Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 6: Thương mại điện tử - NEU

1. Thương mại điện tử có điểm gì khác so với thương mại truyền thống? 2. Lợi ích mà Thương mại điện tử đem lại cho người tiêu dùng là gì? 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử là gì?

pdf25 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 6: Thương mại điện tử - NEU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Thương mại điện tử 122 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 BÀI 6 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân (Đồng chủ biên), Giáo trình Kinh tế thương mại (2012), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Thương mại điện tử (2006), Nhà xuất bản Thống kê. 3. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013. 4. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Hiện nay, Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới (đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển) và được xem như là sự phát triển tất yếu của thương mại trong nền kinh tế số hoá. Mục 6.1 của Bài đề cập tới các quan niệm về Thương mại điện tử và ích lợi của nó. Mục 6.2 của Bài trình bày về hình thức hoạt động Thương mại điện tử. Mục 6.3 của Bài đề cập đến những cơ sở đảm bảo hoạt động Thương mại điện tử nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Mục cuối cùng của Bài khái quát về mô hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mục tiêu  Trình bày được khái niệm Thương mại điện tử. So sánh được thương mại điện tử và thương mại truyền thống.  Trình bày được các lợi ích của Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.  Sơ đồ hóa được các mô hình giao dịch Thương mại điện tử cơ bản.  Trình bày được các hình thức hoạt động của Thương mại điện tử.  Phân tích được thực trạng các cơ sở đảm bảo cho hoạt động Thương mại điện tử hiện nay.  Phân tích được các công việc doanh nghiệp cần thực hiện để triển khai mô hình kinh doanh B2C.  Mô tả được các công cụ hỗ trợ khách hàng mua hàng trực tuyến và các loại hình dịch vụ khách hàng trong Thương mại điện tử. Bài 6: Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 123 Tình huống dẫn nhập KINH DOANH THỰC PHẨM SẠCH ONLINE Mô hình “chợ thực phẩm sạch trên mạng”, kinh doanh thực phẩm an toàn và nhiều loại đặc sản vùng miền, hiện đang rất phát triển với lối giao dịch online tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều vấn đề: trên trang web không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận nuôi trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; đa số trang web chỉ đưa hình ảnh chào hàng mẫu, khi có khách mua mới đi lấy hàng nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc hàng. 1. Thương mại điện tử có điểm gì khác so với thương mại truyền thống? 2. Lợi ích mà Thương mại điện tử đem lại cho người tiêu dùng là gì? 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử là gì? Bài 6: Thương mại điện tử 124 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 6.1. Quan niệm và lợi ích của Thương mại điện tử 6.1.1. Quan niệm về Thương mại điện tử  Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet và các mạng viễn thông khác.  Theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại.  Các phương tiện thực hiện Thương mại điện tử: o Điện thoại; o Máy điện báo (Fax); o Truyền hình; o Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử; o Máy tính và Mạng máy tính (Internet, Intranet, Extranet); o Mạng viễn thông. 6.1.2. Lợi ích của Thương mại điện tử 6.1.2.1. Đối với doanh nghiệp  Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.  Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.  Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.  Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến với tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Dell Computer Corp.  Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.  Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.  Giảm chi phí giao dịch: Thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và 5% giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% giao dịch qua bưu điện. Bài 6: Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 125  Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị: Bằng phương tiện Internet,Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalo điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.  Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.  Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể cập nhật nhanh chóng và kịp thời. 6.1.2.2. Đối với người tiêu dùng  Mua sắm mọi nơi, mọi lúc.  Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ.  Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng, phong phú nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung ứng và đưa ra lựa chọn.  Giao hàng nhanh hơn: đối với các sản phẩm số hóa như phim, nhạc, sách, phần mềm... việc giao hàng có thể được thực hiện dễ dàng qua internet.  Thông tin phong phú, thuận tiện, chất lượng cao: khách hàng dễ dàng tìm được thông tin thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines). 6.1.2.3. Đối với xã hội  Nâng cao mức sống của xã hội.  Hội nhập với nền kinh tế thế giới.  Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn.  Người tiêu dùng những nước kém và đang phát triển có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ các nước phát triển.  Hoạt động trực tuyến sẽ giúp hạn chế việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. 6.2. Hình thức hoạt động Thương mại điện tử 6.2.1. Giao dịch Thương mại điện tử Sơ đồ 6.1: Các giao dịch Thương mại điện tử Bài 6: Thương mại điện tử 126 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 Các bên tham gia Thương mại điện tử gồm 3 nhóm chủ yếu: 1) Doanh nghiệp; 2) Chính phủ; 3) Người tiêu dùng (NTD). Sơ đồ 6.2: Giao dịch Thương mại điện tử giữa các bên tham gia Thương mại điện tử Trong năm cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch Thương mại điện tử và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức EDI. 6.2.2. Hình thức hoạt động của Thương mại điện tử  Thư điện tử (e – mail): Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” (on line) thông qua mạng gọi là thư tín điện tử (electronic mail).  Thanh toán điện tử (electronic payment): là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt. Ngày nay, với sự phát triển của Thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng bao gồm: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange – FEDI), tiền mặt Internet (Internet Cash), túi tiền điện tử (electronic purse), thẻ thông minh (smart card), giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking).  Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI): là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “Có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. EDI sử dụng rộng rãi trên thế giới, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn EDI chủ yếu được thực hiện qua mạng ngoại bộ (Extranet). Doanh nghiệp Chính phủ Doanh nghiệp Người tiêu dùng Chính phủ Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Trao đổi thông tin Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Mua hàng trực tuyến Mua sắm CP; Quản lý (thuế, hải quan); Thông tin Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Thuế, hải quan, thông tin Trao đổi dữ liệu, Mua bán và thanh toán hàng hóa Điện thoại, email, fax, EDI, biểu mẫu điện tử, thẻ thông minh, mã vạch Bài 6: Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 127  Giao gửi số hoá các dung liệu (digital delivery of content): Dung liệu (content) là phần của hàng hoá với tính cách là nội dung của nó, nói cách khác, dung liệu chính là nội dung của hàng hoá chứ không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ: tin tức, sách báo, phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, ý kiến tư vấn, hợp đồng bảo hiểm Ngày nay dung liệu được số hoá và truyền gửi qua mạng, gọi là “giao gửi số hoá” (digital delivery).  Bán lẻ hàng hoá hữu hình (Retail of tangible goods): Hiện nay, danh mục các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng hơn rất nhiều, từ hoa tới quần áo, ô tô và xuất hiện một hoạt động gọi là mua hàng điện tử hay mua hàng trên mạng. Xu hướng trong những năm tới, Thương mại điện tử chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiếp đến là du lịch, kinh doanh bán lẻ và quảng cáo, trong lĩnh vực buôn bán hàng hoá hữu hình khác còn rất hạn chế.  Quảng cáo trực tuyến: Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng. Chi phí quảng cáo trên các trang web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. 6.3. Cơ sở đảm bảo hoạt động Thương mại điện tử 6.3.1. Những cơ sở chung bảo đảm hoạt động Thương mại điện tử  Hạ tầng cơ sở công nghệ: Hệ thống chuẩn của doanh nghiệp, quốc gia và sự liên kết với các chuẩn quốc tế; Hệ thống hạ tầng viễn thông; Hệ thống mạng toàn cầu (Web), Hệ thống máy tính điện tử; Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử; Công nghệ bảo mật truy cập, an ninh mạng, an toàn dữ liệu.  Nguồn nhân lực: Có đội ngũ chuyên gia tin học mạnh để bắt kịp công nghệ hiện đại, đồng thời có khả năng thiết kế các chương trình phần mềm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số hóa, tránh sự phụ thuộc vào nước ngoài.  Luật pháp – chính sách: các khía cạnh của Thương mại điện tử cần được phản ánh đầy đủ trong hệ thống luật pháp: o Thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, thanh toán điện tử. o Các vấn đề về chính sách thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được quy định chặt chẽ trong các bộ luật. o Mọi doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ phải được mã hóa thống nhất. Bài 6: Thương mại điện tử 128 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226  Văn hóa – Xã hội: Trình độ công nghệ thông tin của người dân. Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và phương thức mua bán truyền thống. 6.3.2. Những điều kiện của doanh nghiệp cho hoạt động Thương mại điện tử  Điều kiện cơ sở vật chất: o Trang bị hệ thống máy tính. o Kết nối mạng Internet. o Áp dụng hệ thống phần mềm kinh doanh (phần mềm Tài chính; Kế toán, Quản trị nhân sự; Quản trị chuỗi cung ứng; Quản trị quan hệ khách hàng; Quản trị nguồn lực doanh nghiệp. o Xây dựng và vận hành website. o Thường xuyên sử dụng Email, điện thoại, máy fax.  Điều kiện con người: o Khả năng sử dụng và phát triển các thiết bị kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông. o Khả năng xây dựng kế hoạch, quản lý sự thay đổi, marketing, bán hàng trực tuyến. o Nắm vững những quy định của luật pháp trong lĩnh vực Thương mại điện tử.  Điều kiện để xây dựng lòng tin ở khách hàng: o Tuân thủ những điều khoản hợp đồng về giao hàng và thanh toán. o Tôn trọng bí mật thông tin khách hàng. o Bảo vệ quyền lợi của khách hàng. 6.4. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 6.4.1. Mô hình Thương mại điện tử B2C 6.4.1.1. Khái quát về mô hình B2C  B2C (Business to Customer) là mô hình Thương mại điện tử mà trong đó doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ trực tiếp và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.  Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp đang kết hợp cả bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống (gọi là click – and – motar hoặc brick – and – click). 6.4.1.2. Kinh nghiệm thực hiện mô hình B2C thành công  Lựa chọn hàng hóa phù hợp với mua sắm trực tuyến: o Hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng. o Hàng hóa được các hãng uy tín đứng ra bảo lãnh. o Các sản phẩm số hóa. o Các sản phẩm có mức giá thấp tương đối. o Các sản phẩm được mua bán thường xuyên. Bài 6: Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 129 o Các sản phẩm có đặc điểm kỹ thuật được chuẩn hóa, không cần thiết kiểm tra sản phẩm thực tế. o Các sản phẩm đã được đóng gói, có thương hiệu nổi tiếng, không thể mở ra ngay cả trong các cửa hàng truyền thống.  Xây dựng website thu hút và tạo sự quan tâm của người tiêu dùng: o Giao diện đẹp, thuận tiện cho việc sử dụng. o Cung cấp thông tin phong phú, chất lượng. o Cung ứng hiệu quả các dịch vụ khách hàng trên website.  Tập trung vào những khách hàng trọng điểm: Phân tích thói quen và tâm lý tiêu dùng của những khách hàng trọng điểm (cán bộ công sở, sinh viên, người nội trợ) để có chiến lược marketing phù hợp.  Mô hình Thương mại điện tử phù hợp hơn với những doanh nghiệp thương mại bởi sản phẩm, dịch vụ phong phú và đa dạng hơn. 6.4.1.3. Mô hình Thương mại điện tử B2C từ phía khách hàng  Phân loại khách hàng trực tuyến: o Tiêu thức phân loại 1:  Khách hàng ngẫu hứng: mua hàng rất nhanh;  Khách hàng kiên nhẫn: mua hàng sau khi đã so sánh;  Khách hàng phân tích: nghiên cứu rất cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. o Tiêu thức phân loại 2:  Khách hàng vị lợi (utilitarian): mua hàng để đáp ứng một mục tiêu hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.  Khách hàng hedonic: mua hàng đơn giản chỉ vì thú vui. o Tiêu thức phân loại 3:  Khách hàng tiết kiệm thời gian: sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hoặc chi phí bổ sung để tiết kiệm thời gian khi mua hàng, họ có thể thích hoặc không thích quá trình mua hàng.  Khách hàng không thích mua hàng trực tuyến: những người không thích đi mua hàng theo cách truyền thống vì lý do đông người, phải xếp hàng hoặc phải di chuyển.  Khách hàng ưa chuộng công nghệ cao: thông thường giới trẻ dễ dàng chấp nhận và hấp thụ công nghệ mới, họ có thể mua hàng đơn giản vì “đó là phương pháp mua hàng hiện đại, kiểu mới”.  Khách hàng truyền thống tiết kiệm thời gian: đó là các khách hàng chỉ sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, họ vẫn thích mua hàng theo cách truyền thống hơn vì lý do an ninh hoặc các lý do khác. Bài 6: Thương mại điện tử 130 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226  Khách hàng truyền thống: là những người vẫn thích mua hàng tại các cửa hàng truyền thống, họ không bao giờ chấp nhận hành vi mua hàng trực tuyến.  Khách hàng săn hàng (chiếm khoảng 20% số khách hàng trực tuyến): là những người thích so sánh về giá cả và tìm kiếm các hàng hoá mua bán hời.  Khách hàng trung thành với nhãn hiệu: khách hàng mua hàng trực tuyến đối với một hàng hoá hay một thương hiệu cụ thể. Đây là nhóm khách hàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.  Khách hàng đơn lẻ: những khách hàng ưa thích không chỉ mua hàng trực tuyến mà còn thực hiện thanh toán trực tuyến, liên lạc, chơi games, xem tin tức và thực hiện các hoạt động khác trên internet.  Quá trình mua hàng của khách hàng: Sơ đồ 6.3: Quá trình mua hàng của khách hàng o Giai đoạn tiền mua hàng:  Cân nhắc: Bất kỳ khách hàng khi mua hàng đều cân nhắc, và mức độ cân nhắc tuỳ thuộc vào từng cá nhân, từng sản phẩm và từng tình huống mua hàng. Cân nhắc khi mua hàng được xác định là khoảng thời gian cách quãng từ lúc khách hàng lần đầu tiên nghĩ đến việc mua hàng và việc khách hàng thực tế mua hàng. Trong giai đoạn này, khách hàng thực hiện tìm kiếm thông tin, đồng thời khách hàng cũng có thể so sánh về các giải pháp khác nhau hoặc thương lượng về giá cả. Nghiên cứu và tìm kiếm sản phẩm dịch vụ So sánh và lựa chọn sản phẩm trên các tiêu chí khác nhau Đàm phán về các điều khoản mua hàng: giá cả, giao hàng Xác nhận đặt hàng Chấp nhận thanh toán Nhận sản phẩm Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng Hoạt động sau mua hàng Hoạt động mua hàng Hoạt động tiền mua hàng Bài 6: Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 131  So sánh tiền mua hàng và thương lượng tiền mua hàng: Trong nhiều trường hợp, việc so sánh về các thuộc tính khác nhau là điều kiện cần thiết để ra quyết định mua hàng. Trong bối cảnh so sánh các thuộc tính, quá trình tìm kiếm thông tin tiếp tục được phân thành hai chiều sau: - Tìm kiếm của khách hàng cá nhân: được xác định là mức độ cân nhắc, nhận thức và các nỗ lực để tìm kiếm thông tin hoặc dữ liệu có liên quan đến các vấn đề ra quyết định mua hàng của cá nhân. Hầu hết tìm kiếm của khách hàng đều nhằm vào so sánh giá cả. Trên nhiều thị trường, khách hàng coi giá cả là tín hiệu về chất lượng. Internet làm thay đổi cách thức so sánh giá cả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty bị mất thị trường truyền thống vì giờ đây khách hàng có điều kiện so sánh giá cả dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. - Tìm kiếm của khách hàng tổ chức được xác định là quá trình qua đó một tổ chức thích nghi với những biến động trong môi trường bên ngoài vì có người cung cấp mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới. o Giai đoạn mua hàng: Giao dịch Thương mại điện tử đơn giản nhất phải bao gồm:  Người mua liên lạc với người bán để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối thoại giữa người mua và người bán có thể thực hiện trực tuyến: qua trang web, mail, hoặc phi trực tuyến thông qua catalog hoặc điện thoại.  Người bán đưa ra mức giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ.  Người mua và người bán có thể thực hiện thương lượng.  Nếu hài lòng, người mua chấp nhận thanh toán cho người bán, chấp nhận thanh toán được mã hoá cùng với chữ ký điện tử.  Người bán liên lạc với ngân hàng của mình, hoặc tổ chức dịch vụ thanh toán của mình để xác nhận thanh toán.  Tổ chức dịch vụ thanh toán giải mã chấp nhận thanh toán và kiểm tra tài khoản hoặc tình trạng tín dụng của người mua. Tổ chức dịch vụ thanh toán có thể liên lạc với ngân hàng của người mua.  Tổ chức thanh toán đồng ý chấp nhận thanh toán, báo cho người bán và gửi thông điệp hướng dẫn cụ thể về chi tiết thanh toán (ví dụ như mã chấp nhận thanh toán).  Khi nhận thông báo đã đủ điều kiện thanh toán, người bán chuyển hàng hoá cho người mua, hoặc trong trường hợp mua bán thông tin thì cung cấp chìa khoá giải mã cho người mua để mở một tệp thông tin.  Khi nhận hàng hoá, người mua ký và ch
Tài liệu liên quan