Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 3: Thẩm định chủ đầu tư, thẩm định khía cạnh pháp lý và khía cạnh thị trường của dự án đầu tư - Nguyễn Thị Ái Liên

MỤC TIÊU • Hiểu được mục đích của thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Các thông tin cần thu thập khi thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Nội dung cần đánh giá, phân tích trong từng khía cạnh thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Các phương pháp thẩm định được sử dụng để đánh giá các nội dung thẩm định.

pdf46 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 3: Thẩm định chủ đầu tư, thẩm định khía cạnh pháp lý và khía cạnh thị trường của dự án đầu tư - Nguyễn Thị Ái Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210 BÀI 3 THẨM ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ, THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KHÍA CẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TS. Nguyễn Thị Ái Liên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015107207 MỤC TIÊU • Hiểu được mục đích của thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Các thông tin cần thu thập khi thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Nội dung cần đánh giá, phân tích trong từng khía cạnh thẩm định chủ đầu tư, thẩm định tính pháp lý và thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. • Các phương pháp thẩm định được sử dụng để đánh giá các nội dung thẩm định. 2 v1.0015107207 NỘI DUNG 3 Thẩm định chủ đầu tư Thẩm định dự án đầu tư v1.0015107207 1. THẨM ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ 4 1.2. Yêu cầu và thông tin 1.1. Mục đích 1.3. Nội dung thẩm định chủ đầu tư v1.0015107207 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1: BIDV Hà nam xem xét đề nghị vay vốn của Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long Hà Nội vay vốn để đầu tư vào dự án “Xây dựng nhà máy gạch tuynel Thăng Long - Mộc Bắc”. Công ty là khách hàng mới, được thành lập từ năm 2009, ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, kinh doanh vật liệu xây dựng. 5 1. Căn cứ vào thông tin chủ đầu tư trong hồ sơ dự án, do khách hàng cung cấp, Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long có đủ tư cách pháp nhân thực hiện dự án đầu tư trên hay không? 2. Ngoài thông tin chủ đầu tư cung cấp, để thẩm định chủ đầu tư có cần bổ sung nguồn thông tin nào khác không? 3. Thẩm định chủ đầu tư cần thẩm định nội dung nào? 4. Sử dụng phương pháp gì để thẩm định chủ đầu tư? 5. Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long có năng lực thực hiện dự án không? v1.0015107207 Thẩm định chủ đầu tư nhằm đánh giá xem chủ đầu tư có đủ năng lực (năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực tổ chức và kinh doanh) để thực hiện dự án đầu tư hay không? 6 6 1.1. MỤC ĐÍCH v1.0015107207 1.2. YÊU CẦU VÀ THÔNG TIN • Thông tin do chủ đầu tư cung cấp; • Thông tin về ngành kinh doanh; • Thông tin về mô trường vĩ mô cấp quốc gia và cấp địa phương. 7 v1.0015107207 1.3. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ 1.3.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư 1.3.2. Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư 1.3.3. Thẩm định năng lực tổ chức, kinh doanh của chủ đầu tư 1.3.4. Thẩm định quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính 8 v1.0015107207 1.3.1. THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ • Sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và so sánh, đối chiếu. • Hồ sơ sử dụng:  Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy chứng nhận đầu tư.  Điều lệ doanh nghiệp.  Quyết định bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trọng doanh nghiệp.  Biên bản họp về việc quyết định đầu tư dự án, về việc ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp đứng ra giao dịch, vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án.  Người đại diện cho công ty chính thức, địa chỉ, hồ sơ.  Biên bản họp của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị về việc dùng tài sản nào để đảm bảo nợ vay cho ngân hàng. 9 v1.0015107207 1.3.1. THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 10 Nội dung thẩm định: • Thẩm định tư cách pháp nhân; • Sự phù hợp ngành nghề; • Thẩm định thẩm quyền quyết định; • Thời gian hoạt động còn hiệu lực của doanh nghiệp. v1.0015107207 1.3.2. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ • Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu • Báo cáo tài chính 11 Thẩm định năng lực tài chính Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích khả năng thanh toán Phân tích năng lực hoạt động Phân tích hiệu quả kinh doanh v1.0015107207 ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 12 • Tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn • Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu • Tỷ lệ vay ngắn hạn/tổng nguồn vốn = Tổng vay ngắn hạn Tổng nguồn vốn • Tỷ lệ nợ phải trả người bán/tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn • Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn Tổng nợ phải trả v1.0015107207 ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 13 • Tỷ lệ tài sản dài hạn/tổng tài sản = Tổng tài sản dài hạn Tổng tài sản • Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/tổng tài sản = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng tài sản • Tỷ lệ nợ phải thu của khách hàng/tổng tài sản = Tổng nợ phải thu khách hàng Tổng tài sản • Tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản = Hàng tồn kho Tổng tài sản • Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền/tổng tài sản = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng tài sản • Tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản = Tài sản cố định Tổng tài sản v1.0015107207 ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 14 • Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn/ tài sản dài hạn = Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn • Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn/tài sản ngắn hạn = Nguồn vốn ngắn hạn Tài sản ngắn hạn • Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định v1.0015107207 KHẢ NĂNG THANH TOÁN Khả năng thanh toán ngắn hạn 15 • Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản dài hạn Tổng nợ ngắn hạn • Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu của khách hàng Tổng nợ ngắn hạn • Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn v1.0015107207 KHẢ NĂNG THANH TOÁN 16 • Hệ số tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn • Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu • Hệ số nợ phải trả/tài sản đảm bảo = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản – Tài sản vô hình + Quyền sử dụng đất • Hệ số thanh toán của tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn = Tổng tài sản dài hạn Tổng nợ dài hạn • Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay Khả năng thanh toán dài hạn v1.0015107207 NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG 17 • Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hang tồn kho bình quân • Số vòng quay nợ phải thu khách hàng = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân • Số vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân • Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tài sản bình quân v1.0015107207 KHẢ NĂNG SINH LỜI 18 • Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần • Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần • Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân • Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân v1.0015107207 1.3.3. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TỔ CHỨC, KINH DOANH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ • Sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh, đối chiếu. • Thông tin: lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng lao động, máy móc thiết bị, hợp đồng kinh tế và báo cáo phân tích ngành... • Nội dung thẩm định:  Đánh giá lịch sử hoạt động của chủ đầu tư:  Lịch sử của doanh nghiệp;  Những thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ, sản phẩm;  Lịch sử quá trình liên kết, hợp tác;  Loại hình kinh doanh hiện tại.  Uy tín của doanh nghiệp.  Đánh giá năng lực tổ chức:  Đánh giá năng lực lãnh đạo lãnh đạo và quản lý.  Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. 19 v1.0015107207 1.3.3. THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TỔ CHỨC, KINH DOANH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 20  Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:  Doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực đầu tư không?  Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm gì, có những loại dây chuyền máy móc thiết bị chính nào?  Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.  Công suất hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bao nhiêu? Năng lực sản xuất của doanh nghiệp có tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành không?  Đánh giá về triển vọng phát triển của doanh. nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. v1.0015107207 1.3.4. THẨM ĐỊNH QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH • Căn cứ vào thông tin do CIC về xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro tín dụng. • Căn cứ vào lịch sử quan hệ của khách hàng, ngân hàng sẽ phân tích tổng thể lợi ích do khách hàng mang lại, đánh giá cơ hội, rủi ro. 21 v1.0015107207 2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22 2.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 2.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án v1.0015107207 2.1. THẨM ĐỊNH TÍNH PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN 2.1.1. Mục đích 2.1.2. Yêu cầu và thông tin 2.1.3. Nội dung 23 v1.0015107207 2.1.1. MỤC ĐÍCH Thẩm định tính pháp lý của dự án nhằm đánh giá xem dự án có đảm bảo tính pháp lý, có phù hợp với các quy định của nhà nước. 24 v1.0015107207 2.1.2. YÊU CẦU VÀ THÔNG TIN • Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng • Các văn bản quy phạm pháp luật. • Hồ sơ pháp lý của dự án gồm:  Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền.  Tài liệu liên quan đến quy hoạch khu đất được cấp có thẩm quyền cung cấp: Chỉ giới đường đỏ/Giấy phép quy hoạch/Quy hoạch tổng mặt bằng/Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500;  Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường).  Các văn bản thông tin kỹ thuật chuyên ngành được cấp có thẩm quyền cung cấp: Thông tin, số liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị; Thông tin nguồn cấp nước; Thông tin về khả năng cung cấp điện, nguồn vốn đầu tư hệ thống đường dây trung áp và trạm biến thế; Thông tin về đấu nối hệ thống thoát nước; Thông tin về phòng chống cháy nổ công trình; Thông tin để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư  Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền, và văn kiện chương trình, dự án với dự án ODA. 25 v1.0015107207 2.1.2. YÊU CẦU VÀ THÔNG TIN 26 • Nếu chủ thể thẩm định là các tổ chức tài chính :  Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật  Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án.  Các văn bản về chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư dự án.  Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp  Quyết định thu hồi đất, biên bản đền bù, giải phóng mặt bằng.  Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản.  Các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu vào đầu ra  Nếu vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cần có các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.  Đối với khách hàng là công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh cần có văn bản của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên về việc chấp thuận vay vốn. v1.0015107207 2.1.3. NỘI DUNG • Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định tính pháp lý của dự án. • Thẩm định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. • Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quy định, các chế độ ưu đãi. • Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng. 27 v1.0015107207 2.2. THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 2.2.1. Mục đích 2.2.2. Yêu cầu và thông tin 2.2.3. Nội dung 28 v1.0015107207 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 2: Xi măng muốn tăng công suất “Đầu tư từ năm 2006 với công suất 0,91 triệu tấn/năm, đầu năm 2015 Nhà máy Xi măng Trung Sơn (Hòa Bình) vừa trình văn bản đề xuất xin được tăng công suất lên đến 5,5 triệu tấn/năm.” Nguồn: id128.html 29 1. Nhà máy xi măng Trung Sơn tăng công suất lên 5,5 triệu tấn phù hợp với nhu cầu thị trường về xi măng không? 2. Thẩm định thị trường cần thẩm định những nội dung nào? v1.0015107207 2.2.1. MỤC ĐÍCH Mục đích thẩm định thị trường là nhằm đánh giá về sản phẩm và dịch vụ dự án dự định sản xuất và cung ứng, số lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm cũng như cách thức phân phối và xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến khách hàng mục tiêu của dự án. • Đánh giá sản phẩm của dự án; • Đánh giá tính chính xác trong việc xác định quy mô của dự án về khía cạnh thị trường, giá của sản phẩm dịch vụ dự án dự định cung cấp; • Đánh giá các biện pháp xúc tiến bán hàng và phân phối. 30 v1.0015107207 2.2.2. YÊU CẦU VÀ THÔNG TIN • Thu thập đầy đủ các thông tin, thông tin phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy:  Thông tin thứ cấp;  Thông tin sơ cấp. • Sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp: thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo. 31 v1.0015107207 2.2.3. NỘI DUNG a. Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của dự án b. Dự báo tình hình cung cầu sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai c. Đánh giá sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng d. Đánh giá khả năng cạnh tranh về sản phẩm của dự án 32 v1.0015107207 a. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN Xác định thị trường mục tiêu • Dự án có xác định thị trường mục tiêu thích hợp mà việc đầu tư của dự án có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Xem xét thị trường mục tiêu nhằm đánh giá tính khả thi của dự án khi chọn đoạn thị trường nhất định nào đó. 33 • Thị trường mục tiêu có đảm bảo:  Sản phẩm của dự án có đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.  Quy mô đủ lớn để thực hiện dự án đầu tư không?  Quy mô có thể mang lại hiệu quả cho dự án khi đầu tư vào thị trường này.  Có đảm bảo tính khả thi khi lựa chọn thị trường mục tiêu. v1.0015107207 a. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 34 Định vị sản phẩm của dự án • Định vị sản phẩm là việc thiết kế sản phẩm của dự án đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. • Định vị sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu không? • Việc định vị sản phẩm của dự án có tạo ra cho sản phẩm có những đặc tính khác biệt so đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng, có một vị trí nhất định so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. v1.0015107207 b. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CUNG CẦU SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG TƯƠNG LAI Đánh giá tình hình cung cầu hiện tại • Dự báo cung, cầu sản phẩm trong tương lai (thẩm định quy mô của dự án trên khía cạnh thị trường). • Đánh giá tình hình cung cầu hiện tại  Dự án đã đánh giá đầy đủ hai mặt cung cầu của dự án ở hiện tại chưa? Hiện tại, cung đã đáp ứng cầu không?  Dự án có thu thập đầy đủ số liệu về tình hình cung cầu trong quá khứ để cung cấp số liệu cho dự báo cung cầu không? 35 v1.0015107207 b. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CUNG CẦU SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG TƯƠNG LAI 36 • Các phương pháp dự báo thường được sử dụng trong dự báo cầu (cung) sản phẩm của dự án trong tương lai là:  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thống kê.  Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi qui tương quan.  Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co giãn cầu.  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức.  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. v1.0015107207 b. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CUNG CẦU SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG TƯƠNG LAI 37 • Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án. • Số lượng sản phẩm của dự án có phù hợp với quy mô và mức tăng trưởng của thị trường mục tiêu không? • Dự án có sử dụng phương pháp dự báo phù hợp với thông tin thu thập và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ mà dự án dự định sản xuất. • Quy mô của dự án có xem xét tương quan với cung thị trường trong tương lai không? khả năng cung cấp các sản phẩm thay thế hay không? • Dự báo cung sản phẩm có dự kiến khả năng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ đó trong tương lai? • Chính sách tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến khả năng xuất, nhập khẩu trong tương lai. v1.0015107207 c. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, GIÁ, PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN BÁN HÀNG • Đánh giá sản phẩm:  Dự án có nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của sản phẩm.  Các đặc điểm của sản phẩm có phù hợp với khách hàng mục tiêu, có phù hợp với chiến lược định vị của doanh nghiệp không?  Tính phù hợp của sản phẩm so với xu hướng tiêu dùng trong nước, nước nhập khẩu và thế giới. • Phân tích giá sản phẩm: Đánh giá căn cứ xác định giá của sản phẩm: chi phí sản xuất, nhu cầu và đặc điểm của thị trường mục tiêu, giá của sản phẩm cạnh tranh, khả năng của dự án... 38 v1.0015107207 c. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM, GIÁ, PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN BÁN HÀNG 39 • Đánh giá phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm:  Sản phẩm của dự án được tiêu thụ theo phương thức nào? Mạng lưới phân phối sản phẩm đã được xác lập chưa?  Khách hàng mục tiêu có thuận tiện tiếp cận được sản phẩm của dự án với chi phí rẻ nhất không? • Đánh giá biện pháp xúc tiến bán hàng:  Dự án lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm nào? Có thu hút được khách hàng không? Có phù hợp với sản phẩm và dịch vụ? Có phù hợp với khách hàng mục tiêu? Có cung cấp thông tin về sản phẩm tới khách hàng mục tiêu và thuyết phục họ mua hàng không?  Dự án có sử dụng biện pháp khuyến mại nào để giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm không? Biện pháp đó có hiệu quả không? v1.0015107207 d. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN • Dự án đã xác định được tất cả các đối thủ cạnh tranh? • Dự án có khả năng cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh không? • Các tiêu chí để đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án:  Giá cả;  Chất lượng sản phẩm;  Nhãn hiệu;  Thị phần của dự án/thị phần của các đối thủ cạnh tranh;  Thị phần của dự án so với toàn bộ thị trường;  Thị phần của dự án so với thị trường mục tiêu;  Thị phần tương đối: doanh số của dự án so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất;  Doanh thu từ sản phẩm của dự án/doanh thu của các đối thủ cạnh tranh;  Tỉ lệ chi phí Marketing/tổng doanh thu;  Chi phí marketing/tổng chi phí;  Tỷ suất lợi nhuận. 40 v1.0015107207 ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XUẤT KHẨU • Sản phẩm có khả năng đạt yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? • Sản phẩm của dự án có những ưu thế nào so với sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? • Tính phù hợp của sản phẩm so với xu hướng tiêu dùng nước nhập khẩu. • Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu như chính sách thương mại, hạn ngạch của thị trường, thuế xuất khẩu. • Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của dự án. 41 v1.0015107207 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 Câu hỏi: 1. Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long có đủ tư cách pháp nhân thực hiện dự án đầu tư trên hay không? 2. Ngoài thông tin chủ đầu tư cung cấp, để thẩm định chủ đầu tư có cần bổ sung nguồn thông tin nào khác không? 3. Thẩm định chủ đầu tư cần thẩm định nội dung nào? 4. Sử dụng phương pháp gì để thẩm định chủ đầu tư? 5. Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long có năng lực thực hiện dự án không? Trả lời: 1. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, công ty có đủ tư cách pháp nhân để thực hiện dự án. 2. Có. Bổ sung: thông tin về ngành kinh doanh, thông tin về mô trường vĩ mô cấp quốc gia và cấp địa phương. 3. Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực tổ chức và kinh doanh. 4. Phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu. 5. Công ty cổ phần Phát triển tập đoàn Nam Thăng Long có năng lực thực hiện dự án. 42 42 v1.0015107207 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 Câu hỏi: 1. Nhà máy xi măng Trung Sơn tăng công suất lên 5,5 triệu tấn phù hợp với nhu cầu thị trường về xi măng không? 2. Thẩm định thị trường cần thẩm định những nội dung nào? Trả lời: 1. Theo Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, đến năm 2026, Việt Nam mới thoát khỏi tình trạng dư nguồn cung (dựa trên giả định tăng trưởng nhu cầu hằng năm là 5% và nhiều giả định khác). Nếu có đủ thông tin về thị trường mục tiêu (trong nước và xuất khẩu),
Tài liệu liên quan