Bài giảng Nguyên lý thống kê - Nguyễn Thị Mai Hương

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của thống kê học Thống kê học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội lịch sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Trong lịch sử, những ý tưởng và phương pháp thống kê phát triển cũng với sự phát triển nhu cầu xã hội về thu thập và sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép và tính toán số người trong bộ tộc, số súc vật, số người có thể huy động phục vụ các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia phân phối của cải thu được. Mặc dù việc ghi chép còn rất giản đơn với phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê học. Trong xã hội phong kiến, hầu hết các quốc gia ở châu Á, châu Âu đều tổ chức việc đăng ký, kê khai về số dân, về ruộng đất, tài sản với phạm vi rộng hơn, có tính chất thống kê rõ hơn. Tuy nhiên, các đăng ký này còn mang tính tự phát, thiếu khoa học. Thống kê đã có một bước phát triển quan trọng, nhưng vẫn chưa thực sụ hình thành một môn khoa học độc lập. Sự ra đời phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu lý luận cũng như phương pháp thu thập, tính toán và phân tích về mặt lượng các hiện tượng kinh tế - xã hội. Năm 1660, nhà kinh tế học người Đức H. Conhring (1606 - 1681) đã giảng về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra cụ thể. Năm 1682, William Petty (1623 - 1687) nhà kinh tế học người Anh đã xuất bản cuốn: “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm có tính phân tích thống kê đầu tiên, trong đó tác giả nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách tổng hợp và so sánh các con số. Kar Mark đã gọi William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học. Năm 1750, giáo sư người Đức G.Achenwall (1710 - 1772) lần đầu dùng danh từ “Statistick” để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các số liệu thu thập được.4 Những thành tựu của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XVIII, đặc biệt sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học. Kể từ đó, thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà toán học - thống kê học nổi tiếng, như: M. V. Lomonoxop (Nga, 1711 - 1765); A. Quetelet (Bỉ, 1796 - 1874); Laplace (Pháp, 1749 - 1827); I-Fisher W. M. Pearsons, W. Far (Anh, 1807 - 1883). Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị.

pdf117 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nguyên lý thống kê - Nguyễn Thị Mai Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG THS. TRẦN HOÀNG LONG, THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN CN. PHẠM THỊ TRÀ MY NGUY£N Lý THèNG K£ 1 THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, THS. TRẦN HOÀNG LONG, THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN, CN. PHẠM THỊ TRÀ MY BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 2 i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC ........................................................................................ 3 1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của thống kê học .................... 3 1.2. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê học .................................. 4 1.2.1. Khái niệm về thống kê học .......................................................................... 4 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học ..................................................... 5 1.3. Cơ sở phương pháp luận và lý luận của thống kê học ................................... 7 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học ....................................................... 7 1.3.2. Cơ sở lý luận của môn học .......................................................................... 7 1.4. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê .......................................... 7 1.5. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê .............................................. 8 1.5.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể .......................................................... 8 1.5.2. Tiêu thức thống kê ..................................................................................... 10 1.5.3. Chỉ tiêu thống kê ....................................................................................... 11 1.5.4. Thang đo trong thống kê ........................................................................... 12 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ........................................................................ 14 Chương 2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ ................................................................... 15 2.1. Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của điều tra thống kê ...................................... 15 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa .................................................................................... 15 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê ................................................ 16 2.2. Các hình thức của điều tra thống kê ............................................................. 17 2.2.1. Báo cáo thống kê định kỳ .......................................................................... 18 2.2.2. Điều tra chuyên môn ................................................................................. 18 2.3. Các loại điều tra thống kê ............................................................................. 19 2.3.1. Theo tính chất liên tục, hệ thống của cuộc điều tra .................................. 19 2.3.2. Theo phạm vi tổng thể tiến hành điều tra ................................................. 20 2.4. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê ............................. 22 2.4.1. Phương pháp thu thập trực tiếp ................................................................ 22 2.4.2. Phương pháp thu thập gián tiếp ................................................................ 22 2.5. Sai số trong điều tra thống kê ....................................................................... 25 ii 2.5.1. Sai số do đăng ký, ghi chép ....................................................................... 26 2.5.2. Sai số do tính chất đại biểu ....................................................................... 26 2.5.3. Biện pháp hạn chế sai số ........................................................................... 26 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ........................................................................ 28 Chương 3. TỔNG HỢP THỐNG KÊ.................................................................. 29 3.1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của tổng hợp thống kê ................................ 29 3.1.1. Khái niệm tổng hợp thống kê .................................................................... 29 3.1.2. Ý nghĩa của tổng hợp thống kê .................................................................. 30 3.1.3. Yêu cầu của tổng hợp thống kê ................................................................. 30 3.2. Kế hoạch tổng hợp thống kê ......................................................................... 31 3.2.1. Xác định mục đích tổng hợp thống kê ....................................................... 31 3.2.2. Xác định nội dung (tiêu thức) tổng hợp thống kê ...................................... 31 3.2.3. Kiểm tra tài liệu đưa vào tổng hợp thống kê ............................................. 31 3.2.4. Xác định phương pháp tổng hợp thống kê ................................................ 32 3.2.5. Tổ chức kỹ thuật tổng hợp thống kê .......................................................... 32 3.3. Phương pháp tổng hợp bằng phân tổ thống kê ............................................. 32 3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa phân tổ thống kê, nhiệm vụ phân tổ thống kê ............ 32 3.3.2. Tiêu thức phân tổ và xác định số lượng tổ ................................................ 35 3.3.3. Chỉ tiêu giải thích ...................................................................................... 38 3.3.4. Dãy số phân phối ....................................................................................... 39 3.4. Các chỉ tiêu tổng hợp thống kê ..................................................................... 40 3.4.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối thống kê .................................................................... 40 3.4.2. Chỉ tiêu số tương đối thống kê .................................................................. 41 3.4.3. Chỉ tiêu số bình quân thống kê .................................................................. 44 3.5. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức......................................... 53 3.5.1. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên tiêu thức ............ 53 3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức ..................................... 54 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ........................................................................ 59 Chương 4. PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ ...................................... 60 4.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích, dự đoán thống kê ..................... 60 4.1.1. Khái niệm................................................................................................... 60 4.1.2. Ý nghĩa ....................................................................................................... 60 4.1.3. Nhiệm vụ .................................................................................................... 60 iii 4.1.4. Yêu cầu ...................................................................................................... 62 4.2. Nội dung chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê ................................. 63 4.3. Các phương pháp phân tích chủ yếu trong phân tích thống kê .................... 63 4.3.1. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian ......................... 63 4.3.2. Phương pháp hồi quy và tương quan ........................................................ 80 4.3.3. Phương pháp chỉ số ................................................................................... 86 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ........................................................................ 95 Chương 5. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU .................................................................. 96 5.1. Khái niệm và ý nghĩa của điều tra chọn mẫu ............................................... 96 5.1.1. Khái niệm chọn mẫu .................................................................................. 96 5.1.2. Ý nghĩa điều tra chọn mẫu ........................................................................ 96 5.2. Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên ..................................................................... 97 5.2.1. Những vấn đề lý luận trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên ..................... 97 5.2.2. Các phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu thường dùng trong thống kê 102 5.2.3. Điều tra chọn mẫu nhỏ và điều tra chọn mẫu thời điểm ........................ 106 5.3. Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên ............................................................. 107 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ...................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 110 iv 1 LỜI MỞ ĐẦU Môn Nguyên lý thống kê là môn học cở sở không thế thiếu được trong hầu hết các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế - xã hội. Trong thực tế các hiện tượng kinh tế - xã hội thường tồn tại rất phức tạp trên phạm vi rộng và luôn biến động. Để có thế hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và đề ra biện pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải nắm được bản chất, quy luật vận động của chúng. Để thực hiện điều này, cần thiết phải nghiên cứu thống kê. Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và học tập những lý luận cơ bản, tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp cận các môn học tiếp theo về thống kê của sinh viên kế toán và các ngành kinh tế khác của Trường Đại học Lâm Nghiệp, nhóm giảng viên bộ môn Tài chính kế toán tổ chức biên soạn bài giảng Nguyên lý thống kê. Bài giảng Nguyên lý thống kê tập thể tác giả Bộ môn Tài chính kế toán, biên soạn bao gồm: - Cử nhân Phạm Thị Trà My biên soạn chương 1, chương 2; - Thạc sĩ Trần Hoàng Long biên soạn chương 3; - Thạc sĩ Võ Thị Hải Hiền biên soạn chương 4; - Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương biên soạn chương 5. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng kết hợp cơ sở lý luận gắn liền với thực tiễn để đảm bảo tính thời sự và khoa học. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế còn gặp phải. Do vậy, tập thể tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản tới Bài giảng được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả 2 3 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của thống kê học Thống kê học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội lịch sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Trong lịch sử, những ý tưởng và phương pháp thống kê phát triển cũng với sự phát triển nhu cầu xã hội về thu thập và sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép và tính toán số người trong bộ tộc, số súc vật, số người có thể huy động phục vụ các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia phân phối của cải thu được. Mặc dù việc ghi chép còn rất giản đơn với phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê học. Trong xã hội phong kiến, hầu hết các quốc gia ở châu Á, châu Âu đều tổ chức việc đăng ký, kê khai về số dân, về ruộng đất, tài sản với phạm vi rộng hơn, có tính chất thống kê rõ hơn. Tuy nhiên, các đăng ký này còn mang tính tự phát, thiếu khoa học. Thống kê đã có một bước phát triển quan trọng, nhưng vẫn chưa thực sụ hình thành một môn khoa học độc lập. Sự ra đời phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu lý luận cũng như phương pháp thu thập, tính toán và phân tích về mặt lượng các hiện tượng kinh tế - xã hội. Năm 1660, nhà kinh tế học người Đức H. Conhring (1606 - 1681) đã giảng về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra cụ thể. Năm 1682, William Petty (1623 - 1687) nhà kinh tế học người Anh đã xuất bản cuốn: “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm có tính phân tích thống kê đầu tiên, trong đó tác giả nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách tổng hợp và so sánh các con số. Kar Mark đã gọi William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học. Năm 1750, giáo sư người Đức G.Achenwall (1710 - 1772) lần đầu dùng danh từ “Statistick” để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các số liệu thu thập được. 4 Những thành tựu của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XVIII, đặc biệt sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học. Kể từ đó, thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà toán học - thống kê học nổi tiếng, như: M. V. Lomonoxop (Nga, 1711 - 1765); A. Quetelet (Bỉ, 1796 - 1874); Laplace (Pháp, 1749 - 1827); I-Fisher W. M. Pearsons, W. Far (Anh, 1807 - 1883). Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị. 1.2. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê học 1.2.1. Khái niệm về thống kê học Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện nhất định. Thống kê không phải là khoa học nghiên cứu một phương pháp nào đó mà là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích các con số. Những phương pháp này giúp chúng ta tìm ra những ý nghĩa thực tiễn ẩn đằng sau những con số đó, làm cơ sở cho việc ra các quyết định. Các con số mà thống kê học nghiên cứu không chỉ đơn thuần là các con số số học đơn giản mà là các con số được gắn với những hiện tượng kinh tế xã hội cụ thể thông qua việc phân tích các con số để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng đó. 5 Để có thể tìm hiểu được bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội nếu chúng ra chỉ nghiên cứu một số ít các hiện tượng thì rất khó để chúng ta có thể hiểu ra được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Một hiện tượng cá biệt, trong quá trình vận động và phát triển chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó có cả nhân tố tất nhiên và nhân tố ngẫu nhiên nên dưới sự tác động của nhiều yếu tố làm cho các hiện tượng cá biệt rất khác nhau. Do đó, nếu chỉ nghiên cứu trên một số ít hiện tượng thì rất khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng. Vì vậy, thống kê học đòi hỏi nghiên cứu những hiện tượng số lớn. Các hiện tượng kinh tế xã hội luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Vì vậy, cùng một hiện tượng kinh tế xã hội nhưng được đặt ở những thời gian và không gian khác nhau thì hiện tượng đó cũng có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ: Giá gạo của tháng này so với tháng trước có sự khác nhau, giá gạo tại Hà Nội có thể khác so với tỉnh khác. Vì vậy, thống kê học nghiên cứu những hiện tượng xã hội trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học cho thấy: Thống kê học là một môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà nó chỉ phản ánh bản chất tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng. Điều này đó nghĩa là thống kê học sử dụng các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng để phản ánh, biểu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, các con số thống kê không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Theo quan điểm của triết học, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời của mọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất. Quy luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ: Mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định, khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực thì chất thay đổi theo. Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản chất của hiện tượng. Có thể đánh giá thành tích sản xuất của 6 doanh nghiệp qua các con số thống kê về tổng số sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất đạt được, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động và thu nhập của người công nhân. Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thường chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố tất yếu và ngẫu nhiên. Mức độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố này trên mỗi hiện tượng cá biệt rất khác nhau. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tố ngẫu nhiên, không bản chất. Ngược lại, khi nghiên cứu trên một số lớn các hiện tượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ, triệt tiêu nhau và khi đó bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ rõ. Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập hợp hiện tượng cá biệt đủ để bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Giữa hiện tượng số lớn (tổng thể) và các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể) luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng. Muốn nghiên cứu tổng thể, phải dựa trên cơ sở nghiên cứu từng đơn vị tổng thể. Mặt khác, trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, luôn nảy sinh những hiện tượng cá biệt mới, những điển hình tiên tiến hoặc lạc hậu. Sự nghiên cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp cho sự nhận thức bản chất của hiện tượng đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn. Vì vậy, trong thống kê, người ta thường kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiện tượng cá biệt. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân, lại rất khác nhau giữa doanh nghiệp. Ng
Tài liệu liên quan