,011 -0,116* 0,063 20 10 +0,188* 0,059 -0,181* 0,091 30 10 +0,306* 0,112 -0,263* 0,136 40 10 +0,397* 0,147 -0,319* 0,170 50 10 +0,479* 0,142 -0,371* 0,203 Lực tải (N) N Giá trị trung bình (MPa) và Độ lệch chuẩn Vùng khẩu cái trước Vùng khẩu cái sau TB ĐLC TB ĐLC 60 10 +0,542* 0,171 -0,407* 0,218 70 10 +0,611* 0,191 -0,435* 0,221 80 10 +0,659* 0,201 -0,466* 0,223 90 10 +0,713* 0,224 -0,495* 0,241 100 10 +0,764* 0,225 -0,507* 0,256 110 10 +0,823* 0,246 -0,539* 0,254 Giá trị (+) chỉ thị ứng suất căng ; Giá trị (-) chỉ thị ứng suất nén. (*): Phân phối chuẩn, Kiểm định Shapiro Wilk (p > 0,05) Vùng khẩu cái trước của phục hình có torus chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất tăng dần khi tăng lực tải tác động lên phục hình (Bảng 2, biểu đồ 1). Có thể nói rằng, dù có hay không có torus, sắp răng trên đỉnh sống hàm hay ra ngoài sống hàm thì vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên luôn luôn chịu ứng suất căng, vuông góc đường giữa(8,10). Vùng khẩu cái sau của “phục hình – có torus” cũng chịu ứng suất căng ở bất kỳ mức độ lực tải nào, với giá trị ứng suất căng tăng dần khi tăng lực tải tác động lên phục hình (Bảng 2). Đây là điểm khác biệt lớn so với một vài nghiên cứu ứng suất biến dạng tác động trên phục hình tháo lắp toàn hàm, khi khẳng định vùng khẩu cái sau chịu ứng suất nén là chủ đạo. Vì chưa có nghiên cứu phân tích ứng suất biến dạng trên đối tượng PHRTLTH hàm trên thực hiện trên mẫu hàm có torus nên không có dữ liệu để đối chiếu. Tuy nhiên, điều này có thể được lý giải theo cách: cho dù vùng khẩu cái sau chịu ứng suất nén là chủ đạo, nhưng vẫn có thành phần ứng suất căng dù rất nhỏ(8). Ứng suất căng luôn vuông góc với đường giữa, nhưng ứng suất nén lại có hướng không ổn định, có thể hướng về bề mặt mô, có thể trùng trục giữa hoặc có hướng lệch tâm(8). Sự hiện diện của torus có thể làm thay đổi hướng của ứng suất nén tác động lên vùng khẩu cái sau của phục hình, làm triệt tiêu ứng suất nén và tăng ứng suất căng. Khi so sánh giá trị ứng suất căng giữa vùng khẩu cái trước và vùng khẩu cái sau của “phục hình – có torus”, có thể thấy vùng khẩu cái trước chịu ứng suất căng lớn hơn, ở bất kỳ mức độ tải lực Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 94 nào và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (p < 0,05) (Bảng 2, biểu đồ 1). Bảng 2: So sánh giá trị trung bình ứng suất biến dạng tác động trên vùng khẩu cái trước và vùng khẩu cái sau của phục hình có torus Lực tải (N) n Giá trị trung bình (MPa) Z P Vùng khẩu cái trước Vùng khẩu cái sau 10 10 +0,106* +0,067* -2,601 0,009 20 10 +0,202* +0,135* -2.295 0,022 30 10 +0,288* +0,189* -2,803 0,005 40 10 +0,445* +0,237* -2,803 0,005 50 10 +0,554* +0,293* -2,803 0,005 60 10 +0,645* +0,349* -2,803 0,005 70 10 +0,746* +0,394* -2,803 0,005 80 10 +0,830* +0,445* -2,803 0,005 90 10 +0,921* +0,486* -2,803 0,005 100 10 +1,035* +0,523* -2,805 0,005 110 10 +1,145* +0,567* -2,803 0,005 Giá trị (+) chỉ thị ứng suất căng ; Giá trị (-) chỉ thị ứng suất nén. (*): Phân phối chuẩn, Kiểm định Shapiro Wilk so sánh giá trị ứng suất vùng khẩu cái trước với giá trị ứng suất vùng khẩu cái sau nền phục hình có torus. Z: Wilcoxon Signed Rank, p: mức ý nghĩa Tại bất kỳ mức độ tải lực nào, vùng khẩu cái trước của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên có hay không có torus đều chịu ứng suất căng, với giá trị ứng suất căng ở “phục hình – có torus” lớn hơn ở “phục hình – không torus” (Bảng 3, biểu đồ 1). Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê ở các mức tải lực từ 10 N đến 70 N (p>0,05). Tuy nhiên, từ mức tải lực 80 N trở lên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về giá trị ứng suất căng ở vùng khẩu cái trước của phục hình có và không có torus. Khi tăng dần lực tải, ứng suất căng ở vùng khẩu cái trước của cả hai nhóm phục hình đều tăng dần. Ở vùng khẩu cái sau, trong khi “phục hình – không torus” chịu ứng suất nén thì “phục hình – có torus” lại chịu ứng suất căng. Cho dù là ứng suất căng hay nén, khi tăng lực tải tác động lên phục hình thì độ lớn của ứng suất trên vùng khẩu cái sau của cả hai loại phục hình này đều tăng (Biểu đồ 1). Cũng như các nghiên cứu cùng đề tài về phân tích ứng suất trên phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên, điều có vẻ vô lý ở đây là mặc dù các răng sau chịu lực chính trong quá trình nhai thì vết nứt gãy của phục hình lại luôn bắt đầu từ vùng khẩu cái trước, nơi có các răng cửa và răng nanh gần như không tiếp xúc nhau ở tư thế cắn khớp trung tâm. Biểu đồ 1: Giá trị ứng suất biến dạng ở vùng khẩu cái trước và sau của Phục hình có và không có Torus Các nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế gãy của phục hình tháo lắp toàn hàm dựa trên sự thay đổi ứng suất biến dạng của nền phục hình. Ứng suất căng thấp nhất ở vị trí ngay dưới răng giả, tăng dần ở sườn nghiêng của vòm khẩu cái, và lớn nhất ở đường giữa bất kể vùng khẩu cái trước hay sau; độ sâu vòm khẩu càng lớn thì ứng suất căng càng cao(1). Về chiều hướng, ứng suất căng hiện diện ở vùng khẩu cái trước có hướng vuông góc với đường giữa. Trong khi đó, ứng suất ở vùng khẩu cái sau có hướng không ổn định, có thể hướng về bề mặt mô hoặc trùng đường giữa, với giá trị ứng suất nén tại vị trí bên dưới răng và trên đỉnh sống hàm cao hơn các vị trí hướng về khẩu cái(2,8,9,10). Có sự thay đổi hướng của ứng suất nén ở vùng khẩu cái sau xảy ra do sự biến dạng và dịch chuyển của nền phục hình (dù không nhìn thấy được bằng mắt), khi có sự tiếp xúc răng(8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 95 Phục hình răng tháo lắp toàn hàm thông thường làm bằng nhựa polymethyl methacrylate resin (PMMA) và vật liệu này có khuynh hướng bị nứt gãy dưới những lực tác động có chu kỳ(9). Do bản chất của vật liệu nền hàm là giòn, chịu được ứng suất nén tốt hơn ứng suất căng nên vết nứt gãy luôn bắt đầu từ vùng khẩu cái trước - nơi có ứng suất căng cao. Bản thân phục hình răng tháo lắp toàn hàm đã có một ứng suất biến dạng nội tại, tuy nhiên, ứng suất này nằm trong ngưỡng giới hạn của vật liệu(7). Khi có một lực tác động đột ngột hoặc ứng suất mỏi tích lũy vượt ngưỡng chịu đựng của nền phục hình thì sẽ xuất hiện vết nứt(4). Vết nứt bắt đầu từ vùng thắng môi(7) và vùng khẩu cái trước(4,7), tuy nhiên không phải lúc nào cũng làm nền hàm gãy thành hai mảnh vì còn phụ thuộc độ lớn và hướng của ứng suất nén ở vùng khẩu cái sau. Trong những tình huống khi sự lan truyền vết nứt đi qua vùng khẩu cái sau mà ứng suất nén tại đây thấp hơn ứng suất căng - vốn vuông góc với đường giữa – và ứng suất nén không hướng về bề mặt mô thì nền hàm gãy làm hai mảnh(10). Kết quả đo ứng suất biến dạng trong nghiên cứu này cho thấy, sự hiện diện của torus khẩu cái làm tăng ứng suất căng ở vùng khẩu cái trước, và làm thay đổi hoàn toàn dạng ứng suất ở vùng khẩu cái sau, chuyển từ ứng suất nén thành ứng suất căng. Trên một hàm giả toàn phần, khi có nguồn tạo vết nứt (có thể do khớp cắn không hài hòa) thì vết nứt sẽ xuất hiện trước tiên ở vùng khẩu cái trước – nơi có ứng suất căng vốn vuông góc đường giữa. Sau đó là sự lan truyền đến vùng khẩu cái sau, có thể vết nứt sẽ dừng lại hoặc chuyển hướng, đưa đến kết quả phục hình còn nguyên vẹn hoặc tách làm hai mảnh, tùy thuộc vào độ lớn và hướng của ứng suất nén tại vùng khẩu cái sau. Tuy nhiên, trên một “phục hình – có torus”, vùng khẩu cái trước, vốn dĩ đã
Tài liệu liên quan