Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm (Phần 1) - Trần Thị Thảo

MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kiến thức • Hiểu được các lý thuyết cơ bản về nhóm. • Phân tích và phân biệt được các kiểu nhóm khác nhau trong một tổ chức. • Nắm vững được các giai đoạn phát triển của nhóm. • Phân tích được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng này đến sự phát triển của nhóm. - Kỹ năng • Xác định và Phân tích được các yếu tố đang ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm. • Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với từng cá nhân và cả nhóm. • Xây dựng hoặc đề nghị những giải pháp điều chỉnh để nhóm làm việc hiệu quả. • Thúc đẩy, khuyến khích những yếu tố tích cực cho sự phát triển của nhóm. - Thái độ • Hợp tác và định hướng phát triển nhóm với vai trò là thành viên hoặc thủ lĩnh. • Chấp nhận và bình tĩnh trước những yếu tố gây trở ngại cho nhóm nói chung. • Cổ vũ và ủng hộ những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhóm.3 I. KHÁI NIỆM NHÓM 1. Khái niệm nhóm Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng từ nhóm một cách thông dụng để chỉ một tập hợp người. Trong lớp học, 40 học sinh được chia thành các tổ khác nhau. Tổ, hay còn gọi là nhóm sẽ có nhiệm vụ thi đua với nhau về các hoạt động học tập tại lớp học, như khi tham gia thuyết trình, giải một bài toán nhanh, hay các phong trào thể dục thể thao Trong một công ty, mỗi phòng ban có thể được xem là một nhóm phụ trách từng vấn đề chuyên môn khác nhau. Trong một phòng Kế toán của công ty A., lại được chia thành từng tổ chuyên trách nghiệp vụ khác nhau, phù hợp với mục tiêu công việc và chức năng của phòng. Như vậy, trong bất kỳ một môi trường làm việc nào, chúng ta cũng đều trở thành thành viên của một nhóm. Nhóm là tập hợp nhiều người, từ hai người trở lên. Tuy nhiên, đặc điểm này mới chỉ là điều kiện cần. Giả sử, tại lớp học hiện có 5 thành viên, nhưng mỗi người đang làm công việc riêng của mình, không giao tiếp, không thực hiện một mục đích chung nào; hay nói cách khác, giữa họ không xảy ra bất4 kỳ một sự tương tác nào thì tại thời điểm đó chưa phải là nhóm. Điều này cũng đúng với trường hợp nhóm có 3 thành viên, nhưng thực tế các thành viên chưa bao giờ hoạt động chung hay tương tác với nhau để đạt được mục đích (mặc dù cũng có thể là có mục đích chung do người quản lý đưa ra). Khi đó, nhóm này chỉ mang tính chất hình thức, chưa thật sự là nhóm. Vậy, để được gọi là nhóm thì yêu cầu tất yếu cần phải có đó là giữa các thành viên có sự tương tác, quan hệ qua lại lẫn nhau nhằm đảm bảo đạt đến một mục tiêu chung được đề ra. Hội những người thích du lịch “phượt” của công ty X. bao gồm 14 thành viên. Họ là một nhóm vì cùng chung mục đích tìm kiếm những địa điểm du lịch lý thú, cách di chuyển sao cho an toàn và hợp lý. Để đạt được điều đó, họ tổ chức nhóm rất chặt chẽ và thường xuyên tương tác, trao đổi lẫn nhau. Nhóm học tập chỉ có 2 người nhưng tính tương tác của họ rất cao nhằm mục đích cải thiện kết quả học tập và đó chính là nhóm thật sự. Như vậy, để được gọi là một nhóm thì phải đảm bảo đủ 4 yếu tố như sau: một nhóm sẽ phải hội tụ đồng thời bốn yếu tố sau: (1) có mục đích chung; (2) có sự tương tác giữa các thành viên; (3) có các quy tắc chung; (4) mỗi thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau.

pdf83 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm (Phần 1) - Trần Thị Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ ỨNG DỤNG BỘ MÔN KỸ NĂNG MỀM KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) Chủ biên: ThS. Trần Thị Thảo Thành viên biên soạn: ThS. Trần Hữu Trần Huy ThS. Lê Thị Thúy Hà ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh ThS. Nguyễn Kim Vui ThS. Lê Nữ Diễm Hương ThS. Lại Thế Luyện Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................... Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM ........................................ 1 I. KHÁI NIỆM NHÓM .......................................................................... 3 1. Khái niệm nhóm ............................................................................. 3 2. Phân loại nhóm .............................................................................. 14 3. Đặc điểm của nhóm làm việc ......................................................... 18 4. Lợi ích từ làm việc nhóm ............................................................... 19 II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM ................................ 20 1. Giai đoạn hình thành ..................................................................... 22 2. Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn ....................................................... 24 3. Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc ................................ 26 4. Giai đoạn trưởng thành và hoạt động ............................................. 27 5. Giai đoạn kết thúc/ trì hoãn ........................................................... 29 III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM .............................................................................................. 36 1. Quy mô nhóm ................................................................................ 36 2. Phong cách lãnh đạo ...................................................................... 37 2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ .................................................... 37 2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán .................................................. 38 2.3 Phong cách lãnh đạo tự do ........................................................ 38 3. Các yếu tố tâm lý xã hội ................................................................ 44 3.1 Dư luận xã hội .......................................................................... 44 3.2 Tin đồn ..................................................................................... 45 3.3 Định kiến xã hội ........................................................................ 46 Bài 2: XÂY DỰNG NHÓM HIỆU QUẢ ............................................................ 48 I. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM ................................... 50 II. XÂY DỰNG CHUẨN MỰC NHÓM ................................................ 63 1. Xác định điểm chung về niềm tin, thái độ, ứng xử của các thành viên ...................................................................................................... 64 2. Xây dựng Bản cam kết .................................................................. 64 3. Thực hiện danh mục “Được và Không được” ................................ 65 4. Xác định hình thức “Thưởng – Phạt” của nhóm ............................. 65 III. XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÓM ...................................................... 66 Bài 3: CÁC KỸ NĂNG TẠO HIỆU QUẢ TRONG NHÓM ....................... 78 I. KỸ NĂNG CỦA MỖI CÁ NHÂN .................................................... 80 1. Nhận thức về bản thân ................................................................... 80 2. Hướng đến mục tiêu chung, rõ ràng ............................................... 81 II. KỸ NĂNG CỦA LÃNH ĐẠO .......................................................... 86 1. Quản trị nhóm hiệu quả ................................................................. 86 2. Quản lý mâu thuẫn và xung đột ..................................................... 91 3. Các khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn ....................................... 94 4. Bốn bước giải quyết mâu thuẫn ................................................... 105 5. Mâu thuẫn trong nhóm nhỏ .......................................................... 108 III. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ ................ 118 1. Đặc điểm của nhóm hoạt động hiệu quả ...................................... 118 2. Xây dựng mối quan hệ công việc hiệu quả .................................. 119 Giới thiệu: TRẮC NGHIỆM KHUYNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN .................................................................................................... 124 MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GỢI Ý .......................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 142 LỜI GIỚI THIỆU &&& Từ khi sinh ra, con người chính thức trở thành thành viên của một nhóm xã hội, ban đầu là nhóm gia đình, sau đó là nhóm bạn bè với từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, nhóm lao động,... Các kỹ năng giao tiếp, học tập và hoạt động nghề nghiệp của chúng ta đều được hình thành và phát triển thông qua các môi trường nhóm này. Sẽ có những người xây dựng mối quan hệ với người khác một cách rất dễ dàng, nhưng cũng có người khi làm việc với nhiều người lại là cản trở đối với họ. Trong quá trình phát triển, một đứa trẻ có thể hờn giận ba mẹ chúng vì không đạt được điều mình mong muốn, hay chúng sẽ “nghỉ chơi” bạn bè vì một mâu thuẫn nào đó xảy ra. Tuy nhiên, khi càng lớn lên, trở thành thành viên của một nhóm học tập với những quy định rõ rệt và sau nữa là nhóm làm việc với chuẩn mực nhất định, chúng ta không dễ “hờn giận” hay “nghỉ chơi” cho dù không đạt mục đích, không hài lòng hay thậm chí là rất tức giận. Nói cách khác, lúc này, con người đã phải thay đổi chính những hành vi cư xử của bản thân để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển trong tương tác nhóm của mình. Làm việc nhóm là một yêu cầu tất yếu của thời đại, từ môi trường học tập ở các bậc phổ thông, đại học, đến môi trường doanh nghiệp. Có rất nhiều nhận định cho rằng, sinh viên Việt Nam hiện nay, một trong những hạn chế lớn sau khi ra trường là thiếu kỹ năng làm việc với tinh thần đồng đội và điều đó làm cản trở quá trình làm việc cũng như phát huy chuyên môn của họ. Vì vậy, khả năng làm việc nhóm trở thành một trong những tiêu chí để tuyển dụng, nhằm đánh giá các ứng viên về tinh thần và kỹ năng hợp tác. Tầm quan trọng của nó không hề thua kém những phẩm chất khác đòi hỏi ở người lao động như nắm vững chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, cầu tiến,... Đó cũng chính là lý do tập bài giảng này muốn hướng tới, với mục đích cung cấp cho các bạn những kiến thức và kinh nghiệm đúc kết được trong kỹ năng làm việc nhóm. Qua đó, chúng tôi muốn bạn xác định làm việc nhóm là nhiệm vụ bắt buộc của bạn ngay từ hôm nay – trong môi trường học tập và chắc chắn rất có ý nghĩa khi bạn đã đi làm. Vậy, ngay từ bây giờ, với hành trang này, cùng thái độ tích cực, học hỏi và dám đương đầu, bạn đã có thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào, cho dù là nhóm nhỏ hay nhóm lớn, để lắng nghe, hành động và chia sẻ vai trò, trách nhiệm của bản thân với những người cộng sự của mình như bài học mà dân gian Việt Nam đã khẳng định “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Charles Schwab tuyên bố vua thép Andrew Carnegie trả anh một triệu đô la một năm không phải vì trí thông minh hay kiến thức về thép nhưng vì khả năng Schwab có khả năng làm việc với tất cả mọi người. Dale Carnegie, Đắc Nhân Tâm Nhóm biên soạn. 1 Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM &&& Nội dung chính: Khái niệm nhóm Các giai đoạn phát triển nhóm Các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì và phát triển nhóm 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC - Kiến thức • Hiểu được các lý thuyết cơ bản về nhóm. • Phân tích và phân biệt được các kiểu nhóm khác nhau trong một tổ chức. • Nắm vững được các giai đoạn phát triển của nhóm. • Phân tích được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng này đến sự phát triển của nhóm. - Kỹ năng • Xác định và Phân tích được các yếu tố đang ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm. • Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với từng cá nhân và cả nhóm. • Xây dựng hoặc đề nghị những giải pháp điều chỉnh để nhóm làm việc hiệu quả. • Thúc đẩy, khuyến khích những yếu tố tích cực cho sự phát triển của nhóm. - Thái độ • Hợp tác và định hướng phát triển nhóm với vai trò là thành viên hoặc thủ lĩnh. • Chấp nhận và bình tĩnh trước những yếu tố gây trở ngại cho nhóm nói chung. • Cổ vũ và ủng hộ những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhóm. 3 I. KHÁI NIỆM NHÓM 1. Khái niệm nhóm Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng từ nhóm một cách thông dụng để chỉ một tập hợp người. Trong lớp học, 40 học sinh được chia thành các tổ khác nhau. Tổ, hay còn gọi là nhóm sẽ có nhiệm vụ thi đua với nhau về các hoạt động học tập tại lớp học, như khi tham gia thuyết trình, giải một bài toán nhanh, hay các phong trào thể dục thể thao Trong một công ty, mỗi phòng ban có thể được xem là một nhóm phụ trách từng vấn đề chuyên môn khác nhau. Trong một phòng Kế toán của công ty A., lại được chia thành từng tổ chuyên trách nghiệp vụ khác nhau, phù hợp với mục tiêu công việc và chức năng của phòng. Như vậy, trong bất kỳ một môi trường làm việc nào, chúng ta cũng đều trở thành thành viên của một nhóm. Nhóm là tập hợp nhiều người, từ hai người trở lên. Tuy nhiên, đặc điểm này mới chỉ là điều kiện cần. Giả sử, tại lớp học hiện có 5 thành viên, nhưng mỗi người đang làm công việc riêng của mình, không giao tiếp, không thực hiện một mục đích chung nào; hay nói cách khác, giữa họ không xảy ra bất 4 kỳ một sự tương tác nào thì tại thời điểm đó chưa phải là nhóm. Điều này cũng đúng với trường hợp nhóm có 3 thành viên, nhưng thực tế các thành viên chưa bao giờ hoạt động chung hay tương tác với nhau để đạt được mục đích (mặc dù cũng có thể là có mục đích chung do người quản lý đưa ra). Khi đó, nhóm này chỉ mang tính chất hình thức, chưa thật sự là nhóm. Vậy, để được gọi là nhóm thì yêu cầu tất yếu cần phải có đó là giữa các thành viên có sự tương tác, quan hệ qua lại lẫn nhau nhằm đảm bảo đạt đến một mục tiêu chung được đề ra. Hội những người thích du lịch “phượt” của công ty X. bao gồm 14 thành viên. Họ là một nhóm vì cùng chung mục đích tìm kiếm những địa điểm du lịch lý thú, cách di chuyển sao cho an toàn và hợp lý. Để đạt được điều đó, họ tổ chức nhóm rất chặt chẽ và thường xuyên tương tác, trao đổi lẫn nhau. Nhóm học tập chỉ có 2 người nhưng tính tương tác của họ rất cao nhằm mục đích cải thiện kết quả học tập và đó chính là nhóm thật sự. Như vậy, để được gọi là một nhóm thì phải đảm bảo đủ 4 yếu tố như sau: một nhóm sẽ phải hội tụ đồng thời bốn yếu tố sau: (1) có mục đích chung; (2) có sự tương tác giữa các thành viên; (3) có các quy tắc chung; (4) mỗi thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau. Trong tiếng Anh, bạn có thể thấy “group” hoặc “team” có nghĩa là nhóm/đội, còn “collective” có nghĩa là tập thể. Nhưng thật ra, từ tập thể lại không phải xuất phát từ nước Anh mà là từ nước Nga. Những nhà khoa học người Nga hay những người đi theo trường phái Tâm lý học Mác-xít cho rằng tập thể là một hình thức cao của nhóm và chính là những kiểu nhóm đảm bảo bốn yếu tố đã kể trên. Tuy nhiên, khi tham khảo tài liệu, bạn nên sử dụng từ khóa “team - work” để thuận tiện tìm kiếm những nguồn thông tin hữu ích và đa dạng. Nếu có thể, bạn cũng sử dụng thêm từ khóa “group work” để hiểu được những thông tin thú vị hơn nữa và chắc chắn là sẽ rất khác với “team – work”. 5 Tóm lại, Nhóm mà chúng tôi đề cập đến trong cuốn sách này phải đảm bảo các yếu tố: có mục đích chung, có tương tác nhóm của các thành viên, các thành viên của nhóm phải tuân thủ các quy tắc của nhóm và có sự phân công của các thành viên trong nhóm một cách rõ ràng. 6 BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Hãy liệt kê những nhóm mà bạn đã từng tham gia? ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ 2. Trong số đó, theo bạn những nhóm nào thật sự là nhóm? Vì sao? Và những nhóm nào không phải là nhóm? Vì sao? ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ 7 3. Theo bạn, những trường hợp sau đây có được gọi là nhóm không? Vì sao? - Nhóm Công nhân đình công tại Công ty A. ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Nhóm Cổ động viên của Câu lạc bộ bóng đá H. ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Nhóm những người chạy bộ tại công viên L. vào mỗi buổi sáng sớm. ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Câu lạc bộ Guitar của trường Đại học T. ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ 8 1.1. Mục đích chung Khi thực hành qua những bài tập trên đây, chắc bạn đã hiểu ý nghĩa của việc xác định “mục đích chung” trong vai trò một nhóm. Mục đích chung là điểm quy tụ các các thành viên và họ phải cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt được điều đó. Vì vậy, nếu mục đích càng rõ ràng, khiến mỗi người đều hiểu và hiểu giống nhau thì sự thống nhất hay tính liên kết trong nhóm sẽ tăng lên mạnh mẽ. Mục đích càng mông lung, hay thay đổi càng dễ dẫn đến việc nhóm trở nên rời rạc, chia rẽ, thậm chí là các thành viên trở nên mất đoàn kết, nghi ngờ hay nhiệm vụ chồng chéo lên nhau. Một số trường Đại học thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh nhằm cải thiện khả năng nói và nghe của sinh viên qua những giờ thực hành ngoại khóa. Có một thực tế là để duy trì Câu lạc bộ rất khó vì thành viên thường xuyên thay đổi hoặc sinh hoạt không đều đặn, thường xuyên. Trong khi những khó khăn về tài chính, nguồn hỗ trợ, người quản lý là hoàn toàn có thể giải quyết được thì khó khăn về duy trì mục đích chính trong từng thành viên lại khó vô cùng. Thời gian đầu, sinh viên khi đến tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh có rất nhiều mục đích khác nhau như cải thiện kỹ năng nghe, kỹ năng nói, tăng cường sự tự tin, tìm kiếm cơ hội thực hành trình bày hay đơn giản chỉ là tò mò, tìm kiếm bạn bè, thử sức, Ban đầu, bạn có thể đến với Câu lạc bộ bằng bất kỳ 9 lý do gì. Tuy nhiên, để Câu lạc bộ đi vào hoạt động một cách hiệu quả, những người tổ chức phải xây dựng được mục đích chung cho tất cả các thành viên tham dự. Và điều này phải được duy trì thường xuyên để cho mọi người xác định lại mục đích cá nhân của mình. Từ đó củng cố và phát triển được mục đích chung của nhóm. Sau một thời gian đi vào hoạt động, với số lượng gần 100 người ban đầu tham gia, chỉ còn lại hơn 20 thành viên. Tuy con số ít đi rất nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào những người này vì mục đích chung của Câu lạc bộ đã được xác định rất cụ thể trong họ. Những người tổ chức còn nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó chính là tiếp tục phát triển để duy trì mục đích chung cho cả nhóm. Do đó điều quan trọng là làm sao cho mục đích chung của nhóm và mục đích cá nhân ăn khớp với nhau. Mục đích là điểm quy tụ ban đầu nhưng cần được rà soát suốt quá trình sinh hoạt nhóm vì cuộc sống thay đổi, nảy sinh những vấn đề mới, nhu cầu mới. Luôn điều chỉnh mục đích chung sẽ giúp giữ nhóm đoàn kết và hoạt động với nhiều sinh lực, và hiệu quả. 1.2. Tương tác nhóm Trong thực tế có rất nhiều tập hợp người có những đặc điểm giống nhóm nhưng lại không phải là một nhóm. Ví dụ những người đã “ký tên vì công lý” (để giúp nạn nhân chất độc màu da cam) đều chia sẻ một mục đích chung hết 10 sức cao cả, nhưng họ không phải là một nhóm vì họ không có tương tác với nhau. Để trở thành một nhóm các thành viên cần có mối quan hệ, hỗ trợ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Hay nói đơn giản, họ phải có giao tiếp và tác động qua lại với nhau khi thực thi một số những hành động cụ thể nhằm đạt được mục đích chung của nhóm. Chính tương tác là yếu tố chủ yếu làm thay đổi hành vi con người. Thông qua tiếp xúc họ càng gắn kết với nhau thì nhóm càng có cơ may đạt đến mục đích chung. Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa lớn vì nó làm tăng cường hiệu quả của nhóm. 1.3. Quy tắc nhóm Khi làm việc chung, nhóm phải xây dựng nội quy để mọi người tuân theo, nhằm đạt đến mục đích chung, ví dụ như giờ giấc làm việc, lịch họp, kỷ luật làm việc... Đây là những quy tắc chính thức, được công bố. Nhưng bên cạnh đó còn có những quy tắc không thành văn, không được ai công bố một cách chính thức nhưng nó vẫn ngấm ngầm diễn ra. Qua đó, đặc điểm, sắc thái riêng của nhóm được phản ánh v
Tài liệu liên quan