Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Những khái niệm chung về pháp luật - Nguyễn Hữu Lạc

Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện Đặc điểm Là hệ thống các quy tắc xử sự chung; Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người

pptx90 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Những khái niệm chung về pháp luật - Nguyễn Hữu Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬTI. Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luậtBan hành VBPL mớiKhái niệm pháp luậtPháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiệnBan hành VBPL mớiĐặc điểmLà hệ thống các quy tắc xử sự chung;Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con ngườiCon đường hình thành pháp luậtNhà nướcThừa nhận tập quánThừa nhận án lệBan hành mới các văn bản quy phạm pháp luật2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật Các thuộc tính của pháp luậtTính quy phạm phổ biến)Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thứcTính được bảo đảmbằng nhà nước3. Hình thức pháp luật Hình thức của pháp luật là phương thức tồn tại của pháp luật. Có ba hình thức pháp luật cơ bản trên thế giới: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.Ngoài ra, ở các quốc gia hồi giáo còn có tôn giáo pháp.Tập quán pháp Là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đã được Nhà nước thừa nhận, làm cho chúng trở thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.Tiền lệ pháp Là các quyết định, cách giải quyết vụ việc của các cơ quan hành chính hoặc xét xử được Nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự. Văn bản Quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, gồm: văn bản luật và văn bản dưới luật.II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Quy phạm pháp luật Khái niệm: Là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo những định hướng của nhà nước. Khoản 1 – Điều 100 Bộ luật Hình sự 1999 “1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”Phân biệt quy phạm pháp luật với Quy phạm xã hộiQuy phạm pháp luậtQuy phạm xã hộiChủ thể ban hànhNN ban hành hoặc thừa nhậnCác tổ chức xã hộiÝ chíThể hiện ý chí của Nhà nướcThể hiện ý chí của các thành viênTính chấtMang tính bắt buộc chungMang tính tự nguyệnCơ chế thực hiệnĐược bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nướcThực hiện trên cơ sở tự nguyện2. Cấu trúc của QPPLChế tàiQuy địnhQPPLGiả định2. Cấu trúc của QPPL2.1. Giả định Đây là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà cá nhân hay tổ chức sẽ gặp và phải làm theo hướng dẫn của quy phạm pháp luật.=> Trả lời cho câu hỏi: Ai, khi nào, điều kiện hoàn cảnh nào? Ví dụ: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. (Điều 57 Hiến pháp 1992) “ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. (Điều 80 Hiến pháp 1992)Giả định: “Công dân”Ví dụ: “ Điều 102. Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. ( Bộ luật Hình sự năm 1999) Giả định: Người nào ... người đó chết 2. Cấu trúc của QPPL2.2. Quy định Quy định là bộ phận trung tâm của QPPL nêu lên những quy tắc xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.=> Trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào? Ví dụ: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. (Điều 57 Hiến pháp 1992) Phần quy định: có quyền pháp luật. “ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. (Điều 80 Hiến pháp 1992) Phần quy định: có nghĩa vụ ... pháp luật. Ví dụ: “ Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên 1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại ”. ( Bộ luật Dân sự năm 2005) 2.3. Chế tài Chế tài là bộ phận của QPPL nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của QPPL.=> Trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm? Vd: “ Điều 102. Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. ( Bộ luật Hình sự năm 1999) Chế tài: thì bị phạt ... hai năm. Ví dụ: “ Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. ( Bộ luật Hình sự năm 1999) Điều 93. Tội giết người1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a. Giết nhiều người; b. Giết phụ nữ mà biết là có thai; c. Giết trẻ em; d. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; ( Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999)III – QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm QHPL 2. Cấu trúc QHPL 3. Sự kiện pháp lý1. Khái niệm1.1. Định nghĩa Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội. Hình thức pháp lý này xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của QPPL đối với các quan hệ xã hội tương ứng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó. Ví dụ: Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.( Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) 1.2. Đặc điểmClick to add Title4Click to add Title3Click to add Title1Click to add Title2 QHPL là quan hệ mang tính ý chíQHPL mang tính xác định cụ thểQHPL chứa đựng quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thểQHPL được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước 1.3. Phân loại Căn cứ vào nội dung của QHPL: QHPL gồm có: - QHPL dân sự - QHPL hình sự - QHPL thương mại - QHPL hành chính Căn cứ vào tính chất nghĩa vụ được trao cho các bên tham gia: QHPL gồm có: - QHPL phức tạp: Mỗi bên chủ thể có cả quyền và nghĩa vụ. - QHPL đơn giản: Một bên thuần túy có quyền, một bên có nghĩa vụ. 2. Cấu trúc của QHPLChủ thểKhách thểNội dungQUAN HỆ PHÁP LUẬT 2.1. Chủ thể của QHPL Chủ thể của QHPL là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật, trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định. 2.1. Chủ thể của QHPL Cá nhân Tổ chức Chủ thể QHPLCá nhân - Để có thể trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân và tổ chức phải có điều kiện gì? Năng lực pháp luật Năng lực hành vi Năng lực chủ thểQHPL2.2. Khách thể của quan hệ pháp luật Là tất cả những gì mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó . Những giá trị vật chất, tinh thần mà các tổ chức, cá nhân mong muốn đạt được nhằm thoả mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các QHXH. - Khách thể chính là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia QHPL.Ví dụ: - Lợi ích vật chất: tài sản - Lợi ích tinh thần: sức khoẻ, danh dự, tính mạng, ...2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật Là tổng thể những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia. Nội dung của quan hệ pháp luật được xem xét trên hai khía cạnh: Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Quyền chủ thể Quyền chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép và được bảo vệ bằng sự cưỡng chế của nhà nước.  Ví dụ: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo Đặc điểm: - Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước. - Quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc chấm dứt các hành động cản trở việc thực hiện quyền của mình.Đặc điểm: - Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết. Nghĩa vụ pháp lý - Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.  Ví dụ: Công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.Đặc điểm: - Nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc phải có xử sự phù hợp do QPPL xác định trước. - Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể này là nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác cùng tham gia mối QHPL đó. - Trong trường hợp chủ thể xử sự không đúng với quy định của pháp luật, nghĩa vụ sẽ được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế.3. Sự kiện pháp lý 3.1 Định nghĩa: Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của nó gắn liền với sự hình thành, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.* Điều kiện để trở thành sự kiện pháp lý: + Là sự kiện thực tế + Gắn liền với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật. 3.2. Phân loạiSự kiệnpháp lýSự biếnpháp lýHành vi pháp lýCăn cứ vào ý chí của chủ thể QHPL Sự biến pháp lý Sự biến pháp lý là những sự kiện tự nhiên, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh, tử, tình trạng sức khỏe, ... mà trong những trường hợp nhất định pháp luật gắn sự tồn tại của chúng với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL. Hành vi pháp lý Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu hiện ý chí của chủ thể pháp luật, mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự tồn tại của nó với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các QHPL. Hành vi pháp lýHành viHành độngKhônghành độngLà cách xử sự chủ động của con ngườiLà cách xử sự thụ động của con ngườiBiểu hiện Hành vi pháp lýHành viHành vi hợp phápHành vi bất hợp phápThực hiện pháp luậtVi phạm pháp luậtQuy phạmPháp luậtSự kiệnpháp lýKhách thểQHPLNội dung QHPL: Quyền chủ thể Nghĩa vụ pháp lýQuan hệ xã hộiChủ thể QHPLQuan hệ pháp luậtV – THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Thực hiện pháp luật 1.1. Định nghĩa Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể.1. Thực hiện pháp luật 1.1. Định nghĩa  Điều kiện của thực hiện pháp luật: - Là hành vi hợp pháp - Là hoạt động có mục đích - Do chủ thể pháp luật thực hiện - Mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật. 1.2. Đặc điểm - THPL là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật. - THPL là một phương pháp nhằm thực hiện chức năng của pháp luật - THPL là quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật. - THPL là hành vi hợp pháp của các chủ thể, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.1.3. Các hình thức thực hiện pháp luậtThi hành PLTuân thủ PLTHPLÁp dụng PLSử dụng PLTuân thủ pháp luật- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật cấm.- Đây là cách xử sự thụ động, tương ứng với các quy phạm pháp luật cấm đoán.- Trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Điều 207. Tội đua xe trái phép (BLHS1999): 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.  Tuân thủ pháp luật có nghĩa là các chủ thể kiềm chế không thực hiện hành vi đua xe trái phép. Thi hành pháp luật Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng một hành vi nhất định. Thi hành pháp luật  Đây là xử sự mang tính bắt buộc của chủ thể pháp luật Thi hành pháp luật tương ứng với QPPL bắt buộc. Trong trường hợp chủ thể PL không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý do PL quy định. Ví dụ: Điều 32. Người đi bộ 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. ( Luật giao thông đường bộ năm 2008)Sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những điều mà pháp luật cho phép. Đây là xử sự mang tính chủ động của chủ thể PL. Sử dụng pháp luật tương ứng với các QPPL cho phép (trao quyền). Trong trường hợp chủ thể không thực hiện cũng không bị pháp luật áp dụng trách nhiệm pháp lý. Ví dụ: Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. ( Bộ luật Dân sự năm 2005) Áp dụng pháp luật (Nghiên cứu ở phần sau)2. Áp dụng pháp luật 2.1. Định nghĩa Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 2.2. Các trường hợp áp dụng pháp luật Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hoặc chế tài Pháp luật với chủ thể có hành vi VPPL. Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong QHPL mà họ không thể tự giải quyết. Trong một số QHPL mà NN thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ đó hoăc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc sự kiện thực tế. Ví dụ 1: Điều 12. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;( Nghị định số 34/2010/NĐ-CP) Ví dụ 2: Điều 11. Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. ( Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)  Như vậy, sau khi được cơ quan NN có thẩm quyền đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ bắt đầu hình thành. Ví dụ :  Việc công chứng, chứng thực di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền  Quyết định của tòa án tuyên bố một người bị mất tích, chết theo quy định của pháp luật. 2.3. Đặc điểm 1ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực NNADPL là hoạt động mang tính hình thức, thủ tục chặt chẽ do PL quy địnhADPL là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với QHPL xác địnhADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo2342.4. Các giai đoạn áp dụng pháp luậtBước 1: Phân tích những tình tiết đã tạo ra cấu thành thực tế của vụ việc được xem xét.Bước 2: lựa chọn QPPL để giải quyết vụ việc và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó.Bước 3: ra văn bản áp dụng pháp luậtBước 4: tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luậtCâu hỏiCâu 1: Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các cá nhân.Câu 2: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Cho ví dụ minh họa về hai hình thức thực hiện pháp luật này.VI – VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật 1.1. Định nghĩa Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Vi phạm pháp luật 1.1. Định nghĩa Vi phạm pháp luậtVi phạm khácQuy phạm điều chỉnhQPPLQP xã hội khácTác độngXâm hại đến các QHXH được PL bảo vệKhông Tính chấtTrái pháp luậtKhông Mức độ hành viNghiêm trọng, phá vỡ trật tự xã hộiÍt nghiêm trọngHậu quảChịu trách nhiệm pháp lýKhông Vi phạm pháp luật 1.1. Định nghĩaVí dụ:Tình huống : Lái xe taxi vượt đèn đỏ và khi bị CSGT tuýt còi đã đâm thẳng và hất CSGT lên nóc xe?Vi phạm pháp luật 1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật11Là hành vi xác định của chủ thể pháp luậtTính trái pháp luật của hành viPhải có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi123Vi phạm pháp luật 1.2. Các dấu hiệu vi phạm pháp luậtPhải có lỗi của chủ thể thực hiện hành viLỗi là trạng thái tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi vi phạm, phản ánh thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó.Căn cứ xác định lỗiLý trí là khả năng nhận thức của chủ thể khi thực hiện hành viÝ chí là khả năng điều khiển hành vi của chủ thể khi thực hiện hành viVi phạm pháp luật 1.3. Phân loại vi phạm pháp luật Vi phạm kỷ luật nhà nước4433 Vi phạm pháp luật hình sự1 Vi phạm pháp luật dân sự2Viphạmphápluật Vi phạm pháp luật hành chính1. Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành vi phạm pháp luậtCấu thành VPPLMặt khách quanMặt chủ quanKhách thểChủ thểVi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quan của VPPLMặt khách quan của VPPLMặt khách quan của VPPL là những biểu hiện ra bên ngoài của VPPL có thể nhận thức được.Nhận thức thức thông quaHành vi trái pháp luậtHậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành viMối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quảVi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt chủ quan của VPPLMặt chủ quan của VPPLMặt chủ quan của VPPL là biểu hiện của hoạt động tâm lý bên trong của chủ thểNhận thức thức thông quaLỗiĐộng cơMục đích1. Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành của VPPL  Mặt chủ quan của VPPLLỗicốýgiántiếpLỗicốýtrựctiếpLỗi vô ýLỗi cố ýLỗiLỗivô ýdocẩu thảLỗi vô ý vìquátự tin1. Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành của VPPL Mặt chủ quan của VPPL Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện và mong muốn hậu quả cho hậu quả đó xảy ra. VD: A dùng dao đâm liên tiếp vào tim B cho đến chết... 1. Vi phạm pháp luật1.4. Cấu thành của VPPL Mặt chủ quan của VPPL Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện, tuy không mong muốn nhưng có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra. VD: A và B có mâu thuẫn và A vớ con dao đâm bừa làm B chết... 1. Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành của VPPL Mặt chủ quan của VPPL Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể không ý thức trước được hậu quả trong hành vi, mặc dù chủ thể có thể biết hoặc buộc phải biết. VD: Do ngại vác gỗ từ trên đồi xuống nên đã lăn từ trên đồi xuống làm chết người... 1. Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành của VPPL Mặt chủ quan của VPPL Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng tin tưởng rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. VD: Mắc lưới điện quanh ruộng chống chuột nhưng dẫn đến hậu quả chết người... Vi phạm pháp luật 1.4. Cấu thành vi phạm pháp luật Chủ thể VPPLChủ thể vi phạm pháp luậtChủ thể VPPL là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực trách nhiệm pháp lýBao gồmNăng lực trách nhiệm pháp lýNhân thân1. Vi phạm pháp luật 1.4.
Tài liệu liên quan