Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh, phương hướng và giải pháp của công ty rượu cồn hà nội

Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội trước đây là nhà máy Rượu Hà Nội. Nhà máy Rượu Hà Nội là nhà máy rượu Fontaine của thực dân Pháp được xây dựng vào năm 1898 ( hãng Fontaine còn có nhà máy rượu ở Hải Dương, Nam Định (Bắc Kỳ), Bình Tây ( Nam Kỳ)). Diện tích toàn bộ 4,2 ha, tường bao quanh ở 4 mặt phố Lò Đúc – Hòa Mã – Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Công Trứ. Người Pháp dùng gạo sản xuất ra cồn không tinh chế mang tính chất đầu độc dân ta, tới năm 1939 thì sản xuất ( do thế lực của Pháp bị giảm trước Nhật, năm 1941 thì ngừng hẳn ). Từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh xảy ra và nơi đây đã biến thành trại giam những cán bộ Việt Minh có lính canh giữ ngày và đêm. Năm 1954 với sự kiện lịch sử - Giải phóng thủ đô, Nhà máy thuộc về tay nhân dân nhưng phải sau 2 năm tức là năm 1956 Nhà máy mới được khôi phục trở lại. Tổng số cán bộ công nhân trong giai đoạn này là 115 người ( có 2 kỹ sư công nghệ thời Pháp ). Năm 1957 bộ công nghiệp cắt 1 phần Nhà máy ( 1,2 ha ) gồm một số nhà kho và khu vực xay xát gạo ( phía Ngô Thì Nhậm ) để cải tạo và thành lập Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân. Diện tích Nhà máy Rượu hiện còn 3 ha. Năm 1958, Bác Hồ về thăm Nhà máy, đây là một vinh dự to lớn cho Nhà máy. Bác chỉ thị cho cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nguyên liệu sản xuất khác thay cho gạo vì lúc đó gạo rất quý, Miền Nam đang đánh Mỹ rất cần chi viện cho chiến trường. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã tích cực nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ. Kết quả là 1 phương pháp mới ra đời đặc biệt là dùng nguyên liệu từ ngô, khoai sắn thay cho gạo. Năm 1959 Nhà máy đi vào sản xuất ổn định, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, Nhà máy đã sản xuất thành công cồn tinh chế đảm bảo chất lượng trong nước và quốc tế với công suất 5 triệu lít / năm. Từ bước đột biến này đã ra đời một phong trào nghiên cứu sản xuất và đã cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vodka và các loại rượu màu để đáp ứng nhu cầu tron nước và xuất khẩu. Năm 1961 Bác Hồ về thăm lần 2, lần này Bác về thăm khu tập thể. Năm 1978, bộ công nghiệp thực phẩm cho phép nhập hệ thống tháp chưng cất của Pháp do hãng Sodecial chế tạo, việc xây lắp đến đầu năm 1985 thì hoàn thành. Năm 1982 Nhà máy rượu cùng với Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Thủy Tinh Hải Phòng và phòng nghiên cứu rượu bia sát nhập thành xí nghiệp Liên hiệp Rượu – Bia – Nước giải khát I. Năm 1990, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, Nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp. Với phương pháp này, Nhà máy đã giảm được lao động nặng nhọc cho người lao động, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động một cuộc sống ổn định hơn. Năm 1991, Nhà máy phải thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu bia do Nhà nước ban hành làm cho giá sản phẩm tăng lên từ 1,5 đến 2 lần dẫn đến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc. Năm 1992 Nhà máy thực hiện một số biện pháp để khắc phục khó khăn như: Đầu tư tiền để lắp đặt xây dựng dây chuyền sản xuất bia với công suất 3000 – 5000 lít / ngày.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh, phương hướng và giải pháp của công ty rượu cồn hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội trước đây là nhà máy Rượu Hà Nội. Nhà máy Rượu Hà Nội là nhà máy rượu Fontaine của thực dân Pháp được xây dựng vào năm 1898 ( hãng Fontaine còn có nhà máy rượu ở Hải Dương, Nam Định (Bắc Kỳ), Bình Tây ( Nam Kỳ)). Diện tích toàn bộ 4,2 ha, tường bao quanh ở 4 mặt phố Lò Đúc – Hòa Mã – Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Công Trứ. Người Pháp dùng gạo sản xuất ra cồn không tinh chế mang tính chất đầu độc dân ta, tới năm 1939 thì sản xuất ( do thế lực của Pháp bị giảm trước Nhật, năm 1941 thì ngừng hẳn ). Từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh xảy ra và nơi đây đã biến thành trại giam những cán bộ Việt Minh có lính canh giữ ngày và đêm. Năm 1954 với sự kiện lịch sử - Giải phóng thủ đô, Nhà máy thuộc về tay nhân dân nhưng phải sau 2 năm tức là năm 1956 Nhà máy mới được khôi phục trở lại. Tổng số cán bộ công nhân trong giai đoạn này là 115 người ( có 2 kỹ sư công nghệ thời Pháp ). Năm 1957 bộ công nghiệp cắt 1 phần Nhà máy ( 1,2 ha ) gồm một số nhà kho và khu vực xay xát gạo ( phía Ngô Thì Nhậm ) để cải tạo và thành lập Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân. Diện tích Nhà máy Rượu hiện còn 3 ha. Năm 1958, Bác Hồ về thăm Nhà máy, đây là một vinh dự to lớn cho Nhà máy. Bác chỉ thị cho cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu nguyên liệu sản xuất khác thay cho gạo vì lúc đó gạo rất quý, Miền Nam đang đánh Mỹ rất cần chi viện cho chiến trường. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã tích cực nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ. Kết quả là 1 phương pháp mới ra đời đặc biệt là dùng nguyên liệu từ ngô, khoai sắn thay cho gạo. Năm 1959 Nhà máy đi vào sản xuất ổn định, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, Nhà máy đã sản xuất thành công cồn tinh chế đảm bảo chất lượng trong nước và quốc tế với công suất 5 triệu lít / năm. Từ bước đột biến này đã ra đời một phong trào nghiên cứu sản xuất và đã cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vodka và các loại rượu màu để đáp ứng nhu cầu tron nước và xuất khẩu. Năm 1961 Bác Hồ về thăm lần 2, lần này Bác về thăm khu tập thể. Năm 1978, bộ công nghiệp thực phẩm cho phép nhập hệ thống tháp chưng cất của Pháp do hãng Sodecial chế tạo, việc xây lắp đến đầu năm 1985 thì hoàn thành. Năm 1982 Nhà máy rượu cùng với Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Thủy Tinh Hải Phòng và phòng nghiên cứu rượu bia sát nhập thành xí nghiệp Liên hiệp Rượu – Bia – Nước giải khát I. Năm 1990, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, Nhà máy đã áp dụng phương pháp lên men trực tiếp. Với phương pháp này, Nhà máy đã giảm được lao động nặng nhọc cho người lao động, tiết kiệm chi phí, tạo cho người lao động một cuộc sống ổn định hơn. Năm 1991, Nhà máy phải thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu bia do Nhà nước ban hành làm cho giá sản phẩm tăng lên từ 1,5 đến 2 lần dẫn đến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc. Năm 1992 Nhà máy thực hiện một số biện pháp để khắc phục khó khăn như: Đầu tư tiền để lắp đặt xây dựng dây chuyền sản xuất bia với công suất 3000 – 5000 lít / ngày. Năm 1993 do một phần Nhà nước điều chỉnh luật thuế tiêu thụ đặc biệt, tránh đánh thuế trùng nên đã làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống, sản lượng tiêu thụ tăng lên phụ hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và được thị trường chấp nhận. Năm 1994, Nhà máy Rượu Hà Nội chính thức được đổi tên thành Công ty Rượu Hà Nội. Năm 1995, tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam được thành lập gồm các đơn vị thành viên trong đó công ty Rượu Hà Nội là một trong 8 công ty hạch toán độc lập, tự chủ của Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam. Ngày 31/12/2004 Công ty Rượu Hà Nội đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên Rượu Hà Nội. Ngày 6/12/2006 đổi thành công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 2. Thông tin chung về doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Tên tiếng anh: Hanoi Liquor Company. Tên giao dịch: HALICO Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất cồn rượu các loại - Tham gia công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp - Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cồn thực phẩm, cồn công nghiệp và rượu mùi pha chế từ cồn thực phẩm. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số loại sản phẩm khác như rượu vang, champagne… Địa chỉ: 94 Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại: (04)8213147 / 9713249 Fax: (04) 9783575 Email: halico-exp@.vnn.vn Website: www.halico.com.vn Tài khoản: 1500.311.000007 Ngân hàng Nông Nghiệp Thành Phố Hà Nội. Mã số thuế: 0100102245 II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY. 1. Sản phẩm. Sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng, nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau, điển hình là một số loại rượu sau: - Rượu Nếp Mới và Lúa Mới được nấu tù loại ngũ cốc giàu tinh bột. Rượu đạt độ tinh khiết cao, trong suốt và không có vẩn đục lạ. - Rượu Whisky Halico được sản xuất từ cốt Whisly của sứ Scotland. Rượu Whisky Hà Nội được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng rộng rãi. - Vang chát Hà Nội là loại vang đỏ - Champagne đã được bằng khen tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, đạt giải cao tại các cuộc thi rượu vang quốc tế các năm 2002,2003. - Rượu Anh Đào là loại rượu nhẹ, rượu của phụ nữ, rượu có màu đỏ. - Thanh Mai là một loại rượu chiết suất từ một loại bơ. - Vodka Hà Nội là một loại điển hình của Vodka được người tiều dùng ưa chuộng. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác nhưng hiện nay được người tiêu dùng ưa chuộng nhất là Vodka xanh và Vodka đỏ. 2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao thì quy trình công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Một quy trình công nghệ hợp lý không những tạo ra sản phẩm đảm bảo mà còn tiết kiệm được chi phí điều này đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là quy trình chế biến theo kiểu liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, với nhiều loại sản phẩm. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm điển hình. 2.1 Cồn tinh chế. Gạo, ngô, sắn được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây nước tinh khiết được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “ cơm”. Sau đó, nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hóa. Trong vài giờ, dịch đường hóa được chuyển sang hệ thống lên men. Hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. Ở đây, dịch đường hóa được lên men hoàn toàn gọi là “ dấm chín”. “Dấm chín” được chất lọc lại, đem chưng cất để có cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. Đường hóa Nấu Hòa bột Xay nhỏ Ngũ cốc C-R-M Cồn tinh chế CA, RA, MA Chưng cất Lên men 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi. Rượu mùi là sản phẩm rượu đòi hỏi độ tinh khiết cao, do vậy quy trình công nghệ để sản xuất ra rượu này khá phức tạp, phải bố trí theo dây chuyền sản xuất hoàn toàn khép kín. Chai Rửa chai nút Chiết chai, đậy nút Tách cặn Rượu trong Tàng trữ Cồn Đường dđ A xít Hương liệu nước quả Phẩm nấu Nước Pha chế Nấu đường Xử lý Nhập kho Vận chuyển Đai két Kiểm tra rượu Dán nhãn Bao bì 2.3. Quy trình sản xuất rượu Vodka Hà Nội. Nguyên liệu là ngũ cốc giàu tinh bột được nghiền nhỏ, sàng lọc rồi chuyển vào nồi nấu. Tại đây, nước sạch được bơm vào nồi nấu, nhiệt độ tăng dần tới khi ngũ cốc được nấu thành dung dịch lỏng gọi là “ cơm”. Sau đó nhiệt độ hạ dần để thực hiện quá trình đường hóa. Trong vòng vài giờ, dịch đường hóa được chuyển sang hệ thống len men, hệ thống lên men hoạt động liên tục ngày đêm. Ở đây, dich đường hóa được lên men hoàn toàn gọi là “ dấm chín”. “ Dấm chin” được đem chưng cất bởi hệ thống tháp tinh luyện cho cồn đạt độ tinh khiết tiêu chuẩn. Từ đó rượu Vodka Hà Nội ra đời, qua bộ phận kiểm tra chất lượng cẩn thận cho tới khi đạt yêu cầu vể chỉ tiêu chất lượng, thành phần và hương vị. Vodka được rót vào các chiết chai đóng thành những chai nhỏ, những chai này một lần nữa được kiểm tra cẩn thận bằng máy, bằng cảm quan của đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Qua các khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng được đưa vào kho lưu trữ và được đưa ra thị trường. SƠ ĐỒ SẢN XUẤT RƯỢU VODKA HÀ NỘI Ngũ cốc Xay nhỏ Hồ hóa Dịch hóa Đường hóa Lên men Chưng cất Tàng trữ Vodka Hà Nội 3. Đặc điểm thị trường và khách hàng của công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 3.1. Thị trường đầu vào. Nguyên vật liệu để sản sản xuất các sản phẩm rượu là: gạo, ngô, khoai, sắn để sản xuất các dòng sản phẩm có nồng độ rượu cao như Vodka. Whisky, còn các loại hoa quả như: Chanh, nho, mận, mơ, dứa… dùng để sản xuất các dòng sản phẩm có nồng độ rượu thấp như: Rượu vang, rượu hoa quả. Việt Nam là một nước nông nghiệp vì thế nguyên vật liệu để sản xuất rượu rất lớn, dồi dào và sẵn có do đó nguyên liệu của công ty hầu như trong nước và không phải nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cần nguyên vật liệu thì thị trường cũng đáp ứng tốt và đầy đủ đảm bảo đúng số lượng và chất lượng, một số nguyên vật liệu chỉ có theo thời vụ. Do đó, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì công ty cần làm tốt khâu thu mua nguyên vật liệu, dự trữ vừa đủ nguyên vật liệu để mỗi khi nhu cầu rượu trên thị trường tăng cao nhất là trong dịp tết thì công ty sẽ có đủ nguyên liệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu cầu của thị trường. Hiện nay, công việc thu mua nguyên liệu của công ty do phòng vật tư đảm nhiệm, phòng vật tư ngoài nhiệm vụ đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất còn làm nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua mua, tìm kiếm khai thác nguồn nguyên liệu mới cho công ty. Đảm bảo duy trì tốt mối quan hệ giữa công ty và các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào. 3.2. Về thị trường tiêu thụ. Trong những năm gần đây công ty luông chú trọng quan tâm thị trường trong nước, sản phẩm của công ty có hầu hết trên các tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong đó thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là hai thị trường trọng điểm của công ty. BẢNG 1: SỐ LƯỢNG ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 – 2006 Khu vực 2004 2005 2006 Miền Bắc 90 100 177 Miền Trung 14 15 25 Miển Nam 16 20 22 Tổng số đại lý 120 135 224 Nhìn vào bảng 1 ta thấy: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội chủ yếu ở miền bắc, số lượng đại lý tăng dần qua các năm ở cả 3 miền. Qua 2 năm thì miền Bắc tăng 87 đại lý, miền Trung tăng 11 đại lý, miền Nam tăng 6 đại lý, số lượng đại ly tăng nhiều nhất vẫn là ở miền Băc, bởi đây là khu vực trọng điểm, khách hàng khu vực này từ lâu đã là khách hàng truyền thống của công ty.Sở dĩ các đại lý tăng nhanh như vậy là do công ty đã thực hiện bước chuyển đổi từ công ty Rượu Hà Nội sang công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội và nay đổi thành công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 3.3. Các đối tượng khách hàng của công ty. Các nhóm khách hàng của công ty rất đa dạng, vì thế để đáp ứng nhu cầu của từng loại khách hàng khác nhau công ty đã cho ra các loại sản phẩm khác nhau phù hợp với thu nhập của các khách hàng. Phân loại khách hàng theo thu nhập. - Đối với nhóm khách hàng có thu nhập khá cao: Công ty có dòng sản phẩm như: Whisky, Vodka xanh, Vodka đỏ. - Đối với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình: Công ty có dòng sản phẩm như: Lúa mới, Nếp mới 450, Nếp mới 400. Nếp cẩm 250. - Đối với nhóm khách hàng có thu nhập thấp: Công ty có dòng sản phẩm như: Nếp mới nước 350, Hà Nội nước 350. Phân loại khách hàng theo giới tính. - Đối với nhóm khách hàng nữ giới: Công ty có dòng sản phẩm rượu có nồng độ nhẹ, có vị ngọt như các loại rượu hoa quả, rượu vang, rượu chanh, anh đào, vang chát, champagne. - Đối với nhóm khách hàng nữ giới: Công ty có các dòng sản phẩm có nồng độ cao từ 400 – 450 như: Vodka, Lúa mới, Nếp mới, Hà Nội nước, Hồng cẩm, Hoàng mai. Phân loại khách hàng theo khu vực. Đối với khách hàng thành thị: Nhòm khách hàng này luôn ưa tiêu dùng những sản phẩm rượu mới chất lượng cao như: Vodka, Whisky, champagne. Đối với nhóm khách hàng có nông thôn và miền núi: Họ ưa chuộng sản phẩm truyền thống có độ rượu cao, giá vừa phải, dó là các sản phẩm như: Rượu chanh, Lúa mới, Nếp mới. 4. Lao động và tiền lương của công ty. Năm 2006 công ty có tổng cộng 475 lao động, trong đó lao động nữ là 234 người, lao động nam là 241 người,độ tuổi trung bình là từ 35 tuổi- 45 tuổi.Tình hình lao động cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau. BẢNG 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số lao động Người 620 478 475 Lao động trực tiếp Người 420 300 325 Lao động gián tiếp Người 200 178 150 Trình độ đại học Người 220 170 184 Trình độ cao đăng, trung cấp Người 105 105 116 Công nhân được thi nâng bậc Người 295 212 175 Thu nhập bình quân Nghìn đ/ng/tháng 1.300.000 2.000.000 2.600.000 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương ) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Số lượng lao động giảm dần qua các năm. Năm 2004 số lượng lao động là 620 người thi đến năm 2006 chỉ còn 475 người. điều này cho thấy công ty đã có sự điều chỉnh về cớ cấu lao động rõ dệt, việc giảm số lượng lao động keo theo thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên rất nhiều. Nếu năm 2004 mức lương trung bình của công nhân viên là 1,3 triệu đồng thi đến năm 2006 tăng lên là 2,6 triệu đồng. Điều này phản ánh rõ nét hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, thu nhập cao khuyến khich cán bôn công nhân viên làm việc hăng say, tuy nhiên lao động gián tiếp vẫn dư thừa, một số cán bộ công nhân viên vần trong tình trạng nhàn dỗi. Do đó, công ty cần tinh giảm hơn nữa bộ máy nhân sự hiện nay, cần bổ trí công việc cho từng cán bộ công nhân viên một cách hợp lý hơn để đời sống của cán bộ công nhân viên được tốt hơn. Về trình độ ta thấy rằng, trình độ đại học cao hợn nhiều so với trình độ cao đẳng và trung cấp, đây là điều rất quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nhân lực. Tuy nhiện, do số lượng lao động giảm dần qua các năm dẫn đến số lượng lao động có trình độ khác nhau cũng giảm, giảm nhiều nhất lại là lượng lao động có trình độ đại học. Điều này do nhiều lý do, có thể người lao động đã đủ tuổi về hưu, có thể người lao động tìm được chỗ làm mới tốt hơn…… 5. Vốn kinh doanh. Vốn điều lệ là 43 tỷ trong đó Nhà nước giữ 60,5%, người lao động trong công ty là 19,5%, cổ đông ngoài công ty là 20%. Ngoài III. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Môi trường chính phủ luật pháp và chính trị. Rượu là mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể được thể hiện qua bảng sau. BẢNG 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM RƯỢU. STT Loại rượu Thuế suất 1 Rượu < 150 15% 2 Rượu từ 150 đến 250 20% 3 Rượu từ 250 đến 300 30% 4 Rượu từ 300 đến 400 55% 5 Rượu 450 75% Do thuế suất cao nên ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, một số loại rượu có nồng độ cao chỉ những người có thu nhập tương đối cao mới có khả năng mua. Mặt khác, rượu là mặt hàng có chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sản phẩm này. 2. Thị trường rượu ở Việt Nam. - Rượu do trung ương sản xuất quản lý: Hiện nay, nước ta có hai nhà máy lớn sản xuất rượu do trung ương quản lý, đó là rượu Bình Tây và công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, chất lượng rượu của hai công ty này so với chất lượng rượu ở cùng khu vực chưa thực sự cao, chủng loại rượu chưa phong phú chủ yếu là rượu Vodka. - Rượu giả và rượu nhái nhãn mác. Rượu là mặt hàng có chất kích thích cao, không khuyến khích người tiêu dùng, hơn nữa rượu là mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất cao tùy thuộc vào từng loại rượu. Do dó, các cơ sở sản xuât thường làm giả nhãn mác của các công ty rượu có uy tín trên thị trường để chốn thuế. Hiện nay nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này nhưng sự quan tâm đó chưa được khắt khe cho lắm nên hiện nay lượng rượu giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường nhất là vào dịp lễ tết. - Rượu nhập khẩu. Hiện nay lượng rượu nhập khẩu vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau như:Nhập chính ngach, nhập lậu, người Việt Nam đi công tác hay di du dịch mang rượu về. Hiện nay đáng quan tâm là lượng rượu nhập lậu điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đên việc sản xuất và tiêu thụ của các công ty rượu ở nước ta. 3. Đối thủ cạnh tranh. 3.1. Các đối thủ cạnh tranh trong nước. - Công ty rượu Quảng Ngãi, Tân Kỳ công suất thấp, chất lượng chưa cao tuy nhiên cũng tiêu thụ được thuộc các tỉnh miền Trung. - Công ty Rượu Đồng Xuân, Phú Thọ. Chất lượng rượu đạt yêu cầu và được thị trường tín nhiệm - Công ty Rượu Vang Thăng Long Hà Nội có công suất 10 triệu lít/ năm, chất lượng rượu được người tiêu dùng chấp nhận - Công ty Rượu Bình Tây có khả năng sản xuất và công suất như công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. - Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Cùng với sự mở cửa của nền kình tế, có rất nhiều các mặt hàng rượu ngoại xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Các loại rượu nhập từ Anh, Pháp , Đức , Mỹ, PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Việc tổ chức sản xuất được thực hiện theo mô hình công ty và các xí nghiệp thành viên. Xí nghiệp rượu trắng: Là xí nghiệp sản xuất chính, có nhiệm vụ sản xuất cồn và thu hồi sản phẩm phụ là CO2. Sản phẩm phụ này được bán cho các công ty sản xuất sản phẩm nước giải khát có ga. Xí nghiệp rượu mùi: Sản xuất các loại rượu như: Rượu Nho, rượu Chanh, Nếp mới, Lúa mới. Xí nghiệp phục vụ: Bao gồm hai phân xưởng bao bì và rượu Vang, đồng thời xí nghiệp này có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo cho quá trình sản xuất được nhịp nhành cân đối, liên tục và có hiệu quả 2. Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY Bộ phận sản xuất Phòng kỹ thuật cơ điện GIÁM ĐỐC Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất Kế toán trưởng Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng KCS Phòng tổ chức LĐTL Phòng Kế toán Tài chính Phòng hành chính Phòng vật tư Phòng tiêu thụ Xí nghiệp phục vụ Xí nghiệp sản xuất Rượu mùi Xí nghiệp sản xuất cồn 2.1. Ban lãnh đạo - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người đại diện hợp pháp của công ty. - Phó giám đốc: Gồm có phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật, là người tham mưu cho giám đốc trong mọi lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của công ty. - Kế toán trưởng: Phụ trách chung hoạt động tài chính cho công ty, là người tham mưu cho giám đốc 2.2. Các phòng chức năng. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ chức năng tham mưu cho giám đốc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế toán tài chính Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản, thực hiện giám sát bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo công ty trong công tác kế toán tài chính.Chỉ đạo công tác thống kê cho các xí nghiệp thành viên và toàn công ty. Phòng tổ chức lao động tiền lương Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, tuyển chọn,đào tạo lao động đáp ừng nhu cầu và điều kiện lao động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên, quản lý con dấu của công ty, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên. Phòng hành chính. Có chức năng phụ trách quản lý kho lưu trũ, văn thư lưu trữ, phụ trách nhà đất có một phó phòng làm trưởng ban bảo vệ. Phòng vật tư. Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoách sản xuất và thu mua nguyên vật liệu, dự trũ nguyên liệu, điều động sản xuất đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời vật tư cho sản xuất, cấp phát vậ
Tài liệu liên quan