Bài giảng Quản trị kinh doanh tổng hợp - Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga

1.1. CƠ HỘI KINH DOANH (tiếp theo) • Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: 1) tính hấp dẫn; 2) tính bền vững; 3) tính thời điểm; 4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng. 1.2. NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH • Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống.  Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế.  Thứ hai, các khuynh hướng xã hội.  Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ.  Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị. • Cách thức giải quyết một vấn đề. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. • Tìm kiếm khoảng trống thị trường. Khoảng trống trên thị trường khá trực diện

pdf30 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh tổng hợp - Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104224 BÀI 3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH TS. Ngô Thị Việt Nga Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015104224 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Năm 2008, Ashish Rangnekar đang làm việc cả ngày và anh chuẩn bị thi GMAT. Anh làm tất cả những công việc bình thường để chuẩn bị cho kì thi, chẳng hạn như mua sách để luyện thi và tham dự các kì thi thử. Vác theo những quyển sách nặng và cố gắng thu xếp thời gian để chuẩn bị thi là những việc anh đã trả qua hết sức vất vả. Khi anh có thời gian để học thì anh lại không mang theo sách và khi anh mang theo sách thì lại không có thời gian để học. Anh nghĩ “Liệu có cách nào tốt hơn để quán lý quá trình này hay không?” Cùng thời gian với việc Rangnekar tham dự kì thi GMAT, sản phẩm IPHONE ra mắt trên thị trường, và Rangnekar là một trong những người xếp hàng chờ để có được một sản phẩm cho mình. Các bạn thử nghĩ và đưa ra ý tưởng cho Ashish Rangnekar trong tình huống này? 2 v1.0015104224 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên cần nắm được các nội dung sau: • Thông qua việc phân tích cung và cầu trên thị trường, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề khác nhau quan trọng giữa ý tưởng và cơ hội, từ đó nhận diện được cơ hội kinh doanh, thông qua các kỹ năng nhận diện. • Hình thành các ý tưởng kinh doanh, sử dụng các công cụ, mô hình để lựa chọn và đánh giá ý tưởng kinh doanh. 3 v1.0015104224 NỘI DUNG Nhận diện cơ hội kinh doanh Ý tưởng kinh doanh và đánh giá ý tưởng kinh doanh 4 v1.0015104224 1. NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH 1.2. Nhận diện cơ hội kinh doanh 1.1. Cơ hội kinh doanh 1.3. Kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh 5 v1.0015104224 1.1. CƠ HỘI KINH DOANH 6 • Cơ hội được định nghĩa như là một tập hợp thuận lợi của những hoàn cảnh tạo ra nhu cầu cho một sản phẩm/dịch vụ hoặc một ngành kinh doanh mới. • Cơ hội kinh doanh mô tả các điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi, có khả năng dẫn đến thành công cho một hoạt động kinh doanh cụ thể nào đó. Cơ hội Sự hấp dẫn Thời điểm Duy trì sản phẩm Bền vững v1.0015104224 1.1. CƠ HỘI KINH DOANH (tiếp theo) 7 • Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: 1) tính hấp dẫn; 2) tính bền vững; 3) tính thời điểm; 4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng. v1.0015104224 1.2. NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH • Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống.  Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế.  Thứ hai, các khuynh hướng xã hội.  Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ.  Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị. • Cách thức giải quyết một vấn đề. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. • Tìm kiếm khoảng trống thị trường. Khoảng trống trên thị trường khá trực diện: nhu cầu của con người về sản phẩm/dịch vụ chưa được lấp đầy. 8 v1.0015104224 1.3. KỸ NĂNG NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH • Sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ. • Nhạy bén trong phát hiện cơ hội kinh doanh. • Sử dụng các quan hệ xã hội. • Tư duy sáng tạo. 9 v1.0015104224 2. Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG KINH DOANH 2.2. Phương pháp tìm kiếm, sáng tạo ý tưởng kinh doanh 2.1. Khái niệm ý tưởng kinh doanh 2.3. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh 10 v1.0015104224 2.1. KHÁI NIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH 11 • Ý tưởng kinh doanh là ý tưởng làm cơ sở triển khai hoạt động kinh doanh. • Ý tưởng kinh doanh tốt là điểm bắt đầu cho công việc kinh doanh hứa hẹn thành công.  Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh:  Lấp đầy được nhu cầu mới của khách.  Đem lại giá trị (dịch vụ) tốt hơn cho khách hàng.  Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng khai thác được cơ hội kinh doanh. v1.0015104224 2.1. KHÁI NIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH (tiếp theo) 12 • Các nguồn hình thành ý tưởng kinh doanh:  Hình thành từ những phát minh mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến.  Phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất.  Tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu cầu vượt quá cung.  Tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong phân phối (chẳng hạn, hãng Ford không chế tạo được xe ôtô nhưng họ tạo ra được một dây chuyền lắp ráp mà có thể nói đó là một tổ chức mới). v1.0015104224 2.1. KHÁI NIỆM Ý TƯỞNG KINH DOANH (tiếp theo) 13 • Yêu cầu khi lựa chọn ý tưởng kinh doanh tốt:  Phải gắn với tâm huyết của bạn;  Đánh giá một cách trung thực và chính xác về khả năng cá nhân;  Phải hiểu và biết rõ về sản phẩm (dịch vụ) - thị trường;  Phải xác định được số người mua trong một khoảng thời gian đáng kể;  Kiểm tra lại các yêu cầu về kinh nghiệm và đào tạo khi bắt đầu hoạt động kinh doanh;  Đảm bảo tỉ suất lợi nhuận, đòi hỏi về thời gian, dịch vụ cũng như mức tài chính trung bình;  Đảm bảo tính khả thi triển khai công việc kinh doanh hiện tại và cho phép tiếp cận với cơ hội mới;  Gắn với lịch sử của công ty, các chính sách và cơ hội của công ty (nếu nhượng quyền) với các hiệp hội hay các nhóm doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm liên quan, v1.0015104224 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIỂM, SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH • Phương pháp kinh nghiệm. • Phương pháp tư duy sáng tạo. • Phương pháp sử dụng thư viện và tìm kiếm trên internet. • Các phương pháp khác. 14 v1.0015104224 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIỂM, SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH 15 • Phương pháp kinh nghiệm:  Cách thức giải quyết một vấn đề nào đó thường đã có sẵn, thường trực.  Vấn đề chỉ là ở chỗ người khởi sự tác động vào vỏ não để tư duy về một vấn đề mới phát sinh theo các kiến thức mình đã tích lũy được.  Phương pháp này thường nhanh và tốn ít công sức. • Phương pháp tư duy sáng tạo:  Phương pháp sáng tạo tự do.  Phương pháp sáng tạo nhóm.  Kỹ thuật brainstorming.  Thảo luận nhóm tập trung. v1.0015104224 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIỂM, SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KINH DOANH (tiếp theo) 16 • Phương pháp sử dụng thư viện và tìm kiếm trên internet:  Sử dụng sách trong thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet.  Khuynh hướng tự nhiên của con người trong quá trình tìm kiếm ý tưởng là nghĩ sẽ lựa chọn ý tưởng nào trước và sau đó quá trình tìm kiếm ý tưởng mới bắt đầu.  Đây là cách tiếp cận theo đường thẳng. • Các phương pháp khác:  Thành lập ban chuyên gia cố vấn sản phẩm thường xuyên bàn luận và nhu cầu, mong muốn và các vấn đề liên quan đến khách hàng có thể dẫn đến những phát minh mới.  Sử dụng mô hình nhân chủng học. v1.0015104224 2.3. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH • Đánh giá sơ bộ:  Ma trận đánh giá ý tưởng tốt/xấu.  Ma trận đánh giá rủi ro.  Ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh. • Đánh giá chi tiết 17 v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG TỐT/XẤU 18 v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG TỐT/XẤU (tiếp theo) 19 • Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới: cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện tại”. • Nếu mục tiêu là phân đoạn mới: cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, cộng 3 điểm vào ”Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; cộng 2 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; cộng 1 điểm vào “Sản phẩm mới”. • Toàn bộ sự ghi chú được xếp hạng từ 0 đến 10. v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG TỐT/XẤU (tiếp theo) 20 • Ví dụ: nếu như ý tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm ghi chú phân loại là 2 điểm. Nếu như nhờ vào tổ chức mới này chúng ta có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4 điểm vào và toàn bộ điểm xếp hạng là 6. • Ma trận sau sẽ cho thấy sự xếp loại của toàn bộ điểm. 7/8 Ý tưởng hay 9/10 Ý tưởng tuyệt với Dưới 5 Ý tưởng tồi 5/6 Ý tưởng trung bình v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO • Rất nhiều khi vì một lý do nào đấy mà ý tưởng của bạn từ tuyệt với trở thành ý tưởng tồi, đó là một rủi ro. • Ma trận đánh giá rủi ro như sau:  Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao.  Dự đoán tác động của mỗi rủi ro.  Xác định vị trí trên ma trận. Xác suất xảy ra rủi ro Cao Mức độ tác động của rủi ro Thấp Thấp Cao 21 v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP 22 • Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán được các quy định sẽ có ở đất nước ban hoặc của một ngành kinh doanh. • Xác định các quy định từ dễ đến khó. Các quy định dễ dàng là các quy định mà chúng ta có thể đối mặt với chúng. Ngược lại, quy định khó có nghĩa là chúng ta gặp phải một rào cản; chẳng hạn, một ngành kinh doanh xác định đòi hỏi phải có bằng cấp quốc gia, nếu như không có coi như phải từ bỏ ý định kinh doanh ngành này. • Vẽ ma trận và định vị. v1.0015104224 MA TRẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP (tiếp theo) 23 • Nếu ý tưởng nằm trong ô các quyết định không thể đáp ứng thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác. Các quy định dễ Các quy định khó v1.0015104224 ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT 24 • Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh. • Bước 2: Đánh giá ý tưởng kinh doanh. Cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở mức trên trung bình. • Bước 3: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh. Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20. Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí. Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo. v1.0015104224 ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT (tiếp theo) 25 Ý tưởng kinh doanh Kiến thức của bạn Kinh nghiệm của bạn Kỹ năng của bạn Khả năng thâm nhập thị trường Sự độc đáo Tổng cộng v1.0015104224 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Có thể sử dụng Iphone để học GMAT ngoài việc sử dụng nó để kiểm tra thư điện tử, lướt web, hay chơi trò chơi. Chúng ta có thể giải quyết cả hai vấn đề cùng một lúc tại một thời điểm, vừa không nhất thiết phải vác những cuốn sách nặng theo mình trong khi lại thường mang iphone theo mình. Họ có thể tối đa hóa thời gian để học bằng việc tranh thủ thời gian ít phút giữa những cuộc hội thảo hay những dịp tương tự bằng cách sử dụng iphone. • Nghiên cứu tạo ra các ứng dụng dùng cho iphone, hướng dẫn học GMAT và lập danh mục câu hỏi để luyện tập. Ứng dụng này làm được rất nhiều việc, ví dụ như có thể so sánh kết quả luyện tập của các sinh viên dựa trên những bài luyện tập họ đã thực hành. Khi ứng dụng được đưa lên itune store, ứng dụng này ngay lập tức được tải về. Một điều không thể tin được, chỉ trong vòng 2 tháng sau khi ứng dụng đuợc đưa lên, đã có hơn 1000 khách hàng ở 7 quốc gia đã trả khoản phí 10 đô la để tải ứng dụng. Ứng dụng của họ ra đời đúng thời gian mà ứng dụng trở nên thông dụng – không quá sớm mà cũng không quá muộn. Đó cũng là ứng dụng thi GMAT đầu tiên trên itune của iphone. 26 v1.0015104224 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh: • khai thác được cơ hội kinh doanh. • tạo ra được lợi thế cạnh tranh. • vừa khai thác được cơ hội kinh doanh, vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh. • chi phí lựa chọn, đánh giá ý tưởng là thấp nhất. Trả lời: • Đáp án: C. vừa khai thác được cơ hội kinh doanh, vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh. • Giải thích:  Đáp ứng được nhu cầu của thị trường.  Đem lại giá trị (dịch vụ) tốt hơn cho khách hàng. 27 v1.0015104224 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Cơ hội kinh doanh là: • khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn cái hiện tại. • khả năng tạo ra hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu còn thiếu. • khả năng tạo ra sản phẩm giống hệt đối thủ khi thị trường đã đầy sản phẩm. • khả năng tạo ra dịch vụ chất lượng tốt hơn cái hiện tại, hoặc tạo ra hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu còn thiếu. Trả lời: • Đáp án: D. khả năng tạo ra dịch vụ chất lượng tốt hơn cái hiện tại, hoặc tạo ra hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu còn thiếu. • Giải thích: Cơ hội được định nghĩa như là một tập hợp thuận lợi của những hoàn cảnh tạo ra nhu cầu cho một sản phẩm/dịch vụ hoặc một ngành kinh doanh mới. 28 v1.0015104224 CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu hỏi: Giải thích thế nào là “khắc phục một khiếm khuyết của sản phẩm”? Hãy lấy một ví dụ về một cơ hội kinh doanh được tạo ra bằng cách này? Trả lời: • Bổ sung thêm các tính năng tác dụng mà sản phẩm chưa có. • Hoàn thiện sản phẩm hiện có trên sơ sở nhu cầu của khách hàng. • Ví dụ: thiết kế máy cắt có tự động, hoàn thiện dần các sản phẩm điện tử bằng cách thiết kế thêm các tính năng như 3D, internet, màn hình phẳng, cong, 29 v1.0015104224 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Mỗi một cơ hội được phát hiện thì sẽ có một cánh của mở ra,và thị trường luôn có đầy những cơ hội phát triển. Nếu bỏ lỡ cơ hội,vào một thời điểm nào đó thích trường phát triển và trở nên bão hòa với nhiều đối thủ cạnh tranh thì cơ hội kinh doanh sẽ đóng lại. • Một cơ hội kinh doanh tốt phải xuất phát từ một ý tưởng có phẩm chất hấp dẫn, bền vững và ra đời đúng thời điểm. Ý tưởng kinh doanh tốt sẽ tạo sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và người sử dụng cuối cùng. Không phải mọi ý tưởng đều cố thể biến trở thành cơ hội kinh doanh. • Theo sát các xu thế thời đại; khắc phục một khuyết điểm của sản phẩm; và tìm khoảng trống thị trường là ba cách tiếp cận để nhận biết một cơ hội kinh doanh. • Phương pháp kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, sử dụng thư viện và tìm kiếm trên internet là các phương pháp tìm kiếm ý tưởng kinh doanh. • Các ma trận dùng để đánh giá lựa chọn là đánh giá ý tưởng tốt/xấu, ma trận rủi ro, ma trận trên cơ sở phù hợp quy định, điều lệ. 30
Tài liệu liên quan