Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 1: Đại cương về hệ thống thông tin - Lê Văn Tấn

 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN  CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG  SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1.1. Các khái niệm và định nghĩa HTTT được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin, trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động của một tổ chức. Một số khái niệm liên quan đến HTTT:  Dữ liệu (data) Mô tả sự kiện, con người thế giới thực  Thông tin (information) Hiểu biết từ dữ liệu  Các hoạt động thông tin (information activities) Là các hoạt động xảy ra trong một HTTT, bao gồm việc thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và kiểm tra các hoạt động trong HTTT.

pdf40 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin - Chương 1: Đại cương về hệ thống thông tin - Lê Văn Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 Chương 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN  KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN  CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN  XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG  SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1.1. Các khái niệm và định nghĩa HTTT được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin, trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động của một tổ chức. Một số khái niệm liên quan đến HTTT:  Dữ liệu (data) Mô tả sự kiện, con người thế giới thực  Thông tin (information) Hiểu biết từ dữ liệu  Các hoạt động thông tin (information activities) Là các hoạt động xảy ra trong một HTTT, bao gồm việc thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và kiểm tra các hoạt động trong HTTT. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN  Xử lý dữ liệu (data processing) Xử lý dữ liệu là các hoạt động tác động lên dữ liệu như tính toán, so sánh, sắp xếp, phân loại, tổng hợp,...làm cho nó thay đổi về nội dung, vị trí hay cách thể hiện. Các phương thức xử lý thông tin: – Xử lý tương tác: Xử lý từng phần, xen kẽ giữa người và máy. – Xử lý theo mẻ: Thông tin được gom lại thành mẻ mới xử lý. – Xử lý trực tuyến: Thông tin đến xử lý ngay. – Xử lý thời gian thực: Hành vi của hệ thống phải thoả mãn các ràng buộc về thời gian – Xử lý phân tán: Xử lý trên nhiều trạm Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN  Giao diện Là chỗ mà tại đó hệ thống trao đổi dữ liệu với hệ thống khác hay môi trường. Ví dụ: màn hình, chuột, bàn phím, loa, micro,...  Môi trƣờng Là phần của thế giới không thuộc hệ thống mà có tương tác với hệ thống thông qua các giao diện của nó. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1.2. Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống tích hợp Người - Máy nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc sản xuất, quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, cơ sở dữ liệu, các thủ tục thủ công, các mô hình để phân tích, lập kế hoạch và ra quyết định. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG (TIẾP) 1.1.3. Phân loại hệ thống thông tin  Theo lĩnh vực nghiệp vụ – Hệ thống tự động văn phòng (Office Automation System) – Hệ thống truyền thông (Communication System) – Hệ thống xử lí giao dịch (Transaction Processing System) – Hệ cung cấp thông tin thực hiện (Executive Information System) – Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System) – Hệ trợ giúp quyết định (Decision Support System) – Hệ chuyên gia (Expert System) – Hệ trợ giúp điều hành (Execution Support System) – Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm (Groupware System) Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG (TIẾP) 1.1.3. Phân loại hệ thống thông tin  Theo đặc tính kỹ thuật – Hệ thống thông thường (General System) – Hệ thống thời gian thực (Real time System) – Hệ thống nhúng (Embedded System) Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG (TIẾP) 1.1.4. Tại sao một tổ chức cần phát triển HTTT  Khắc phục hạn chế, khó khăn cản trở việc đạt mục tiêu hiện tại  Tạo ƣu thế để vƣợt qua thách thức và tận dụng cơ hội trong tƣơng lai  Để hợp tác với đối tác Xây dựng HTTT không đơn thuần chỉ là một giải pháp kỹ thuật. Nó là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của một tổ chức, tức là cần được tiến hành đồng thời, đồng bộ với nhiều giải pháp khác. Vì vậy cần có một lộ trình để chuyển đổi từ hệ thống hiện tại sang hệ thống mới. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG (TIẾP) 1.1.5. Những nội dung cơ bản của việc phát triển HTTT Có 3 nhân tố chính:  Các hoạt động và trình tự phát triển một HTTT (phương pháp luận phát triển hệ thống)  Các phương pháp, công nghệ và công cụ được sử dụng  Tổ chức và quản lý quá trình phát triển Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT 1.2.1. Tiếp cận định hƣớng tiến trình (process - oriented approach) DL học phí DL hồ sơ SV DL hồ sơ SV DL điểm Chương trình quản lý học phí Trùng lặp Chương trình quản lý điểm Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT(TIẾP) Một số hạn chế:  Dữ liệu của mỗi chương trình ứng dụng là độc lập nhau nên không thể sử dụng chung dữ liệu vì cấu trúc dữ liệu của mỗi chương trình là khác nhau;  Khi tiến trình thay đổi kéo theo phải tổ chức lại các tệp dữ liệu tương ứng; 1.2.2. Tiếp cận định hƣớng dữ liệu (data - oriented approach) Hai ý tưởng chính của các tiếp cận này là:  Tách dữ liệu ra khỏi các xử lý;  Tổ chức cơ sở dữ liệu chung cho các hệ ứng dụng. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT Dữ liệu khác DL học phí DL hồ sơ SV DL Điểm Chương trình học phí . Chương trình khác Chương trình quản lý điểm Database Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT(TIẾP) 1.2.3. Tiếp cận định hƣớng cấu trúc (structure - oriented approach)  Tiếp cận hướng cấu trúc như một bước tiếp theo của tiếp cận định hướng dữ liệu do vậy có thể gộp hai cách tiếp cận này làm một và gọi là tiếp cận theo hướng dữ liệu/ chức năng.  Cách tiếp cận này hướng vào việc cải tiến cấu trúc các chương trình theo hướng mô đun hoá để dễ theo dõi, quản lý và bảo trì. Phát triển hướng cấu trúc đề cập đến quá trình sử dụng một cách có hệ thống và tích hợp các công cụ và kỹ thuật để trợ giúp cho việc phân tích thiết kế hệ thống theo hướng mô đun hoá.  Các phương pháp luận hướng cấu trúc sử dụng một hay một số công cụ để xác định luồng thông tin và các quá trình xử lý. Việc xác định và chi tiết hoá dần các luồng dữ liệu và các tiến trình là ý tưởng cơ bản của phương pháp luận từ trên xuống (Top - Down). Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT(TIẾP) Với phương pháp tiếp cận hướng cấu trúc nó cho ta nhiều lợi ích so với các phương pháp trước đó:  Làm giảm sự phức tạp (nhờ chia nhỏ, mô đun hoá)  Tập trung vào ý tưởng (vào logic, kiến trúc trước khi thiết kế)  Chuẩn mực hoá (theo phương pháp, công cụ đã cho)  Hướng về tương lai (kiến trúc tốt, mô đun hoá dễ bảo trì)  Giảm bớt tính nghệ thuật trong thiết kế (phát triển hệ thống phải tuân thủ một tiến trình xác định với các quy tắc và phương pháp đã cho). Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.2. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN HTTT(TIẾP) 1.2.4. Tiếp cận hƣớng đối tƣợng (object - oriented approach)  Cách tiếp cận này dựa trên ý tưởng xây dựng một hệ thống gồm các đơn thể được gọi là đối tượng liên kết với nhau bằng mối quan hệ truyền thông (gửi, nhận các thông báo). Các đối tượng đóng gói trong nó cả dữ liệu và các xử lý.  Mục tiêu của cách tiếp cận này là làm cho các phần tử của hệ thống trở nên độc lập tương đối với nhau và có thể sử dụng lại. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT Là quá trình phát triển một HTTT từ lúc nó sinh ra đến khi nó tàn lụi. Quá trình phát triển gồm các pha sau:  Khởi tạo và lập kế hoạch  Phân tích  Thiết kế  Mã hóa  Kiểm thử  Vận hành, bảo trì Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Khởi tạo và lập kế hoạch  Nghiên cứu hệ thống − Các chức năng chính − Phạm vi − Các ràng buộc chung  Phát triển dự án khả thi − Khả thi kỹ thuật − Khả thi kinh tế − Khả thi về thời gian − Khả thi pháp lý và hoạt động  Xây dựng kế hoạch dự án cơ sở Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Phân tích hệ thống Xác định yêu cầu thông tin của tổ chức, bao gồm các bƣớc: − Xác định yêu cầu − Nghiên cứu và cấu trúc các yêu cầu (đặc tả) − Tìm giải pháp cho các thiết kế ban đầu Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Thiết kế hệ thống  Tìm các giải pháp công nghệ thông tin cụ thể để đáp ứng yêu cầu đặt ra;  Chuyển đặc tả yêu cầu thành bản thiết kế mô tả hệ thống nhƣ nó sẽ tồn tại trong thế giới thực, bao gồm: − Thiết kế logic − Thiết kế vật lý Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Mã hóa  Chọn hệ thống nền (plaform) − Cấu hình phần cứng − Phần mềm hệ thống, ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị CSDL  Chuyển thiết kế thành chƣơng trình  Kiểm thử đơn vị  Kiểm thử tích hợp − Các mô đun − Các hệ con Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Kiểm thử  Kiểm thử hệ thống − Kiểm thử chức năng – giao diện − Kiểm thử thi hành/hiệu năng − Kiểm thử phục hồi − Kiểm thử chịu tải − Kiểm thử an toàn, bảo mật  Kiểm thử chấp nhận (thẩm định) Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.3. VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN MỘT HTTT  Vận hành và bảo trì  Lắp đặt hệ thống − Lắp đặt phần cứng − Cài đặt phần mềm  Chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới − Chuyển đổi dữ liệu − Bố trí cán bộ − Lập tài liệu hướng dẫn − Đào tạo − Vận hành  Bảo trì hệ thống − Sửa lỗi − Làm thích nghi − Hoàn thiện − Phát triển, bổ sung Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT 1.4.1. Chu trình phát triển hệ thống truyền thống Chu trình phát triển hệ thống (systems development life cycle) truyền thống là một phương pháp ra đời sớm nhất và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo phương pháp này quá trình phát triển hệ thống thông tin gồm 6 giai đoạn:  Xác lập dự án  Nghiên cứu hệ thống  Thiết kế  Lập chương trình  Cài đặt  Áp dụng. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT 1.4.1. Chu trình phát triển hệ thống truyền thống (tiếp) Nhận xét và đánh giá:  Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp để xây dựng hệ thống lớn, phức tạp mà ở đó đòi hỏi một sự phân tích hình thức hoá cao và chặt chẽ, các đặc tả được xác định trước và việc kiểm tra sát sao trong quá trình xây dựng hệ thống. Do đó, phương pháp này được xem là định hướng tài liệu.  Nhược điểm: – Chi phí cao, thời gian thực hiện dài và không mềm dẻo – Khối lượng tài liệu lần đầu là rất lớn và sẽ tăng lên rất nhiều nếu các yêu cầu và đặc tả phải làm lại. – Do vậy phương pháp này không phù hợp với các hệ thống vừa và nhỏ mà ta thường gặp. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) Phương pháp làm bản mẫu ít hình thức hoá hơn phương pháp trên. Thay vào việc tạo ra nhiều tài liệu đặc tả, phương pháp làm bản mẫu nhanh chóng tạo ra một mô hình làm việc thực nghiệm để người sử dụng xem xét và đánh giá. Khi bản mẫu được hoàn thiện nó được đem sử dụng cho các bước tiếp theo. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Các bước của phương pháp làm bản mẫu:  Bước 1: Xác định các yêu cầu của người sử dụng Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống làm việc với người sử dụng để nắm được thông tin cơ bản cần cho việc tạo ra bản mẫu.  Bước 2: Phát triển bản mẫu đầu tiên Người thiết kế tạo nhanh một bản mẫu bằng cách sử dụng một công cụ phần mềm thích hợp. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Các bước của phương pháp làm bản mẫu:  ...  Bước 3: Sử dụng bản mẫu làm việc với người sử dụng Bản mẫu được xây dựng đem trình diễn hay cho người sử dụng thử nghiệm. Người sử dụng biết được bản mẫu đáp ứng được yêu cầu của họ như thế nào và đưa ra đề nghị bổ sung và cải tiến.  Bước 4: Hoàn thiện và tăng cường bản mẫu Người thiết kế phải thay đổi bản mẫu để đáp ứng đòi hỏi của người sử dụng và làm mịn hơn bản mẫu một cách phù hợp trên cơ sở sử dụng các thông tin bổ sung khác. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Sơ đồ phương pháp làm bản mẫu: Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Nhận xét và đánh giá:  Ưu điểm: – Nhanh có được một hệ thống đưa vào sử dụng nhờ bỏ qua một số bước trong phát triển hệ thống; – Có lợi khi mà một số nhu cầu về thông tin hay giải pháp cho nó chưa được xác định; – Có lợi khi thiết kế giao diện người dùng của hệ thống thông tin; Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Nhận xét và đánh giá:  Ưu điểm: – ... – Làm cho người sử dụng phản ứng tự nhiên với các thành phần của hệ thống mà người ta sẽ làm việc với nó. Từ đó góp phần bổ sung làm mau chóng có được đầy đủ yêu cầu của hệ thống, và hạn chế được những chi phí quá đáng do thiếu hụt hay sai sót trong yêu cầu cũng như các thiết kế khác; – Phương pháp này phù hợp với những hệ thống vừa và nhỏ (với hệ thống lớn ta có thể chi nhỏ để thực hiện từng phần); – Tạo ra những cơ sở cho việc ký kết hợp đồng; – Huấn luyện người sử dụng ngay từ khi làm bản mẫu. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.2. Phƣơng pháp làm bản mẫu (prototyping) (tiếp) Nhận xét và đánh giá:  Nhược điểm: – Vì hệ thống thay đổi nhanh nên việc làm tài liệu thường không kịp; – Khó khăn trong việc bảo trì và những sai sót chậm sửa đổi; – Cấu trúc không chặt chẽ, việc đảm bảo kỹ thuật không hiệu quả; Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.3. Mô hình xoắn ốc (spiral model) Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.3. Mô hình xoắn ốc (spiral model) (tiếp) Nhận xét và đánh giá:  Ưu điểm: – Phù hợp để phát triển hệ thống lớn; – Ít rủi ro (vì ở mỗi bước đều có đánh giá rủi ro do vậy nó không ảnh hưởng nhiều đến những phần đã xây dựng).  Nhược điểm: – Không phù hợp cho hệ thống nhỏ (vì việc đánh giá đúng rủi ro cần phải có chuyên gia, vì thế chi phí bỏ ra cần thiết sẽ không thích hợp); – Sự thay đổi linh hoạt trong hệ thống không dễ thực hiện khi mà hợp đồng đã ký và xác định; – Cách tiếp cận từ các khối trung tâm của hệ thống được phân rã ra để phát triển không phải lúc nào cũng thực hiện được với mọi bài toán. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.4. MỘT SỐ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN HTTT (tiếp) 1.4.4. Một số phƣơng pháp khác  Phương pháp sử dụng lại  Phát triển hệ thống do người sử dụng thực hiện  Phương pháp thuê bao Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.5. XÂY DỰNG HTTT THÀNH CÔNG Thế nào là một HTTT thành công? Một hệ thống thông tin được xem là có hiệu quả nếu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tổng thể của một tổ chức được thể hiện trên các mặt:  Đạt được các mục tiêu thiết kế đề ra  Chi phí vận hành là chấp nhận được  Tin cậy, đáp ứng được các chuẩn mực của một HTTT hiện hành  Sản phẩm có giá trị xác đáng  Dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng  Mềm dẻo, dễ bảo trì: có thể kiểm tra, mở rộng ứng dụng và phát triển tiếp được. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1 .5. XÂY DỰNG HTTT THÀNH CÔNG (tiếp) Những vấn đề đặt ra của việc xây dựng HTTT Rất tiếc là có tới 75% các hệ thống thông tin lớn và phức tạp đã hoạt động yếu kém, không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Những yếu kém của hệ thống thường liên quan đến các mặt sau:  Kỹ năng của người phát triển và năng lực của tổ chức  Phương pháp luận và công cụ sử dụng  Quản lý dự án phát triển.  Nguyên nhân cốt yếu nằm ở khâu phân tích và thiết kế. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1 .5. XÂY DỰNG HTTT THÀNH CÔNG (tiếp) Các giải pháp chính  Áp dụng quy trình tiên tiến và tăng cường tự động hóa các hoạt động phát triển hệ thống;  Tăng cường quản lý dự án phát triển HTTT;  Tăng cường năng lực của tổ chức. Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.6. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT Sơ đồ tổng quát quá trình phân tích thiết kế chỉ ra các giai đoạn khác nhau của quá trình phân tích thiết kế. Trong mỗi giai đoạn chỉ rõ các công cụ được sử dụng, các sản phẩm đặc trưng của nó cũng như mối quan hệ logic và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Quá trình gồm bốn giai đoạn: – Khảo sát hiện trạng của hệ thống – Xác định mô hình nghiệp vụ – Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu – Thiết kế hệ thống Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.6. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT Giáo viên: Ths Lê Văn Tấn – Khoa Công nghệ thông tin – Đai học Vinh Chapter 1 1.6. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT