Báo cáo Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH An&D

Trước đây nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liên bao cấp, việc sản xuất kinh doanh cái gì, cho ai, như thế nào đều do Nhà nước quyết định, sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng theo hình thức phân phối với chất lượng và dịch vụ bất kể ra sao thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận. Từ ngày đất nước thực hiện công cuộc "đổi mới", chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế,

docx51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH An&D, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở đầu Trước đây nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liên bao cấp, việc sản xuất kinh doanh cái gì, cho ai, như thế nào đều do Nhà nước quyết định, sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng theo hình thức phân phối với chất lượng và dịch vụ bất kể ra sao thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận. Từ ngày đất nước thực hiện công cuộc "đổi mới", chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nó cho phép doanh nghiệp được tự do ra các quyết định trong khuôn khổ quy định để có thể tồn tại, phát triển và thắng thế trong sự cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Muốn làm được việc này doanh nghiệp phải tạo được chữ "tín" trong lòng khách hàng và doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến hoạt động marketing trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty An&D ra đời trong cơ chế thị trường, là một trong những Công ty tư nhân đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm nhập khẩu. Từ vài năm trở lại đây ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào lĩnh vực này, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên. Làm sao để Công ty không những đứng vững được trong kinh tế thị trường mà còn phát triển vững mạnh là vấn đề luôn làm day dứt ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Trong thời gian ngắn thực tập tại Công ty, em đã cố gắng tìm hiểu Công ty cả về cơ cấu tổ chức lẫn hoạt động nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức đã được học trên cơ sở áp dụng giữa lý thuyết đã học và thực tế nghiệp vụ chuyên môn của ngành nghề. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của trường Đại học Thương mại, đặc biệt là T.s Chu Thị Thuỷ người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty TNHH An&D và các cán bộ nhân viên đã dành cho em trong quá trình thực tập tại Công ty. Nội dung của báo cáo gồm: Phần I: Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH An&D. Phần II: Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Phần III: Đánh giá công tác quản trị và các kiến nghị, đề xuất. Phần I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH AN&D I. Cơ cấu tổ chức bộ máy 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH AN&D. Công ty TNHH An&D được thành lập ngày 19/5/2000. Công ty được thành lập với biên chế lúc đầu chỉ có 4 người hiện nay do quy mô hoạt động kinh doanh mở rộng số nhân viên đã là 27 người trong biên chế chính thức, ngoài ra theo thời vụ còn có tới hàng trăm nhân viên làm việc hợp đồng theo vụ việc Công ty hoạt động kinh doanh với ngành nghề xuất nhập khẩu thực phẩm. Từ năm 2001 đến nay là thời kỳ phát triển mạnh của Công ty với doanh thu liên tục tăng nhanh, trong năm 2002 có bị giảm do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, nhưng sự giảm sút là không đáng kể. Các hoạt động của Công ty ổn định, Công ty luôn đưa ra những sản phẩm thực phẩm mới nhằm làm phong phú thêm mặt hàng và tăng sức cạnh tranh, đem lại lợi nhuận ngày một cao cho Công ty. 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH An&D. 2.1 Công ty bao gồm những chức năng sau: - Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam - Công ty có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý điều hành - Công ty có vốn và tài sản riêng - Công ty có con dấu và mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Là Công ty tư nhân chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực phẩm, cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trong và ngoài nước. 2.2 Công ty có nhiệm vụ sau: + Công ty chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty + Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư và vốn đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. + Chấp hành các chính sách và chế độ và pháp luật của Nhà nước thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng. Thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với các nhân viên trong Công ty. + Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên trong Công ty 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty TNHH An&D Giám đốc Phó Giám đốc Phòng điều hành Phòng sản phẩm Phòng Marketing Phòng HC-KT Phòng Sale Phòng hướng dẫn 3.1. Ban giám đốc: Đứng đầu Công ty là giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý điều hành Công ty, giao dịch quan hệ với các đối tác, ký hợp đồng. Giám đốc là người đề ra chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn sau đó tổ chức thực hiện. - Giám đốc có quyền phân công, điều hành các bộ phận cấp dưới, ra các quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, ký kết hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh, công tác tổ chức hành chính, trực tiếp theo dõi và chỉ đạo việc nhận các chương trình của đối tác, tiếp nhận và trả lời về nội dung cũng như giá cả dịch vụ cho khách hàng. 3.2. Phòng hành chính - kế toán: - Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Công ty, báo cáo thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp Công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp. Lập kế hoạch tài chính của Công ty, ghi chép sổ sách, thống kê số liệu đảm bảo thông tin bằng số kịp thời chính xác. - Giúp giám đốc quản lý vấn đề nhân sự của Công ty, tổ chức, phân bổ công việc cho nhân viên, theo dõi việc thực hiện nội quy của cán bộ, nhân viên trong Công ty. - Chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng con dấu theo đúng quy định của Nhà nước và của giám đốc. Bảo quản, sử dụng và đề xuất mua bán trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của văn phòng và Công ty. 3.3. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Phòng sản phẩm): Luôn luôn nghiên cứu, tìm ra các sản phẩm mới về thực phẩm, nhằm làm phong phú thêm mặt hàng của Công ty nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. 3.4. Phòng Marketing: Tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, các thông tin về đối thủ cạnh tranh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm về thực phẩm nhất là các sản phẩm mới cho khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trên từng loại thị trường để giúp Công ty có chiến lược sản phẩm tới thị trường đó. 3.5. Phòng điều hành: Có nhiệm vụ chuẩn bị trước cho việc thực hiện các loại dịch vụ nhu cầu đối với khách hàng khi có yêu cầu. Xử lý các vấn đề phát sinh đột xuất trong khi thực hiện dịch vụ với khách hàng. Phòng điều hành giúp cho việc thực hiện dịch vụ các nhu cầu diễn ra một cách trôi chảy, hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty 3.6. Phòng Sale (kinh doanh): Đề ra các phương hướng kinh doanh, các chiến lược về giá cả, mặt hàng. Tiếp nhận các hợp đồng đặt hàng của khách hàng, định giá, trả lời khách hàng về các vấn đề liên quan tới hợp đồng và phối hợp với các phòng khác để thực hiện hợp đồng với khách hàng. 3.7. Phòng hướng dẫn: Có nhiệm vụ phân công và phối hợp giữa các hướng dẫn để làm nốt phần cuối trong việc thực hiện dịch vụ cần thiết đối với khách hàng.Hướng dẫn khách hàng về các phương pháp chế biến những thực phẩm nhập khẩu nước ngoài. Với tư cách là người đại diện của Công ty và cả của đất nước Ngoài các phòng trên ra còn có ban bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty, bảo vệ phương tiện của Công ty và cán bộ công nhân viên. 4. Giới thiệu sơ bộ về ngành nghề kinh doanh. Công ty TNHH An&D với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là về các mặt hàng nhập khẩu về thực phẩm tươi sống như: cá hồi, thịt bò úc, cá trứng, đồ hộp, các laọi rượu vang của Pháp, úc... Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm ăn nhanh của Việt Nam ra nước ngoài. Nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu. II. Môi trường kinh doanh của Công ty. 1. Môi trường kinh doanh bên ngoài Công ty. Trong điều kiện nước ta hiện nay: chính trị ổn định, nền kinh tế đang trên đà phát triển, luật pháp đang dần được hoàn thiện và theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp trong nước,và đây cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty nói riêng . Tuy Việt Nam hiện nay chưa có luật về chế biến thực phẩm nhưng nhận thấy tầm quan trọng và xu hướng phát triển của ngành công nghiệp không khói này đối với nền kinh tế quốc dân. Chính phủ đã bãi bỏ nhiều loại giấy tờ, thủ tục không cần thiết đã làm cản trở sự phát triển của ngành trong nhiều năm. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Nhà nước vẫn luôn đóng vai trò là người hoạch định chiến lược phát triển cho các ngành nói chung và ngành thực phẩm nói riêng. Vài năm gần đây Nhà nước đã có một số biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng. Hiện nay Nhà nước đang có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tỷ giá của đô la so với đồng Việt nam đang tăng lên, điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu và cả Công ty vì Công ty nhận đô la và thanh toán bằng đồng. Công ty hiện nay đã có hợp đồng ký kết với gần 70 bạn hàng chủ yếu thuộc Châu Âu và Châu úc. Họ có khả năng thanh toán và thường đòi hỏi dịch vụ với chất lượng tương đối cao. Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng, mục tiêu là tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận, bán cho người có tiền chứ không nhất thiết phải bán cho người nhiều tiền. Công ty hiện nay cũng đã có hợp đồng với các nhà cung cấp trong nước: ký hợp đồng với hầu hết các khách sạn 3-5 sao trên khắp lãnh thổ Việt Nam, các nhà hàng, các khách sạn địa phương, các Công ty biểu diễn, các dịch vụ vận chuyển và dịch vụ công cộng khác... Trong quá trình hoạt động của mình Công ty cũng đã nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý địa phương và các cơ quan quản lý về thực phẩm trong việc đảm bảo an ninh trật tự cũng như giải quyết các vấn đề thủ tục có tính pháp lý. Tuy nhiên không phải Công ty không gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vì thương trường là chiến trường. Sự cạnh tranh về các mặt hàng thực phẩm nói riêng và các mặt hàng khác nói chung trên thị trường là rất khốc liệt. Riêng trong lĩnh vực về các mặt hàng thực phẩm thì quả còn là một vấn đề nan giải. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các mặt hàng về thực phẩm được đem ra cạnh tranh. Trong số đó có những mặt hàng chưa được người tiêu dùng thừa nhận. Nó đòi hỏi cho các doanh nghiệp phải lập được ra các phương pháp về marketing để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm đó. Mặt khác, các Công ty về thực phẩm cũng xuất hiện khá nhiều, nên Công ty ta phải làm sao cạnh tranh một cách làm lành mạnh và có hiệu quả đối với những Công ty khác bàng cách giảm giá sản phẩm, hình thức khuyến mại... để nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Đây hiện nay cũng và đây cũng là khó khăn chung của ngành. 2. Môi trường cạnh tranh. Trong quá trình hoạt động của Công ty cũng như thời gian hiện tại và tương lai sau này, các yếu tố kinh tế xã hội của cả nước có ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc thành công của Công ty. Vì là một Công ty kinh doanh Thương Mại nên Công ty phải trông chờ vào sự phát triển kinh tế của đất nước và của khu vực mà đơn vị cư trú. Mọi chính sách của chính phủ đều đưa đến cho Công ty những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn vừa qua cũng như hiện nay do sự đổi mới nền kinh tế đất nước dẫn đến ngoài các Công ty thực phẩm lớn của Nhà nước có bề dày hoạt động ra, vài năm gần đây xuất hiện một loạt các Công ty thực phẩm tư nhân mới và điều này làm cho Công ty đang phải đứng trước một sự cạnh tranh rất gay gắt, đó cũng là quy luật của kinh tế thị trường. Tuy nhiên Công ty cũng có những thuận lợi nhất định bởi bề dày hoạt động, có hợp đồng với nhiều đối tác nước ngoài và hợp đồng với nhiều nguồn cung cấp trong nước và với một đội ngũ nhân viên năng động, nhiều kinh nghiệm chắc hẳn Công ty sẽ đứng vững và ngày càng phát triển. 3. Môi trường bên trong. Nhân sự: Qua quá trình phát triển hiện nay Công ty đã có 53 cán bộ, nhân viên trong đó có 4 người trình độ trên đại học, 25 người có trình độ đại học . Cho thấy trình độ của lao động trong Công ty cao, độ tuổi trung bình của toàn nhân viên trong Công ty là 30,3 tuổi, đây là độ tuổi đủ độ chín cả trong trong công việc và cuộc sống, là lực lượng trẻ, năng động. Tài chính: Do đặc trưng của ngành thực phẩm không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trong hoạt động nhiều khi là việc thanh toán hộ và thường được khách hàng trả tiền trước do đó yêu cầu về vốn của Công ty không cao, Công ty TNHH An&D có vốn điều lệ là: 625 triệu đồng, trên phần vốn cơ bản đó Công ty thực hiện kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn huy động các nguồn vốn khác như vay ngắn hạn, sử dụng nguồn nợ chưa đến hạn trả và các nguồn vốn khác đủ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH An&D có cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn kinh doanh và sản xuất với trang thiết bị máy móc tốt, đầy đủ. Trong Công ty, nhìn chung giữa các phòng ban giữa giám đốc và cán bộ công nhân viên có sự phối hợp đồng bộ tạo thành một khối thống nhất trong công việc. Sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ công nhân viên và sự sáng suốt, quyết đoán của Ban lãnh đạo đã giúp cho Công ty đứng vững trên thị trường, hàng năm hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó với Công ty, họ được bổ xung lẫn cho nhau giữa những người tham gia công tác lâu năm có kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường đại học và dạy nghề để tạo thành sức mạnh tập thể đảm bảo cho việc kinh doanh, sản xuất đạt hiệu quả cao. Công ty kinh doanh về dịch vụ thực phẩm nên luôn nghiên cứu tạo ra những thực phẩm mới, mang đậm phong tục tập quán và con người Việt Nam làm phong phú thêm và tạo sức cạnh tranh cho Công ty. 4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi của Công ty do môi trường kinh doanh đem lại. * Thuận lơi: Hiện nay Công ty TNHH An&D đang kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm i và cung cấp cho các nhà hàng khách sạn trong nước và nước ngoài. Lĩnh vực này có nhiều cơ hội do sự chuyển đổi nền kinh tế và sự phát triển đi lên của đất nước đó là đầu tư cho ngành dịch vụ nhiều hơn, thu hút nguồn ngoại tệ mạnh vào đất nước và ngoài ra đời sống người dân cũng được nâng cao nhu cầu sử dụng thưởng thức các thực phẩm chất lượng cao tăng. Cùng với những thuận lợi đó Công ty còn nhận được sự tạo điều kiện, chỉ đạo của Bộ Thương Mại với những cơ chế, chính sách mới thông thoáng hơn. Công ty còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên, công nhân cũ cũng như mới luôn đoàn kết gắn bó với sự tồn tại và phát triển của Công ty, đồng thời Công ty cũng có những kinh nghiệm rất quý báu rút ra từ những năm hoạt động trước đây để giúp cho Công ty có đủ năng lực thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế cũng như mục tiêu xã hội của mình. * Những khó khăn: Là một Công ty kinh doanh dịch vụ với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ nên nhiều khi không chủ động về nguồn vốn cho những thương vụ lớn. Công ty mới tham gia vào kinh doanh được ít năm nên uy tín trên thị trường chưa lớn và thương hiệu của Công ty chưa thực sự có mặt rộng rãi trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Bên cạnh đó trước sự đổi mới của đất nước việc ra đời của nhiều Công ty khác tạo lên sự cạnh tranh lớn đối với Công ty TNHH An&D. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó song cũng còn nhiều bất cập về năng lực, về trình độ và tác phong lao động. Đối với những người có thời gian công tác lâu năm trong thời gian bao cấp tuy có được đào tạo lại nhưng chỉ với những lớp bổ túc ngắn ngày nên không đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại trong sự phát triển của nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay. Phần II Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Cty tnhh an&d I. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của cty TNHH an&d. 1. Tình hình bán ra của Công ty An&D theo mặt hàng: Bảng 1. Tình bán ra của Công ty mặt hàng 2003 - 2005. Đơn vị: nghìn đồng. STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 CL % CL % 1 2 4 5 6 7 8 9 10 1 Cá hồi 5.915.692 5.863.437 6.584.210 -52.255 -0,9 720.773 12,3 2 Thịt bò úc 3.441.857 2.983.152 4.023.684 -458.705 -13,3 1.040.532 34,9 3 Rượu vang 1.398.255 1.440.142 1.585.088 41.887 3,0 144.946 10,1 Tổng giá trị 10.755.804 10.286.731 12.192.982 -469.073 -4,4 1.906.251 18,5 (Nguồn:Phòng KTTC - Công ty TNHH An&D) * Nhận xét: Theo bảng trên ta thấy tình hình bán ra doanh thu của Công ty năm 2004 giảm so với 2003 là 4,4%. Tuy lượng khách của Công ty có tăng nhưng do Công ty đã giảm giá bán cho các khách hàng vì nguyên nhân: Do sự xuất hiện của nhiều Công ty kinh doanh thực phẩm mới khiến sức cạnh tranh của Công ty giảm. Năm 2005 doanh số bán ra của Công ty đã tăng 18,5% so với năm 2004. Do việc doanh thu của năm 2004 giảm nên đứng trước tình hình đó Công ty đã có kế hoạch marketing sản phẩm, giảm giá hàng bán, có các chương trình khuyến mại, tìm kiếm đối tác khai thác tốt thị trường nên năm 2005 đã thu được kết quả với số tăng tuyệt đối là: 1.906.251 nghìn đồng. 2. Tình hình bán ra của Công ty theo thị trường: Bảng 2. Tình hình bán ra của Công ty theo thị trường 2003-2005. Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 CL % CL % 1 2 4 5 6 7 8 9 10 1 Châu á 1.075.580 1.440.142 975.439 364.562 33,9 -464.703 -32,3 2 Châu úc 1.613.370 617.204 853.508 -996.166 -61,7 236.304 38,3 3 Châu âu 8.066.850 8.229.385 10.364.035 162.535 2,0 2.134.650 25,9 Tổng giá trị 10.755.804 10.286.731 12.192.982 -469.073 -4,4 1.906.251 18,5 (Nguồn:Phòng KTTC - Công ty TNHH An&D) * Nhận xét: Năm 2004 việc bán ra của Công ty cho thị trường Châu úc giảm mạnh chỉ còn 38,3% so với năm 2003. Trước tình hình đó Công ty đã tập trung vào khai thác thị trường Châu á và Châu Âu và ở hai thị trường này doanh số của Công ty cũng được nâng lên. Châu á là 33,9% và Châu Âu là 2%. Tuy có sự nỗ lực như vậy nhưng do cộng thêm sức ép cạnh tranh của các Công ty khác buộc Công ty phải hạ giá bán và do đó ảnh hưởng tới tổng doanh thu của cả năm của Công ty chỉ còn 95,6% so với năm 2003 với số tuyệt đối là: 1.906.251 nghìn đồng. Năm 2005 riêng doanh thu của thị trường Châu á bị giảm do Công ty mất đi phần lớn khách ở thị trường Châu á ,chỉ còn 67,7% so với năm 2004 do tình hình an ninh của các khu vự không được tốt, đặc biệt là Đông Nam á liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố và bạo nạn. Doanh thu tại các thị trường khác tiếp tục được cải thiện và tăng cao riêng tại thị trường Châu úc Công ty đã dần lấy lại được thị phần tăng 38,3% so với năm 2004 tương ứng tăng 236.304 nghìn đồng. 3. Tình hình bán ra của Công ty: Bảng 3. Tình hình bán hàng của Công ty An&D. Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % CL % CL % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Quý‎ I 3.119.183 29 3.291.753 32 8.779.824 31 172.570 5,5 5.488.071 166,7 2 Quý‎ II 2.473.834 23 2.674.550 26 3.048.245 25 200.716 8,1 373.695 14,0 3 Quý III 1.398.254 13 1.028.673 10 1.463.157 12 -369.581 -26,4 434.484 42,2 4 Quý IV 3.764.533 35 3.291.755 32 3.901.756 32 -472.778 -12,6 610.001 18,5 Cả năm 10.755.804 100 10.286.754 100 12.192.982 100 -469.050 -4,4 1.906.228 18,5 (Nguồn:Phòng KTTC - Công ty TNHH An&D) *Nhận xét: Từ những dữ liệu ở bảng ta thấy trong IV quý lượng hàng bán ra của Công ty bao giờ cũng lớn hơn quý II và quý III. Năm 2003 Quý I và IV là 29% và 35% so với Quý II và Quý III là 23% và 13%. Năm 2004 Quý I và IV là 32% và 33% so với quý II và III là 26% và 10%. Nguyên nhân là do cuối năm nhu cầu về các mặt hàng thực phẩm đối với người tiêu dùng tăng đột biến, nhất là những ngày giáp tết cuối năm .Năm 2004 quý III và IV doanh thu có giảm đôi chút vì chỉ bị ảnh hưởng do gián đoạn nguồn khách từ Châu á. II. Tình hình mua và dữ trữ. 1. Tình hình mua hàng của Công ty: Bảng 4. Mua theo cơ cấu hàng 2003 - 2005. Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/20
Tài liệu liên quan