Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại

 Hiểu được sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh thương mại.  Hệ thống các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô tác động đến hoạt động kinh doanh.  Mối quan hệ giữa yếu tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan trong việc lựa chọn cơ hội trong kinh doanh.  Các biện pháp khai thác môi trường kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thương mại.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 19 BÀI 3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Tập 1, 2), NXB Lao động – Xã hội, 2005.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh thương mại.  Các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh.  Biện pháp khai thác môi trường kinh doanh. Mục tiêu  Hiểu được sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh thương mại.  Hệ thống các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô tác động đến hoạt động kinh doanh.  Mối quan hệ giữa yếu tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan trong việc lựa chọn cơ hội trong kinh doanh.  Các biện pháp khai thác môi trường kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thương mại. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại 20 TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 Tình huống dẫn nhập Công ty Viettel Cuối những năm 1990, dịch vụ điện thoại di động có bước phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngành kinh doanh này bị áp lực rất mạnh do việc thực hiện lộ trình giảm giá cước viễn thông (thậm chí mức giảm giá cước đã đạt tới 61%). Lợi nhuận của các nhà cung cấp bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy môi trường kinh doanh bất lợi như vậy, nhưng vẫn có công ty không chỉ giữ vững được mức lợi nhuận mà còn tăng trưởng. Đó là Công ty Viễn thông quân đội (Viettel). Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt và thích nghi lộ trình giảm giá cước viễn thông, Công ty đã quyết định tung ra thị trường nhiều dịch vụ và kết quả là thị phần của Công ty đã tăng khá mạnh. Có 2 yếu tố làm cho Viettel thành công là : mức cước thấp và sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty có được mức cước thấp do nhiều nguyên nhân mà trước hết và chủ yếu là do áp dụng công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực điện thoại di động và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tài sản quí giá nhất của Công ty là đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong việc phục vụ khách hàng và năng suất lao động cao. Công ty cũng rất quan tâm đến hoạt động quảng cáo và xây dựng hình ảnh riêng có. Khẩu hiệu ‟Hãy nói theo cách của Bạn” trở thành khá thân quen với nhiều khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và yêu cầu công việc không đòi hỏi thường xuyên đi xa. Sự trung thành của khách hàng đối với Công ty được hình thành từ nhiều nguyên nhân. Cơ cấu chi phí thấp đã cho phép Công ty cung cấp dịch vụ với giả rẻ hơn so với các Công ty cạnh tranh. Điều này gây dựng nên lòng trung thành của khách hàng, đồng thời sự trung thành này còn được củng cố bằng uy tín của Công ty. Công ty luôn cố gắng cung cấp dịch vụ như đã hứa với khách hàng, với một thái độ phục vụ của nhân viên được đánh giá cao. Những hành động đó đã giúp cho Công ty tạo nên hình ảnh một Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quan trọng trên toàn quốc và qua đó, tăng thị phần trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ. 1. Các yếu tố của môi trường kinh doanh có tác động như thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động nói chung và Viettel nói riêng? Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp (môi trường ngành) để thấy các tác động tích cực và tiêu cực? 2. Thực hiện phân tích SWOT để thấy các cơ hội kinh doanh do tác động của môi trường kinh doanh đến Công ty Viettel. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 21 3.1. Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh thương mại 3.1.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh thương mại  Môi trường kinh doanh là cơ sở để tổ chức bộ máy kinh doanh.  Ảnh hưởng đến phương thức, thủ pháp kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận.  Là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh.  Là yếu tố quyết định đến thành, bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. 3.2. Các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh 3.2.1. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân và môi trường quốc tế. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh doanh, đến từng doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định mà thuận, nghịch khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị và luật pháp, kỹ thuật và công nghệ, các yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa và xã hội, môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, môi trường quan hệ quốc tế. 3.2.2. Môi trường vi mô Môi trường vi mô được xác định đối với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong các mối quan hệ với các đối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người cung ứng, trung gian thương mại, công chúng của doanh nghiệp. 3.3. Biện pháp khai thác môi trường kinh doanh 3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh Các thông tin về môi trường kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là nguồn gốc của các hoạch định về chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải coi trọng việc thu thập và sử dụng nguồn “tài nguyên” quý giá này. Trước hết, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin về bản thân doanh nghiệp. Đó là hệ thống thông tin quản trị một cách hợp lý và hữu hiệu. Những thông tin về doanh thu bán hàng, dịch vụ, về chi phí kinh doanh, về hàng tồn kho, về lưu lượng tiền mặt, về các khoản phải thu, các khoản phải trả, về tình hình nguồn hàng và sự biến động của nó... là những vấn đề cốt yếu, có ý nghĩa lớn trong quản trị kinh doanh. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại 22 TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống máy vi tính và nối mạng trong doanh nghiệp để thực hiện việc thông tin này. Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin về môi trường bên ngoài. Đó là các thông tin về môi trường tác nghiệp như thực trạng cạnh tranh trong ngành, các thông tin về nguồn cung ứng, các thông tin về khách hàng, các thông tin về sản phẩm thay thế, các thông tin về đối thủ tiềm ẩn. Đó là các thông tin về môi trường vĩ mô như các yếu tố về chính trị, pháp luật, các yếu tố về kinh tế, các yếu tố về khoa học công nghệ, các yếu tố về văn hóa - xã hội, các yếu tố về điều kiện môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các yếu tố về quốc tế. Do môi trường bên ngoài là môi trường đa yếu tố vì vậy cần tính tới các yếu tố quan trọng nhất, có tác động mạnh mẽ, trực tiếp và ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thông tin không phải một lần là xong mà doanh nghiệp cần phải khai thác hệ thống thông tin một cách tối đa và hữu hiệu. Để nâng cao tính hiệu quả và kinh tế của hệ thống thông tin, doanh nghiệp cần phải không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin, một trong những biện pháp hàng đầu để khai thác môi trường và thị trường kinh doanh, để phát triển và mở rộng kinh doanh. 3.3.2. Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh để lựa chọn cơ hội kinh doanh Mục tiêu phân tích môi trường kinh doanh là phải làm rõ những thuận lợi, những khó khăn, những cơ hội và những nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải. Khi phân tích những thuận lợi, những khó khăn, những cơ hội và nguy cơ thì có vô vàn những thuận lợi, những cơ hội và cũng như những khó khăn, những nguy cơ hiện ra. Bởi vậy phải tìm ra và sử dụng một phương pháp luận trong đó chú ý những thuận lợi lớn nhất, những cơ hội chủ yếu nhất, những khó khăn lớn nhất và những nguy cơ xấu nhất; đồng thời tìm ra sự cân đối giữa các thuận lợi và khó khăn, cơ hội và nguy cơ có tính đến tiềm lực sao cho có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số kiểu ma trận thường được sử dụng trong phân tích môi trường kinh doanh là:  Kiểu ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi (Ma trận EFE - External Factor Evaluation Matrix). Ma trận này giúp chúng ta tóm tắt và đánh giá các ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Kiểu ma trận đánh giá các yếu tố nội vi (IFE – Internal Factor Evaluation Matrix). Ma trận này đánh giá các yếu tố nội vi, tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ sở để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đó.  Kiểu ma trận phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ bằng cách sử dụng ma trận SWOT. 3.3.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp thương mại cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 23 Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là mục đích và hướng đi của doanh nghiệp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập với khu vực cũng như với thế giới, các doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt trực diện với môi trường kinh doanh biến động rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường, có nhiều rủi ro và sự cạnh tranh đang gia tăng đối với các nguồn tài nguyên khan hiếm, với các yếu tố của chi phí đầu vào, cũng như những chi phí ngày càng tăng từ việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, cũng như từ các cá nhân. Vì vậy, việc xây dựng các chiến lược kinh doanh đúng đắn và quản trị kinh doanh theo chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Mặc dù hiệu quả hoạt động nội bộ bao giờ cũng vẫn giữ vai trò rất quan trọng, song việc làm cho doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những thay đổi về điều kiện môi trường kinh doanh đã và đang trở thành yếu tố hết sức cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. 3.3.4. Hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh Các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đề ra muốn trở thành hiện thực đều được thực hiện thông qua các hoạt động hàng ngày của các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể như mua hàng, tạo nguồn hàng, tổ chức dự trữ hàng hóa và quản trị hàng tồn kho, phân phối hàng hóa và tổ chức bán hàng cho khách hàng, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, thanh toán tiền hàng, quảng cáo và xúc tiến bán hàng... Để hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh, doanh nghiệp cần tuyển chọn và đào tạo các cán bộ công nhân viên có tính chuyên nghiệp cao trong từng hoạt động nghiệp vụ. Các doanh nghiệp có thể xây dựng các quy trình thực hiện nghiệp vụ trong đó đề ra yêu cầu, nội dung, trình tự và các bước tiến hành nghiệp vụ cụ thể. Các doanh nghiệp có thể xây dựng các nội quy, chế độ công tác đối với các cán bộ công nhân viên hoạt động nghiệp vụ và phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên biết để cùng thực hiện. Đồng thời, cần trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết để công nhân viên có điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, xây dựng nếp sống, quan hệ giao tiếp văn minh, lịch sự trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. Đồng thời, các quy trình, nội quy, chế độ công tác phải thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, của khách hàng và của môi trường kinh doanh. 3.3.5. Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là tập hợp các điều kiện, các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng đều có ảnh hưởng nhất định tới các yếu tố của môi trường ở mức độ nhiều ít khác nhau. Một doanh nghiệp không thể đứng vững lâu dài và phát triển trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, không được dân cư xung quanh và chính quyền địa phương ủng hộ. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên như nước thải, khí độc hại, rác thải, cũng như tới Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại 24 TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 thắng cảnh, di tích lịch sử, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như những người lao động của doanh nghiệp cư trú tại địa phương. Ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường luôn được xem xét, đánh giá dưới nhãn quan của quần chúng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp thương mại cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của mình phù hợp với yêu cầu vệ sinh môi trường và tạo thành kết cấu cơ sở hạ tầng văn mimh hiện đại. Doanh nghiệp thương mại cần phải xây dựng cơ sở vật chất của mình theo hướng văn minh hiện đại góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 25 Tóm lược cuối bài  Môi trường kinh doanh thương mại là tập hợp những yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm các môi trường thành phần: Môi trường vĩ mô (Yếu tố chính trị và luật pháp; Yếu tố kinh tế; Yếu tố khoa học – công nghệ; Yếu tố văn hóa – xã hội; Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên và Môi trường quốc tế); Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp (Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu; Khách hàng (hoặc người mua); Các nhà cung ứng (nguồn cung ứng) của doanh nghiệp; Sản phẩm hàng hóa thay thế và Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới) và Môi trường nội bộ của doanh nghiệp (Hoàn cảnh nội tại gồm các yếu tố: Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thương mại; Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực của doanh nghiệp thương mại; Quản trị tài chính – kế toán; Hệ thống thông tin của doanh nghiệp thương mại; Nghiên cứu và phát triển).  Để thành công trong kinh doanh thương mại, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh; Lựa chọn phương thức thâm nhập và mở rộng thị trường; Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh để lựa chọn cơ hội kinh doanh; Xây dựng chiến lược kinh doanh; Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp; Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại 26 TXTMKT02_Bai3_v1.0014111203 Câu hỏi ôn tập 1. Bạn hiểu môi trường kinh doanh thương mại là gì? Phân biệt môi trường vi mô, vĩ mô, môi trường bên trong và bên ngoài. 2. Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh thương mại. 3. Khái niệm, phân loại và vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại. 4. Khái niệm, phân loại và quan hệ giữa môi trường cạnh tranh với chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. 5. Người cung ứng và các tiêu thức lựa chọn người cung ứng trong hoạt động kinh doanh. 6. Trung gian thương mại và quan điểm sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động kinh doanh. 7. Trình bày mối quan hệ công chúng với chiến lược kinh doanh. 8. Các yếu tố cấu thành tiềm lực kinh doanh thương mại. Mối quan hệ giữa tiềm lực kinh doanh và việc lựa chọn cơ hội kinh doanh. 9. Yếu tố chính trị và luật pháp ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 10. Mối quan hệ giữa yếu tố kỹ thuật công nghệ với cơ hội kinh doanh thương mại. 11. Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đến hoạt động kinh doanh thương mại. 12. Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng với chi phí kinh doanh thương mại. 13. Các loại thông tin và vai trò của nó đối với kinh doanh thương mại. 14. Trình bày các biện pháp khai thác môi trường kinh doanh trong kinh doanh thương mại. 15. Các biện pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh thương mại.