Báo cáo thực tập Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư - VIEXIM

Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư- VIEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đăng ký với mục đích góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. So với nhiều công ty khác, VIEXIM thành lập chưa lâu (1994) và có quy mô nhỏ nhưng trong thời gian hoạt động từ khi thành lập , Công ty đã chứng tỏ sức mạnh cạnh tranh và ngày một càng phát triển. Tự khẳng định được vị thế của mình không những riêng thị trường trong nước mà cả thị trường ngoaì nước. Hoạt động xuất khẩu chính của Công ty là xuất khẩu các mặt hàng như xe máy dạng IKD, vật tư, hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng. Hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu các mặt hàng như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm, may mặc, dầu thực vật các loại.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư - VIEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời Mở Đầu Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư- VIEXIM là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đăng ký với mục đích góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. So với nhiều công ty khác, VIEXIM thành lập chưa lâu (1994) và có quy mô nhỏ nhưng trong thời gian hoạt động từ khi thành lập , Công ty đã chứng tỏ sức mạnh cạnh tranh và ngày một càng phát triển. Tự khẳng định được vị thế của mình không những riêng thị trường trong nước mà cả thị trường ngoaì nước. Hoạt động xuất khẩu chính của Công ty là xuất khẩu các mặt hàng như xe máy dạng IKD, vật tư, hoá chất, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng... Hoạt động nhập khẩu của Công ty là nhập khẩu các mặt hàng như rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, công nghệ thực phẩm, may mặc, dầu thực vật các loại. Trong thời gian đầu thực tập ở Công ty, với sự hướng dẫn của Công ty và thầy cô giáo. Em xin trình bày Báo Cáo Tổng Hợp gồm 4 phần: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần III: Đánh giá thực trạng của Công ty. Phần IV: Một số giải pháp và kiến nghị. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 1. Quá trình hình thành của Công ty: Công Ty Phát Triển Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư có tên giao dịch quốc tế là Export Import Development and Investmen Companny. Với tên thường gọi của Công ty là VIEXIM. Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Hoà Bình, khi đó Công ty Hoà Bình được thành lập theo quyết địng số 145/ QĐ-UB vào ngày 22/1/1994. Sau đó Công ty Hoà Bình chuyển sang tên gọi mới là Công ty VIEXIM theo quyết dịnh đổi tên số 422/ QĐ-UB vào ngày 2/6/1997 do Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp. Trước khi có quyết định 5107/ QĐ-UB vào ngày 5/9/2001 chuyển Công ty về Sở Thương Mại quản lý thì cơ quan chủ quản của Công ty VIEXIM là Trung Ương Hội cựu chiến binh Việt Nam, trụ sở chính của Công ty đặt tại 34 Lý Nam Đế- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Khi mới thành lập, Công ty có 26 thành viên, trình độ đại học và trên đại học là 6 người. Cho tới nay tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 64 người, trong đó cán bộ quản lý là 8 người. Đứng đầu Công ty là Giám đốc- Tiến sỹ Võ Trung Châu. Tổng số lao động bình quân trên năm mà Công ty ký hợp đồng sử dụng lao động là 500 người. Nguồn vốn của Công ty ngày càng tăng theo các năm, theo Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh năm 2001 thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty VIEXIM là 18 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu là 5.670.000.000 đồng. Vốn đầu tư dài hạn và vốn nhận liên doanh là 12.330.000.000 đồng. Công ty có hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt. Trụ sở chính là một toà nhà 3 tầng tại 34 Lý Nam Đế- Hà Nội. Công ty có 3 xưởng sản xuất, lắp ráp xe gắn máy tại nhà máy xe lửa Gia Lâm với đầy đủ các điều kiện cũng như trang thiết bị hiện đai. Công ty còn có một cửa hàng bán xe và dịch vụ do HONDA uỷ nhiệm tại km9 đường Giải Phóng. Công ty có các chi nhánh đặt tại một số tỉnh, thành phố như Lạng Sơn, Quảng Bình, Đắc Lắc và một số văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty còn liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản để sản xuất vỏ xe, khung xe, sơn xe nhằm tiến hành nội địa hoá các sản phẩm của mình. Ngay từ khi mới ra đời Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh theo hình thức mới- theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các hoạt động của Công ty đặc biệt là hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu đã từng bước phát triển; ngành hàng và thị trường ngày càng ổn định, dần dần xác lập được mạng lưới khách hàng rất tín nhiệm. Công ty trực tiếp tìm kiếm thị trường, giao dịch với bạn hàng để xuất khẩu và nhập khẩu những vật tư hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Chức năng của Công ty: Công ty là một đơn vị kinh tế Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, với mục đích là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra thu nhập cho bản thân Công ty cũng như làm lợi ho xã hội thông qua các hoạt động của mình. Như vậy, có thể nói rằng chức năng chính của Công ty VIEXIM là kinh doanh trong nước và tham gia hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hoá để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước trên cơ sở kết hợp lợi ích của các bên là công ty – Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty có chức năng kinh doanh trên nhiều mặt hàng ở nhiều thị trường khác nhau. Hiện nay, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu linh kiện xe máy dạng IKD từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... để lắp ráp và bán trên thị trường Việt Nam, ngoài ra còn kinh doanh một số tư liệu phục vụ cho sản xuất; mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là nông lâm, thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ... Công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh qua việc đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất phụ tùng xe máy và lắp ráp xe gắn máy với bên nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn Trùng Khánh- Hoawei của Trung Quốc theo giấy phép đầu tư số 20/GP-HN ngày 15/4/1998 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Do nhu cầu sản xuất phát triển để tăng cường hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư nước ngoài này, các bên trong Hợp doanh dang tiến hành các thủ tục để chuyển đổi hình thức đầu tư sang hình thức Công ty liên doanh hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi chuyển sang hình thức đầu tư mới này, việc sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh cũng như Công ty VIEXIM sẽ đạt được nhiều thuận lợi và thành công. Nhiệm vụ của Công ty: Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Tổ chức nghiên cứu tốt thị trường trong và ngoài nước, nắm vững nhu cầu và thị hiếu trên thị trường để từ đó hoạch định các chiến lược marketing đúng đắn, bảo đảm cho kinh doanh của Công ty được chủ động để tránh được các rủi ro và mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có, tạo thêm nguồn vốn mới cho sản xuất kinh doanh. Tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch xuất nhập khẩu ngày càng cao. Thực hiện tốt các chính sách cán bộ , quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền thưởng... do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuân thủ và thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Nghiên cứu nắm vững môi trường pháp luật, kinh tế, văn hoá để giúp cho việc kinh doanh tốt hơn. Tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, tham gia đàm phán, ký kết trực tiếp hoặc thông qua đơn hàng. Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước. Tổ chức gia công lắp ráp xe máy và các dịch vụ sửa chữa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Tiến hành xuất nhập khẩu uỷ thác hoặc trực tiếp xuất nhập khẩu. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đặc biệt là đóng thuế, bảo toàn và phát triển đồng vốn được giao, quản lý và sử dụng đúng ngoại tệ. Tiến hành làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển của Công ty: có thể chia làm 3 giai đoạn *Giai đoạn 1- giai đoạn mới thành lập ( từ năm 1994-1997) Giai đoạn này Công ty có tên gọi là Công ty Hoà Bình. Đây là giai đoạn đầu nên Công ty phải tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch và nhiệm vụ để tìm bạn hàng kinh doanh và từng bước thiết lập, củng cố bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên. Mặt khác, Công ty còn phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, bổ xung vào nguồn vốn đã có. Bảng 1. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu Của công ty. Đơn vị: 1000 USD STT  Năm  Xuất khẩu  Nhập khẩu  Tốc độ tăng so với năm trước(%)           Kim ngạch  Tỷ trọng(%)  Kim ngạch  Tỷ trọng(%)  Xuất khẩu  Nhập khẩu   1  1994  150  6,6%  2132  93,4%         2  1995  302  8,9%  3089  91,1%  101%  44,88%   3  1996  429  12,06%  3128  87,94%  42%  1,26%   4  1997  530  9,79%  4883  90,21%  23,54%  56,1%   ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty ) Nhìn vào bảng 1, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của năm 1995 tăng gấp 2 lần so với năm 1994, sau đó giảm dần theo các năm 1996, 1997. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu năm 1995 tăng so với năm 1994, 1996 giảm so với 1995 và 1997 lại tăng so với 1996. Điều này cho thấy, hoạt động xuất khẩu của Công ty ổn định hơn so với hoạt động nhập khẩu. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, chứng tỏ hoạt động nhập khẩu là hoạt động chính và là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty. Bảng 2. Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn. Đơn vị:1000 VND STT  Năm  Vốn cố định  Vốn lưu động  Tổng  Tốc độ tăng so với năm trước (%)     Về trị giá  Tỷ trọng(%)  Về trị giá  Tỷ trọng(%)   Vốn cố định  Vốn lưu động   1  1994  1.087.200  30%  2.536.800  70%  3.624.000         2  1995  1.099.867  26,9%  2.986.701  73,1%  4.086.568  1,16%  17,73%   3  1996  1.135.243  24,5%  3.492.524  75,5%  4.627.767  3,22%  16,94%   4  1997  1.380.524  24,55%  4.241.019  75,45%  5.621.543  21,6%  21,4%   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của các năm tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997, thể hiện tình hình ổn định trong việc huy động và sử dụng vốn của Công ty. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao (gấp hơn 2 lần vốn cố định) trong cơ cấu vốn. Tốc độ tăng của vốn cố định cũng tăng dần theo các năm, đặc biệt là năm 1997 so với năm 1996, vốn cố định tăng khá nhanh: 21,6% so với năm 1996. Điều này cho thấy Công ty đã nâng vốn cố định lên trong cơ cấu vốn kinh doanh của mình. Mặt khác, vốn lưu động của năm 1995 tăng so với năm 1994, nhưng đến năm 1996 tốc độ tăng chậm hơn so với năm 1995 và sau đó năm 1997 lại tăng nhanh hơn nhiều so với 1996, chứng tỏ có sự biến động về vốn lưu động trong cơ cấu vốn. Điều đó thể hiện Công ty đã điều chỉnh tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động cho phù hợp với cơ cấu vốn kinh doanh của mình. Bảng 3. Vòng quay vốn lưu động của Công ty. Năm  1994  1995  1996  1997   Số vòng quay/năm  5,2  9,7  14,22  28,86   Số lần tăng so với năm trước (lần)   1,86  1,46  2,02   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty VIEXIM) Qua bảng 3 cho thấy số vòng quay/ năm của vốn lưu động công ty tăng dần, tuy nhiên mức độ tăng giữa các năm với nhau là không đồng đều. Số vòng quay/năm của năm 1997 so với năm 1996 tăng đáng kể (hơn 2 lần). Số vòng quay/năm thể hiện cường độ sử dụng vốn và nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.Điều này cho thấy Công ty rất linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra ngày một nhiều trong nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của một công ty kinh doanh thương mại. Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đơn vị: 1000 đồng STT  Chỉ tiêu (Năm)  1994  1995  1996  1997   1  Tổng doanh thu  5.627.724  16.728.399  48.961.200  122.403.000   2  Các khoản giảm trừ        Giảm giá hàng bán     279.616    Hàng bán bị trả lại   592.001     3  Doanh thu thuần  5.627.724  15.728.399  48.961.200  122.123.384   4  Giá vốn hàng bán  5.023.123  11.132.896  39.213.356  101.213.874   5  Lợi nhuận gộp  604.601  4.595.503  9.747.844  20.909.510   6  Chi phí bán hàng  5.901  12.137  39.646  482.106   7  Chi phí quản lý doanh nghiệp  7.210  421.028  779.021  924.753   8  Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính  591.490  4.162.338  8.929.177  19.502.651   9  Thu nhập từ hoạt động tài chính  2.157  968.032  921.086  1.354.261   10  Chi phí hoạt động tài chính  15.037  1.231.152  2.153.442  4.079.862   11  Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính  -12.880  -263.120  -1.232.356  -2.725.601   12  Các khoản thu nhập bất thường  2.122  15.230  697.820  789.010   13  Chi phí bán hàng   250  11.679    14  Lợi nhuận bất thường  2.122  14.980  686.141  789.010   15  Tổng lợi nhuận trước thuế  592.324  3.914.198  8.382.962  17.566.060   16  Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp  87.807  697.038  579.211  1.978.060   17  Lợi nhuận sau thuế  504.517  3.217.160  7.803.751  15.588.000   ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VIEXIM) Nhìn vào bảng 4, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm từ năm 1994 đến năm 1997 có nhiều chuyển biến. Doanh thu của năm 1997 cao hơn rất nhiều lần so với 3 năm trước. So với năm 1996 tăng 2,49 lần, với năm 1995 tăng 7,76 lần, với năm 1994 tăng 21,7 lần. Điều này thể hiện Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh , cải tiến quy trình công nghệ, có chiến lược marketing sản phẩm một cách hợp lý. Giá vốn hàng bán cũng tăng dần qua các năm, năm 1997 tăng gấp 2,58 lần so với năm 1996, gấp 9,36 lần so với năm 1995 và gấp 20,14 lần so với năm 1994. Như vậy, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tương đối bằng tốc độ tăng của doang thu. Cho thấy tình hình kinh doanh khá ổn định của Công ty trong 4 năm này. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng chiếm từ 55%-97,2% trong cơ cấu chi phí. Tỷ trọng của 2 loại này chênh lệch quá lớn. Điều này phản ánh hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản rất lớn cho công tác quản lý doanh nghiệp. Năm 1994 thì chênh lệch giữa 2 loại chi phí này còn nhỏ, chênh lệch tuyệt đối là 1309 đồng, đến năm 1995 là 408.891 đồng, năm 1996 là 739.375 đồng và đến năm 1997 là 442.647 đồng. Như vậy, đến năm 1997 tỷ trọng của 2 loại chi phí đã được phân bổ đồng đều hơn so với năm 1996. Chứng tỏ Công ty đã có sự tinh giảm trong bộ máy quản lý doanh nghiệp bớt cồng kềnh và không cần thiết. Các khoản chi phí bất thường từ hoạt động tài chính thường lớn hơn thu nhập từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính bị âm. Năm 1995 lỗ 263.120 đồng, năm 1996 lỗ 1.232.356 đồng, năm 1997 lỗ 2.756.601 đồng. Như vậy, số lỗ tăng dần theo khoảng cách của các năm. Chứng tỏ hoạt động tài chính của Công ty không đạt hiệu quả. Trong khi đó lợi nhuận bất thường luôn dương và tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997 do thu nhập bất thường lớn hơn chi phí bất thường. Lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm dần theo các năm 1994 đến năm 1997. Cho thấy kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty tuy có hiệu quả nhưng chưa cao . Năm 1995 tăng gấp 6,4 lần so với năm 1994, năm 1996 tăng gấp 2,4 lần so với năm 1995, năm 1997 tăng gấp 1,99 lần so với năm 1996. Nguyên nhân do mặc dù tổng doanh thu tăng từ các năm 1994 đến năm 1997 nhưng chi phí cũng tăng nhanh theo các năm 1994 đến 1997 theo cùng một tỷ lệ ngày càng cao. Vì thế mà lợi nhuận bị giảm dần từ năm 1994 đến năm 1997. Tóm lại, qua bảng 4 ta thấy nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận và tiếp tục phát triển qua các năm. Bên cạnh đó cũng còn nhiều chỉ tiêu cần phải khắc phục dần để mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Hoạt động xuất khẩu. Nhìn vào bảng 5 ta thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là rau qủa, nông lâm hải sản, may mặc và thực phẩm. Số lượng xuất khẩu qua các năm tăng Bảng 5. Tình hình xuất khẩu của Công ty từ năm 1994-1997. Đơn vị: triệu đồng STT  Mặt hàng (Năm)  1994  1995  1996  1997   1  Rau quả  9  27  29  58   2  Nông lâm hải sản  19  11  27  32   3  Thực phẩm  12  21  23  46   4  Thủ công mỹ nghệ   40  36  38   5  Công nghệ phẩm  1  4  7  11   6  May mặc  12  26  36  60   7  Dầu thực vât các loại  15  9  11  14   Tổng   68  138  169  259   Tốc độ tăng so với năm trước (%)   102,9%  22,46%  53,3%   ( Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ) dần từ năm 1994 đến năm 1997. Trong đó dặc biệt là tốc độ tăng của năm 1995 so với năm 1994 là 102,9% ( tăng gấp hơn 2 lần), sau đó giảm vào năm 1996 so với năm 1995 là 22,46% và tăng 53,3% của năm 1997 so với năm 1996. Điều này thể hiện hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng có sự chuyển biến đáng kể, không ổn định giữa các năm do Công ty đã điều chỉnh một số cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp tình hình kinh doanh của mình. Hoạt động nhập khẩu. Bảng 6. Tình hình nhập khẩu của Công ty từ năm 1994-1997 Đơn vị : triệu đồng STT  Mặt hàng (Năm)  1994  1995  1996  1997   1  Xe máy dạng IKD  1034  2157  5698  11098   2  Vật tư  23  17  48  65   3  Hoá chất  18  23  52  17   4  Thiết bị điện tử   18  34  37   5  Hàng tiêu dùng  21  11  17  20   6  Vật liệu xây dựng  9  15  17  25   Tổng  1105  2241  5866  11262   Tốc độ tăng so với năm trước (%)   102,8%  161,75%  91,98%   ( Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty VIEXIM) Qua bảng 6 ta thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là xe máy, số lượng nhập khẩu xe máy qua các năm tăng dần từ năm 1994 đến năm 1997. Giá trị các mặt hàng nhập khẩu biến động liên tục nên làm cho tốc độ tăng so với các năm cũng có sự thay đổi đáng kể. Tốc độ tăng của năm 1995 so với năm 1994 là 102,8%, của năm 1996 so với năm 1995 là 161,75% và của năm 1997 so với năm 1996 là 91,98%. Điều này cho thấy năm 1996 hoạt động nhập khẩu của Công ty được đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả trong vòng 4 năm từ 1994 đến năm 1997. Tóm lại, qua trên ta thấy giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Công ty khá tốt. Đây mới chỉ là giai đoạn đầu trong qúa trình thành lập và phát triển Công ty nhưng Công ty đã đạt được các kết quả khả quan, làm tiền đề và nền móng cho các giai đoạn sau tiếp tục tăng trưởng. Đó là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. *Giai đoạn 2- giai đoạn tăng trưởng của Công ty (từ năm 1998 đến năm 2001) Trong giai đoạn này Công ty chú trọng về việc tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu như mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng, tăng nguồn vốn... Ngoài ra, Công ty còn cải cách lại bộ máy hành chính cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Giai đoạn này sẽ được nói rõ ở phần II. *Giai đoạn 3- giai đoạn thu hẹp quy mô nhập khẩu ( từ năm 2002 đến nay) Do yếu tố khách quan đem lại nên Công ty phải hạn chế trong hoạt động nhập khẩu. Đó là vì Nhà nước có quyết định hạn chế nhập khẩu xe máy , kiểm tra gắt gao các điều kiện nhập khẩu xe máy và linh kiện xe máy, đặc biệt là hàng của Trung Quốc. Trong khi đó, mặt hàng nhập khẩu đem lại giá trị lớn nhất và là mặt hàng chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là xe máy. Mặt khác, Trung Quốc là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của Công ty. Vì thế kim ngạch nhập khẩu của Công ty cuối năm 2002 giảm đáng kể so với các năm trước. Bảng 7. Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong 5 năm 1998-2002 Đơn vị: 1000 USD Năm  1998  1999  2000  2001  2002   Kim ngạch nhập khẩu  6397  4799  10089  15892  13548   Tốc độ tăng so với năm trước ( %)   -24,98%  110,23%  57,52%  -14,74%   ( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty VIEXIM)
Tài liệu liên quan