Bài giảng Địa lý kinh tế-xã hội - Nguyễn Thành Ý

NHẬT BẢN  Diện tích: 377.837 km²  Dân số: Thủ đô: Tokyo  Các đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu  Sông chính: Shinano  Hồ chính: Biwa  Núi cao nhất: Núi Phú Sĩ (3.776m)  Khí hậu: Ôn hòa, có 4 mùa  Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật  Tôn giáo chính: Đạo Phật và Thần Đạo  Tiền tệ: Đồng Yên (1000 Yên Nhật = 206.000VNĐ)

pdf50 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý kinh tế-xã hội - Nguyễn Thành Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học phần ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI Người thực hiện Nguyễn Thành Ý Trường CĐSP Kiên Giang NHẬT BẢN  Diện tích: 377.837 km²  Dân số: Thủ đô: Tokyo  Các đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu  Sông chính: Shinano  Hồ chính: Biwa  Núi cao nhất: Núi Phú Sĩ (3.776m)  Khí hậu: Ôn hòa, có 4 mùa  Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật  Tôn giáo chính: Đạo Phật và Thần Đạo  Tiền tệ: Đồng Yên (1000 Yên Nhật = 206.000VNĐ) ĐỊA LÝ NHẬT BẢN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI NHẬT BẢN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN  Vị trí • Là quốc gia nằm trên TBD, ở phía Đông Bắc châu Á, trải ra thành 1 vòng cung • Gồm 4 hòn đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và khoảng hơn 1000 đảo nhỏ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đảo Hokkaido Đảo Honshu Đảo Shikoku Đảo Kyushu • Đường bờ biển dài 29.750 km, bị chia cắt mạnh  nhiều vũng vịnh • Nằm trên đường giao thông quốc tế cách Hoa Kỳ 9.000km  Vị trí địa lí thuận lợi cho Nhật phát triển giao thương với các nước và đánh cá ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN  Địa hình • Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích • Đồng bằng tương đối ít chỉ khoảng 18% • Nằm ở khu vực vỏ Trái Đất không ổn định • Nằm trong “Vành đai núi lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của sóng thần, động đất, núi lửa  Ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh tế ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Núi Phú Sĩ Vành đai núi lửa TBD Động đất Sóng thần  Sông ngòi Nhật Bản nhỏ, ngắn, dốc chủ yếu ở miền núi Có giá trị thủy điện lớn • Sông dài nhất Nhật Bản là sông Shinano 367Km • Ngoài ra sông có diện tích lưu vực rộng nhất là sông Tone chảy qua đồng bằng Kanto  Hồ ở Nhật Bản • Hồ lớn nhất Nhật Bản là hồ Biwa ở tỉnh Shiga, diện tích của hồ là 670km². • Hồ sâu nhất Nhật Bản là hồ Tazane của tỉnh Akita, chiều sâu là 423m. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Sông Shinano Sông Tone Biwa – hồ nước ngọt  Khí hậu Nhật Bản • Do nằm ở vĩ độ 30 – 450B, có 2 dòng nước nóng lạnh (Kôvôsivô và Oiasivô) đi sát bờ biển nên khí hậu mang tính gió mùa ẩm gồm các loại khí hậu nhiệt đới và ôn đới • Lượng mưa cao: 1000 – 3000 mm • Khí hậu Nhật Bản được phân theo 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông rõ rệt • Nhiệt độ TB mùa đông ở M.Bắc -100C, M.Nam 180C. Về mùa hè từ 17 – 270C ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN  Khoáng sản • Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản • Nền công nghiệp của Nhật phát triển chủ yếu là do nguồn nguyên, nhiên liệu nhập từ nước ngoài  Nhật là quốc gia có diện tích rừng bao phủ lớn nhất các nước Châu Á (64% diện tích được bao phủ bởi rừng) ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN  Dân cư  Dân số NB hiện tại là: người  Nhật là nước có MĐDS cao: .....người/km²  Tuổi thọ của người Nhật cao nhất thế giới ... tuổi  Là quốc gia có dân số già DÂN CƯ – XÃ HỘI  Sự phân bố dân cư của Nhật không đều • Ở Nhật, những vùng đồng bằng lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya có đông dân cư sinh sống. Ở những đô thị lớn như thế này, dân số đông trở thành tình trạng quá độ nên vấn đề môi trường, kẹt xe đang là những vấn nạn. • Ngược lại, những vùng nông thôn hay vùng đồi núi, gần núi, các đảo xa xôi rất ít người sinh sống. Đặc biệt ở vùng đồi núi vùng Đông Bắc hay vùng Chugoku, Shigoku giảm hóa dân số (người sinh sống trở nên ít đi) đang là một vấn đề. DÂN CƯ – XÃ HỘI Con người Nhật Bản DÂN CƯ – XÃ HỘI  Văn hóa & phong tục tập quán • Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, cho dù là ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh hay đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ rõ mình là người lịch sự và tôn trọng lễ nghi. Đây là một tập quán tốt đẹp của người Nhật. DÂN CƯ – XÃ HỘI - Cũng giống như tất cả các nước trên thế giới, Nhật bản cũng có Quốc phục, đó chính là KIMONO. Tùy theo độ tuổi, giới tính và địa vị mà màu sắc của Kimono được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nhưng về cơ bản thì đó phải là những màu có gốc sáng, dịu nhẹ, tươi mới mà không quá sặc sỡ. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Giáo dục: - Tỉ lệ mù chữ gần như bằng không. - Tỉ lệ học sinh học theo lên đại học, cao đẳng và trung cấp đạt 74,1%, con số ngang bằng Mỹ và vượt trội một số nước Châu Âu. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Tôn giáo: -Hai tôn giáo hàng đầu Nhật Bản là Thần đạo và Phật giáo, ngoài ra còn có Thiền và Thiên chúa giáo. + Người Nhật cho rằng Thần đạo sẽ chăm lo cho cuộc sống hiện tại. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Tôn giáo: + Họ cho rằng Phật giáo thì quan tâm đến cuộc sống ở kiếp sau. + Thiền là một trong những các khái niệm mà họ cho là một tính cách của họ. + Thiên chúa giáo chiếm chỉ 1% DÂN CƯ – XÃ HỘI  Ngôn ngữ: - Tiếng Nhật là một ngôn ngữ phát triển cao, tương tự các ngôn ngữ Châu Âu về mặt ngữ pháp và tiếng Trung Quốc về mặt chữ viết. - Chữ viết: Người Nhật giản lược chữ Trung Quốc để dùng làm ngôn ngữ của mình. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Ẩm thực: - Phù hợp với từng mùa, chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn là hải sản (cá là chủ yếu) và rong biển, ngoài ra còn có thịt lợn, bò và thú rừng. Lương thực chính là gạo và thức uống là mạt trà. - Người Nhật chú trọng bửa cơm đầu năm và đây là đặc trưng của người Nhật, năm 2013 UNESCO bữa cơm ngày đầu năm mới của người Nhật là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Lễ hội: - Các lễ hội là những sự kiện xã hội quan trọng ở Nhật Bản. - Nhật Bản có rất nhiều lễ hội khác nhau như: Lễ Hội Năm Mới, Lễ Hội Tanabata, Ngày Hội Bé Trai, Lễ Phật Đảng,... DÂN CƯ – XÃ HỘI  Lễ hội: + Lễ hội năm mới kéo dài từ mùng 1 đến mùng 7 tháng Giêng. Các hoạt động: trang trí nhà cửa; viếng thăm đền miếu, thăm bạn bè, họ hàng; viết thư pháp; đọc thơ,.. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Lễ hội: + Lễ Phật Đảng được diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, tổ chức tại các chùa chiền trên toàn nước Nhật. DÂN CƯ – XÃ HỘI  Từ đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2, vào năm 1986 kinh tế Nhật vượt Mỹ để trở thành nước dẫn đầu thế giới. - Hiện nay xếp theo quy mô nền kinh tế: Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. - Những thể chế tài chính, nhà sản xuất thép, những xưởng đóng tàu, các công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất,.... Tất cả đều nằm ở Nhật Bản. KINH TẾ  Nông nghiệp: − Giữ vai trò quan trọng là canh tác lúa nước, ngoài ra còn có lúa mạch, các loại rau quả (củ cải, rau diếp, cà chua, táo...). − Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản. − Hiện nay nông nghiệp Nhật Bản đang dần khởi sắc và phát triển. − Ngoài ra ở Nhật Bản còn trồng rau, đậu, cây ăn quả (táo, cam, quýt) và một số cây công nghiệp. ►Tuy nhiên, ở Nhật gặp khó khăn trong nông nghiệp do quỹ đất nông nghiệp ít: 4 triệu ha KINH TẾ Nông nghiệp: Hiện nay sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Nhập khẩu nông phẩm của Nhật Bản tiếp tục tăng do thoả thuận trong tổ thức thương mại thế giới (WTO) và Nhật Bản thuê đất của các nước khác trên thế giới sản xuất sản phẩm nông nghiệp để chuyển về nước hoặc xuất khẩu. Sản lượng lương thực trước đây 14 – 15 triệu tấn, nay đạt khoảng 9 triệu tấn (2004). KINH TẾ  Ngư nghiệp: - Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thuỷ sản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thuỷ sản là nguồn thực phẩm chính của họ. Vì vậy, ngư nghiệp Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và tái thiết nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trong nước - Là thành viên của Uỷ ban Cá voi thế giới. KINH TẾ  Công nghiệp: − Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới, cơ cấu sản phẩm thay đổi theo từng thời kỳ. − Hình thành nhiều công ty lớn đóng vai trò đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế như: Misubishi, Mitsui, Fuji, Tôsiba, Hitachi, Honda − Công nghệ áp dụng ở các xí nghiệp lớn, công nghệ cũng chuyển giao cho các xí nghiệp nhỏ và trung bình. KINH TẾ  Công nghiệp: −Tổng giá trị sản lượng công nghiệp Nhật Bản đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Nhật Bản phát triển về sản xuất máy công nghiệp, các thiết bị điện tử, tàu biển, người máy, ô tô, thép, máy ảnh, vô tuyến truyền hình, sản phẩm tơ tằm, máy ảnh, giấy in báo và tơ sợi tổng hợp −Phân bố: Các khu công nghiệp đều nằm ven biển và đồng thời là các hải cảng tạo thành các dải công nghiệp lớn: khu luyện thép Xiu Netlexu, khu làm giấy Hocaiđô, khu hoá chất Kiuxiu, khu điện tử Kiuxiu. KINH TẾ  Các ngành công nghiệp KINH TẾ 1 • Công nghiệp chế biến dầu mỏ 2 • Công nghiệp điện tử 3 • Công nghiệp năng lượng 4 • Công nghiệp ô tô 5 • Công nghiệp sản xuất thép  Công nghiệp + Công nghiệp điện tử là ngành nổi tiếng. Hoa Kỳ là nước phát minh nghiên cứu, còn Nhật Bản là nước áp dụng vào thực tế sản xuất, cải tiến phù hợp với thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng. Ngành này chiếm 60% tỷ trọng hàng điện tử trên toàn thế giới nay giảm xuống, vì có nhiều thị trường mới nổi lên. + Công nghiệp ô tô là ngành lớn thứ 2 ở Nhật Bản. Trước đây mỗi năm Nhật Bản xuất 13 – 14 triệu chiếc, hiện nay giảm xuống do bị cạnh tranh. Các hãng xe hơi của Nhật Bản bắt đầu chuyển đầu tư sang các nước đang phát triển khác để sản xuất và xuất khẩu, năm 2004: 10 triệu chiếc KINH TẾ Các hãng xe ô tô lớn của Nhật  Công nghiệp + Công nghiệp chế biến dầu mỏ và tổng hợp hoá dầu cũng như một số mặt hàng tiêu dùng khác (xe máy, đồng hồ, máy ảnh, tủ lạnh) cũng rất nổi tiếng. + Công nghiệp năng lượng: sản lượng điện hơn 1.120tỷ KWh (2004) trong đó 25% là năng lượng nguyên tử, 13% thuỷ điện, sản lượng than giảm, đạt dưới 6 triệu tấn (2004). Dầu mỏ mỗi năm nhập gần 200 triệu tấn. Hiện nay Nhật Bản đang tăng cường phát triển các ngành năng lượng mới như khí hoá lỏng, hoá than, pin mặt trời + Công nghiệp sản xuất thép vẫn là thế mạnh của Nhật Bản, đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Sản lượng đạt: 120 triệu tấn (2003), 113 triệu tấn (2005). KINH TẾ Nhật Bản - quốc gia đi đầu về phát triển điện mặt trời nổi  Giao thông vận tải: - Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ. - Hai ngành nổi bật nhất ở Nhật là ngành du lịch và giải trí; ngành giáo thông vận tải. KINH TẾ  Giao thông vận tải: Phát triển nhanh, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế và đời sống. − Đường biển đóng vai trò quan trọng nhất, với nhiều hải cảng lớn, nổi tiếng: Iôkôhama, Côbê, Akita, Hirôsima đường sắt đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, với tổng chiều dài 25.167 Km. − Các loại tàu siêu tốc có ý nghĩa lớn trong phát triển giao thông ở Nhật Bản (đường Sinkansen). − Đường bộ có mật độ cao 1,2 triệu Km. Nhật Bản đẩy nhanh phát triển mạng lưới đường cao tốc (6.500Km). − Vận tải hàng không ở Nhật Bản phát triển cả cung lẫn cầu. KINH TẾ • Ngoại giao: Đã diễn ra nhiều chuyến thăm Nhật bản của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước và các đoàn thể của Việt Nam • Kinh tế: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn hàng đầu Việt Nam. Là nước đầu tư lớn thứ ba trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; là đối tác kinh tế triển vọng Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản • Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. • Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản • Trong khuôn khổ hợp tác, lãnh đạo hai bên đã thông nhất xây dựng mối quan hệ hai nước theo phương châm : “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, nhằm không ngừng đưa công cuộc phát triển của mỗi nước lên tầm cao mới • Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển toàn diện, thể hiện rõ ở các mặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và văn hoá. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Tài liệu liên quan