Bước đầu tiếp cận dưới góc độ triết học tư tưởng về quyền con người trong các bản tuyên ngôn kinh điển

Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mỗi thời kỳ phát triển của nó. Đương nhiên do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con người ở một mức độ, một nấc thang nhất định. Sự phát triển của lịch sử đã biện minh cho sức mạnh vô địch của nhu cầu về quyền và tự do của con người. Quyền với tính cách là một nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con người, đặc biệt được thể hiện trong lịnh vực chống áp bức, xây dựng một xã hội công bằng và tự do hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu tiếp cận dưới góc độ triết học tư tưởng về quyền con người trong các bản tuyên ngôn kinh điển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CÁC BẢN TUYÊN NGÔN KINH ĐIỂN Hoàng Thị Mỹ Quỳnh* Viện Triết học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam 1. Tư tưởng về quyền con người trong lịch sử Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mỗi thời kỳ phát triển của nó. Đương nhiên do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con người ở một mức độ, một nấc thang nhất định. Sự phát triển của lịch sử đã biện minh cho sức mạnh vô địch của nhu cầu về quyền và tự do của con người. Quyền với tính cách là một nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con người, đặc biệt được thể hiện trong lịnh vực chống áp bức, xây dựng một xã hội công bằng và tự do hơn. Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính về quyền con người. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa “kinh điển” nào về quyền con người. Mặc dù vậy, nhìn từ góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của nhân loại, chỉ áp dụng cho con người và áp dụng cho mọi người. Như thế, cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định nhưng một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Về mặt lịch sử, ngay từ thời kỳ cổ đại đã có những bàn luận về quyền con người ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, những tư tưởng về quyền con người ở thời cổ đại chỉ là những tư tưởng ít ỏi và rời rạc. Thế kỷ XVII, XVIII, tư tưởng về quyền con người mới được bàn đến như một học thuyết. Trước hết là trường phái luật tự nhiên với các nhà tư tưởng tiêu biểu như: Hobbes, Kant, Locke, Thomas Paine, Spinoza, Rousseau... quan niệm quyền con người là đặc quyền tự nhiên, là quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân, là pháp luật tự nhiên, cao hơn pháp luật nhà nước. Theo đó, không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay bác bỏ các quyền con người. Thực tế, trong vòng 150 năm, trường phái luật tự nhiên đã đặt ra một cách vững chắc nguyên tắc bảo vệ quyền cá nhân con người trước quyền lực mà đỉnh cao của nó là hai bản tuyên ngôn kinh điển: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Hai bản tuyên ngôn này chính là văn bản pháp lý của nhân loại đạt đỉnh cao về tư tưởng bảo vệ con người, được khởi thảo nhằm “đảm bảo những cái hay, cái đẹp của tự do” Xem thêm Phạm Khiêm Ích – Hoàng Văn Hảo (đồng chủ biên) (1995): Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 15. . Tư tưởng của hai bản tuyên ngôn thể hiện đỉnh cao của tư tưởng quyền con người là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với quan niệm của thế giới về quyền con người trong giai đoạn lịch sử tiếp theo, đặc biệt là được thấm nhuần trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948 và các văn bản pháp lý khác về quyền con người. Quan niệm thứ hai, đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Theo quan niệm này, quyền con người không phải là cái gì trừu tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân mang tính tự nhiên bẩm sinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội; gắn với từng trình độ phát triển và tiến bộ xã hội; chịu sự hạn định của chế độ kinh tế, đặc biệt là của chế độ chính trị - nhà nước. Xem thêm Phạm Khiêm Ích – Hoàng Văn Hảo (đồng chủ biên) (1995): Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16. Nói một cách khác, theo khuynh hướng này, quyền con người phụ thuộc vào các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa. Cả hai khuynh hướng nói trên đều thể hiện những khía cạnh tiêu biểu về quyền con người và phản ánh những giai đoạn khác nhau trong quá trình hình thành nên tư tưởng về quyền con người. Sự khác nhau giữa chúng thực chất lại là sự bổ khuyết cho nhau. Trong quan niệm của thế giới hiện đại, người ta đã tìm cách khắc phục mâu thuẫn nói trên: một mặt, quyền con người mang tính chất tự nhiên, do đó không phải là nhà nước (hoặc bất cứ ai) là kẻ ban tặng cho con người các quyền vốn có của họ; mặt khác, khi chưa được nhà nước quy phạm hóa bằng pháp luật thì các quyền con người chưa được xã hội thừa nhận, cũng có nghĩa là chưa chính thức ra đời. Trong thế kỷ XIX, vấn đề quyền con người đã nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế, gắn với cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, bào vệ nạn nhân chiến tranh, cải thiện đời sống nhân dân, đòi đối xử công bằng đối với người thuộc địa như ở chính quốc, đấu tranh cho quyền dân tộc độc lập và quyền dân tộc tự quyết... Tiếp nối tinh thần này, vào giữa thế kỷ XX, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) cũng chính là một trong những văn kiện thể hiện tinh thần hòa quyện giữa quyền con người cá nhân với quyền dân tộc. Đó không chỉ là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà còn là văn kiện tiếp nối dòng chảy lịch sử đấu tranh bảo vệ quyền con người của nhân loại. 2. Nội dung và ý nghĩa lịch sử của các bản tuyên ngôn kinh điển: Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945). Trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ XX, vấn đề quyền con người đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại và mọi quốc gia. Nhân loại đã đạt được những bước tiến lớn trong việc đấu tranh cho quyền con người, tạo dựng một nền móng cho việc xây dựng một nền văn hóa quyền con người – nền văn hóa mới và chung cho mọi dân tộc trên trái đất, đồng thời ngày càng mở rộng và cụ thể hóa hơn những quyền con người trong các lĩnh vực, làm cho quyền con người ngày càng được phổ biến hơn và được cổ vũ mạnh mẽ rộng khắp trong đời sống nhân loại. Những bước tiến kỳ diệu đó về quyền con người trong thời gian qua không chỉ là nỗ lực của riêng thế hệ hiện tại mà còn là sự tích lũy theo dòng lịch sử của nhân loại trước đây. Trước hết phải kể đến bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) do tổng thống thứ 3 của Mĩ là Thomas Jefferson soạn thảo. Văn kiện nổi tiếng này không chỉ là khẳng định pháp lý hùng hồn cho nền độc lập của Mĩ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) mà còn thể hiện những điểm chủ yếu của chế độ dân chủ hiện đại có ý nghĩa quan trọng về những nguyên tắc chính trị và nhân quyền. Một là, Tuyên ngôn đã khẳng định chân lý về quyền con người là hiển nhiên, vốn có, không thể xâm phạm, tồn tại cùng nhân loại, không phải võ đoán hoặc do ý chí áp đặt, mà là tự nhiên, do “tạo hóa” sinh ra: “Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người (suy rộng của từ “all men” - TG) đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.96. . Tuyên ngôn đã đề cập dến nội dung chủ yếu của quyền con người: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền đó là bình đẳng đối với tất cả mọi người, đối với từng cá nhân không phân biệt sự chênh lệch và khác biệt về tuổi tác, màu da, giới tính, quốc tịch hay vị thế xã hội. Như thế, Tuyên ngôn đã gián tiếp khẳng định, quyền con người là khả năng bẩm sinh và thực tế, tạo cho con người sức mạnh để vươn tới tự do và bình đẳng. Hai là, Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ đã nêu lên những điểm chủ yếu của chế độ dân chủ hiện đại và những nguyên tắc chính trị vô cùng to lớn đối với con người và xã hội loài người. Tuyên ngôn không chỉ đưa ra những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền sống như một chân lý tối thượng của con người. Đó cũng là thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của bản Tuyên ngôn. Không chỉ dừng lại ở đảm bảo quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, bản Tuyên ngôn còn nhấn mạnh “quyền đấu tranh” (quyền làm cách mạng) của người dân khi chính phủ do họ dựng nên không đảm bảo được sự an ninh và hạnh phúc cần thiết cho chính họ - quyền tự do dân chủ là một trong những phương diện của quyền sống của con người. Tuyên ngôn đã viết như sau: “Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này người ta lập ra các chính phủ chính sức mạnh của các chính phủ này là xuất phát từ sự ưng thuận của nhân dân. Và khi một hình thức Chính phủ nào đó trở nên đối nghịch với các mục đích trên thì Nhân dân có quyền thay đổi, phế bỏ chính phủ đó, và thiết lập một Chính phủ mới, dựa trên những nguyên tắc như vậy và tổ chức các quyền lực của mình theo hình thức nào để cho các quyền lực đó có khả năng đảm bảo An ninh và Hạnh phúc cho họ nhiều nhất.” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.96. . Tuyên ngôn còn giải thích thêm: “Nhưng khi một loạt dài các hành vi lạm quyền và cướp đoạt quyền lực cùng theo đuổi một mục tiêu là muốn cưỡng bách mọi người sống dưới chế độ chuyên chế tuyệt đối, thì lúc đó mọi người có quyền và bổn phận phải phế bỏ Chính phủ như vậy và đưa lên những Người bảo vệ mới cho an ninh tương lai của mình.”Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 98. . Từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ, tất cả mọi người, trước hết là Thomas Jefferson đã hiểu sâu sắc rằng, không chỉ đấu tranh để đòi quyền sống cho bản thân mình mà còn phải tuyệt đối tôn trọng quyền sống của người khác. Tuyên ngôn đã nhấn mạnh, đấu tranh (làm cách mạng) vừa là quyền vừa là bổn phận của con người trong xã hội. Như thế, cũng có thể suy ra là, bất cứ tư tưởng hoặc chế độ nào phủ nhận quyền đấu tranh (quyền làm cách mạng) và bổn phận đấu tranh không thể là tư tưởng và chế độ dân chủ thực sự, và chưa tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Chính từ thực tiễn lịch sử của người Mĩ mà Thomas Jefferson đã khái quát nên chân lý thiêng liêng về quyền con người. Nhưng chân lý thiêng liêng ấy không chỉ phản ánh ước mơ của nhân dân Mĩ mà còn phản ánh sâu sắc khát vọng của con người nói chung. Ba là, từ việc khẳng định quyền con người là tự nhiên, là bất khả xâm phạm, Tuyên ngôn độc lập của Mĩ đã thừa nhận quyền của các dân tộc được hưởng độc lập, tự do và bình đẳng cũng hiển nhiên như quyền con người. Tuyên ngôn viết: “Trong dòng diễn biến các sự kiện của nhân loại, khi một dân tộc thấy cần phải cắt đứt mọi mối dây ràng buộc chính trị giữa họ và dân tộc khác, để giành được địa vị của mình trong các Cường quốc trên trái đất này, một vị trí riêng rẽ và bình đẳng mà các Định luật của Thiên nhiên và của Tạo hóa cho họ được hưởng, thì sự tôn trọng thích đáng đối với dư luận nhân loại đòi hỏi dân tộc đó phải tuyên bố các nguyên nhân buộc họ phải ly khai”. Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.96. Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) không phải là văn kiện đầu tiên đề cập đến quyền con người, nhưng nội dung của Tuyên ngôn đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa to lớn trong tư tưởng về quyền con người, có sự ảnh hưởng sâu sắc đến những nghiên cứu về quyền con người sau này. Tuyên ngôn đã chính thức đưa ra khái niệm quyền con người và tuyên bố mạnh mẽ các nội dung giá trị quyền con người là quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm. Với nội dung ấy, Tuyên ngôn đã thức tỉnh con người về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Những lời bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ đã tác động sâu sắc đối với nhân loại, đồng thời còn được tiếp tục kế thừa và phát huy trong những văn kiện về quyền con người trong những giai đoạn tiếp theo. Mười lăm năm sau khi Tuyên ngôn độc lập của Mĩ ra đời, vào năm 1791 một bản tuyên ngôn bất hủ nữa của nhân loại về quyền con nguời đã xuất hiện tại Pháp - bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền. Tuyên ngôn đã tiếp tục khẳng định về quyền con người theo khuynh hướng quyền tự nhiên nhưng đã gắn với chủ nghĩa lập hiến. Trong điều 1 và điều 6 của Tuyên ngôn đã nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được tự do và bình đẳng trước pháp luật: “Mọi người sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.112. và “…luật pháp phải như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp, nên đều có thể giữ được mọi chức vụ, mọi địa vị, mọi công vụ theo năng lực, và không có bất cứ sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.112. . Đồng thời, Tuyên ngôn cũng khẳng định mục đích của mỗi liên minh nhà nước là đảm bảo quyền tự nhiên và thiết thân của con người. Điều 2 của Tuyên ngôn đã khẳng định: “Mục đích của các tổ chức chính trị là việc giữ các quyền tự nhiên và không thể bị tước bỏ của con người, các quyền này là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và chống áp bức” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.112. . Không chỉ nêu những quy định rõ ràng về những quyền cơ bản của con người, Tuyên ngôn đã cụ thể hoá quyền tự do “là quyền có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác”, và như vậy “quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó; các giới hạn này chỉ có thể do luật pháp quy định” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.112. . Và đồng thời mọi công dân phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp được luật pháp quy định. Tuyên ngôn 1791 đã tác động to lớn đến quá trình đấu tranh chống “chế độ cũ” trên toàn thế giới, kêu gọi khắp nơi bảo vệ dân quyền và nhân quyền, đồng thời trở thành mẫu mực cho nhiều tuyên ngôn khác sau này. Tuyên ngôn đã trực tiếp đề cập đến khái niệm quyền con người và quyền công dân cùng với mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Vì thế, Tuyên ngôn không chỉ có ý nghĩa toàn cầu mà còn đánh dấu khuynh hướng thừa nhận và bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh đó, Tuyên ngôn 1791 còn đặt nền móng cho việc xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ những quyền của con người. Giờ đây thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của con người đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng thế giới. Tuyên ngôn 1791 đã khẳng định những tư tưởng nhân văn của loài nguời và đưa chúng lên trở thành những yêu cầu cấp thiết của lịch sử nhân loại, trong đó, quyền thiết thân và tự do của con người, vai trò của pháp luật, chủ nghĩa lập hiến,… đã được nhấn mạnh là những yêu cầu hàng đầu. “Tất nhiên, bất cứ Tuyên ngôn nào về nhân quyền và dân quyền cho đến khi chúng được thực hiện cũng có một khoảng cách rất xa, song lịch sử chỉ ra rằng nếu không có chúng vạch đường đi tới đích tuyên ngôn thì hiện thực pháp luật phải tìm, còn xa hơn nữa.” Phạm Khiêm Ích – Hoàng Văn Hảo (đồng chủ biên) (1995): Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.83. . Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) đã tiếp nối truyền thống nhân văn của nhân loại, cũng như Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) đã trở thành những văn kiện bất hủ khi khẳng định và nâng tầm quan trọng của các quyền con người thành yêu cầu cấp thiết và tất yếu của nhân loại mở đường cho những tư tưởng về quyền con người nở rộ trong những giai đoạn tiếp theo. Hơn 150 sau hai bản Tuyên ngôn bất hủ của Mĩ và Pháp, một bản Tuyên ngôn độc lập đã ra đời ở Việt Nam, tiếp nối truyền thống về quyền con người và thể hiện sự tích hợp các giá trị nhân văn của dân tộc và nhân loại. Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Tuyên ngôn đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng chính là bản Tuyên ngôn về quyền con người, có sự kế thừa cả Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945), Hồ Chí Minh đã dẫn lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791): “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật hiển nhiên, đó là “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do” Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998): Quyền con người – các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, tr.118. . Luận điểm này đã thể hiện tư tưởng nổi tiếng, mang tầm vóc thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập: Quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền tự quyết của mỗi dân tộc, thể hiện rõ tính thống nhất biện chứng không thể tách rời giữa quyền con người, quyền công dân và quyền dân tộc thiêng liêng. Trước toàn thế giới, Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là hòn đá tảng pháp lý đầu tiên khẳng định cả trên nguyên tắc, cả trên thực tế, quyền sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng vấn đề quyền tự nhiên của con người lên một tầm cao mới về chất, dưới ánh sáng của thế giới quan khoa học, phản ánh đúng thực trạng đặc thù của dân tộc Việt Nam. Người đã nhận thức hết sức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tự do cá nhân và tự do của cộng đồng, giữa giải phóng cá nhân và giải phóng toàn xã hội. Người khẳng định rằng, muốn giải phóng toàn bộ những lực lượng xã hội, muốn xã hội phát triển, thì trước hết phải giải phóng toàn diện cá nhân - con người, tạo ra những tiền đề cho sự phát huy cao độ những khả năng tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Và chỉ khi đó, quyền con người mới được hiện thực hóa. Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ quyền con người chân chính. Và cũng chính vì vậy mà bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 có thể được coi như là bản Tuyên ngôn về quyền con người của các dân tộc thuộc địa. Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện lịch sử tư tưởng nhân loại, bản Tuyên ngôn độc lập đã kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới những tư tưởng nhân quyền của nhân loại, đặc biệt là tư tưởng nhân quyền của cuộc cách mạng dân chủ tư sản của Mỹ và cách mạng dân chủ tư sản Pháp đồng thời là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là tư tưởng của Lênin về quyền tự quyết dân tộc. Việc tiếp thu những điểm văn minh, tiến bộ của các nước trên thế giới chứng tỏ rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không xa lạ và không đọan tuyệt với những thành tựu tư duy văn minh tiến bộ của nhân loại, nhưng có sự phát triển sáng tạo của các tư duy đó. Cụ thể được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập đó là: - Từ những quyền cơ bản của con người được mở rộng thành quyền dân tộc, quyền con người trừu tượng thành quyền của người dân được sống trong độc lập, tự do. - Từ quyền dân tộc độc lập, quyền phân lập của dân tộc được khái quát thành quyền độc lập tự do của các dân tộc. - Dựa trên cơ sở pháp lý về quyền “tự nhiên” đến chỗ khẳng định quyền đấu tranh “chống áp bức” của cá
Tài liệu liên quan