Báo cáo Thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Thánh Tâm

Ngày nay các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với phát triển về số lượng, năng lực của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Thánh Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Ngày nay các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với phát triển về số lượng, năng lực của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Vì vậy em đã chọn doanh nghiệp tư nhân THÁNH TÂM làm nơi thực tập của mình, em mong đóng góp một phần nào kiến thức đã học tại trường vào công việc được giao của mình và hoàn thành tốt công việc. Luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Bài báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp tư nhân Thánh Tâm Chương II: Công việc được giao tại cơ quan lao động Chương III: Đánh giá quá trình lao động thực tế. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÁNH TÂM 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: - Tên doanh nghiệp: Doanh Nghiệp Tư Nhân THÁNH TÂM - Địa chỉ: 69/2, khu phố 1, Tân Hòa, Biên Hòa-Đồng Nai. - Điện thọai: 0613981707 - Fax: 0613981707 - Mã số thuế: 3600703994 - Hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: dập, cắt, cán sóng các loại tôn, xà gồ, phôi, thép. 1.1Lịch sử hình thành doanh nghiệp: - Doanh nghiệp tư nhân Thánh Tâm được thành lập và đi vào họat động ngày 01/01/2005. Với tổng số vốn ban đầu là bảy tỷ. Chuyên sản xuất, và cung cấp tôn các loại. - Doanh nghiệp tư nhân Thánh Tâm hoạt là một pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng…trải qua 5 năm hoạt động doanh nghiệp đã được các bạn hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin cậy. Hàng năm doanh nghiệp đã hoàn thành một khối lượng công việc tương đối lớn và đạt chất lượng cao đã góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nghành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng. 1.2Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp: - Việc kinh doanh của doanh nghiệp là phải kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký mà ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp bao gồm: sản xuất các sản phẩm tôn như thép mạ kẽm phủ sơn (còn gọi là tôn sơn), thép mạ kẽm (tôn kẽm), tôn lạnh, thép đen (xà gồ), nhôm mè, thép lá băng….sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài tỉnh Đồng Nai. - Phải kinh doanh theo đúng pháp luật quy định hiện hành đối với doanh nghiệp tư nhân như: Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp 1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác, đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. 2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều 143. Quản lý doanh nghiệp 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê. Điều 145. Bán doanh nghiệp 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp, tên, địa chỉ của người mua, tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ, hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó. 2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác. 3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. 4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này. (Trích luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29-11-2005 chương V-doanh nghiệp tư nhân) 2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT: 2.1Cơ cấu tổ chức: 2.1.1Sơ đồ tổ chức: Chủ doanh nghiệp Bộ phận nhân sự Bộ phận kế toán Bộ phận kinh doanh Bộ phận chào hàng Lao động sản xuất Bộ phận chuyên chở, giao hàng Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp rất đơn giản.Vì doanh nghiệp Thánh Tâm là một doanh nghiệp tư nhân nên sự quản lý hầu hết là do chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nắm giữ vai trò như một người quản lý về nhiều mặt, sản xuất, quản lý nhân viên...Tuy nhiên bộ phận nhân sự cũng kiêm vai trò quản lý nhân viên, giúp giảm tải bớt công việc cho chủ doanh nghiệp, góp phần quản lý nhân viên tốt hơn và có hiệu quả hơn. 2.1.2Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: Chủ doanh nghiệp: - Là người đứng đầu doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải thông qua bất cứ ai và chủ doanh nghiệp cũng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cũng làm nhiệm vụ như một người quản lý và nhiều lúc cũng kiêm luôn những nhiệm vụ như nhân viên kinh doanh, nhân viên nhân sự…. - Ngoài ra chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật quy định, tuy nhiên chủ doanh nghiệp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu không có phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh) theo biểu quyết của quốc hội nhằm khuyến khích người dân trực tiếp đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới. Bộ phận nhân sự: - Trước hết nhân viên nhân sự có nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đăng tuyển, tiếp nhận, sàng lọc và tổ chức phỏng vấn, lựa chọn ứng viên phù hợp. - Lập danh sách, chuẩn bị hồ sơ, hợp đồng lao động cho các ứng viên đã trúng tuyển. - Hướng dẫn, giới thiệu cho nhân viên mới về nội quy, quy định của doanh nghiệp. - Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, các hợp đồng lao động, các quyết định thôi việc, nghỉ việc. Thực hiện tính toán lương, đăng ký vắng, đăng ký ca làm việc theo mỗi ngày, xét thưởng, phạt, nâng lương cho nhân viên. - Theo dõi, quản lý nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng. Bộ phận tài chính, kế tóan: - Lập chứng từ, kiểm kê, bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán của doanh nghiệp theo đúng qui định. - Thực hiện việc chi trả các vấn đề tài chính như mua dụng cụ văn phòng, dụng cụ vệ sinh… tính toán và chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho nhân viên theo đúng hợp đồng lao động. - Kiểm kê tiền hằng ngày theo quy định của doanh nghiệp. - Thực hiện báo cáo đúng quy định, kiểm kê thường xuyên theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Bộ phận kinh doanh: - Làm nhiệm vụ như một lễ tân văn phòng, giao tiếp với khách hàng đến với doanh nghiệp hoặc trực điện thoại. - Tư vấn khách hàng về các loại sản phẩm của doanh nghiệp, để khách hàng có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. - Ghi hóa đơn và giao hàng cho khách hàng. Bộ phận chào hàng: - Quảng cáo, phát tờ rơi...để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đang có tiềm năng, cũng như mở rộng thị trường kinh doanh. - Chào hàng qua điện thoại. Bộ phận chuyên chở, giao hàng: - Có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa đến địa điểm đã quy định cho khách hàng. Thu tiền tại nơi giao hàng (nếu khách hàng chưa thanh toán), đưa tiền thanh toán về cho người bán hàng. 2.1.3 Tình hình nhân sự: Trong một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật,… Do vậy quản lý và sử dụng lao động là công việc có vị trí quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và phân tích quá trình quản lý, sử dụng lao động trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. DNTN Thánh Tâm cũng đã chú trọng đến vấn đề này trong thời gian qua, hằng năm doanh nghiệp luôn có bản theo dõi về lao động trong đó chỉ rõ về tổng số lao động, trình độ lao động. Bảng thống kê trình độ của nhân viên tại công ty. ĐVT:người Trình độ chuyên môn Số lượng Đại học 5 Cao đẳng 12 Trung cấp 23 12/12 60 Dưới 12 35 tổng cộng 135 2.2Quy trình sản xuất: 2.2.1Sơ đồ quy trình sản xuất Tôn, thép cuộn Máy xả cuộn Máy cán sóng Cắt, dập Thành phẩm Sơ đồ quy trình sản xuất tôn bằng máy cán sóng và máy dập Nguồn: bộ phận sản xuất Nguyên vật liệu Thành phẩm Máy xả cuộn xà gồ Máy cán xà gồ Cắt, dập Sơ đồ quy trình sản xuất xà gồ bằng máy cán xà gồ Nguồn: bộ phận sản xuất 2.2.2Diễn giải quy trình sản xuất trải qua các giai đoạn là: Sản xuất tôn - Tôn, thép cuộn được đưa qua máy dỡ cuộn, xả cuộn tự động (là bộ phận phụ đi kèm máy cán tôn nhằm giúp lăn xả cuộn tôn với tốc độ phù hợp với tốc độ máy cán tôn, hoặc dùng để sửa chữa những cuộn tôn bị méo do quá trình vận chuyển). - Sau đó dựa theo yêu cầu về mẫu mã, quy cách của đơn đặt hàng mà đưa nguyên vật liệu qua máy cán sóng thích hợp như tôn 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng, sóng tròn, sóng vuông, sóng ngói…Hiện tại doanh nghiệp có các loại máy cán sóng là cán 9 sóng, 11 sóng, 11 sóng vuông, sóng ngói, máy cán tôn hai tầng…tốc độ cán trung bình dao động từ 12-18m/phút, tuy nhiên tốc độ cán còn phụ thuộc vào bước dập (độ dài tôn ngắn thì cán nhanh hơn) và độ dày cán từ 0,3-0,8mm. - Sau khi tôn qua giai đoạn cán sóng thì tiếp theo là dập hoặc cắt, dựa theo yêu cầu về độ dài tôn của khách hàng mà dập hoặc cắt để hoàn thành sản phẩm. - Với sự đa dạng về máy móc, doanh nghiệp đã đem lại cho người tiêu dùng nhiều mẫu mã, kích thước để chọn lựa hơn. Góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh. Sản xuất xà gồ - Ưu điểm của đòn tay thép (xà gồ) so với đòn tay gỗ là: chiều dài tùy ý, chất lượng đồng đều, thẳng, ít bị biến dạng khi thời thiết thay đổi. Vì thế xà gồ thép đen đang rất được ưu chuộng. - Quy trình sản xuất xà gồ tương tự như quy trình sản xuất tôn. Nguyên vật liệu sau khi qua máy xả cuộn (tốc độ xả cuộn phù hợp với máy cán) thì được đưa qua máy cán xà gồ. Hiện doanh nghiệp có hai loại máy cán xà gồ, máy cán xà gồ C và máy cán xà gồ Z. Khác với máy cán tôn, mỗi máy cán xà gồ C có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm xà gồ khác nhau, vận tốc cán trung bình từ 8-12m/phút. Đối với máy cán xà gồ Z, thì có thể tạo ra được tất cả các kích thước xà gồ khác nhau, vận tốc cán từ 8-12m/phút. Xà gồ được sản xuất với chiều dài cùng kích thước và vị trí các lỗ đột theo yêu cầu thiết kế của khách hàng. Với 2 loại máy này thì doanh nghiệp mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. 3.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HAI NĂM: 3.1 MẶT HÀNG KINH DOANH: Thống kê mặt hàng kinh doanh của công ty qua 2 năm,theo bảng sau: ĐVT: (tỷ đồng) STT MẶT HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 GIÁ TRỊ TỈ TRỌNG (%) GIÁ TRỊ TỈ TRỌNG (%) 1 Tôn 8,9 36,4% 11,13 40,8% 2 Xà gồ 5,97 24,42% 6,46 27,34% 3 Phôi 2,591 10,6% 3,24 11,87% 4 Thép 6,987 28,58% 6,452 19,99% TỔNG 24,448 100% 27,282 100% Nguồn:phòng kế toán Nhận xét: Mặt hàng tôn năm 2009 tăng hơn so năm 2008 là 2,23 tỉ tương tứng tăng 12,51%. Là mặt hàng có doanh thu cao nhất và cũng chính là ngành hàng chủ lực của công ty đạt 8,9 tỉ chiếm 36,4,1% trong tổng doanh thu của năm 2008 và đạt 11,13 tỉ chiếm 40,8% trong tổng doanh thu năm 2009.Nguyên nhân do mặt hàng tôn là mặt hàng có ngay từ khi công ty thành lập nên các công nhân trong công ty làm mặt hàng này với tay nghề chuyên môn cao,được ưa chuộng rất nhiều trên thị trường bởi chất lượng và kiểu dáng Mặt hàng xà gồ năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 0,49 tỉ tương ứng tăng 8,2%. Mặt hàng phôi năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 0,649 tỉ tương ứng tăng 25,04%. Mặt hàng thép năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 là 0,535 tỉ tương ứng giảm 8,29%.Nguyên nhân làm doanh thu thép công ty giảm là do trên thị trường thép nhập khẩu được nhập ồ ạt,làm giá thép giảm. 3.2 THỊ TRƯỜNG KINH DOANH: Thống kê thị trường kinh doanh (chính) của công ty qua 2 năm, theo bảng sau: ĐVT: (tỉ đồng) STT THỊ TRƯỜNG NĂM 2008 NĂM 2009 GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG (%) GIÁ TRỊ TỶ TRỌNG (%) 1 Đồng Nai 10,12 41,33% 11,65 42,7% 2 Bình Dương 8,06 33,18% 9,075 33,26% 3 Bình Phước 4,398 17,96% 4,69 20,12% 4 Các tỉnh miền Tây 1,87 7,62% 1,867 3,92% TỔNG 24,448 100% 27,282 100% Nguồn: phòng kế toán Nhận xét: Thị trường tại tỉnh Đồng Nai năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 1,53 tỉ đồng tương ứng tăng 15,12%. Thị trường tại tỉnh Bình Dương năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 1,015 tỉ đồng tương ứng tăng 12,6%. Thị trường tại tỉnh Bình Phước năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 0,292 tỉ đồng tương ứng tăng 6,64%. Thị trường tại các tỉnh miền tây năm 2009 giảm nhẹ so năm 2008 là 0,003 tỉ đồng tương ứng tăng 0,16%. èNguyên nhân làm 2 thị trường Đồng Nai và Bình Dương có doanh thu cao nhất có do nhiều khu công nghiệp nên hay xây dựng nhà máy,xí nghiệp,cư dân 2 tỉnh này đông,mức lương cao hơn KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Tình hình kinh doanh công ty qua 2 năm,theo bảng sau ĐVT: (tỉ đồng ) STT THỊ TRƯỜNG NĂM 2008 NĂM 2009 2009/2008 GIÁ TRỊ TỈ TRỌNG (%) 1 DOANH THU 24,448 27,282 2,834 11,59% 2 CHI PHÍ 18,87 20,675 1,805 9,57% 3 LỢI NHUẬN 5,578 6,607 1,029 18,45% Nguồn:Phòng kế toán Nhận xét: Nhìn chung tất cả chỉ tiêu kinh doanh của năm 2009 đều tăng so năm 2008,cụ thể: Doanh thu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 2,834 tỉ tương ứng tăng 11,59%. Chi phí năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 1,805 tỉ tương ứng tăng 9,57%. Lợi nhuận năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 1,029 tỉ tương ứng tăng 18,45%. Tóm lại,mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh hàng Việt cũng như hàng nhập khẩu nhưng công ty vẫn cố gắng ổn định giá cả trên thị trường,không tăng giá hàng loạt các sản phẩm.Và cùng với sự nỗ lực của tất cả nhân viên công ty luôn giữ vững ổn định doanh thu và lợi nhuận tăng của năm sau so với năm trước,luôn cố gắng đạt hoàn thành mục tiêu,kế hoạch đề ra. 4.CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG… 4.1Quy định của công ty và bộ phận: - Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. - Phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì có thể chữa cháy kịp thời, có hiệu quả như trang bị thiết bị chữa cháy. - Kiểm tra bảo quản, bảo trì các phương tiện chữa cháy, các phương tiện chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy khi có trường hợp cần đến. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, phát hiện và sửa chữa kịp thời các trường hợp hỏng hóc về điện. - Không để nước tiếp xúc với dây điện, nguồn điện. - Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy. - Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời. - Cách ly thiết bị công nghệ có nguy hiểm cháy ra xa những thiết bị khác, cách ly chất cháy với nguồn nhiệt. - Không được mang các vật dụng dễ cháy nổ hay chất gây ô nhiễm vào nơi làm việc. - Cấm hút thuốc trong khu vực nhà xưởng để tránh cháy nổ. - Trước khi ra về phải kiểm tra nơi làm việc và tắt hết các thiết bị điện, nước… - Các khu vực làm việc phải được dọn dẹp sạch sẽ, quét rác, lau bụi bẩn khoảng 2 đến 3 lần. Vứt rác đúng nơi quy định. Các thùng rác phải được thu gom ngay khi đầy hoặc thu gom theo ngày. - Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ. Sau khi sử dụng nước ở nhà vệ sinh thì phải khóa lại cẩn thận. 4.2Quy định tại công đoạn sinh viên làm việc: - Đi làm đúng giờ sáng từ 7h30-11h30. chiều từ 1h-5h - Không có quy định đối với việc mặc đồng phục nhưng khi đi làm thì ăn mặc lịch sự. - Không ăn uống, hút thuốc, xả rác, khạc nhổ làm mất vệ sinh nơi làm việc. - Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của mình. - Phải bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ được cung cấp để làm việc. - Có thái độ lịch sự với khách hàng. - Khi nghỉ thì phải xin phép trước một ngày. 5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA: 5.1 Thuận lợi: Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có những thuận lợi như: - Đơn hàng tăng lên do doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất, chất lượng sản xuất, sản phẩm tốt và giao hàng đúng ngày, đúng thời hạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Có vị trí tương đối tốt, thuận lợi việc cho việc giao dịch buôn bán và chuyên chở hàng hóa đến với khách hàng. - Đồng Nai và Bình Dương hiện nay là hai tỉnh có các khu công nghiệp lớn, các trường đại học lớn, thu hút nhiều người khắp nơi đến đầu tư, buôn bán, làm ăn, học hành nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn vì vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng theo đó ngày càng tăng để phục vụ việc xây dựng, xây dựng nhà riêng cũng như các công trình khác như nhà liên kế, nhà trọ cho công nhân, sinh viên tỉnh lẻ, căn hộ cho người có thu nhập thấp, các nhà xưởng, kho bãi…do đó đơn đặt hàng đã tăng lên. - Doanh nghiệp có một đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiiệp khá tốt…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. 5.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như: - Có nhiều sự cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp, công ty cùng ngành sản xuất kinh doanh. - Gía cả nguyên vật liệu đột ngột tăng cao, trong khi đã nhận đơn đặt hàng làm dẫn đến việc giảm lợi nhuận. - Chỉ sử dụng hệ thống tài chính kế toán cho mục đích báo cáo thuế, chưa xem hệ thống trên là một công cụ rất hiệu quả, có thể giúp hiểu biết về cấu thành giá, phân tích tài chính hoặc cho việc kiểm soát nội bộ… 6.PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA DOANH NGHIỆP: - Khắc phục những yếu điểm của việc kinh doanh hiện tại như không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng trong những lúc cao điểm…gia tăng lợi nhuận và đồng thời mở rộ
Tài liệu liên quan