Báo cáo Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân. Điện năng cần phải đi trước một bước.Với đất nước ta hiện nay, năng lượng điện được sản xuất bằng hai nguồn chính là thuỷ điện và nhiệt điện. Trong đó nhiệt điện có ưu điểm là chi phí đầu tư xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều về điều kiện của thiên nhiên.Nhiệt điện nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ than và khí.Trong đó các nhà máy nhiệt điện phía bắc đều dùng than của mỏ than Quảng Ninh. Đối với các sinh viên. Sau khi kết thúc 9 kỳ học, việc thực tập là rất quan trọng. Trong lần thực tập này Em được phân công về thực tập tại nhà máy nhiệt điện Phả lại. Qua đợt thực tập này sẽ giúp cho em, hiểu thêm về dây chuyền sản xuất của nhà máy, chế độ làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành của nhà máy. Đồng thời giúp cho em hiểu được sơ đồ tổ chức sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy, cũng như các biện pháp an toàn khi làm việc trong các vị trí khác nhau trong nhà máy. Việc thực tập sẽ giúp cho em có cái nhìn toàn diện về nhà máy. Hiểu thấu đáo hơn chuyên ngành mà mình đang làm. Ngoài ra việc thực tập còn giúp em có cơ sở tốt cho việc làm đồ án tốt nghiệp sắp tới, khi ra trường làm việc tự tin và hiệu quả hơn.

doc88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Mở đầu I-Thuyết minh chung về nhà máy nhiệt điện phả lại 1-1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy. 1-2 Nhiệm vụ của nhà máy 1- 3. Quá trình xây dựng nhà máy. 1- 4. Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy. 1- 5 Thông số kỹ thuật chủ yếu của nhà máy theo thiết kế. 1- 6. Vai trò của nhà máy điện phả lại trong hệ thống lưới điện và phương hướng cải tạo nâng cấp nhà máy. 1- 7. Sơ đồ nhiệt chi tiết của nhà máy . I. Các phân xưởng trong dây chuyền sản xuất. 2-1. Phân xưởng cung cấp nhiên liệu và phân xưởng đường sắt 2-2. Phân xưởng Lò-Máy. 2- 2-1 Lò hơi. 2-2-2 Máy Tua bin. 2-3. Phân xưởng vận hành điện. 2-4. Phân xưởng kiểm nhiệt. 2-5 Phân xưởng hoá. 2-6 Phân xưởng Thuỷ lực III- Phần riêng . IV. Kết luận . Lời nói đầu Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân. Điện năng cần phải đi trước một bước.Với đất nước ta hiện nay, năng lượng điện được sản xuất bằng hai nguồn chính là thuỷ điện và nhiệt điện. Trong đó nhiệt điện có ưu điểm là chi phí đầu tư xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không phụ thuộc nhiều về điều kiện của thiên nhiên.Nhiệt điện nước ta hiện nay chủ yếu được sản xuất từ than và khí.Trong đó các nhà máy nhiệt điện phía bắc đều dùng than của mỏ than Quảng Ninh. Đối với các sinh viên. Sau khi kết thúc 9 kỳ học, việc thực tập là rất quan trọng. Trong lần thực tập này Em được phân công về thực tập tại nhà máy nhiệt điện Phả lại. Qua đợt thực tập này sẽ giúp cho em, hiểu thêm về dây chuyền sản xuất của nhà máy, chế độ làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành của nhà máy. Đồng thời giúp cho em hiểu được sơ đồ tổ chức sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy, cũng như các biện pháp an toàn khi làm việc trong các vị trí khác nhau trong nhà máy. Việc thực tập sẽ giúp cho em có cái nhìn toàn diện về nhà máy. Hiểu thấu đáo hơn chuyên ngành mà mình đang làm. Ngoài ra việc thực tập còn giúp em có cơ sở tốt cho việc làm đồ án tốt nghiệp sắp tới, khi ra trường làm việc tự tin và hiệu quả hơn. I-Thuyết minh chung về nhà máy nhiệt điện phả lại 1-1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy điện Phả Lại. 1-2 Nhiệm vụ của nhà máy nhiệt điện Phả lại Nhà máy nhiệt Phả lại là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, là đơn vị thành viên trong hạch toán tập trung (hạch toán phụ thuộc) thuộc tổng công ty điện lực Việt nam . Nhà máy điện Phả lại hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ tổ chức và theo quy chế quản lý của EVN. Giám đốc nhà máy là người lãnh đạo chịu trách nhiệm về mọi mặt trước tổng công ty điện lực Việt nam và pháp luật. Ngoài ra còn có hai Phó giám đốc giúp việc về vận hành và sửa chữa. Bên dưới là các phòng ban tham mưu, các đơn vị trực tiếp trong dây chuyền sản xuất và các đơn vị phụ trợ sản xuất. Nhà máy có trách nhiệm quản lý vận hành và sửa chữa toàn bộ thiết bị bảo đảm: -Phương thức do EVN yêu cầu -Đảm bảo công suất phát ra và sản lượng điện theo kế hoạch và yêu cầucủa trung tâm điều độ lưới điện miền bắc (A1) -Đảm bảo an toàn , ổn định và thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. -Sửa chữa nhỏ và đại tu thiết bị đảm bảo thiết bị vận hành đúng chu kỳ -Đảm bảo đời sống và các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. 1-3 Quá trình xây dựng nhà máy điện phả lại Nhà máy nhiệt điện Phả lại có tổng công suất : 440 MW do Liên xô cũ thiết kế và xây dựng trên mặt bằng 1000 ha. Nhà máy đặt cách Hà nội 56 Km về phía tây,cạnh quốc lộ 18 và bên bờ tả ngạn sông Thái bình. Nhà máy được thiết kế với 8lò hơi công suất mỗi lò hơi là: 220 T/h, đốt than Antraxit. Than được vận chuyển đến nhà máy bằng đường thuỷ và đường sắt.Theo thiết kế than đốt lò là than Mạo khê -Hòn gai nhưng hiện nay sử dụng than hỗn hợp Mạo khê -Tràng bạch - Vàng Danh Hòn Gai - Cẩm Phả. Nhà máy dùng nước ngọt sông Thái bình để cung cấp nước cho hệ thống nước tuần hoàn và nước công nghiệp. Nhà máy điện Phả Lại được khởi công xây dựng vào tháng 5-1980. Thời gian đưa các tổ máy vào vận hành như sau: +Lò hơi 1A tháng 10/1983. + Lò hơi 1B tháng11/1983. Tổ máy số I : 28/10/1983. + Lò hơi 2A tháng9/1984. + Lò hơi 2B tháng10/1984 Tổ máy số II :1/9/1984. + Lò hơi 3A tháng12/1985. + Lò hơi 3B tháng4/1986 . Tổ máy số III :12/12/1986 + Lò hơi 4A tháng11/1986. + Lò hơi 4B tháng11/1987 . Tổ máy số IV :29/11/1987. 1-4. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi. 1 -4 -1.Theo thiết kế nhiên liệu chính sử dụng cho nhà máy là than Antraxit được lấy từ 2 nguồn : +Than Mạo Khê +Than Hòn Gai - Đặc tính than: Chất bốc thấp, ngọn lửa cháy ngắn xanh nhạt, không khói và toả ra nhiều nhiệt . - Đặc tính mẫu than Hòn Gai và than Mạo Khê. TT Thành phần Ký hiệu Đơn vị Than Hòn gai Than Mạo khê 1 Độ ẩm làm việc wlv % 9 9,63 2 Độ tro làm việc Alv % 22,5 28,3 3 Chất bốc làm việc Vlv % 5,5 5,45 4 Các bon làm việc Clv % 62,5 56,35 5 Hyđrô làm việc Hlv % 2,6 2,31 6 Nitơ làm việc Nlv % 0,5 0,396 7 Lưu huỳnh làm việc Slv % 0,4 0,735 8 Ôxy làm việc Olv % 2,5 2,22 9 Khả năng nghiền k 0,9-:- 1 0,9-:-1 10 Nhiệt trị thấp làm việc Qtlv kcal/kg 5590 5035 - Mẫu than dùng để chế tạo lò hơi STT Thành phần Ký hiệu Đơn vị Khối lượng 1 Các bon làm việc Clv % 56,35 2 Hyđrô làm việc Hlv % 2,32 3 Ôxylàm việc Olv % 2,22 4 Nitơ làm việc Nlv % 0,4 5 Lưu huỳnh làm việc Slv % 0,73 6 Độ tro làm việc Alv % 28,3 7 Độ ẩm làm việc wlv % 9,65 Cộng: % 100 *Nhiệt trị thấp làm việc : Qtlv = 5035 kcal/kg Độ ẩm tối đa : Wlv = 11 % Hàm lượng tro tối đa : Alv = 31 % Chất bốc cháy Vc = 5,45 % Nhiệt độ biến dạng của tro T1 = 1050 oC Nhiệt độ hoá mềm của tro T2 = 1500 oC Nhiệt độ hoá lỏng của tro T3 = 1580 oC 1-4-2 Than thực tế sử dụng hiện nay. Than thực tế sử dụng trong các lò hơi hiện naylà than hỗn hợp: Mạo khê -Tràng Bạch - Vàng Danh - Cẩm Phả - Hòn Gai có thành phần làm việc như sau: (lấy theo số liệu tháng 6/2001) TT Thành phần Ký hiệu Đơn vị Khối lượng 1 Độ ẩm làm việc wlv % 9,986 2 Độ tro làm việc Alv % 24,264 3 Chất bốc làm việc Vlv % 5,161 4 Các bon làm việc Clv % 60,527 5 Hyđrô làm việc Hlv % 2,281 6 Nitơ làm việc Nlv % 0,293 7 Lưu huỳnh làm việc Slv % 0,478 8 Ôxy làm việc Olv % 2,108 9 Khả năng nghiền k 10 Nhiệt trị thấp làm việc Qtlv kcal/kg 5061 1- 5 Các thông số chính của nhà máy 1- 5-1 Các thông số theo thiết ké STT Thông số Đơn vị Trị số 1 Công suất đặt MW 440 2 Số tổ máy Tổ máy 4 3 Số lò hơi Cái 8 4 Số tua bin Cái 4 5 Điện năng sản xuất/năm KWh/năm 2860 6 Điện tự dùng % 10.5 7 Hiệu suất nhà máy % 32,5 8 Hiệu suất lò hơi % 86,06 9 Hiệu suất tua bin % 39,00 10 Lượng than thiên nhiên tiêu thụ/năm 106 T/năm 1,59 11 Lượng than thiên nhiên tiêu thụ/giờ T/h 252,8 12 Suất tiêu hao than tiêu chuẩn g/kWh 439 13 Lưu lượng nước tuần hoàn làm bình ngưng (ở nhiệt độ thiết kế là 23 oC) m3/h 16000 1-5-2 Kế hoạch sản xuất năm 2001. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy năm 2001 (do Tổng Công ty điện lực giao ) như sau: + Sản lượng điện: 2090.106 kWh + Tỷ lệ điện tự dùng: 11% + Suất tiêu hao than tiêu chuẩn: 455g/kWh + Suất tiêu hao dầu FO: 4g/kWh + Giá thành sản xuất điện : 551 đ/kWh *Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2001 của nhà máy: + Sản lượng điện 1.172.106 kWh + Tỷ lệ điện tự dùng 10,43% + Suất tiêu hao than tiêu chuẩn 452,71 g/kWh + Suất tiêu hao dầu FO 3,62 g/kWh + Giá thành sản xuất điện 273,64 đ/kWh 1-6 Vai trò và chế độ làm việc của nhà máy điện Phả lại trong hệ thống điện Việt nam và phương hướng cải tạo nhà máy. 1-6-1 .Vai trò của nhà máy điện Phả lại: - Do đặc điểm thuỷ văn của sông nước ta nên điện năng phát ra của các nhà máy thuỷ điện như sau: + Trong 5 tháng mùa mưa lượng điện phát trên 60% điện năng trung bình năm. + Trong các tháng mùa khô công suất phát trung bình chỉ đạt 30 á35 % công suất đặt của nhà máy. -Vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ công suất khả dụng của nhà máy bị giảm nhiều do mức nước hồ giảm thấp. Vì vậy hiện nay hệ thống điện Việt nam thường xẩy ra tình trạng thiếu điện vào các tháng tháng mùa khô và thiếu công suất vào các tháng đầu mùa lũ. Do đó Nhà máy điện Phả Lại vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện miền Bắc nói riêng và hệ thống điện toàn quốc nói chung. Nhà máy điện Phả Lại vẫn là nguồn điện chính để huy động công suất vào mùa khô và những năm thiếu nước. Trong các tháng mùa nước lên từ tháng 7 đến tháng 10 để tận dụng điện năng của các nhà máy thuỷ điện nhà máy điện Phả lại sẽ giảm công suất bằng cách ngừng hẳn một số lò, máy để trung, đại tu. 1-6-2 Cải tạo và nâng cấp nhà máy: Tổ máy đầu tiên của nhà máy đã vận hành được 18 năm, tổ máy thứ 4 đã vận hành được 13 năm. Theo năm tháng thiết bị xuống cấp nhiều, những lần đại tu đầu do không có đủ vật tư, thiết bị thay thế nên việc phục hồi chất lượng thiết bị còn thấp.Theo thiết kế thì tuổi thọ nhà máy còn 16 năm nữa.Trong sơ đồ phát triển điện lực Việt nam giai đoạn 1996-2010 (gọi tắt là tổng sơ đồ giai đoạn 4) do viện năng lượng lập. Đến năm 2010 nhà máy điện Phả lại I vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt nam vì vậy đã có chủ trương nâng cấp, cải tạo nhà máy để nhà máy có thể phát huy có hiệu quả vào mùa khô đồng thời góp phần giảm bớt sự thiếu cân đối nguồn nhiệt điện và nguồn thuỷ điện trong cơ cấu nguồn năng lượng của hệ thống điện Việt nam. Việc này được dự kiến thực hiện với tổng số vốn đầu tư là: 76.620.000 USD. (theo báo cáo nghiên cứu khả thi do công ty khảo sát thiết kế điện 1 lập năm 1997). 1- 7. Sơ đồ nhiệt chi tiết của nhà máy . Sơ đồ nhiệt của nhà máy được thiết kế theo sơ đồ khối kép ( 2 lò hơi cho 1 tua bin). Tua bin là loại ngưng hơi thuần tuý có trích hơi hồi nhiệt nước cấp. Sau đây là thuyết minh về sự làm việc của sơ đồ. Nước sau khi qua xử lý được cấp vào lò hơi, khi đốt lò năng lượng đưới dạng hoá năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Lượng nhiệt sinh ra trong buồng đốt được nước hấp thu biến thành hơi có năng suất Dk=220 T/h, áp lực hơi bão hoà Pbh=114 kG/cm2, nhiệt độ hơi bão hoà tbh=318oC. Đẻ nâng cao hiệu suất chu trình nhiệt hơi bão hoà được đi qua bộ quá nhiệt nâng nhiệt độ hơi lên 540oC. Hơi mới có thông số: Po =90 kG/cm2 to=535oC đi vào quay máy tua bin. Tại đây nhiệt năng chuyển hoá thành động năng rồi thành cơ năng trên trục tua bin- máy phát và biến thành điện năng trong máy phát điện. Công suất máy phát điện là: 110 Mw. Hơi sau sinh công được thoát xuống bình ngưng. Nước làm mát bình ngưng là nước tuần hoàn có nhiệt độ 23oC (theo thiết kế). Hơi sau khi ngưng thành nước được các bơm ngưng đẩy qua các bình gia nhiệt hồi nhiệt gồm 5 bình gia nhiệt hạ áp rồi đi vào bình khử khí 6ata. Nước sau khi khử khí xong được 3 bơm cấp nước đẩy qua 3 bình gia nhiệt cao áp rồi cấp vào lò với nhiệt độ nước cấp tnc=230oC tạo thành một chu trình kín, tại đây chu trình nhiệt lặp lại như trên. II các phân xưởng trong dây chuyền sản xuất 2.1 Phân xưởng Cung cấp nhiên liệu và phân xưởng đường sắt 2-1-1 Nhiệm vụ Hai phân xưởng cung cấp nhiên liệu và phân xưởng đường sắt đều có chung nhiệm vụ là tiếp nhận than phục vụ cho nhà máy. Phân xưởng đường sắt chịu trách nhiệm tiếp nhận than từ tuyến đường sắt Phân xởng nhiên liệu chịu trách nhiệm tiếp nhận than từ tuyến đường sông và vận chuyển than từ các nguồn dự phòng khác để phân phối cho các lò hơi 2-1-2 Quá trình vận chuyển than từ mỏ tới nhà máy Quá trình vận chuyển than từ mỏ tới nhà máy theo 2 nguồn Đường sông và đường sắt. * Nguồn than đường sông: Than vận chuyển bằng đường sông từ mỏ về nhà máy do các đoàn sà lan của Tổng Công ty vận tải thuỷ chở đến. Mỗi đoàn sà lan tải trọng 800 á1000 tấn, việc xếp dỡ các đoàn sà lan do 4 cẩu chân đế dùng gầu ngoạm than đưa lên các bun ke máy cấp và được các máy cấp chuyển than xuống các băng tải để đưa than lên các bun ke than nguyên hoặc đưa vào kho dự trữ theo phương thức vận hành. Hàng ca khả năng xếp dỡ than đường sông vào khoảng 1000 á1500 tấn. Sản lượng xếp dỡ trung bình hàng năm của nguồn than đường sông khoảng 1 triệu tấn. * Nguồn than đường sắt. Than vận chuyển bằng đường sắt chủ yếu lấy từ mỏ than Mạo Khê về nhà máy bằng các toa xe đặc chủng phù hợp với kích thước, kết cấu của quang lật toa. Mỗi toa tải trọng ằ 50 tấn. Quá trình xếp dỡ than đưòng sắt là dùng một đầu đẩy điện để kéo, đẩy từng toa xe vào vị trí của quang lật toa. Quang lật sẽ làm nhiệm vụ quay lật 180o để than từ toa xe đổ hết xuống phễu máy cấp. Từ đây than được 2 máy cấp kiểu băng chuyển than xuống các băng tải để chuyển than lên các bun ke than nguyên của lò máy hoặc đưa về kho dự trữ theo phương thức vận hành. Hàng ngày nhà máy tiếp nhận từ 1á2 đoàn tàu, mỗi đoàn 20 toa xe bằng 1000 tấn than. Sản lượng xếp dỡ trung bình hàng năm vào khoảng 300.000 tấn 2-1-3. Thuyết minh sơ đồ hệ thống cấp than. * Cấp than tuyến đường sông: Than từ các sà lan than được 04 chiếc cẩu Ki rốp bốc lên các phễu máy cấp và được các máy cấp rải đều than xuống băng tải 7 chuyển tiếp băng tải 8, chuyển tiếp băng tải 9, chuyển tiếp băng tải 11, chuyển tiếp băng tải 6/3AB, chuyển tiếp băng tải 2AB, chuyển tiếp băng tải 3AB, chuyển tiếp băng tải 4AB qua các thanh gạt gạt than cho các lò. Hoặc có thể chuyển than từ tuyến đường sông về kho dự trữ từ băng tải 8 chuyển tiếp băng tải 10 chuyển tiếp băng tải 5/2b qua các thanh gạt dỡ than xuống kho kín dự trữ. * Cấp than tuyến đường sắt: Than từ các toa xe được quang lật toa lật đổ xuống phễu máy cấp và được 2 máy cấp kiểu băng rải đều than xuống băng tải 1/1 chuyển tiếp băng tải 1/2AB chuyển tiếp băng tải 2AB, chuyển tiếp băng tải 3AB, chuyển tiếp băng tải 4AB qua các thanh gạt dỡ than xuống các bun ke than nguyên của lò máy. Hoặc có thể chuyển than từ tuyến đường sắt về kho dự trữ theo tuyến từ 1/1 chuyển tiếp xuống băng tải 5/1 chuyển tiếp băng tải 5/2b qua các thanh gạt dỡ than xuống kho kín dự trữ. * Cấp than từ kho than dự trữ lên lò: Than từ kho than dự trữ được cấp lên lò nhờ các xe ủi T130 đẩy than xuống các phễu máy cấp 1, 2, 3, 4 của băng tải 6/1G hoặc máy cấp 5 của băng tải 6/2b. Từ đây than được các máy cấp rải than xuống băng tải 6/1G hoặc 6/2b chuyển tiếp xuống băng tải 6/3A, chuyển tiếp xuống băng tải 2AB, chuyển tiếp xuống băng tải 3AB, chuyển tiếp xuống băng tải 4AB qua các thanh gạt dỡ than xuống các bun ke than nguyên của lò máy. 2-1- 4 Đặc tính kỹ thuật của băng tải và thiết bị CCNL * Đặc tính kỹ thuật của băng tải TT Tên băng tải Năng suất (T/h) Bề rộng băng (m) Tốc độ băng (m/s) Chiều dài băng theo 2 tâm tang (m) Góc nghiêng (độ) Kiểu cơ cấu căng băng Động cơ kéo băng 1 4AB 400 0,8 1,85 248,5 O0 Tạ 55 2 3AB 400 0,8 2,2 139,5 15044' Tạ 132 3 2AB 400 0,8 2,24 115,6 O042' Tạ 55 4 1/2A 800 1,2 2,0 13,95 O0 Vít 30 5 1/2b 800 1,2 2,0 10,6 O0 Vít 30 6 1/1 800 1,2 1,9 180,9 160 Tạ 160 7 MCLT 800 1,4 0,25 12,0 O0 Vít 17 8 6/3AB 400 0,8 2,24 146,37 17028' Tạ 75 9 6/1G 400 0,8 2,0 191,57 150 Tạ 55 10 6/2b 400 0,8 2,0 49,19 150 Tạ 55 11 5/1 800 1,2 2,39 111,98 6040 Tạ 110 12 5/2b 800 1,2 2,0 201,0 150 Tạ 132 13 11 400 0,8 2,0 9,9 O0 Vít 11 14 10 800 1,2 2,0 51,87 180 Tạ 75 15 9 400 0,8 2,0 26,9 0030' Tạ 11 16 8 800 1,2 2,0 353,35 150 Tạ 132 17 7 800 1,2 2,09 221,47 14030 Tạ 75 * Đặc tính kỹ thuật của Cẩu chân đế loại Ki rôp: Chiều cao: H = 50m; Chiều dài: 32,6m Trọng lượng cẩu: 100 Tấn Sức nâng: 5 Tấn Năng suất: 150 T/h Tầm với: Max: 30m Min: 8m * Đặc tính thông số kỹ thuật của xe ủi T130 Chiều dài chưa kể lưỡi ben: 4393 mm Chiều rộng: 2475 mm Chiều cao: 3087 mm Trọng lượng xe kể cả ben: 16 Tấn Công suất: 160 KW Suất tiêu hao nhiên liệu: 180 g/mã lực giờ Vận tốc chuyển bánh : Min: 3,56 Km/h Max: 9,9 Km/h * Đặc tính thông số kỹ thuật của kho chứa than dự trữ - Kho kín Chiều dài: 144 m Chiều rộng: 84 m Chiều cao: 20 m Lượng than dự trữ kho kín: 60.000 tấn - Kho hở: Chiều dài: 80 m ( theo chiều dài kho kín) Chiều rộng: 84 m Lượng than dự trữ kho khở: 20.000 tấn 2-2 Phân xưởng Lò -Máy 2-2-1 Nhiệm vụ của phân xưởng Lò-Máy Quản lý, vận hành thiết bị lò máy đảm bảo các thiết bị vận hành ổn định và kinh tế. Đồng thời lập lịch sửa chữa dài hạn, ngắn hạn cho các thiết bị. 2-2-2 Lò hơi nhà máy điện Phả lại. a, Đặc tính kỹ thuật chính: Mã hiệu: БKZ -220-100-10C Nơi sản xuất: Tại nhà máy chế tạo lò hơi БKZ Liên xô cũ Công suất định mức : 220 T/h Thông số hơi định mức : Pqn= 100kG/cm2, tqn=540oC Nhiệt độ nước cấp: tnc= 230oC Vòng tuần hoàn : Tự nhiên Nhiên liệu : Than antraxit Buồng lửa : Hình chữ P Kích thước buồng lửa (28,28 x9,39 x6,73 ) m (cao,rộng dài) Số vòi phun, kiểu: 4 vòi, tròn Nhiên liệu phụ: Dầu FO Hiệu suất lò thiết kế: ht = 86,06 % Số lượng: 8 lò (2lò cho 1 máy) b) Thuyết minh sự làm việc của lò hơi . Lò hơi БKZ -220-100-10C là lò có một bao hơi với ống nước đứng, tuần hoàn tự nhiên. Nước cấp vào bao hơi có nhiệt độ 3040C rồi đi vào các ống nước xuống và các ống sinh hơi. Khi đốt lò nhiệt lượng do nhiên liệu sinh ra được nước trong dàn ống sinh hơi hấp thụ biến thành hỗn hợp hơi nước. Do chênh lệch tỷ trọng của nước ở ống nước xuống với hỗn hợp hơi, nước trong ống sinh hơi tạo thành lực đẩy cho vòng tự nhiên. Hỗn hợp hơi nước vào các xiclon trong bao hơi (44 cái ). Tại Đây hơi nước được phân ly đi xuống khoang nước còn hơi đi sang bộ quá nhiệt nâng nhiệt độ từ 318 oC lên 540oC rồi sang máy máy tua bin với lưu lượng 220 T/h và Pqn= 100 KG/Cm2 . Để tận dụng nhiệt của khói thải trên đường khói có lắp đặt các bộ hấp thu nhiệt : -Bộ quá nhiệt (có 4 cấp chính và 3 cấp phụ). -Bộ hâm nước (có 2 cấp ). -Bộ sấy không khí (có 2 cấp). Bộ hâm và bộ sấy không khí được đặt xen kẽ nhau. Nhiệt độ khói thải là :1330C . khói sau khi ra khỏi lò được đưa vào bộ khử bụi tĩnh điện (có 4 trường ) có hiệu suất là :99,61 % .Sau đó khói được quạt khói đẩy ra ngoài Trời qua ống khói cao 200 m. Than nguyên được máy nghiền kiểu bi nghiền thành than bột với năng suất 33,1 T/h ,cỡ hạt than sau khi nghiền R90 = 4 á 6 %. Rồi được đưa vào kho than bột , Tại đây than bột được 8 máy cấp than bột cấp vào đường gió nóng, hỗn hợp than gió này có nhiệt độ 2730C đưa vào 4 vòi phun chính kiểu tròn xoáy phun vào lò để đốt cháy. Xỉ tạo thành rơi xuống phễu lạnh được vít thải xỉ đưa ra ngoài mương rồi được bơm thải xỉ bơm đến bãi xỉ. c, Buồng đốt: Buồng đốt kiểu hở, cấu tạo từ các dàn ống thép hàn kín, thép các bon F 60x6, bước ống 80mm. Dàn ống trước và sau tạo thành một mặt phẳng nghiêng với góc 500 tạo thành phễu lạnh. Toàn bộ buồng đốt được treo băng một hệ thống lò so dạng đĩa. * Kết cấu tường trước và tường sau: Tường trước có 4 dàn, mỗi dàn có một ống góp dưới. hai dàn ngoài mỗi dàn có 26 ống sinh hơi, hai dàn trong mỗi dàn có 36 ống. Mỗi ống góp dưới có một đường nước xuống, Mỗi dàn có một ống góp trên để tổ hợp các đường ống hơi vào bao hơi. Mỗ dàn ngoài có 3 đường vào bao hơi, mỗi dàn giữa có 4 đường vào bao hơi. Dàn ống sinh hơi tường phía sau hoàn toàn giống dàn ống sinh hơi ở tường phía trước chỉ khác hai dàn giữa có 3 đường vào bao hơi. * Kết cấu tường trái và tường phải. Mỗi tường có 3 dàn, 2 dàn ngoài có 32 ống sinh hơi, 2 dàn giữa mỗi dàn có 20 ống, mỗi giàn có 1 ống góp dưới. Riêng hai giàn ngoài để tổ hợp nươc từ bao hơi xuống , những ống góp dưới của dàn giữa để tổ hợp nước xuống từ Siclon ngoài. Có 2 đường nước xuống, mỗi dàn có 1 ống góp trên, 2 dàn ngoài, mỗi dàn có 4 ống lên bao hơi còn giàn giữa mỗi ống góp có một ống lên Siclon ngoài. * Vòi đốt: Hai tường sườn bố trí 4 vòi đốt tròn kiểu xoáy ở hai giàn giữa. Vòi đốt tầng dưới ở cốt 9850mm, vòi đốt tầng trên ở cốt 13700mm. Riêng hai dàn biên cảu tầng trước và sau đặt 4 vòi phun gió cấp 3 ở cốt 14100mm. Để đảm bảo độ kín của buồng đốt các vòi đốt được bắt chặt với toàn dàn ống, để khi có giãn nở nhiệt sẽ chuyển dịch với các dàn ống. Trong thời gian ngừng hệ thống nghiền than các vòi phun gió cấp 3 được làm mát bằng hơi 3 ata (3 KG/c
Tài liệu liên quan