Bài tập lớn môn Triết học Mác-Lênin - Đề tài: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học ấn độ thời kỳ phong kiến

Ở Ấn Độ, công xã nông thôn và chế độ quốc hữu hóa ruộng đất tồn tại rất dai dẳng. Đó là hai đặc điểm lớn nhất, cùng với điều kiện thiên nhiên rất đa dạng và phức tạp đã ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của đời sống kinh tế, xã hội của Ấn Độ cổ đại. Từ hai đặc điểm trên đã tạo nên các bước phát triển lịch sử của xã hội Ấn Độ thời cổ không được mạch lạc như lịch sử các nước châu Âu. Ở Ấn Độ, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội mà nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu; họ chưa bao giờ trở thành nông nô như ở Tây Âu trung cổ. Mặt khác, quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ càng làm cho kết cấu giai cấp – xã hội thêm phức tạp. Đứng đầu là tăng lữ, lễ sư; thứ hai là vương công, vua chúa, tướng lãnh, võ sĩ; thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân; thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ. Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp những người cùng đinh, hạ đẳng.

docx19 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Triết học Mác-Lênin - Đề tài: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học ấn độ thời kỳ phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC -----š›&š›----- ĐỀ TÀI: CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜI KỲ PHONG KIẾN Giảng viên: TS. Phạm Thị Loan Sinh viên thực hiện Nguyễn Phạm Lê Na Trần Văn Căn Nguyễn Văn Tây MSSV 1656070064 1656070011 1656070094 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018 MỤC LỤC PHẦN I: ` Phần II: NỘI DUNG Giới thiệu các trường phái, khuynh hướng triết học Ấn Độ thời kì phong kiến Ở Ấn Độ, công xã nông thôn và chế độ quốc hữu hóa ruộng đất tồn tại rất dai dẳng. Đó là hai đặc điểm lớn nhất, cùng với điều kiện thiên nhiên rất đa dạng và phức tạp đã ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của đời sống kinh tế, xã hội của Ấn Độ cổ đại. Từ hai đặc điểm trên đã tạo nên các bước phát triển lịch sử của xã hội Ấn Độ thời cổ không được mạch lạc như lịch sử các nước châu Âu. Ở Ấn Độ, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội mà nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu; họ chưa bao giờ trở thành nông nô như ở Tây Âu trung cổ. Mặt khác, quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ càng làm cho kết cấu giai cấp – xã hội thêm phức tạp. Đứng đầu là tăng lữ, lễ sư; thứ hai là vương công, vua chúa, tướng lãnh, võ sĩ; thứ ba là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân; thứ tư là đẳng cấp tiện dân và nô lệ. Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp những người cùng đinh, hạ đẳng. Sự phát triển chậm chạp của xã hội Ấn Độ với các đặc điểm trên đã quy định đặc điểm của sự phát triển triết học Ấn Độ. Bước phát triển của triết học Ấn Độ có những đặc điểm khác với châu Âu. Ở châu Âu các nhà tư tưởng thay thế nhau, thường phát triển Triết học với quan niệm hoàn toàn mới, phê phán và gạt bỏ quan điểm của người đi trước. Còn ở Ấn Độ một loạt các quan điểm triết học hay hệ thống triết học đã đặt cơ sở từ thời cổ. Sự phát triển của những quan điểm triết học sau này chỉ là sự phát triển những quan điểm ban đầu. Các nhà triết học nối tiếp nhau, nói chung là họ không đặt mục đích tạo ra một thứ triết học mới. Mà thực chất là mỗi người ủng hộ một hệ thống đã có, bảo vệ, phát triển và hoàn thiện nó, thường là tăng cường những chứng cứ cho người đi trước hơn là tìm các sai lầm. Các nhà Triết học mới luôn luôn giới hạn mình trong việc làm sáng tỏ các học thuyết cũ và không bao giờ mâu thuẫn với chúng. Phong cách của công trình Triết học Ấn Độ cổ hay thời kì phong kiến là trình bày quan điểm của các tác giả bằng cách phê phán ý kiến đối lập. Nhà Triết học trình bày ý kiến của đối thủ để làm rõ ý kiến của mình. Theo cách phân chia truyền thống, ở Ấn Độ cổ đại có chín hệ thống triết học. Chín hệ thống này lại được chia làm hai loại: Chính thống (àstika) (có 6 hệ thống) Tà giáo (Nastika) (có 3 hệ thống) Theo nhà ngữ pháp Pànini thì àstika là người tin vào thế giới bên kia, còn nàstika là người không tin vào thế giới đó. Tiêu chuẩn “chính thống” của triết học Ấn Độ là sự thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Veda. Những người Phật giáo và Jaina giáo có kinh điển riêng nên họ bị coi là tà giáo. Giới thiệu sơ lược tư tưởng triết học của các phái thời sơ kì và hậu kì: Sáu hệ thống chính thống: Trường phái SămKhya Trường phái Sămkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ. Đến nay chỉ còn hai tác phẩm thể hiện triết học SămKhya một cách tập trung là: “Săm Khya- Sutra” được coi của Kapila là: “Săm Khya-Karikà” được coi của Isvarakrisna. Lý luận về bản nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này. *Săm Khya sơ kì có tư tưởng duy vật và ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu. Theo họ kết quả đã tiềm ẩn trong nguyên nhân; bởi vậy, nếu vạn vật của thế giới này là vật chất thì yếu tố tạo nên vạn vật của thế giới với tính cách là nguyên nhân cũng phải là vật chất; đó là “vật chất đầu tiên” (Prakriti) – Một dạng vật chất không thể dùng cảm giác mà biết được. *Săm Khya hậu kì lại có khuynh hướng Nhị nguyên khi thừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và tinh thần (Purusa). Yếu tố Purusa (yếu tố tinh thần) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyền sinh khí, năng lượng biến hóa vào yếu tố vật chất. Trường phái Mimansa *Mimansa sơ kì không thừa nhận sự tồn tại của thần họ cho rằng, không tin được bằng chứng nào về sự tồn tại của thần. Cảm giác không thể nhận ra thần mà các nguồn khác của tri thức thì suy cho cùng cũng dựa trên cảm giác. Họ chống lại quan điểm duy tâm vì nếu tin rằng thế giới hiện thực là không tồn tại chỉ do ý thức sinh ra thì nghi lễ mà Mimansa coi trọng và hiệu quả của nó trở nên vô nghĩa. *Những nhà triết học Mimansa hậu kì đã lại thừa nhận sự tồn tại của thần. Trường phái Vedanta Các luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là “Thuyết Vedanta nhất nguyên”. Đó là Triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan, cho rằng chỉ có Brahman tức ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahman lại được đồng nhất với “cái tôi” (Atman) đại biểu cho thuyết này là Sankara người viết chú giải cho “Brahman- Sutra”. Các phái Vedanta sau này lại giải thích “Brahman – Sutra” theo quan điểm hữu thần hay duy tâm khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh hằng còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ phận của linh hồn tối cao tức thượng đế Brahman. Trường phái Yoga Tư tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên tử hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể. Trường phái Yoga kết hợp tư tưởng Triết học của trường phái Sămkhya với sự thừa nhận tồn tại của thần.Thượng đế hay thần chỉ là một loại linh hồn không khác linh hồn cá thể là mấy.Vì vậy bằng phương pháp luyện tập và tu luyện nhất định có thể làm chủ và tự điều khiển được bản thân mình tiến đến làm chủ được và điều khiển được môi trường, vạn vật, và cao hơn nữa là đạt tới sự “giả thoát” “tự do tuyệt đối”. Ba trường phái Yoga, Vedanta, và Mimansa đều có xu hướng giải quyết vấn đề nhân sinh quan theo chủ đích đạt tới sự “giải thoát” tối hậu: hòa đồng cái tôi (tiểu ngã) với cái đại ngã (vũ trụ). Trường phái Nyaya- Vaisesika Đại biểu cho trường phái Nyaya là Gantama. Đại biểu cho trường phái Vaisesika là Kananda. Đây là hai trường phái khác nhau nhưng có quan điểm Triết học tương đồng, nhất là vào giai đoạn hậu kì của mỗi phái. Những tư tưởng Triết học của hai phái này là: Học thuyết nguyên tử, lí luận nhận thức và loogic học. Ban đầu hai phái này có tư tưởng vô thần và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm Triết học. Song ở gian đoạn cuối họ thừa nhận có thần và cho rằng thần Anu xây nên thế giới. Ba trường phái không chính thống Trường phái Jaina Jaina là một tôn giáo xuất hiện đồng thời với Phật giáo. Người sáng lập trường phái này tên là Mahavira còn có hiệu là Jaina (nghĩa là chiến thắng). Triết học cơ bản của Jaina là học thuyết về “cái tương đối”. Theo thuyết này, tồn tại đầu tiên là bất biến, vô thủy, vô chung, sự biến chuyển của vạn vật là không cùng. Thế giới vạn vật là sự thống nhất của cái bất biến và cái biến đổi. Cái vĩnh hằng là vật chất; cái không vĩnh hằng là các dạng của vật chất. Trường phái lokayata Là trường phái duy vật tương đối triệt để và vô thần khá xa lạ với tinh thần truyền thống tôn giáo của Ấn Độ. Có lẽ vì thế mà sớm bị mất đi. Phái này cho rằng: Tất cả đều được tạo ra bởi bốn yếu tố vật chất (Đất, nước, lửa, không khí) Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật. Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhau của những yếu tố bản nguyên ấy; con người cũng chỉ là sự hợp thành của những yếu tố bản nguyên vật chất ấy. Sự hợp thành và tan rã của chúng quy định sự tồn tại hay mất đi của thực thể con người của vạn vật. Không có linh hồn bất tử, linh hồn hay ý thức chỉ là thuộc tính của cơ thể, ý thức do vật chất sinh ra ví như gạo nấu thành rượu; nhưng rượu lại có tính chất mà gạo không có là làm người ta say. Từ đó phái Lokayata phủ nhận thuyết “luân hồi” và “nghiệp” chế giễu “sự giải thoát”. Về lý luận nhận thức, phái này có khuynh hướng duy vật theo lập trường kinh nghiệm luận. Họ cho rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức, đồng thời phủ nhận tính chính xác của những tri thức lý tính. Triết học Phật giáo (Buddha) Triết học Phật giáo là một trường phái Triết học- Tôn giáo điển hình thuộc phái không chính thống và có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Phật giáo được hình thành vào thế kỉ VI TCN. Người sáng lập là Siddhatra sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Sakyamuni (Thích ca Mâu Ni) còn có hiệu là Buddha (Phật). Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đỗi của vạn vật, tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân-quả. Triết học Phật giáo ít bàn về vấn đề bản thể luận. Mục đích cuối cùng của Phật là tìm ra con đường giải thoát (Moska) đưa chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi. Phật giáo chủ yếu bàn về vấn đề nhân sinh. Phật giáo bác bỏ Brahman và Atman nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi (Samara) và nghiệp (Karma) của Upanisad. Giới thiệu các trường phái khuynh hướng: Trong thời kì đầu của của chế độ phong kiến (thế kỉ IV-X) cùng với sự đấu tranh, kế thừa và phân phái của các môn phái triết học tôn giáo lớn, triết học Ấn Độ phát triển dưới hình thức bình luận, chú giải những nguyên lý của những người sáng lập ra các hệ thống triết học chính thời kì cổ điển hay thời kì Phật giáo, Bà la môn giáo. Vátsỳayana (thế kỉ V) với bộ Bhasya, Uddyotakara (thế kỉ VI) với bộ Nyàya – Varttikatâtparyatika và Djayanta (thế kỉ X) là những nhà bình luận nổi tiếng nhất đối với hệ thống Nyàya. Học thuyết của phái Vaisesika được trình bày trong các tác phẩm của Prasattapadda (thế kỉ IV) và của những người khác, cũng như trong các bài bình luận về những tác phẩm ấy của Srithara Udayana (thế kỉ X), Những tài liệu quý giá về tư tưởng triết học ở Ấn Độ thời trung cổ ghi lại trong các tác phẩm của những người theo phái Purva Mimansa, và nhất là của Kumaryla Bharta (thế kỉ VII) và Prabharkara.Thời trung cận đại, những phái duy tâm triết học Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi. Khuynh hướng đặc sắc nhất trong triết học thời kì đầu chế độ phong kiến ở Ấn Độ ấy là các kinh sách và các giáo điều của các môn phái triết học tôn giáo thời cổ được giải thích theo tinh thần duy tâm và thần học, mặc dù nhiều phần trong những kinh sách đó tự nó không đem lại căn cứ rõ ràng cho lối giải thích ấy.Trước hết là sự bình chú, giải thích nội dung của các trường phái Nyaya và Vaisesika. Trong những bài bình luận về kinh của Gautama và Kanada- Những người sáng lập ra trường phái Nyaya và Vaisesika, ra đời vào thế kỉ V-X những học thuyết lúc đầu là duy vật giải thích sự phát triển của thế giới bằng sự kết hợp các hạt nhỏ-nguyên tử anu, đã được giải thích và chú giải mang tính chất thần học. Trong thời kì trung đại, trường phái Sakhya cũng được giải thích, chú giải theo khuynh hướng duy tâm và có tính chất thần học như vậy, vẫn phủ nhận tư tưởng cho người là người sáng tạo và cai quản thế giới, đồng thời phủ nhận bất vật chất, nhưng họ đã đưa thêm rất nhiều quan điểm, lý lẽ bênh vực cho sự tồn tại của linh hồn độc lập và không phụ thuộc vào vật chất. Chủ nghĩa duy tâm thợi kì đầu của chế độ phong kiến thể hiện đầy đủ nhất trong rất nhiều tác phẩm của Sankara, một người theo đạo Bà la môn và là người kế tục phái Vedanta, đã trình bày học thuyết duy tâm khách quan lấy tên là Advaita Vedanta (nghĩa là Vedanta nhất nguyên luận hay tuyệt đối không nhị nguyên).Sankara và môn sinh của ông là những người kế tục đường lối duy tâm trong tư tưởng của kinh Upanishad và sau đó là trường phái Vedanta.Học thuyết trên của Sankara, phái Advaita Vedanta đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về sau của chủ nghĩa duy tâm trong triết học Ấn Độ; ở đó học thuyết ấy giữ một địa vị giống như địa vị của học thuyết về một “thế giới ý niệm” có tính chất duy tâm khách quan của Platon trong triết học Hy Lạp cổ đại. Các phái duy tâm của triết học Phật giáo: phái Madkhyamic (hay Sunya Vadin) mà đại biểu là Nagarjuna và phái Yoga (hay Vidnyan Vadin) đại biểu là Vasubandhu cũng tuyên truyền học thuyết cho rằng thế giới là ảo tưởng và không có thực. Sự phát triển của tư tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ thời kì hậu Cổ điển, hay thời kì trung cận đại còn thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa những quan điểm duy vật vô thần với những quan điểm duy tâm tôn giáo thời kì này. Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm thời trung đại, những người kế tục tư tưởng duy vật, vô thần của phái Carvaka hay còn gọi là phái Lokayata đã bảo vệ truyền thống duy vật của triết học Ấn Độ. Mặc dù, ở thời kì trung đại những người kế tục tư tưởng của các hệ thống triết học cổ đại như Sankhya, Nyaya và Vaisesika đã giải thích quan điểm của các hệ thống đó theo tinh thần chủ nghĩa duy tâm-tôn giáo, nhưng truyền thống duy vật của triết học cổ Ấn Độ vẫn biểu hiện trong tư tưởng của các phái ấy cả trong thời kì sơ khai của chế độ phong kiến. Yếu tố duy vật cũng bao hàm cả trong những hệ thống Vaihasic và Sautrancic là những phái triết học Phật giáo đã thừa nhận sự tồn tại thực tế của các sự vật độc lập với lực lượng tinh thần và với ý thức. Những khuynh hướng duy vật còn bao hàm cả trong các học thuyết triết học tự nhiên của phái Nyaya và Vaisesika, trong đó họ cho rằng thế giới sự vật, hiện tượng là do kết quả của những sự kết hợp khác nhau của anu, của những hạt đất, nước, khí, ánh sáng, ete tồn tại trong không gian và thời gian mà thành, và ta không tri giác được vì chúng rất nhỏ.Nhưng về các vấn đề luân lý học thì phái Nyaya, cũng như các phái Vaisesika và Samkhya đứng trên lập trường duy tâm, họ thừa nhận sự tồn tại độc lập của linh hồn và tuyên bố rằng lý tưởng giải thoát của linh hồn khỏi sự trói buộc của thế giới kinh nghiệm là mục đích tối cao của sự sống con người. Tuy nhiên, quan niệm duy vật về thế giới của các trường phái Samkhya, Vaisesika, Nyaya vẫn là yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan điểm khoa học ở Ấn Độ thời trung cổ. Trong lúc mà khoa học Ấn Độ dưới ảnh hưởng tốt về tư tưởng của các trường phái triết học duy vật đã đạt được những thành tích lớn về mặt nhận thức giới tự nhiên, thì các học thuyết duy tâm thường lại phủ nhận kết quả của sự phát triển khoa học và tiếp tục lặp lại những luận điểm hoang đường về sự tồn tại của bảy hình cầu ở trên Trái Đất, về con đường của linh hồn đi tới thần linh,đã được nói trong kinh Veda và Upanidhad, thường thì chủ nghĩa duy tâm nhất là học thuyết duy tâm khách quan của Sankara, bao giờ cũng là vũ khí tư tưởng trong tay những lực lượng phản động của xã hội Ấn Độ chủ trương duy trì trật tự phong kiến cũ, sự phản động của đạo Bà la môn.Những lực lượng ấy nắm lấy chính quyền và mọi phương tiện tác động tinh thần vào quần chúng; vì vậy, cả khuynh hướng triết học và khoa học tự nhiên tiến bộ thời kì ấy cũng phải mang cái vỏ tôn giáo, không thoát khỏi những màu sắc thần học mà đôi khi nó chỉ có tác dụng là hình thức bề ngoài. Trong thời kì trung đại khuynh hướng kinh viện – hình thức chủ nghĩa trong nhận thức luận ở Ấn Độ cũng xuất hiện. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là nhà tư tưởng Gangesay Upadhiya (thế kỉ XII). Ông đã lập ra phái Navia Nyaya (phái dùng chữ mới) thay thế cho logic học của phái Nyaya, cho rằng Navia Nyaya là phương tiện của sự nhận thức lý tính về hiện thực. Vấn đề siêu hình học của phái Vaisesika cũng đã được Vadrindra (thế kỉ XIII) xây dựng nên. Đặc biệt trong thời trung đại, phái Nyaya và Vaisesika đã kết hợp chặt chẽ với nhau, do họ có sự giống nhau trong quan điểm về nguyên tử luận, nhận thức luận và logic học. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TỚI KHUYNH HƯỚNG DUY TÂM VÀ DUY VẬT THỜI KỲ NÀY 1. Về lịch sử Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Ấn Độ có thể chia thành các giai đoạn chủ yếu: 1. Thời kỳ hình thành và bước đầu củng cố chế độ phong kiến (thế kỷ III đến thế kỷ V); 2. Thời kỳ phong kiến và sự xâm nhập của ngoại tộc Ấn Độ (thế kỷ V đến thế kỷ XI); 3. Thời kỳ vương triều Hồi giáo Deli (thế kỷ XI đến thế kỷ XV); 4. Thời kỳ quốc gia đại Mogon (thế kỷ XV đến thế kỷ XVII). Sự hình thành chế độ phong kiến Ấn Độ được đánh dấu bởi sự sụp đổ của đế quốc Kusana, và sự ra đời của vương triều Gupta hùng mạnh ở Magadha, bởi vua Chandra Gupta I (năm 320 – 340) và Chandra Gupta II (năm 606 – 648) của vương quốc Tasena, phía bắc lưu vực sông Jumma. Sau thời kỳ Harsa chết, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII ở Ấn Độ là thời kỳ chế độ phong kiến phân quyền và bị ngoại quốc xâm nhập. Vì thế ở miền Bắc Ấn Độ ngày càng trở nên rối ren loạn lạc. Còn ở miền Nam Ấn Độ, một loạt các quốc gia phong kiến nhỏ hợp nhất lại thành các quốc gia lớn hơn, nhưng sự hợp nhất đó tồn tại không được lâu. Vào thế kỷ VII ở miền Tây Decan hình thành nên nhà nước Salyuca. Đến giữa thế kỷ VIII, vương quốc Salyuca suy yếu, vương quốc Rastaracuta đã đánh bại Salyuca và thôn tính luôn cả một vùng rộng lớn ở miền Tây Decan, trở thành một vương quốc hùng mạnh nhất. Ở miền Nam Ấn, Sola là vương quốc lớn mạnh thứ hai thời đó. Từ thế kỷ XII, nhiều nước nhỏ vốn là chư hầu của Salyuca và Sola, ngày một lớn mạnh, dần thoát khỏi sự khống chế của hai nước đó để trở thành các nước độc lập như Hoysala, Yadra... Mặc dù vậy thời kỳ này Ấn Độ không chỉ thường xuyên bị chia cắt bởi các vương quốc nhỏ mà còn bị ngoại tộc xâm lấn. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, Ấn Độ bước vào thời kỳ Hồi giáo Delhi thống trị. Từ thời kỳ này, sự xung đột về quyền lợi dân tộc và tôn giáo ngày càng trở nên gay gắt. Hồi giáo dần dần thâm nhập rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân Ấn Độ. Sự chinh phục Ấn Độ của Hồi giáo đưa đến sự đẩy mạnh và mở rộng ảnh hưởng của văn hóa Ả Rập trên đất Ấn, tạo ra sự giao lưu đan xen hết sức phức tạp và cũng rất phong phú trong đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ đương thời. 2. Về kinh tế Nền kinh tế chủ yếu của Ấn Độ thời trung đại vẫn là nền sản xuất nông nghiệp lúa nước và tiểu thủ công nghiệp với sự tổ chức và phân công lao động có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp đã làm cho nền kinh tế - xã hội Ấn Độ mang nặng tính chất tự nhiên, tự cung, tự túc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII, tuy bị chiến tranh thường xuyên tàn phá nhưng do điều kiện thiên nhiên, khí hậu điều hòa, đất đai màu mỡ ở lưu vực các con sông lớn như sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange), sông Jumma, người Ấn Độ đã tiến hành canh tác nông nghiệp hai vụ trong một năm, trồng thêm nhiều loại ngũ cốc mới. Năng suất lao động do đó đã tăng lên. Nông dân đã có sản phẩm dư thừa, có thể bước đầu đem trao đổi buôn bán. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, trên cơ sở ổn định về chính trị - xã hội, vua Acba đã tiến hành cải cách và phát triển nền kinh tế, trong đó ông đặc biệt chú trọng đến việc cải cách chế độ ruộng đất. Ông đã đưa ra một chế độ thu thuế đất căn cứ vào diện tích ruộng đất. Sau đó, để thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, năm 1574 đến 1575, Acba đã thay đổi thuế hiện vật thành thuế tiền. Hiện tượng chiếm hữu tư nhân và mua bán ruộng đất đã trở nên khá phổ biến ở thời kỳ này. Trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp thời kỳ này đã khá phát triển và có một bước tiến rõ rệt so với thời cổ đại. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII, các trung tâm công thương nghiệp đã hình thành ở Ấn Độ. Thợ thủ công được chủ xưởng là các quý tộc công thương thu hút vào các thành phố, và họ đã tập hợp lại thành một đẳng cấp riêng, mỗi một nghề là một đẳng cấp khác nhau. Kinh tế tư nhân của người thợ thủ công là hình thức hoạt động chủ yếu của sản xuất thủ công nghiệp. Tuy nhiên, việc phân công lao động giữa các ngành nghề thủ công nghiệp, giữa các thành phố cũng đã khá tỉ mỉ. 3. Về chính trị - xã hội Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Ấn Độ diễn ra khá chậm chạp và với những đặc điểm khá đặc biệt do sự tác động của chế độ công xã nông thôn, sự phân chia đẳng cấp xã hội và quyền chiếm hữu của nhà nước phong kiến về ruộng đất. Do sự phát triển của sức sản xuất và sự phân công lao động xã hội đã dẫn đến sự tách bi