Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC vào danh pháp hóa học Việt Nam

Bài viết này giới thiệu các quy tắc phiên chuyển Thuật ngữ hóa học – Danh pháp hóa học sang tiếng Việt (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học – Nguyên tắc cơ bản). Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên sự cần thiết và khuyến nghị việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5529:2010 trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thời kỳ hội nhập. Tác giả hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người đọc biết nhiều hơn về các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC, ứng dụng trong học tập và làm việc.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC vào danh pháp hóa học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 103 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI ÁP DỤNG CÁC QUY TẮC PHIÊN CHUYỂN VÀ DANH PHÁP IUPAC VÀO DANH PHÁP HÓA HỌC VIỆT NAM APPLYING TRANSLATION RULES AND IUPAC NOMENCLATURE TO VIETNAMESE CHEMICAL NOMENCLATURE Phan Thị Thanh Hiền1 Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu các quy tắc phiên chuyển Thuật ngữ hóa học – Danh pháp hóa học sang tiếng Việt (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học – Nguyên tắc cơ bản). Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên sự cần thiết và khuyến nghị việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5529:2010 trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thời kỳ hội nhập. Tác giả hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người đọc biết nhiều hơn về các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC, ứng dụng trong học tập và làm việc. Từ khóa: quy tắc phiên chuyển, danh pháp hóa học, thuật ngữ hóa học Abstract: The paper attempts to introduce the rules of translating Chemical terms - Nomenclature of chemical elements and compounds into Vietnamese (Vietnamese Standard 5529:2010 Chemical terms - Basic principles). In addition, the article also emphasizes the importance and recommends the application of Vietnamese Standard 5529:2010 in the process of learning, working and scientific research in the integration period. It is hoped that useful information will help you to know more about translation rules and IUPAC nomenclature, apply in your learning and working. Keywords: translation rules, chemical nomenclature, chemical terms 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ và Danh pháp khoa học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, giao lưu giữa các lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi thông tin, truyền bá kiến thức khoa học cũng như trong giao tiếp xã hội. Các hóa chất có mặt trong mọi hoạt động của đời sống con người. Số lượng các hợp chất hóa học thì ngày càng tăng, đến nay đã có hàng chục triệu hóa chất với các tên gọi khác nhau. Có thể nói, ngành hóa học là ngành sử dụng thuật ngữ khoa học chiếm tỷ lệ cao. Trước thế kỷ 19, tên các hợp chất hóa học là những tên thông thường hoặc tên có tính hệ thống rất thấp. Cùng với sự phát triển của hóa học, nhu cầu đặt tên cho các hóa chất ngày càng bức thiết. Năm 1892, Hội nghị Hóa học thế giới (tại Geneve) đã đưa ra những đề xuất đầu tiên về một hệ thống danh pháp có tính quốc tế. Từ đó, danh pháp Geneve (Geneve Nomenclature) được dần dần phổ biến rộng rãi trên thế giới. Qua nhiều giai đoạn, năm 1921, hệ thống danh pháp hóa học tiếp tục được hoàn chỉnh và bổ sung bởi Hiệp hội quốc tế Hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry – IUPAC). Hệ thống danh pháp IUPAC qua nhiều lần chỉnh lý, ngày càng có tính khoa học và nhất quán cao, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực hóa học [6]. Ở Việt Nam, danh pháp IUPAC đã và đang được sử dụng (đặc biệt trong hóa học hữu cơ). Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất về cách phiên chuyển thuật ngữ (phần lớn là tên các chất hóa học) sang tiếng Việt nên việc sử dụng danh pháp IUPAC càng thiếu nhất quán, gây khó khăn, lúng túng cho người sử dụng. Trước và sau năm 1975, giới hóa học hai miền Nam - Bắc chưa có một hệ thống chung về danh pháp và thuật ngữ, chưa có những quy tắc chung để mọi người tuân theo khi viết tên các hóa chất. Tình trạng này dẫn đến việc phiên chuyển tùy tiện, tên một hóa chất có thể được viết dưới nhiều dạng khác nhau, tình trạng các tác giả khác nhau sử dụng các cách phiên chuyển không giống nhau là rất phổ biến. Soá 39 - Quyù I naêm 2020104 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Các cách phiên chuyển khác nhau dẫn đến việc phiên chuyển tùy tiện, ít ai tuân thủ chặt chẽ một quy tắc nào khi trình bày một công trình khoa học. Hầu như rất ít luận văn, luận án nào không có nhận xét về việc sử dụng thuật ngữ một cách tùy tiện. Ví dụ có thể gặp các cách viết sau: axit/acid, metan/methane/mê-tan, metil/metyl/methyl, alkan/alcan/ankan, oxy/oxi/oxygen, phosphor/phosphorus/ phosphore/phốt-pho, hidro/hydro/hydrogen, chloride/clorid/clorua; tên riêng cũng được phiên chuyển: Het (Hess), Bôi (Boyle), Liuyt (Lewis), Van Hop (van’t Hoff), Bất cập ở đây là tính thiếu nhất quán (đặc biệt có thể gây nhầm lẫn như trường hợp sulfua/sulfur/ sulfide/sulfit/sulfite/sun-fit), tính không khoa học (một hóa chất quen thuộc như NaCl được viết là natri clorua/natri clorid/natri chloride/sodium chloride). Có cần thiết biến đổi từ gốc, sau đó người đọc phải biến đổi ngược lại để có lại từ gốc? Việc biến đổi và lược bỏ một vài ký tự, ví dụ từ sodium chloride/ natrium chloride chuyển thành natri clorid, vậy gốc clorid được phát âm tiếng Việt như thế nào (và có gây nhầm lẫn với gốc clorit)? Việc biến đổi này cũng làm cho đại bộ phận người cần sử dụng các thuật ngữ hóa học không biết hoặc viết sai từ gốc. Ví dụ: “Anđehit” (viết theo phiên âm) có nguồn gốc dễ nhận là Aldéhyde (tiếng Pháp) và thông dụng với Aldehyde (tiếng Anh), từ này biến đổi quá nhiều so với từ gốc và khi tái tạo từ gốc, nó có thể được viết thành Andehide/Andehite/Andehyde. Tính quốc tế và hội nhập là yêu cầu bức thiết của thời đại ngày nay. IUPAC cũng có đề nghị là tên hóa chất nên giống nhau trong các thứ tiếng. Do vậy, rất cần thiết phải du nhập một số thuật ngữ cũng như xây dựng các quy tắc phiên chuyển thuật ngữ hóa học sang tiếng Việt hoặc Việt hóa một cách hợp lý. Tiếng Việt cũng dùng mẫu tự Latin như tiếng Anh, tiếng Pháp nên vấn đề danh pháp hóa học ở nước ta không khó phiên chuyển. Vấn đề là nên áp dụng quy tắc phiên chuyển sao cho nhất quán để thuận tiện trong việc tra cứu, trao đổi thông tin trong quá trình học tập, nghiên cứu giữa ngành hóa học và các ngành khoa học tiếp cận hóa học, giữa các bậc học, trong nước và quốc tế được thuận lợi nhất. Như vậy, bên cạnh danh pháp IUPAC, cần triển khai áp dụng các quy tắc phiên chuyển các thuật ngữ hóa học sang tiếng Việt triệt để theo một quy định cụ thể. 2. Các quy tắc phiên chuyển Sau khi nghiên cứu quyển “Danh pháp và Thuật ngữ hóa học Việt Nam” [6] (kết quả của đề tài “Xây dựng hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ hóa học Việt Nam” do Hội Hóa học Việt Nam chủ trì) và bộ 02 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản [2]và TCVN 5530:2010 Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học [3], tác giả trích giới thiệu một số quy tắc phiên chuyển thuật ngữ hóa học (chỉ trình bày phần Danh pháp hóa học) từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Latin) sang tiếng Việt và áp dụng các quy tắc phiên chuyển để gọi tên một chất hóa học. Các quy tắc này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung về việc đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và nhất quán, tính dân tộc và phổ cập, tính quốc tế và hội nhập, tính kế thừa. 2.1. Nguyên tắc về sử dụng phụ âm 2.1.1. Bổ sung các phụ âm không có trong tiếng Việt: f (ferrum); j (jasmin); z (benzen); w (wolfram); mở rộng phạm vi sử dụng hai phụ âm k và p để phù hợp với ký hiệu (kali, krypton, paladi) cũng như tên hóa chất (pentan) hoặc danh pháp IUPAC (alkan). 2.1.2. Chấp nhận các tổ hợp phụ âm: br (brom), cr (cromi), dr (hydro), fl (fluor), fr (freon, wolfram), gl (glucose), gr (graphit), kr (krypton), pl (platin), pr (proton), sp (spin), st (sterol), str (stronti) và tr (natri). 2.1.3. Phụ âm g đứng trước nguyên âm e đọc như phụ âm bổ sung j mà không chuyển thành gi hoặc gh. Ví dụ germani, geraniol sẽ được đọc như jermani và jeraniol. 2.1.4. Phụ âm d không chuyển thành đ nhưng vẫn đọc như đ trong tiếng Việt. Ví dụ ở các từ hydro, indi, Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 105 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 2.1.5. Phụ âm c đứng trước các nguyên âm i, e, y trong những trường hợp cụ thể có thể để nguyên mà không chuyển thành x. Ví dụ: vẫn giữ nguyên cách ghi là Ceri (nguyên tố Ce), acid (axit), aceton (axeton), cyclo (xyclo), glycerin (glyxerin), acetic (axetic), cyanide (xyanide), 2.1.6. Không thay phụ âm s bằng x hoặc z ở âm vận cuối (ase, ose). Ví dụ ở các từ glucose, base, 2.1.7. Giữ nguyên các phụ âm kép tạo vần trong tiếng Việt như th, ch, ph. Những vần bắt đầu bằng các phụ âm này trong hóa học rất nhiều (methan, ethylen, lithi, thali, thiophen, naphthalen, phenol, chlor, cholesterol, chitin, chiral,... Trong một số trường hợp cụ thể, h trong các phụ âm là h “câm” có thể bỏ đi như chromium (cromi), bismithum (bismut), 2.2. Nguyên tắc về sử dụng nguyên âm 2.2.1. Đối với các tổ hợp nguyên âm Giữ nguyên cách viết một số tổ hợp nguyên âm ae, au, ea, ei, eo, eu, io, ou, uo, yo và đọc nhanh từng âm theo tiếng Việt. Ví dụ: ae (caesi), au (tautomer), ea (seaborgi), ei (einsteini), eo (neodym), eu (eugenol, eutecti), io (iod, niobi), ou (coumarin), uo (fluor), yo (yohimbin). Chú ý không đọc eu thành ơ như trong tiếng Pháp, không đọc eugenol thành ơgenol. 2.2.2. Không dùng nguyên âm i và y trong mọi trường hợp mà phải viết đúng theo danh pháp IUPAC của từng từ. Ví dụ: methyl, hydro, aldehyde, chứ không được dùng i thay cho y. 2.3. Các nguyên tắc rút gọn khi phiên chuyển 2.3.1. Viết liền các âm tiết khi Việt hóa các thuật ngữ ngôn ngữ khác, như: natri, carbon, 2.3.2. Bỏ bớt một trong hai phụ âm của phụ âm đôi. Ví dụ: cc (sacarose), ff (cafein), ll (alyl, paladi), mm (amoni), nn (cinamic), rr (pyrole), tt (ytri). Trong một số trường hợp cụ thể, vẫn giữ phụ âm kép, ví dụ như: mm trong ammin, là phối tử của phức chất để không lẫn với amin. 2.3.3. Bỏ bớt nguyên âm e ở cuối từ nếu không gây nhầm lẫn. Ví dụ viết benzen thay vì benzene; propan thay vì propane. Trong trường hợp nếu bỏ nguyên âm này đi có thể gây hiểu lầm thì vẫn giữ, mặc dù có thể phát âm hoặc không phát âm (indole, pyrole, thiazole,). 2.3.4. Bỏ dấu thanh và dấu mũ Dấu thanh ở đây chủ yếu là dấu sắc. Bỏ dấu sắc trên các vần, đặc biệt là các vần ngược at, ac, ap, et, ep, it, ip. Bỏ các dấu mũ ô, ê, ơ khi viết (trừ trường hợp nitơ). 2.4. Các nguyên tắc về thu nhập các vần ngược và về một số hậu tố 2.4.1 Thu nhập các vần ngược chưa có trong tiếng Việt Trường hợp phụ âm đứng ở cuối âm vận mà vốn dĩ không có trong các vần của tiếng Việt cần được chấp nhận viết như nguyên tiếng nước ngoài. Thuộc nhóm này gồm các trường hợp: vần ad (cadmi), af (hafni), ag (magnesi), ar (argon, arsen, carbon), as (astati), er (erbi, germani, terbi, yterbi), id (amid), ir (zirconi), is (bismuth), od (iod), or (bor, chlor, fluor), os (osmi, phosphor), yb (molybden), al (calci, cobal, tantal), ol (holmi), el (nickel). Đối với các nguyên tố B, Cl, F, I cần giữ các phụ âm r và d ở cuối để dễ dàng chuyển sang các dẫn chất của chúng như chloric, chloride, fluoric, boric, boran, iodic, iodat, v.v.. 2.4.2. Bỏ hầu hết các hậu tố -um trừ hai nguyên tố Cm (curium) và Tm (thulium) là những trường hợp đặc biệt vì để bảo đảm sự tương hợp giữa ký hiệu và tên nguyên tố hoặc để không gây nhầm lẫn. Đối với tên các nguyên tố hóa học khác có hậu tố -um thì bỏ hậu tố này, các nguyên tố và một số ion có hậu tố -ium thì chỉ bỏ phần -um. Ví dụ: K (kali), Na (natri), Pd (paladi), Sm (samari), Pr Soá 39 - Quyù I naêm 2020106 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI (praseodymi), U (urani), Ti (titani), Pt (platin), La (lanthan), Mn (mangan, ion carboni, ion oxoni, ion amoni, 2.4.3. Dùng hậu tố -ide thay cho các hậu tố -ua hoặc -ur (có nguồn gốc phiên chuyển từ tiếng Pháp), và đọc như từ “ai” trong tiếng Việt. Ví dụ: chloride, carbide, sulfide thay vì clorua, carbua, sulfuaTrường hợp oxide, vẫn giữ nguyên như cách phát âm như trước đây là oxit. 3. Áp dụng quy tắc phiên chuyển gọi tên nguyên tố và hóa chất Để gọi tên tiếng Việt cho các nguyên tố và hợp chất hóa học, cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trong TCVN 5529:2010 và TCVN 5530:2010. 3.1. Nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn 3.1.1. Đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt Giữ nguyên cách gọi đối với các nguyên tố đã có tên Việt hoặc Hán-Việt đang được sử dụng rộng rãi. Như các nguyên tố bạc (Ag), vàng (Au), nhôm (Al), đồng (Cu), sắt (Fe), thủy ngân (Hg), chì (Pb), thiếc (Sn), lưu huỳnh (S), kẽm (Zn). Tuy nhiên, để có sự liên hệ với nguồn gốc của ký hiệu nguyên tố và danh pháp các dẫn chất liên quan, cần viết kèm theo tên Latin trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: bạc (Argentum), chì (Plumbum), 3.1.2. Tên các nguyên tố không phiên chuyển mà chỉ rút gọn phần đuôi Tên nguyên tố liên quan đến tên người và tên địa đanh sẽ không phiên chuyển mà chỉ bỏ đuôi-um. Ví dụ như viết Franci (Francium), Dubni (Dubnium), Chì (Plumbum), Đồng (Cuprum), Chlor, Fluor, Chromi, Cobalt, Arsenic, Phosphor, Magnesi.. Như vậy, tên các nguyên tố hóa học (theo thứ tự ABC) và ký hiệu nguyên tử được nêu trong Bảng 1. Tên Latin của một số nguyên tố được viết trong ngoặc đơn. Bảng 1: Tên một số nguyên tố hóa học thường gặp, trích lược [3] Tên nguyên tố Ký hiệu Tên nguyên tố Ký hiệu Actini Ac Lưu huỳnh (Sulfur) S Antimon Sb Magnesi Mg Argon Ar Mangan Mn Arsenic As Mendelevi Md Bạc (Argentum) Ag Molypden Mo Bismuth Bi Natri Na Bohri Bh Neon Ne Bor B Nhôm (Aluminium) AI Brom Br Nickel Ni Cadmi Cd Niobi Nb Californi Cf Nitơ (Nitrogen) N Calci Ca Nobeli No Carbon C Oxy (Oxygen) O Ceri Ce Paladi Pd Chì (Plumbum) Pb Phosphor P Chlor Cl Platin Pt Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 107 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Cobalt Co Radon Rn Chromi Cr Sắt (Ferrum) Fe Đồng (Cuprum) Cu Seleni Se Einsteni Es Silic Si Fluor F Stronti Sr Heli He Thiếc (Stanum) Sn Hydro (Hydrogen) H Thủy ngân (Hydrargyrum) Hg Iod I Titani Ti Kali K Urani U Kẽm (Zincum) Zn Vanadi V Krypton Kr Vàng (Aurum) Au Lithi Li Wolfram (Tungsten) W 3.2. Hợp chất hóa học thông dụng 3.2.1. Quy tắc gọi tên Có ba kiểu gọi tên các hợp chất hóa học: kiểu lưỡng nguyên, kiểu phối trí, kiểu thay thế. Kiểu phối trí chủ yếu áp dụng gọi tên phức chất, kiểu thay thế áp dụng chủ yếu cho chất hữu cơ. Danh pháp hóa học phức chất và chất hữu cơ đòi hỏi sự hiểu biết kiến thức chuyên môn tương đối phức tạp về phối tử, nguyên tử trung tâm, công thức cấu tạo, và phục vụ chuyên sâu cho một số ít chuyên ngành (chủ yếu ngành y dược), sẽ được trình bày trong một bài viết khác. Bài viết này chỉ trình bày giới hạn các quy tắc gọi tên chất vô cơ đơn giản thường gặp. 3.2.2. Danh pháp các hợp chất vô cơ đơn giản Nguyên tắc: chủ yếu sử dụng danh pháp kiểu lưỡng nguyên. Thành phần của hợp chất gồm hai hợp phần: hợp phần âm điện và hợp phần dương điện. Hợp chất được hợp thành bởi các hợp phần âm và dương cùng với các tiền tố chỉ độ bội (multiplicative prefix) (gọi tắt là tiền tố). Hợp phần dương viết trước, hợp phần âm viết sau và được phân cách nhau bằng khoảng trống. Cách gọi tên:Trong hợp chất vô cơ đơn giản, tên của hợp phần dương là tên của nguyên tố, tên của hợp phần âm đơn tố thì kết thúc bằng hậu tố ide, còn tên của hợp phần âm dị tố nói chung có hậu tố at. Các hợp phần dương và âm đều có thể là những nhóm và số lượng hợp phần cũng có thể lớn hơn một. Nếu có nhiều hợp phần thì tên các hợp phần được viết theo trật tự ABC của ký tự đầu của tên các hợp phần hoặc của ký tự thứ hai của tên các hợp phần nếu ký tự đầu giống nhau. Cần chú ý trong danh pháp hóa học Việt Nam, do chúng ta dùng tên Latin và tên Việt (và Hán-Việt) đối với một số nguyên tố mà IUPAC dùng tên tiếng Anh, cho nên thứ tự các từ trong một số trường hợp không giống như trong danh pháp IUPAC. Vị trí của hydro luôn luôn nằm sau cùng trong số các hợp phần dương, có thể có khoảng trống phân cách với hợp phần âm nếu không chắc chắn nó có liên kết với anion hay không. Tên các hợp chất kép (addition compound) được viết sau tên hợp chất chính phân cách bởi gạch ngang dài và tiếp đó là tỷ lệ của chúng trong ngoặc đơn. Cách viết tên các phân tử nước kết tinh cũng như vậy. Ví dụ: KCl (kali chloride), KMgCl 3 (kali magnesi chloride, tên IUPAC là magnesium potassium chloride), NaNH4HPO4 (amoni Soá 39 - Quyù I naêm 2020108 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI natri hydrophosphat), AlK(SO4)2.12H2O (kali nhôm bis(sulfat)-nước(1/12), tên IUPAC là aluminium potassium bis(sulfat)-water( 1/12)), Na 2 F(HCO 3 ) (dinatri fluoride hydrocarbonat). Có những cách khác nhau để thể hiện tên các nhóm âm điện đa nguyên tử. Các nhóm như vậy có các nguyên tử cùng loại được viết với các tiền tố nhất định. Ví dụ như −22O dioxide hoặc dioxide(2-) nhưng tên thông thường là peroxide vẫn dùng được. Một số tên truyền thống (thường không kết thúc bằng hậu tố -at) có thể vẫn được sử dụng, mặc dầu tên hệ thống vẫn chuẩn xác hơn. Tên hệ thống của một số oxoacid được viết như trong Bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Tên hệ thống của một số oxoacid, trích lược từ [3] Kí hiệu hóa học Tên hệ thống H 3 BO 3 trihydro trioxoborat H 2 CO 3 dihydro trioxocarbonat HNO 3 hydro trioxonitrat HNO 2 hydro dioxonitrat H 3 PO4 trihydro tetraoxophosphat (V) H 2 S 2 O4 dihydro tetraoxodisulfat (S-S). Trạng thái oxy hóa của ion được biểu thị bằng số La Mã (trong ngoặc đơn), còn điện tích biểu thị bằng số Arập cùng với dấu điện tích (cũng nằm trong ngoặc đơn). Một số minh họa về tên hệ thống của các ion như ở Bảng 3 dưới đây. Bảng 3: Tên của một số ion/nhóm ion thường gặp, trích lược từ [3] Cation Anion Kí hiệu Tên gọi Kí hiệu Tên gọi Al3+ nhôm AsO 3 3- arsenit/ trioxoarsenat (3-)/ trioxoarsenat (III) Au+ Au3+ vàng (1+)/vàng (I) vàng (3+)/vàng (III) AsO4 3- arsenat/ tetraoxoarsenat (3-)/ tetraoxoarsenat (V) Co2+ Co3+ cobalt (2+)/cobalt (II) cobalt (3+)/cobalt (III) Cl- chloride Cr2+ Cr3+ chromi (2+)/chromi (II) chromi (3+)/chromi (III) ClO- hypochlorit/ oxochlorat (1-)/ oxochlorat (I) Cu+ Cu2+ đồng (1+)/đồng (I) đồng (2+)/đồng (II) ClO4 - perchlorat/ tetraoxochlorat (1-)/ tetraoxochlorat (VII) Fe2+ Fe3+ sắt (2+)/ sắt (II) sắt (3+)/ sắt (III) CrO4 2- chromat/ tetraoxochromat (2-)/ tetraoxochromat (VI) Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 109 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI H 3 O+ oxoni HCO 3 - hydrocarbonat (1-) hydrotrioxocarbonat (1-) hydrotrioxocarbonat (IV) Na+ natri OH- hydroxide NH4 + amoni/azani HPO4 2- hydrophosphat (2-) hydrotetraoxophosphat (2-) hydrotetraoxophosphat (V) Pb2+ Pb4+ chì (2+)/chì (lI) chì (4+)/chì (IV) NO 3 - nitrat/ trioxonitrat (1-)/ trioxonitrat (V) Sn2+ Sn4+ thiếc (2+)/thiếc (II) thiếc (4+)/thiếc (IV) PO4 3- phosphat/ orthophosphat tetraoxophosphat (3-) tetraoxophosphat (V) UO 2 2- uranyl (VI)/dioxourani (2+) SO4 2- sulfat/ tetraoxosulfat (2-)/ tetraoxosulfat (VI) Như vậy, sau khi đã thiết lập các cách gọi tên cation và anion, có thể thấy rằng, tên kiểu lưỡng nguyên của các hợp chất thực tế không khác với tên của hợp chất nhị tố gồm tên của hợp phần âm điện và hợp phần dương điện. Tên của cation luôn luôn đặt trước tên của anion và phân cách nhau bởi khoảng trống. Nguyên tắc này luôn luôn phải được tuân thủ và không có ngoại lệ. 4. Kết luận & đề xuất Từ những vấn đề đã phân tích ở trên, tác giả nhận thấy: Việc tuân thủ các quy tắc phiên chuyển nêu trên trong công tác biên soạn, trình bày các vấn đề có liên quan thuật ngữ hóa học sẽ đảm bảo sự nhất quán, tính khoa học, tính hội nhập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin, giao lưu giữa các ngành khoa học tiếp cận hóa học và trong truyền thông - giao tiếp xã hội. Cần triển khai áp dụng triệt để các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC khi viết các thuật ngữ hóa học trong các công trình khoa học, trong các văn bản có sử dụng thuật ngữ hóa học sao cho đảm bảo tính khoa học và nhất quán. Nên áp dụng thống nhất các quy tắc trên khi sử dụng thuật ngữ hóa học, từ các tài liệu chuyên môn (bài giảng, đề thi,), đến các công trình khoa học, các thông tin truyền thông,... Không nên lo ngại rằng sinh viên/người đọc bình thường không sử dụng/hiểu được vì hiện nay trình độ ngoại ngữ của sinh viên/người đọc trong nước mỗi ngày một tăng. Việc phiên âm triệt để (ví dụ như axit, bazơ,) chủ yếu bắt nguồn từ sách giáo khoa trung học cơ sở phổ thông nhưng hệ thống t
Tài liệu liên quan