Bài giảng Hệ thống thông tin - Bài 3: Phần cứng các thiết bị

Mô tả cách chọn lựa và tổ chức các thành phần trong hệ thống máy tính nhằm hỗ trợ các mục tiêu của hệ thống thông tin và các nhu cầu kinh doanh của tổ chức. Mô tả công suất, tốc độ và khả năng của bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ. Mô tả các phương pháp truy cập, khả năng và tính di động (portability) của các thiết bị lưu trữ thứ cấp. Đề cập đến vận tốc, chức năng, và sự quan trọng của các thiết bị nhập, xuất. Nhận dạng các đẳng cấp của hệ thống máy tính và bàn đến vai trò của mỗi đẳng cấp này.

ppt80 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin - Bài 3: Phần cứng các thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phần cứng Các thiết bịBài 3 NhậpXuấtTruyền dẫnXử lý2Các vấn đề đề cập đến trong chương nầyMô tả cách chọn lựa và tổ chức các thành phần trong hệ thống máy tính nhằm hỗ trợ các mục tiêu của hệ thống thông tin và các nhu cầu kinh doanh của tổ chức.Mô tả công suất, tốc độ và khả năng của bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ.Mô tả các phương pháp truy cập, khả năng và tính di động (portability) của các thiết bị lưu trữ thứ cấp.Đề cập đến vận tốc, chức năng, và sự quan trọng của các thiết bị nhập, xuất.Nhận dạng các đẳng cấp của hệ thống máy tính và bàn đến vai trò của mỗi đẳng cấp nầy.3Một trường hợp điển hình dùng phần cứng hiệu quả Công ty Celera GenomicsCelera Genomics đã làm nên lịch sử khoa học nhờ vào việc lập bản đồ gen người. kết thúc việc nghiên cứu gen người vào giữa năm 2000. Công ty Celera đã làm các nhà đầu tư ngạc nhiên khi không thông báo bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào tạo ra lợi nhuận từ kết quả đột phá nầy. Hậu quả là cổ phần của công ty từ $270 trong tháng ba năm 2000 giảm xuống còn $30 trong năm kế tiếp.4Một trường hợp dùng phần cứng hiệu quả điển hìnhNgày nay Celera đang dựa vào sự hiểu biết của mình trên gen người để mở rộng các hoạt động thu lợi trong lĩnh vực protein học (proteomics - lĩnh vực nầy nghiên cứu về chức năng, cấu trúc, và sự trao đổi protein trong các tế bào). Protein (chất đạm) điều hoà các phản ứng hoá học trong cơ thể cũng như các hoạt động của tế bào, mô vàø các cơ quan. Do protein có liên quan trực tiếp đến các tiến trình hoá sinh (biochemical), bình thường và bệnh tật nên việc phân tích protein trong các tế bào mắc bệnh sẽ giúp có được sự hiểu biết hoàn chỉnh về bệnh tật.Người ta mong muốn rằng sự kết hợp của protein học và bộ gen giữ vai trò chính trong các nghiên cứu về hoá sinh cũng như giữ vai trò chủ đạo trong trong việc phát triển khám chửa bệnh. 5Một trường hợp dùng phần cứng hiệu quả điển hìnhChiến lược kinh doanh mới của Celera là tìm ra và cô lập các gen hay protein có dính dáng đến các bệnh đặc biệt, và bán các “drug targets” cho các hãng dược phẩm để chia phần trăm lợi nhuận hay là tạo ra các liên doanh với các công ty nầy. Bản thân công ty Celera là quá nhỏ và không có kinh nghiệm để mang lại lợi nhuận từ việc phát triển và tiếp thị thuốc.Mặc dù các công ty khác đã bắt đầu bào chế thuốc từ dữ liệu của bộ gen người, nhưng sự hiểu biết về gen người của công ty Celera đã tạo lợi thế cạnh tranh giúp công ty dẫn đầu trong về tiềm năng bào chế ra các phương thuốc mới. Để khai thác thuận lợi đó, Celera bắt đầu thuê nhà sinh học có tầm cỡ thế giới và xây dựng phòng thí nghiệm để nghiên cứu về protein.6Một trường hợp dùng phần cứng hiệu quả điển hìnhNgày nay, các khoản đầu tư chính của Celera vào công nghệ cao bao gồm nhiều khoản cho thiết bị khác như rô bốt, quang phổ kế, máy tính mạnh, các trang bị dùng xác định, mô tả và tìm ra đặc tính của protein và tái tạo diễn tiến của bệnh tật bằng mô hình. Nhưng mô hình phức tạp nầy cần phải dùng đến các kỹ thuật máy tính mạnh hơn. Vào tháng giêng năm 2001, Celera đã loan báo một dự án trị giá 40 triệu USD trong bốn năm với hãng máy tính HP và Bộ năng lượng để tạo ra một siêu máy tính mới dùng phân tích các dữ liệu sinh học. Khi vận hành hết công suất, máy tính nầy có khả năng thực hiện hàng nghìn tỷ phép tính trong một giây. 7Một trường hợp dùng phần cứng hiệu quả điển hìnhCelera có một trong những hệ thống siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới, nổi bật là hệ thống gồm 800 máy tính HP nối với nhau, mỗi máy tính nầy sử dụng con chip máy tính 64 bit Alpha và có khả năng thực hiện việc so sánh trên 250 tỷ chuỗi gen trong một giờ. Celera không thể sắp xếp và liên kết bộ gen người nhanh như vậy mà không có hệ thống siêu máy tính. Thực ra, những gì mà Celera đã làm chỉ trong 9 tháng sẽ phải mất đến hàng trăm năm nếu dùng máy tính thông thường. Ngoài hệ thống máy tính mạnh, Celera còn có dung lượng dữ liệu hơn 100 terabytes lưu trữ trên đĩa. Dung lượng lưu trữ nầy lớn hơn bất kỳ khả năng lưu trữ nào ngay cả trong các hệ thống máy tính phức tạp đã được xếp hạng.8Những điều cần quan tâm khi trang bị phần cứng Khi xem đến chương nầy, độc giả cần lưu ý các vấn đề sau:Cơ quan của mình sử dụng phần cứng và công nghệ như thế nào để cạnh tranh và hoàn thành nhiệm vụ ?Tổ chức của mình cần phối hợp chiến lược kinh doanh, phần cứng, và hệ thống như thế nào để giúp gia tăng doanh số và lợi nhuận. Ngày nay, việc sử dụng công nghệ là rất thiết thực với mong muốn đạt được nhiều lợi ích trong kinh doanh như trong trường hợp của Celera Genomiccs. Việc sử dụng công nghệ thông tin và tăng cường khả năng xử lý làm tăng năng suất của công nhân, mở rộng cơ hội và cho phép doanh nghiệp linh hoạt hơn 9Những điều cần quan tâm khi trang bị phần cứng Hệ thống thông tin với nền tảng máy tính (CBIS-Computer-Based Information System) là tập hợp gồm phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, viễn thông, con người và thủ tục được tổ chức để nhập, xử lý và xuất dữ liệu và thông tin.Phần cứng bao gồm máy tính và các máy móc khác giúp cho việc nhập, xử lý, lưu trữ, và xuất kết quả trong một hệ thống thông tin. Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc quyết định dùng phần cứng nào cho cơ quan nằm ở chỗ phần cứng đó được sử dụng ra sao để hỗ trợ các mục tiêu của hệ thống thông tin và của tổ chức. 103.1 Hệ thống máy tínhHệ thống máy tính là một hệ thống con đặc biệt trong toàn bộ hệ thống thông tin của tổ chức. Hệ thống máy tính là tích hợp của các thiết bị được kết nối với nhau, tại trung tâm của hệ thống nầy có ít nhất là một thiết bị điện tử dùng để nhập, xử lý, lưu trữ và xuất dữ liệu, thông tin. Kết hợp hoàn chỉnh một hệ thống máy tính không chỉ là kết nối các thiết bị máy tính với nhau. Trong một hệ thống hiệu quả, các thành phần phải được chọn lựa với sự hiểu biết và phải cân nhắc về sự cân bằng giữa hiệu năng của toàn hệ thống và giá cả, sự kiểm soát và mức độ phức tạp 113.1 Hệ thống máy tínhKhi lắp ráp hệ thống máy tính cần phải có sự hiểu biết về mối liên hệ giữa hệ thống thông tin và nhu cầu của cơ quan, tổ chức. Chúng ta thường xem hệ thống máy tính chỉ đơn giản gồm các máy tính mà thôi, nhưng chúng ta nên nhớ rằng mục tiêu của hệ thống máy tính phụ thuộc vào hệ thống thông tin và phải đáp ứng được yêu cầu của cơ quan, tổ chức.Các bộ phận của hệ thống thông tin như là thiết bị phần cứng, con người, và các chương trình phần mềm phụ thuộc lẫn nhau 123.1 Hệ thống máy tínhCác thành phần của phần cứng máy tính gồm các thiết bị thực hiện các chức năng nhập, lưu trữ, và xuất dữ liệu 13Phần cứng máy tính 14Phần cứng máy tính CPU - Bộ xử lý trung tâmKhả năng xử lý (tổ chức và quản lý) là chức năng quyết định của của một hệ thống máy tính.Bộ xử lý hai nhân 250X- AMD15Các thành phần của một máy PC - CPU2- CPU ( Central Processing Unit) CPU viết tắt từ chữ Central Processing Unit, là bộ não của máy tính. CPU điều khiển mọi hoạt động của máy tính và xử lý dữ liệu dựa vào các tập lệnh (instruction set). CPU gồm có các bộ phận chính như hình: 16Các thành phần của một máy PC - CPU2- CPU ( Central Processing Unit) Hoạt động của một chỉ thị ở mức độ ngôn ngữ máyBước 1 : Tìm và nạp chỉ thị (Fetch instruction)Bước 2 : Giải mã chỉ thị để cho bộ xử lý trung tâm hiểu đượcBước 3 : Thực hiện chỉ thịBước 4 : Lưu trữ kết quả vào thanh ghi hay bộ nhớPha chỉ thị Pha thực hiện chỉ thị17Đặc trưng và chức năng của bộ xử lý - CPUChu kỳ máy (machine cycle time) Mỗi lệnh được thực hiện trong một chu kỳ máy. Chu kỳ máy được đo bằng micro giây (phần triệu giây) Hoặc một phần tỉ giây (nanoseconds) Hoặc một phần tỉ tỉ giây (picoseconds) Hoặc dưới dạng có bao nhiêu chỉ thị được thực hiện trong một giây (MIPS- Millions of instruction per second)Tốc độ xung đồng hồ (Clock speed) Mỗi CPU tạo ra một chuỗi xung đồng hồ để điều khiển các giai đoạn hoạt động của chu kỳ máy Tốc độ xung đồng hồ được đo bằng MHz(MegaHertz-phần triệu giây), (GHz- GigaHertz- phần tỉ giây). Tốc độ xung đồng hồ hiện nay là 3.2 GHz Máy tốc độ nhanh18Chúng ta thường gọi tên của một máy PC dựa vào tên của bộ vi xử lý (micro processor)Ví dụ :Intel 8086 (năm 1978) với tốc độ khởi đầu : 4.77MhzSau đó là 80286 (năm 1982), 80386 (năm 1985), 80486, (năm 1989) Pentium (năm 1993), Celeron.Hiện nay bộ vi xử lý thông dụng là Pentium IV tốc độ 3.2 Ghz,Trên máy Laptop đang sử dụng bộ vi xử lý Centrino (hổ trợ mạng không dây và ít hao năng lượng) Một số các hãng khác cũng đã chế tạo ra CPU tương ứng , như : AMD, IBM, MotorolaCác đặc trưng của CPU19Họ vi xử lý CentrinoVi xử lý Centrino đầu tiên có tên là Carmel phát hành tháng 3 năm 2003 gồm - Intel pentium M (tên mã hoá : Banias, Dothan) - Intel 855 (tên mã hoá Odem, Montara) - Intel Pro/Wireless 2100, 2200BG (Calexico)Vi xử lý Sonoma : Thế hệ 2 của Centrino, phát hành tháng 1 năm 2005 gồm - Intel Pentium M (Dothan) - Intel Mobile 915 (Alviso) - Intel Pro/Wireless 2200, 2915 ABG (Calexiìco2) CPU - Các bộ vi xử lý đời mới 20Vi xử lý Napa : thế hệ thứ 3 của Centrino, phát hành vào tháng 1 năm 2006, gồm - Intel Core (Yonah) và Core 2 (Merom) - Intel Mobile 945 Express series (Calistoga) - Intel pro Wireless 3945 ABG (Golan) Intel dùng nhãn hiệu Centrino Duo cho máy Laptop với bộ xử lý hai nhân (Core Dual) và Centrino cho Laptop một nhân (Core Solo).Vi xử lý Santa Rosa: Thế hệ thứ tư của Centrino, dự trù tung ra thị trường vào tháng tư 2007, tên thương mại là Centrino Pro CPU - Các bộ vi xử lý đời mới - Centrino21Đặc trưng và chức năng của bộ nhớ (Memory)Chức năng của bộ nhớ : cung cấp cho CPU một vùng chứa tạm các lệnh và dữ liệu chương trình trong lúc đang làm việc. Chức năng chủ yếu của bộ nhớ là tăng nhanh tốc độ cung cấp dữ liệu và các chỉ thị cho CPU .Khả năng lưu trữ (Storage capacity) Cũng giống như CPU, thiết bị nhớ có chứa hàng nghìn mạch in trên con chíp silicon. Mổi mạch nầy dẫn điện (on) hay không dẫn điện (off). Dữ liệu được chứa trong bộ nhớ được thể hiện dưới dạng tổ hợp các trạng thái đóng hay ngắt của các mạch điện. Mỗi ký tự được thể hiện bằng một byte (B), mỗi byte gồm 8 bits. Dưới đây là bảng liệt kê các bội số của byte.22Đặc trưng và chức năng của bộ nhớ (Memory) Bảng liệt kê các bội số của Byte Tên Ký hiệu Số bytes Byte B 1 Kilobyte KB 1024 Bytes Megabyte MB 1024 KB Gigabyte GB 1024 MB Terabyte TB 1024 GB Petabyte PB 1024 TB23Phần cứng máy tính Memory - Bộ nhớCác kiểu bộ nhớCó nhiều dạng bộ nhớ. Các lệnh hay dữ liệu được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM, random access memory). RAM chỉ lưu trữ tạm thời và dễ bị mất thông tin- (volatile), RAM chíp bị mất nội dung lưu trữ khi ngắt dòng điện (như bị ngắt nguồn đột ngột, sụt áp do quá tải hoặc bị nhiễu khi nằm gần động cơ đang chạy). RAM chíp được thiết trí ngay trên bản mạch chính (main board) hoặc là trên các cạt ngoại vi gắn vào bản mạch chính. 24Phần cứng máy tính Memory - Bộ nhớ - RAMCó nhiều loại RAM khác nhau,DRAM Là kiểu RAM truyền thống gồm nhiều bộ tụ điện nhỏ, do hiện tượng tự phóng điện nên trong khi chạy, cứ vài mili giây thì DRAM phải được làm tươi (refresh) một lần. DRAM đáp ứng chậm, nhưng rẻ tiền.SRAM (Static RAM) RAM tỉnh, SRAM gồm các khoá chuyển OFF/ON liên tục nhớ được nội dung chứa trong RAM, vì vậy SRAM đáp ứng nhanh hơn (nhưng đắt tiền hơn) DRAM. Trong hơn thập kỹ qua, tốc độ của bộ xử lý tăng lên gấp đôi cứ sau 18 tháng, nhưng hiệu năng của bộ nhớ không theo kịp tốc độ nầy. Hậu quả là bộ nhớ là tác nhân chính gây trở ngại cho hiệu năng của hệ thống. Do đó các nhà chế tạo bộ xử lý đã làm việc với các nhà cung cấp bộ nhớ nhằm duy trì được hiệu năng của các bộ xử lý và kênh truyền nhanh hơn.25Phần cứng máy tính Memory - Bộ nhớ - ROMMột kiểu bộ nhớ khác là ROM (Read Only Memory), bộ nhớ chỉ đọc. Trong ROM trạng thái của mạch điện là cố định, do đó nội dung của ROM không bị mất khi nguồn bị ngắt (nonvolatile). Trong ROM có chứa sẵn dữ liệu thường trực cũng như các chỉ thị, chương trình cố định do nhà sản xuất máy tính cài đặt sẵn. 26Phần cứng máy tính Memory - Bộ nhớ - CacheĐây là loại bộ nhớ có tốc độ cao, nhờ đó mà CPU có thể truy cập nhanh hơn bộ nhớ chínhNhững dữ liệu thường xuyên dùng được chứa trong bộ nhớ cache thay vì chứa trong bộ nhớ chính (RAM)có tốc độ thấp hơn. Do trong cache chứa ít dữ liệu hơn, nên CPU truy cập được dữ liệu và chỉ thị cần thiết nhanh chóng hơn là truy tìm trong bộ nhớ chính RAM có chứa nhiều dữ liệu và chỉ thị hơn. 27Bộ nhớGiá cả của bộ nhớ giảm liên tục, nhưng khi so sánh giá cả trên mỗi megabyte thì giá một MB của bộ nhớ đắt hơn giá mỗi MB của bộ lưu trữ thứ cấp rất nhiều. Dung lượng bộ nhớ rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin có nền tảng máy tính (CBIS) . Các ứng dụng trên CBIS đều cần một dung lượng bộ nhớ trong hệ thống máy tính tương ứng. Ví dụ đối với các bài toán xử lý phức tạp như thiết kế sản xuất, sẽ cần nhiều dung lượng bộ nhớ hơn là các công việc đơn giản như là xử lý văn bản. Hơn nữa, do hệ thống máy tính có nhiều kiểu bộ nhớ, một số chương trình cần kiểm soát được lượng bộ nhớ cấp phát và truy cập, một số chương trình khác được cấu hình để sử dụng tối đa dung lượng bộ nhớ nên trước khi nâng cấp bộ nhớ cho hệ thống, tổ chức cần xem xét đến mọi vấn đề trên.28Phần cứng máy tính Đa xử lý - MultiprocessingĐa xử lý là thực hiện tức thời hai hay nhiều chỉ thị trong cùng một thời điểm. Một trong các dạng đa xử lý là đồng xử lý (coprocessors). Đồng xử lý tăng tốc xử lý bằng cách thực hiện một số chỉ thị đặc trưng trong khi CPU thực hiện các hoạt động xử lý khác. Bộ đồng xử lý có thể nằm ngoài hoặc ngay trong CPU, và có thể hoạt động với xung đồng hồ khác với xung đồng hồ của CPU. Mỗi kiểu đồng xử lý thực hiện tốt nhất ở một số chức năng được ấn định. Ví dụ như chíp đồng xử lý toán học (math coprocessor) được dùng để tăng tốc các tính toán toán học, hay bộ đồng xử lý đồ hoạ (graphics coprocessor) làm giảm thời gian chạy các chương trình đồ hoạ.29Phần cứng- Xử lý song song khối (Massive Parallel Processing)Ở dạng nầy tốc độ xử lý được tăng lên bằng cách liên kết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bộ xử lý vận hành cùng lúc, hoặc là vận hành song song. Mỗi bộ xử lý có kênh truyền, bộ nhớ, ổ đĩa và một bản sao hệ điều hành riêng, và chương trình ứng dụng riêng. Trong phép xử lý song song, mỗi vấn đề của xí nghiệp (như là thiết kế một sản phẩm mới, hay là một trang bị mới) được chia ra thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần được giải quyết bằng một bộ xử lý riêng. Kết quả xử lý từ mỗi bộ xử lý được lắp ghép lại để có được kết quả cuối cùng. Công ty Celera Genomics đã nói đến ở phần trên đã dùng cách xử lý nầy để giải mã gen người.30Xử lý song song khối (Massive Parallel Processing)31Lưu trữ thứ cấp – (Secondary Storage)Như đã xem xét, bộ nhớ là một tham số quan trọng trong toàn bộ sức mạnh của một hệ thống máy tính. Tuy nhiên, bộ nhớ chính chỉ cung cấp một dung lượng lưu trữ dữ liệu và chỉ thị cần cho CPU xử lý. Hệ thống máy tính còn cần lưu trữ thường trực một lượng lớn dữ liệu, chỉ thị, và thông tin nhiều hơn bộ nhớ chính. Các bộ lưu trữ thứ cấp được dùng cho mục đích nầy. Khác với bộ nhớ, các bộ lưu trữ thứ cấp cung cấp cho hệ thống phương tiện lưu trữ vĩnh viễn, dung lượng lớn và kinh tế hơn. Nếu so sánh giá cả thì chi phí lưu trữ cho mỗi megabyte trên hầu hết các bộ lưu trữ thứ cấp rẻ tiền hơn mỗi megabyte trên bộ nhớ rất nhiều.32Lưu trữ thứ cấp – (Secondary Storage) (Giá của năm 2004 tại USA, chỉ có giá trị tham khảo, không phản ánh đúng giá thị trường máy tính tại Việt nam trong thời điểm hiện tại 2006) Bảng 3.8 So sánh chi phí giữa các phương tiện lưu trữ33So sánh các phương pháp lưu trữDo tiến trình truy cập dữ liệu trong bộ lưu trữ thứ cấp là tiến trình điện cơ nên chậm hơn bộ nhớ (tiến trình điện tử), nên khi chọn lựa thiết bị lưu trữ thứ cấp chúng ta cần phải hiểu rõ đặc tính, phương pháp truy cập, dung lượng và tính khả chuyển (portability) của phương tiện. Các phương tiện lưu trữ cho phép truy cập nhanh thường đắt giá hơn các phương tiện truy cập chậm. Gía cả và tính khả chuyển của bộ lưu trữ cũng rất khác nhau và đây cũng là một tham số cần xem xét. Ngoài giá cả, tổ chức, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến tính bảo mật, đối với các dữ liệu nhạy cảm, các chương trình quan trọng thì chỉ có người có thẩm quyền mới được phép sử dụng. Vì dữ liệu và chương trình được chứa trong các bộ lưu trữ thứ cấp thường có tầm quan trọng sống còn đối với tổ chức, doanh nghiệp.34Các thiết bị lưu trữ thứ cấpCác hình thức lưu trữ thứ cấp thông dụng nhất là băng từ đĩa từ (magnetic disks) và đĩa quang (optical disks). Băng từ chỉ cho phép truy cập tuần tự, đĩa từ và đĩa quang cho phép người dùng truy cập tuần tự và trực tiếp. Hình sau đây cho thấy một số các phương tiện lưu trữ thứ cấp.35Các thiết bị lưu trữ thứ cấp- Băng từMột trong những phương tiện lưu trữ thông dụng là băng từ. Tương tự như băng từ sử dụng trong các máy cát sét, băng từ máy tính làm bằng lớp phim Mylar, trên bề mặt có tráng một lớp oxýt sắt. Băng từ được từ hoá để lưu trữ các bít. Băng từ là một ví dụ về phương tiện lưu trữ truy cập dữ liệu theo kiểu tuần tự.Tốc độ truyền dữ liệu của băng từ là 10 MB/giây. Quantum dự đoán dung lượng của băng từ sẽ tăng đến 1 TB cho mỗi hộp băng, và tốc độ truyền dữ liệu là 100 MB/giây. Hãng Sony dự định tung ra băng từ có dung lượng 800 GB và tốc độ truyền là 96 MB/giây vào năm 2007. Do giá rẽ, tốc độ khá lớn nên băng từ cũng vẫn là phương tiện lưu trữ dự phòng dữ liệu rẻ tiền thông dụng.36Các thiết bị lưu trữ thứ cấp – Đĩa từCũng giống như băng từ, đĩa từ lưu trữ các bít dữ liệu bằng các vùng nhỏ được từ hoá. Khi đọc hoặc ghi dữ liệu vào đĩa, đầu đọc/ghi sẽ dịch chuyển đến ngay vùng chứa dữ liệu trên đĩa. Vì vậy đĩa từ là phương tiện lưu trữ dữ liệu có cách truy cập trực tiếp. Tuy đĩa từ cũng có thể truy cập được theo kiểu tuần tự, nhưng các thiết bị ổ đĩa thường dùng cách truy cập trực tiếp. Do truy cập trực tiếp là cách giúp truy xuất dữ liệu nhanh, nên đĩa từ thường được các doanh nghiệp như hàng không, cung ứng thẻ tín dụng sử dụng để đáp ứng nhanh cho các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như khi cần đặt chỗ cho chuyến bay thì dữ liệu trên đĩa từ sẽ được cung cấp trong một giây đồng hồ. Nếu thông tin nầy nằm trên băng từ thì việc truy xuất nầy sẽ phải mất mấy phút, hoặc có khi hằng nửa giờ để nạp băng và lấy thông tin. Đĩa từ có rất nhiều cỡ dung lượng và tính di chuyển được cao. Đĩa mềm dễ di chuyển đi khắp nơi nhưng dung lượng quá nhỏ (1.44 MB) và có thời gian truy cập chậm nên dần dần bị thay thế bằng đĩa flash. 37Các thiết bị lưu trữ thứ cấp – Đĩa từĐĩa cứng được làm bằng mặt kim loại mỏng tráng lớp từ tính (hình 3.10). 38Các thiết bị lưu trữ thứ cấp – Đĩa từĐĩa cứng quay rất nhanh (khoảng 7200 vòng/phút) và dung lượng rất lớn hiện nay là 200 GB trên máy PC.Hệ thống đĩa dự phòng RAID(Redundant Array of IndependentDisk)RAID là phương pháp lưu trữ dữ liệu, tạo ra các bít dữ liệu dự phòng từ dữ liệu có sẳn. Có nhiều cách nhân bản dữ liệu: * Phản chiếu (Mirroring): Dữ liệu được chép từ kênh dữ liệu vào hai ổ đĩa. Một ổ đĩa hư thì ổ kia vẫn hoạt động. * Nhân đôi (Duplexing):Dữ liệu được nhân đôi qua hai kênh và lưu trữ trên hai ổ đĩa.Hạn chế lỗi của bộ điều khiển. * Nhân đôi Server (Server dupexing) : Một server hư thì server kia vẫn tiếp tục chạy. * Tái tạo (Replication): là nhân đôi các tập tin và thư mục quan trọng từ một server sang server khác.39Lưu trữ trên mạng – SAN (Storage Area network)SAN là một kỹ thuật mạng tốc độ cao đặc biệt, cung cấp kết nối trực tiếp giữa các thiết bị lưu trữ dữ liệu và máy tính. hệ thống nầy là một phương tiện lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ dữ liệu trên mạng (NAS, Network Attached Storage), khác với các ổ đĩa có sẵn trong máy chủ. Ngày nay các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục 24/7( mỗi ngày 24 giờ và 7 ngày một tuần), đây là một lợi điểm của SAN.40Đĩa quang – Optical DiskCũng giống như qui tắc được dùng trong ROM chíp, đĩa quang là một đĩa làm bằng plastic cứng, và người ta dùng tia laser đốt bề mặt và tạo thành các rảnh để ghi đĩa. Dữ liệu trên đĩa được đọc bằng các thiết bị quang theo cùng nguyên lý của đĩa nhạc CD. Thiết bị quang dùng tia laser năng lượng thấp để đo sự khác biệt giữa độ phản chiếu ánh sáng trong các rảnh trên đĩa.Mỗi rảnh thể hiện một bít, đó là bit 1; mỗi vùng k