Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Mai

Phân loại tài sản cố định: • Theo hình thái biểu hiện:  Tài sản cố định hữu hình;  Tài sản cố định vô hình. • Theo quyền sở hữu:  Tài sản cố định tự có;  Tài sản cố định thuê ngo

pdf36 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V2.0013107210 BÀI 3 THỐNG KÊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai 1  Bạn đề nghị bộ phận thống kê làm tiếp báo cáo đánh giá về tình hình nguồn lực quan trọng thứ hai: Tài sản của doanh nghiệp. V2.0013107210 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP • Bên cạnh sức lao động, để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng các tư liệu sản xuất; • Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động thực hiện các vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh và được phân chia theo các phương thức chuyển hoá giá trị của chúng vào các sản phẩm lao động. Việc đánh giá, sử dụng và quản lý tư liệu sản xuất một cách chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2 V2.0013107210 MỤC TIÊU BÀI HỌC Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân tích các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp; Giới thiệu các chỉ tiêu dùng để thống kê nguyên vật liệu trong một doanh nghiệp sản xuất. Giới thiệu một số phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp; 3 V2.0013107210 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Kiến thức chung kinh tế xã hội; • Nguyên lý thống kê; • Chế độ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. 4 12 3 V2.0013107210 KẾT CẤU NỘI DUNG BÀI HỌC Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp; Thống kê nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất. Thống kê khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp; 5 V2.0013107210 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình, nghe giảng trực tuyến và tham gia buổi học offline; • Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Đọc thêm tài liệu có liên quan như chế độ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp... • Trả lời các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm ở cuối bài; • Làm bài tập ở cuối bài. 6 V2.0013107210 1. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định; 1.2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định; 1.3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định; 1.4. Thống kê tài sản cố định trực tiếp sản xuất. 7 V2.0013107210 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Khái niệm tài sản cố định: Tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra. 8 V2.0013107210 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 9 Phân loại tài sản cố định: • Theo hình thái biểu hiện:  Tài sản cố định hữu hình;  Tài sản cố định vô hình. • Theo quyền sở hữu:  Tài sản cố định tự có;  Tài sản cố định thuê ngoài. V2.0013107210 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định: • Giá ban đầu hoàn toàn (nguyên giá); • Giá khôi phục hoàn toàn (giá đánh giá lại); • Giá còn lại; • Giá so sánh do Nhà nước qui định. 10 V2.0013107210 1.3. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Thống kê số lượng tài sản cố định: Số lượng tài sản cố định hiện có thời điểm TSCĐ cuối kỳ = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ - TSCĐ giảm trong kỳ Số lượng tài sản cố định có bình quân trong kỳ: n S S n 1i i  1 22 ... 22 121     n SSSS S nn 1 22 ... 22 121     n SSSS S nn 11 V2.0013107210 1.3. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 12 Thống kê kết cấu tài sản cố định: Kết cấu TSCĐ loại i = Giá trị TSCĐ loại i: Tổng giá trị TSCĐ  Phản ánh đặc điểm trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. V2.0013107210 1.3. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 13 Thống kê hiện trạng tài sản cố định: • Hao mòn hữu hình: Là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng tài sản cố định, hoặc do tác động của thiên nhiên, môi trường;  Hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ. • Hao mòn vô hình: Là hao mòn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra. V2.0013107210 1.3. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 14 Thống kê biến động tài sản cố định: • Bảng cân đối tài sản cố định:  Tài sản cố định có đầu kỳ;  Tài sản cố định tăng trong kỳ;  Tài sản cố định giảm trong kỳ;  Tài sản cố định có cuối kỳ. • Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản cố định:  Hệ số tăng tài sản cố định;  Hệ số giảm tài sản cố định;  Hệ số đổi mới tài sản cố định;  Hệ số loại bỏ tài sản cố định. Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp: Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động trực tiếp sản xuất; • Năng suất sử dụng tài sản cố định; • Suất tiêu hao tài sản cố định; • Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) tài sản cố định; • Năng suất sử dụng mức khấu hao tài sản cố định; • Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) tính trên mức khấu hao tài sản cố định; V2.0013107210 1.4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Thống kê số lượng thiết bị sản xuất Số lượng thiết bị hiện có Số thiết bị đã lắp đặt Số thiết bị chưa lắp đặt Số thiết bị thực tế làm việc Số thiết bị sửa chữa lớn theo kế hoạch Số thiết bị dự phòng Số thiết bị bảo dưỡng Số thiết bị ngừng việc và các loại thiết bị khác 15 V2.0013107210 1.4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 16 Thống kê thời gian của thiết bị sản xuất Tổng giờ máy theo lịch Tổng giờ máy chế độ Tổng giờ máy ngoài chế độ Tổng giờ máy có thể sử dụng cao nhất Tổng giờ máy bảo dưỡng Tổng giờ máy dự phòng Tổng giờ máy sữa chữa lớn theo kế hoạch Tổng giờ máy làm việc thực tế Tổng giờ máy ngừng việc Tổng giờ máy hoạt động Tổng giờ máy chuẩn bị và kết thúc Tổng giờ máy có ích Tổng giờ máy hao phí cho phế phẩm V2.0013107210 1.4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 17 Thống kê năng suất thiết bị sản xuất Năng suất TBSX = KQSX do MMTB tạo ra trong kỳ (sản lượng, GO, VA,...) Tổng thời gian (số lượng máy) thực tế làm việc V2.0013107210 1.4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 18 Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất • Thông qua phân tích các phương trình kinh tế biểu hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị trong kỳ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. V2.0013107210 1.4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 19 Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định trực tiếp sản xuất: • Đánh giá tình hình sử dụng số lượng thiết bị sản xuất; • Đánh giá tình hình sử dụng thời gian của thiết bị sản xuất; • Đánh giá khả năng khai thác công suất thiết bị sản xuất. V2.0013107210 2. THỐNG KÊ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm liên quan; 2.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định. 20 V2.0013107210 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN • Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định; • Thời gian sử dụng tài sản cố định là thời gian mà tài sản cố định phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh, được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định hoặc số lượng hoặc giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. 21 V2.0013107210 2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian: • Đối tượng áp dụng là các máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. • Mức khấu hao tài sản cố định bình quân hàng năm được tính:  Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định C1(N) = Nguyên giá của TSCĐ (G) Số năm dự kiến sử dụng TSCĐ (n) Phương pháp khấu hao theo sản lượng: • Đối tượng áp dụng là các máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:  trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.  xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.  công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. • Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính: i dk )Ni(1 xQQ G C  22 V2.0013107210 2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 23 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh • Đối tượng áp dụng là các tài sản cố định thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:  Là tài sản cố định đầu tư mới;  Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm. • Mức khấu hao tài sản cố định trích ở năm thứ i (C1(i)):  Giảm dần trong suốt thời gian sử dụng tài sản C1(i) = Giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm i x Tỷ lệ khấu hao nhanh V2.0013107210 3. THỐNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANG NGHIỆP SẢN XUẤT 3.1. Một số khái niệm liên quan; 3.2. Thống kê tình hình đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất; 3.3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; 3.4. Thống kê mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. 24 V2.0013107210 3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN • Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đó là kết quả lao động của công nghiệp chế biến, của nông nghiệp... và là đối tượng của công nghiệp chế biến. • Bao gồm:  Nguyên vật liệu chính;  Vật liệu phụ;  Nhiên liệu. 25 V2.0013107210 3.2. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT • Thống kê mức độ đảm bảo NVL về khối lượng và chủng loại:  So sánh số lượng nhập thực tế với số lượng nhập kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. • Thống kê khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất: Khoảng thời gian đảm bảo NVL cho sản xuất (T) là số ngày đêm có thể thoả mãn yêu cầu sản xuất của một loại NVL còn lại cuối kỳ. Trong đó: Mck: Khối lượng nguyên vật liệu cuối kỳ; m: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm; q: Số lượng sản phẩm đã xuất trong một ngày đêm.  Báo động cho doanh nghiệp về mức đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, giúp cho việc tổ chức lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu kỳ sau được kịp thời.   qm MT ck 26 V2.0013107210 3.3. THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT • Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ:  Là cơ sở cho việc tính chỉ tiêu khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Lượng NVL còn lại cuối kỳ = Lượng NVL có đầu kỳ + Lượng NVL nhập trong kỳ - Lượng NVL xuất trong kỳ 27 V2.0013107210 3.3. THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT 28 • Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên:  Phản ánh nhu cầu nguyên vật liệu phải được dự trữ thường xuyên cho sản xuất ntx T.q.mM  V2.0013107210 3.3. THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT 29 • Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ bổ sung  Phản ánh lượng nguyên vật liệu dự trữ cần bổ sung do sự thay đổi kế hoạch sản xuất  tbs q.mM V2.0013107210 3.3. THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT 30 • Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm cho sản xuất:  Là lượng nguyên vật liệu được phép dự trữ để đề phòng các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mbh=Mtx x Hbh V2.0013107210 3.3. THỐNG KÊ DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT 31 • Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ:  Phản ánh lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp cần phải dự trữ theo thời vụ. Mtv=∑m.q.Tb+∑m.q.Tb.h • Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên vật liệu  Phản ánh chất lượng của nguyên vật liệu được cung cấp cho sản xuất của doanh nghiệp.  Trường hợp các NVL có phân cấp chất lượng.  sử dụng tỷ trọng các loại NVL để đánh giá  sử dụng mức phẩm cấp bình quân của NVL để đánh giá.  sử dụng giá mua NVL bình quân để đánh giá.  trường hợp NVL có nhiều loại và không phân cấp chất lượng: tính chỉ số chất lượng tổng hợp. V2.0013107210 3.4. THỐNG KÊ MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM Thống kê biến động của mức tiêu hao: • Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm. m=M/q • Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm.    j 1jjn j i ijij )s( qP sM m 32 V2.0013107210 3.4. THỐNG KÊ MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 33 Phân tích biến động của mức tiêu hao do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành. •Biến động tương đối: •Biến động tuyệt đối: m1 - m0 = g1 - g0 + f1 - f0 + h1 - h0 •Khối lượng nguyên vật liệu tiết kiệm hay lãng phí:      1 0 1 0 1 0 1 0 0 0 0 0 m m g g f f h h m m m m    j 1jjn1j j 1jjn1j j j 1jjn1j1jjn1j q)ff(q)hh(q)gg(q)mm( V2.0013107210 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 34 • Tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra. Tài sản cố định có thể được định giá theo: (1) giá ban đầu hoàn toàn; (2) giá khôi phục hoàn toàn và (3) giá còn lại. • Khấu hao tài sản cố định là hình thức bù đắp tài sản cố định trong quá trình sử dụng do bị hao mòn và đã chuyển thành một bộ phận trong giá thành sản phẩm. Có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: (1) khấu hao bình quân theo thời gian; (2) khấu hao theo sản lượng và (3) khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. • Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đó là kết quả lao động của công nghiệp chế biến, của nông nghiệp... và là đối tượng của công nghiệp chế biến. Các doanh nghiệp phải đảm bảo cung ứng và dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. V2.0013107210 CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 35  Làm thế nào để nhận biết một tư liệu lao động có phải là tài sản cố định hay không? V2.0013107210 CÂU HỎI TƯƠNG TÁC 36  Tại sao doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định? Có những phương pháp trích khấu hao nào?