Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thu Hương

5.1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT • Tạo cho công ty đa quốc gia như là công ty mẹ và phân quyền cho các công ty con. • Những bảng kê tài chính được chuẩn bị theo nguyên tắc kế toán chung cho cả công ty mẹ và công ty con. • Sự thực hiện của công ty con được đánh giá liên quan đến yếu tố nội địa và nước ngoài. • Ưu điểm:  Các công ty con linh động hơn, năng động hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn.  Việc phân quyền làm quyết định được đưa ra đúng thời điểm, theo điều kiện thị trường. • Nhược điểm:  Giảm quyền lực tập trung ở công ty mẹ (thường ban quản trị cấp cao ở chính quốc không thích bị giảm quyền lực).  Các công ty con có thể cạnh tranh lẫn nhau khiến giảm lợi nhuận toàn công t

pdf31 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường v2.0015103216 BÀI 5 QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường 2 v2.0015103216 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC • So sánh các mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con về xác định và kiểm soát các kế hoạch tài chính. • Nghiên cứu một vài kỹ thuật thông dụng được sử dụng trong quản lý dòng tiền mặt toàn cầu. • Xem xét những chiến lược quản trị rủi ro hối đoái được các công ty sử dụng. • Lựa chọn và ra quyết định về ngân sách và cơ cấu vốn quốc tế để tiến hành đầu tư quốc tế. v2.0015103216 Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Kinh tế vi mô; • Kinh tế vĩ mô • Luật doanh nghiệp; • Luật đầu tư nước ngoài; • Tài chính doanh nghiệp; • Toán học. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 4 v2.0015103216 • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng bài; • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề; • Tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quá trình quản trị tài chính của doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin về: lạm phát, tỷ giá hối đoái,... • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. HƯỚNG DẪN HỌC 5 v2.0015103216 CẤU TRÚC NỘI DUNG Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con5.1 Quản trị rủi ro tài chính5.2 Quản trị dòng ngân lưu toàn cầu5.3 Đầu tư quốc tế5.44 6 v2.0015103216 5.1. QUAN HỆ TÀI CHÍNH GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON 5.1.1. Giải pháp nhiều mặt 5.1.2. Giải pháp cục bộ 5.1.3. Giải pháp trung tâm 7 v2.0015103216 5.1.1. GIẢI PHÁP NHIỀU MẶT • Tạo cho công ty đa quốc gia như là công ty mẹ và phân quyền cho các công ty con. • Những bảng kê tài chính được chuẩn bị theo nguyên tắc kế toán chung cho cả công ty mẹ và công ty con. • Sự thực hiện của công ty con được đánh giá liên quan đến yếu tố nội địa và nước ngoài. • Ưu điểm:  Các công ty con linh động hơn, năng động hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn.  Việc phân quyền làm quyết định được đưa ra đúng thời điểm, theo điều kiện thị trường. • Nhược điểm:  Giảm quyền lực tập trung ở công ty mẹ (thường ban quản trị cấp cao ở chính quốc không thích bị giảm quyền lực).  Các công ty con có thể cạnh tranh lẫn nhau khiến giảm lợi nhuận toàn công ty. 8 v2.0015103216 5.1.2. GIẢI PHÁP CỤC BỘ • Giải pháp cục bộ: làm cho tất cả các hoạt động kinh doanh nước ngoài như là mở rộng kinh doanh trong nước. • Mỗi đơn vị hợp thành hệ thống kế hoạch và kiểm tra công ty mẹ. • Thuận lợi:  Phối hợp quản lý toàn bộ hoạt động.  Tập trung chức năng tài chính để tiền mặt không cần cho hoạt động hàng ngày đem đầu tư tài chính hay chuyển cho các công ty con khác. • Bất lợi cho công ty con khi cần mở rộng hoạt động. • Khó khăn:  Hạn chế sự linh động của các công ty con;  Cản trở sự mở rộng của các công ty con vì công ty mẹ lấy hết những nguồn lực cần thiết. 9 v2.0015103216 5.1.3. GIẢI PHÁP TRUNG TÂM 10 • Giải pháp trung tâm là giữ kế hoạch tài chính và kiểm soát hoạt động trên toàn cầu. • Quyết định chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố:  Bản chất và vị trí của các công ty con;  Lợi ích có thể đạt được khi phối hợp hiệu quả hoạt động giữa các công ty con. • Thường có hiệu quả hơn khi tập trung tất cả các quyết định kiểm tra tài chính. • Thuận lợi:  Duy trì chi tiêu tài chính chặt chẽ;  Phối hợp hoạt động của công ty con để đương đầu với thuế, hệ thống tài chính và môi trường cạnh tranh. v2.0015103216 5.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 5.2.1. Lạm phát 5.2.2. Phân loại rủi ro tài chính 5.2.3. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái 11 v2.0015103216 5.2.1. LẠM PHÁT • Mỗi quốc gia có mức độ lạm phát hàng năm khác nhau, ảnh hưởng:  Làm cho các khoản nợ tài chính hấp dẫn;  Tác động đến lãi suất làm tăng chi phí khoản vay;  Tác động đến giá trị tiền tệ trên thế giới. • Khi kinh doanh ở một quốc gia có mức lạm phát cao:  Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định;  Chậm thanh toán các khoản thanh toán bằng tiền địa phương cho người bán;  Nhấn mạnh việc thu các khoản phải thu vì tiền địa phương sẽ mất giá hàng tháng. • Các chiến lược có thể lựa chọn:  Giữ số tiền địa phương trong lúc chuyển số tiền còn lại của quỹ này vào nơi ổn định hơn.  Tìm nguồn vốn khác vì người cho vay địa phương sẽ tăng lãi suất để bảo vệ khoản thu hồi trên vốn đầu tư của họ.  Xem xét việc nâng giá bán để giữ lợi nhuận. 12 v2.0015103216 5.2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TÀI CHÍNH • Rủi ro là việc một sự kiện hoặc một biến cố không mong muốn xảy ra. • Rủi ro tài chính là giá trị hoặc kết quả về mặt tài chính mà hiện tại chưa biết đến (tức là rủi ro có tác động tích cực hoặc tiêu cực). • Có 3 loại rủi ro tài chính:  Rủi ro lãi suất: lãi suất tăng, chi phí lãi vay tăng, lợi nhuận công ty giảm.  Rủi ro tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm, đến lợi nhuận của công ty.  Rủi ro giá cả hàng hóa: giá cả nguyên vật liệu, năng lượng (đầu vào) tăng làm giảm lợi nhuận của công ty. 13 v2.0015103216 5.2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI a. Rủi ro chuyển đổi • Chuyển đổi là quá trình trình bày lại bảng kê tài chính nước ngoài theo đồng tiền chính quốc. • Rủi ro chuyển đổi xuất hiện khi công ty chuẩn bị bảng báo cáo tài chính phối hợp (Consolidated Financial Statements) với việc chuyển đổi các đồng tiền ngoại tệ thành đồng tiền chính quốc. • Tỉ giá hối đoái được sử dụng trong thời điểm chuyển đổi có thể là tỉ giá hối đoái hiện tại, quá khứ hoặc sử dụng cùng một tỉ giá hối đoái cho các tài sản có và nợ. • Quản lý rủi ro kế toán (Managing Accounting Exposure) hoặc giảm rủi ro bảng tổng kết tài sản (Balance Sheet Hedge) như sau:  Nếu đồng tiền địa phương bị mất giá, công ty có các phương án như sau:  Bán đồng tiền địa phương ở dạng hợp đồng giao có kỳ hạn;  Giảm các mức tiền mặt địa phương và các chứng khoán có khả năng thanh toán;  Siết chặt tín dụng (giảm các khoản phải thu bằng đồng tiền địa phương);  Trì hoãn việc thu tiền các khoản phải thu bằng ngoại tệ mạnh. 14 v2.0015103216 5.2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI a. Rủi ro chuyển đổi 15  Các phương án lựa chọn:  Tăng nhập khẩu hàng hóa tính theo đồng tiền mạnh;  Vay mượn nội địa;  Trì hoãn việc thanh toán các khoản phải trả;  Đẩy mạnh việc chuyển cổ tức và phí về công ty mẹ hoặc các công ty con khác;  Đẩy mạnh việc thanh toán các khoản phải trả giữa các công ty con;  Làm hóa đơn xuất khẩu bằng đồng tiền ngoại tệ và nhập khẩu bằng tiền địa phương. v2.0015103216 5.2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo) b. Rủi ro giao dịch • Khái niệm: Rủi ro giao dịch là rủi ro mà công ty đương đầu khi thanh toán hóa đơn và nhận các khoản thu liên quan đến sự thay đổi tỉ giá hối đoái. • Rủi ro giao dịch được nảy sinh từ:  Việc mua/bán hàng hóa, dịch vụ mà giá của những thứ này được tính bằng ngoại tệ.  Quỹ đi mượn hoặc cho vay mà khi thanh toán lại (chi trả) phải bằng ngoại tệ.  Công ty có khoản phải thu hoặc khoản phải trả tính bằng ngoại tệ. • Chia sẻ rủi ro giao dịch: Trong kinh doanh quốc tế, rủi ro giao dịch xuất phát từ biến động của tỷ giá hối đoái, làm một bên bị thiệt và một bên có lợi. Có thể dàn xếp chia sẻ rủi ro như sau:  Nếu tỉ giá biến động trong một khoảng đã xác định, bên nhập khẩu đồng ý thanh toán bằng ngoại tệ.  Nếu tỉ giá biến động ngoài khoảng đã xác định, 2 bên đối tác chia sẻ sự chênh lệch này. 16 v2.0015103216 5.2.3. QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo) 17 c. Rủi ro kinh tế • Rủi ro kinh tế: là rủi ro hối đoái liên quan đến giá sản phẩm, nguồn linh kiện, hoặc đầu tư địa phương để nâng cao vị thế cạnh tranh. • Nhấn mạnh khả năng hạn chế của công ty để dự đoán sự thay đổi dòng tiền hoặc tỷ giá hối đoái từ trung hạn đến dài hạn. • Quản lý rủi ro kinh tế:  Đa dạng hóa hoạt động (địa điểm) sản xuất để đa dạng hóa tiền tệ, cho phép công ty giảm sự nhạy cảm với bất kì sự thay đổi ngoại tệ nào.  Đa dạng hóa việc cung cấp vốn sẽ ít bị tác động bởi sự biến động lãi suất vào lạm phát của tiền tệ địa phương. v2.0015103216 5.3. QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU 5.3.1. Phân loại dòng tiền mặt 5.3.2. Cách thức quản lý dòng ngân lưu toàn cầu 18 v2.0015103216 5.3.1. PHÂN LOẠI DÒNG TIỀN MẶT • Dòng tiền mặt hoạt động:  Xuất phát từ hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty (thanh toán vật liệu, các khoản phải trả, khoản phải thu,... ).  Dòng tiền trực tiếp – doanh thu, chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh của công ty.  Dòng tiền gián tiếp – phí bản quyền, phí tác quyền,... • Dòng tiền mặt chính: Xuất phát từ những hoạt động cung cấp vốn của công ty, dịch vụ của nguồn cấp vốn, lãi suất đối với món nợ, trả cổ tức cho cổ đông. 19 v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU a. Dòng quỹ nội bộ • Khi công ty đa quốc gia muốn mở rộng kinh doanh có thể lấy vốn từ:  Vốn lưu động;  Vay từ ngân hàng địa phương hoặc từ công ty mẹ;  Công ty mẹ tăng cổ phần đầu tư vào công ty con. Công ty mẹ Công ty con ở Anh Công ty con ở Việt Nam Vay Trả lãi Đầu tư vốn Cổ tức và tiền bản quyền Trả lãi Vay Sơ đồ: Thông dụng về nguồn nội bộ và dòng quỹ 20 v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) Giá nối dài Chuyển giá Quốc gia A Quốc gia B Quốc gia A Quốc gia B Giá bán Chi phí Lợi nhuận Thuế (A: 40%, B: 50%) 10.000$XK 8.000 2.000 800 12.000$ 10.000 2.000 1.000 12.000$XK 8.000 4.000 1.600 12.000$ 12.000 0 0 Lãi ròng 1.200 1000 3.400 0 b. Kỹ thuật tài trợ • Là chiến lược được sử dụng để chuyển tiền trong nội bộ công ty đa quốc gia, bao gồm: chuyển giá; tránh thuế; khoản vay trước. • Chuyển giá:  Chuyển giá (transfer price) là giá mà tại đó hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao giữa các công ty con của các công ty đa quốc gia.  Giá nối dài là giá mà người mua sẽ trả cho người bán trên thị trường theo điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Sơ đồ: Chuyển lợi nhuận bằng chuyển giá 21 v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) 22 b. Kỹ thuật tài trợ (tiếp theo) Lợi ích của việc chuyển giá • Công ty có thể giảm thuế bằng cách chuyển giá từ quốc gia có mức thuế suất cao sang quốc gia có mức thuế suất thấp hơn. • Công ty có thể dùng chuyển giá để di chuyển các quỹ ra khỏi một quốc gia mà họ cho rằng đồng nội tệ nước đó có thể mất giá nghiêm trọng nhằm tránh rủi ro hối đoái. • Công ty có thể dùng chuyển giá để di chuyển các quỹ từ các chi nhánh về trụ sở chính (hoặc quốc gia khác có mức thuế suất thấp) khi việc chuyển tài chính dưới hình thức chuyển lợi nhuận về chính quốc bị hạn chế hoặc ngăn cản bởi các chính sách của quốc gia sở tại. • Công ty có thể dùng chuyển giá để giảm thuế nhập khẩu mà họ phải trả khi thuế nhập khẩu được tính theo phần trăm giá trị hàng nhập. v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) Công ty con quốc gia A Công ty con quốc gia C Công ty con quốc gia B Giá bán Chi phí Lợi nhuận Thuế (A: 40%, B: 50%, C: 0%) 8.000$ XK 8.000 0 0 12.000$ XK 8.000 4.000 0 12.000$ XK 12.000 0 0 Lãi ròng 0 4.000 0 Sơ đồ: Chuyển giá thông qua tránh thuế 23 b. Kỹ thuật tài trợ (tiếp theo) Các vấn đề của việc chuyển giá • Một số Chính phủ hạn chế khả năng chuyển giá của các công ty đa quốc gia bằng luật. • Chuyển giá ảnh hưởng đến các hoạt động về quản trị và đánh giá hoạt động của các chi nhánh. • Tránh thuế: Sử dụng kỹ thuật tránh thuế là kinh doanh ở quốc gia có mức thuế thấp. v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) 24 Công ty mẹ Ngân hàng NewYork Chi nhánh nước ngoài Gửi 1 triệu USD Cho vay 1 triệu USD Trả lãi 8% Trả lãi 9% Vay trước: là chiến lược tiền quỹ liên quan đến bên thứ ba quản lý khoản vay (thường là một ngân hàng quốc tế lớn). v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) c. Mạng đa quốc gia 25 • Mạng đa quốc gia cho phép một công ty đa quốc gia giảm các chi phí giao dịch phát sinh khi nhiều giao dịch hiện hữu giữa các chi nhánh của nó. • Các chi phí giao dịch có thể là:  Tiền hoa hồng trả cho các nhà môi giới ngoại tệ;  Phí chuyển tiền của ngân hàng. Công ty con ở Mỹ Công ty con ở Nhật Công ty con ở Hà Lan Công ty con ở Anh $4 triệu $3 triệu $5 triệu $4 triệu $6 triệu $3 triệu $5 triệu $2 triệu $2 triệu $1 triệu $5 triệu $3 triệu Sơ đồ: Dòng chảy tiền mặt trước khi tạo mạng thanh toán v2.0015103216 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) 26 Công ty con nhận tiền Công ty con trả tiền Mỹ Anh Nhật Hà Lan Tổng thu Thu ròng Mỹ 3 4 5 12 (3) Anh 4 2 3 9 (2) Nhật 5 3 1 9 1 Hà Lan 6 5 2 13 4 Tổng thanh toán 15 11 8 9 v2.0015103216 Công ty con ở Mỹ Công ty con ở Nhật Công ty con ở Hà Lan Công ty con ở Anh $3 triệu $1 triệu $1 triệu Sơ đồ: Dòng chảy tiền mặt sau khi tạo mạng thanh toán 5.3.2. CÁCH THỨC QUẢN LÝ DÒNG NGÂN LƯU TOÀN CẦU (tiếp theo) c. Mạng đa quốc gia (tiếp theo) 27 Thuận lợi của việc tạo mạng thanh toán • Công ty mẹ đảm bảo ràng buộc tài chính giữa các công ty con nhanh chóng được thực hiện. • Công ty mẹ biết những công ty con nào tích lũy nhiều tiền và có thể lấy nguồn này khi cần thiết để cung cấp cho các hoạt động ở địa phương khác. • Chi phí chuyển ngoại hối thấp. v2.0015103216 5.4. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5.4.1. Lập ngân sách vốn quốc tế 5.4.2. Cơ cấu vốn quốc tế 28 v2.0015103216 5.4.1. LẬP NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ • Thành phần ngân sách vốn quốc tế:  Chi phí ban đầu – thường là dòng tiền chi lớn nhất trong suốt quá trình thực hiện dự án, tác động thiết thực đến hiện giá thuần của dự án.  Dòng tiền điều hành – là dòng tiền thuần mà dự án dự kiến sẽ thu được khi sản xuất thực sự tiến hành. Dòng tiền hoạt động ròng của dự án sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của việc đầu tư dự kiến.  Dòng tiền kết thúc – bao gồm giá trị còn lại của dự án tại thời điểm kết thúc dự án, là bất kể sự vật gì có thể thu hồi được một khi dự án không còn hoạt động nữa. • Tiêu chuẩn tài chính quyết định việc có đầu tư vào dự án hay không là hiện giá thuần của dự án dương hay âm:  NPV > 0: nên đầu tư vì dự án sẽ có lợi.  NPV < 0: không nên đầu tư vì dòng tiền thu được của dự án nhỏ hơn dòng tiền bỏ ra, suất thu lợi của dự án thấp hơn chi phí vốn. 29 v2.0015103216 a. Cơ cấu vốn trong công ty Vốn trong công ty có thể hình thành từ 2 nguồn: • Vốn tự có – nếu tất cả vốn của công ty là vốn chủ sở hữu:  Ưu điểm: Doanh thu trong những năm đầu được giữ lại.  Nhược điểm: Thường hạn chế về quy mô kinh doanh. • Vốn vay – nếu công ty có khoản vay lớn:  Ưu điểm: Quy mô công ty lớn hơn, lãi ròng tăng dần.  Nhược điểm: Chi phí trả tiền gốc và tiền lãi gia tăng. b. Cơ cấu vốn của các công ty con • Công ty con có thể nâng vốn thông qua:  Từ công ty mẹ;  Từ phía đối tác liên doanh ở chính quốc, từ đối tác liên doanh ở nước sở tại hoặc vốn từ cổ phiếu ở nước sở tại;  Từ thị trường thứ ba. • Công ty con có thể vay nợ thông qua:  Từ công ty mẹ;  Ngân hàng phát hành trái phiếu ở nước sở tại hoặc chính quốc;  Từ ngân hàng nước thứ ba. 5.4.2. CƠ CẤU VỐN QUỐC TẾ 30 v2.0015103216 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau: • Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con; • Quản trị rủi ro tài chính; • Quản trị dòng ngân lưu toàn cầu; • Đầu tư quốc tế. 31
Tài liệu liên quan