Chuyên đề Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, trong thời qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là tăng trưởng nhanh về sản lượng lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng tổng đàn đều tăng khá. Theo tài liệu của Cục khuyến nông - khuyến lâm năm 2004 cả nước có 26.144.000 con, năm 2005 có 27.435.000 con. Nh­ vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tổng đàn lợn tăng 4,94%. Với tiến bộ khoa học ngày nay, ngành chăn nuôi lợn đang từng bước phát triển, các hộ chăn nuôi đã chuyển từ hướng chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chăn nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiến bộ. Song song với sự phát triển của ngành thì cũng là lúc hàng loạt các vấn đề về quản lý kỹ thuật đang đặt ra đòi hỏi người chăn nuôi phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi tập trung trình độ còn yếu kém. Trong những khó khăn đến phát triển đàn lơn thì thiệt hại do bệnh phân trắng gây ra ở lợn con đặc biệt ở giai đoạn dưới 21 ngày tuổi. Bệnh phân trắng lợ con phổ biến khắp thế giới và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện ở lợn nuôi theo mọi phương thức : truyền thống, công nghiệp thậm trí trong điều kiện chăn nuôi sạch không có mầm bệnh cũng không loại trừ được bệnh, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của người chăn nuôi, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của đàn lợn con, làm cho lợn con bị còi cọc chậm lớn, ảnh hưởng tới phẩm chất con giống cũng như về số lượng con giống. Xuất phát từ tình hình thực tế và để có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiền sản xuất, tôi đã xin về trại lợn Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá để thực tập tốt nghiệp với nội dung chuyên đề : “ Áp dông quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”.

doc34 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, trong thời qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là tăng trưởng nhanh về sản lượng lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng tổng đàn đều tăng khá. Theo tài liệu của Cục khuyến nông - khuyến lâm năm 2004 cả nước có 26.144.000 con, năm 2005 có 27.435.000 con. Nh­ vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tổng đàn lợn tăng 4,94%. Với tiến bộ khoa học ngày nay, ngành chăn nuôi lợn đang từng bước phát triển, các hộ chăn nuôi đã chuyển từ hướng chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chăn nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiến bộ. Song song với sự phát triển của ngành thì cũng là lúc hàng loạt các vấn đề về quản lý kỹ thuật đang đặt ra đòi hỏi người chăn nuôi phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi tập trung trình độ còn yếu kém. Trong những khó khăn đến phát triển đàn lơn thì thiệt hại do bệnh phân trắng gây ra ở lợn con đặc biệt ở giai đoạn dưới 21 ngày tuổi. Bệnh phân trắng lợ con phổ biến khắp thế giới và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện ở lợn nuôi theo mọi phương thức : truyền thống, công nghiệp thậm trí trong điều kiện chăn nuôi sạch không có mầm bệnh cũng không loại trừ được bệnh, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của người chăn nuôi, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của đàn lợn con, làm cho lợn con bị còi cọc chậm lớn, ảnh hưởng tới phẩm chất con giống cũng như về số lượng con giống. Xuất phát từ tình hình thực tế và để có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiền sản xuất, tôi đã xin về trại lợn Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá để thực tập tốt nghiệp với nội dung chuyên đề : “ Áp dông quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ : - Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất ”. - Tạo tác phong làm việc đúng đắn sáng tạo. - Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, nâng cao năng xuất đàn lợn góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước. 1.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1.3.1. Điều kiện của bản thân : - Trên cơ sở của bản thân đã được học lý thuyết các môn từ cơ sở đến chuyên ngành. - Áp dông lý thuyết đã học vào thực tế và học học hỏi thêm ngoài thực tiễn sản xuất . - Thường xuyên liên hệ xin ý kiến của cô giáo hướng dẫn. - Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành những mục đích đặt ra. 1.3.2. Điều kiện của cơ sở địa phương nơi thực hiện chuyên đề. 1.3.2.1. Điều kiện về tự nhiên . * Vị trí địa lý. C.ty CP Lợn giống Dân Quyền cách thành phố Thanh Hoá 18km về phiá Tây, cách QL 47 khoảng 1km về phía Nam. Ranh giới của C.ty được xác định nh­ sau: + Phía Tây Bắc giáp xã Dân Quyền. + Phía Đông Bắc giáp cánh đồng xã Dân Quyền. + Phía Tây giáp cánh đồng xã Dân Lực. Công ty được xây dựng trên vị trí tương đối bằng phẳng nên thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, hơn nữa huyện Triệu Sơn là huyện giáp danh giữa vùng đồng bằng và miền núi, nằm gần QL 47 thuận lợi cho việc đi lại, mở ra cơ hội rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhập các giống lợn mới và các nguyên liệu phục vụ trong chăn nuôi lợn trong công ty. * Địa hình, đất đai. Công ty nằm trên địa bàn tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi lợn của công ty. Với tổng diện tích là 21ha. Trong đó : + 18ha dùng để sản xuất lương thực. + 2ha dùng để xây dựng chuồng trại. + Diện tích còn lại để xây dựng khu làm việc và nhà tập thể cho công nhân và các công trình phụ khác nhằm phục vụ cho chăn nuôi. Trong khu chăn nuôi ở 2 đầu của khu chăn nuôi và ở giữa các dãy chuồng với nhau được công ty bố trí trồng nhiều các cây xanh như: Hồng xiêm, keo đậu, keo lá chàm, keo tai tượng, từ đó tạo ra bầu không khí trong lành cho lợn sinh trưởng và phát triển, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, Êm áp về mùa đông. * Điều kiện khí hậu thuỷ văn. Thời tiết khí hậu ở công ty chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khí hậu Thanh Hoá và khu vực Bắc Miền Trung, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa và được chia thành 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu , Đông. Nhiệt độ trung bình trong năm là 240C. Chế độ mưa: Có tổng lượng mưa hàng năm từ 1.400 – 1.900mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất. Độ Èm trung bình trong năm là từ 80 – 85%. Bảng 1: Tình hình khí hậu Triệu Sơn năm 2008 Các yếu tố khí hậu thời tiết trong tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ Èm (%) Lượng mưa (mm) 1 19,1 82 3,4 2 17,5 89 8,2 3 19,6 91 27,4 4 27,8 91 35,5 5 25,1 86 260 6 27,6 84 124 7 29,1 84 253 8 28,2 86 258 9 27,5 84 261 10 26,8 85 114 11 24,7 85 82 12 21,3 87 52 Với điều kiện khí hậu nh­ vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi lợn, nhất là chăn nuôi lợn ngoại và đặc biệt là lợn con thường hay bị bệnh tật nh­ : phân trắng, tiêu chảy, viêm phổi. Các bệnh này thường xảy ra vào các điểm giao mùa từ mùa này sang mùa khác. VD: Từ thời điểm chuyển từ mùa thu sang mùa đông, từ mùa đông sang mùa xuân, vì khả năng chống đỡ của lợn ngoại đối với điều kiện khí hậu là rất kém, hơn nữa sự mẫn cảm của bệnh tật đối với lợn ngoại là rất cao. Điều đó ảnh hưởng đến việc chăn nuôi lợn của công ty và gây khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng của công nhân. Đòi hỏi công nhân kỹ thuật phải có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để phần nào tránh được dịch bệnh xảy ra. * Giao thông thuỷ lợi: Giao thông: Công ty cách QL 47 là 1km, cách TT Giắt khoảng 4km nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và nhập giống mới, các nguyên liệu dùng trong chăn nuôi nhập từ nơi khác về. Thuỷ lợi: Bao quanh khu chăn nuôi của công ty là một hệ thống kênh mương rất chắc chắn, nhằm đưa các chất thải trong chăn nuôi đã được xử lý ra ngoài. 1.3.2.2. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP lợn giống xã Dân Quyền – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá * Tổ chức bộ máy của Cty CP lợn giống: Quá trình thành lập và phát triển của Cty: Cty CP lợn giống Dân Quyền có tiền thân là trại giống cấp I cho toàn tỉnh Thanh Hoá, gồm: lợn ỉ và lợn Móng Cái. Trải qua nhiều năm, Cty đã luôn đảm bảo cung cấp giống lợn cho Tỉnh. Nhưng do sự phát triển của xã hội đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao mà giống lợn ỉ và Móng Cái không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nắm bắt được vấn đề này, công ty đã từng bước chuyển dần từ sản xuất lợn nội sang sản xuất lợn ngoại hướng nạc, cho tỷ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn của công ty, đảm bảo về tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao của con người. Năm 1994, để đảm bảo nạc hoá đàn lợn, Cty đã nhập 100 con cái sinh sản giống ngoại hướng nạc từ trại lợn Đông Á miền Nam (Phân viên II viện chăn nuôi) với cơ cấu đàn 6 đực/100 cái. Hiện nay, Cty đã có hơn 250 lợn nái ngoại sinh sản với 4 giống chính là: Landrace, Yorkshire, Duroc, Pitran. + Đực ngoại làm việc: 14 con + Nái móng cái: 50 con + Móng cái hậu bị: 20 con + Đực móng cái: 5 con Dưới sự điều hành của ban lãnh đạo đứng đầu là Giám đốc Nguyễn Đăng Dung kết hợp với sự năng động của công nhân trong Cty đã trải qua nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Ban lãnh đạo đã từng bước đưa Cty trở thành một cơ sở sản xuất giống lợn lớn trong Tỉnh Thanh Hoá, không những cung cấp đủ giống trong toàn tỉnh mà còn cung cấp giống cho khu vực Bắc Trung bé. Các tổ chức trong Cty - Tổ chức Đảng: Cty có chi bộ Đảng gồm 12 Đảng viên, chi làm 2 tổ là tổ hành chính và tổ sản xuất. Sinh hoạt của chi bộ đều đặn mỗi tháng 1 lần nên các chủ trương, kế hoạch đều được triển khai kịp thời đến từng tổ, từng công nhân viện trong Cty. Bộ máy quản lý của Cty là hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 3 người. HĐQT làm việc theo nguyên tắc: Hàng năm lập ra kế hoạch sản xuất và để thực hiện đúng kế hoạch mà UBND Tỉnh giao vừa phải đảm bảo thu nhập của toàn bộ công nhân viên trong Cty. - Cơ cấu lao động: Sè lao động trực tiếp trong công ty là 32 người. Trong đó: 1 Giám đốc 1 Trợ lý GĐ kiêm Trưởng phòng kỹ thuật 1 Kế toán trưởng kiêm tổ chức hành chính 2 Kế toán kiêm văn thư 1 Thủ quỹ thống kê kiêm thủ kho. Tổ sản xuất kinh doanh: 26 người + Xưởng chế biến thức ăn: 2 + Tổ chăn nuôi: 9 + Tổ trồng trọt: 10 + Tổ kỹ thuật: 2. Trong đó kiêm lái xe: 1 + Tổ bảo vệ: 2 + Điện nước: 1 Tổ chức quần chúng: Tổ chức quần chúng là nơi mọi người phát huy quyền làm chủ của mình, phát huy khả năng sáng tạo, góp công sức cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cty. Cty có 2 tổ chức: Tổ chức công đoàn chăm lo đến đời sống công nhân viên đồng thời tham gia cùng ban lãnh đạo quản lý kế hoạch, quản lý lao động. Bên cạnh tổ chức công đoàn còn có tổ chức Hội phụ nữ luôn quan tâm đến anh chị em trong công ty, giúp đỡ động viên họ khi gặp khó khăn. 1.3.2.3. Tình hình sản xuất của Cty CP lợn giống Dân Quyền – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá * Công tác chăn nuôi: Với diện tích 21 ha, trong đó 2ha dùng để xây dựng chuồng trại nuôi lợn, cung cấp giống lợn ngoại có năng suất, phẩm chất cao và giống móng cái thuần chủng cho tỉnh Thanh Hoá và khu vực Bắc miền Trung. Đực giống hiện nay (năm 2009) bán với giá tương đối cao, lợn từ 25 – 30 kg bán với giá 110.000đ. Trong thực tế 3 năm qua, Cty đã đạt được một số chỉ tiêu: Bảng 1.2. Tình hình chăn nuôi 3 năm qua STT Loại gia sóc gia cầm ĐVT 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009 1 Lợn Con 1500 2200 2500 2 Gà Con 125 150 156 3 Bò Con 7 14 17 Vì Cty nuôi chủ yếu là lợn nên các loại gia sóc gia cầm khác là không phổ biến mà chủ yếu là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình công nhân trong cty. - Thức ăn sử dụng: + Công ty đã tự mua nguyên liệu nh­: ngô, lúa... từ các vùng lân cận để tự phối chế và một phần nguyên liệu do công nhân trong cty tù cung cấp. + Công ty sử dụng thức ăn của hãng Prôconco: Lợn con tập ăn đến 15kg dùng C14-Proconco, lợn con từ 60 ngày tuổi đến khi xuất chuồng, lợn nái chửa, lợn đực làm việc, đàn lợn chờ phối, lợn nái hậu bị, lợn nái nuôi con dùng thức ăn do Cty tự phối chế. + Thuốc sử dụng: Công ty sử dụng thuốc có tính chọn lọc của các hãng thuốc liên doanh nh­: Beyer, Vemedim Việt Nam (Hãng thuốc thú y TW1). - Nguồn nước được sử dụng đưa vào khu chăn nuôi đã được xử lý và thẩm định sạch sẽ. * Công tác thú y: luôn được chú trọng và thực hiện rất nghiêm ngặt, ở mỗi đầu dãy chuồng đều có các hố vôi, khi có đoàn thăm quan đến thì phải đi ủng và kiểm tra vệ sinh mới được vào, công nhân trong cty đều phải có ủng, khẩu trang, quần áo lao động khi làm việc khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tẩy uế định kỳ mỗi tuần 1 lần vào chiều thứ 6. Đối với đàn lợn con luôn được giữ đủ nhiệt bằng cách cho vào ổ úm, ở mỗi ổ úm luôn có bóng điện và lót rơm để sưởi Êm cho lợn con. Đối với nái sinh sản và lợn đực giống luôn được tiêm phòng các loại vacxin theo định kỳ và phòng ký sinh. 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn. Qua việc tìm hiểu cơ bản, em nhận thấy những thuận lợi và khó khăn nh­ sau: 1.3.3.1. Thuận lợi Cty nằm ở vị trí rất thuận lợi về giao thông nên vịêc tiêu thụ sản phẩm và mua giống mới, các nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi rất dễ dàng. Với diện tích hơn 21ha nh­ thế thì Cty có thể mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi. Cty có đội ngũ công nhân kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, khu vực chăn nuôi bố trí hợp lý nên đàn lợn phát triển tốt. Đội ngũ lãnh đạo Cty năng động, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành để áp dụng cho đàn lợn trong Cty, luôn đưa ra thị trường những con giống có chất lượng tốt. 1.3.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không Ýt những khó khăn như: Cty nằm ở vùng có khí hậu khắc nghiệt, khu vực chăn nuôi xây dựng từ lâu, tuy có cải tạo nhưng vẫn còn hạn chế, việc sản xuất vẫn còn phụ thuộc vào môi trường điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn, nhất lợn ngoại. Giá cả thị trường bấp bênh, Ýt ổn định, hiện nay giá thức ăn chăn nuôi quá cao, đây là một yếu tố gây nhiều trở ngại đối với Công ty, Nhà nước đã cắt chính sách trợ giá cho việc giữ giống lợn nuôi. 1.4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.4.1. Cơ sở khoa học. 1.4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con bú sữa. * Sau sơ sinh lợn con tăng trọng nhanh, sinh trưởng với tốc độ cao. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 – 5 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần và sau 60 ngày tuổi tăng 12 – 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn. * Tốc độ phát triển nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống. Sự giảm này có nguyên nhân chủ yếu là do lượng sữa mẹ sau 3 tuần giảm xuống rõ rệt. Ngược lại, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất nhiều năng lượng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn lợn trưởng thành. 1.4.1.2. Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng. * Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con: Do đặc điểm về quá trình phát triển của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ, các hệ cơ quan, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên lợn con có thể mắc nhiều thứ bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con. Trong các loại vi khuẩn đường ruột, loài E.coli là loài phổ biến nhất. E.coli xuất hiện và sống trong ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém, sức đề kháng của con vật bị giảm thì E.coli mới trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh. Chúng sản sinh ra độc tố (Enterotoxin) phá huỷ tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng trao đổi nước, điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể tập trung vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy. Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli và vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, lợn con dưới 01 tháng tuổi dịch vị thiếu HCl tù do cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh đường tiêu hoá. Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh; thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ Èm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng. Theo Sử An Ninh (1993) [8], nguồn gốc sinh ra bệnh phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu nh­ đường huyết Choleteron, sắt, kali, natri,... Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ thuật nh­: thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa lượng, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, coban, Vitamin B12,... khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các yếu tố môi trường kém nên dễ mắc bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [12], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khả năng chống đỡ bệnh tật. Ở động vật, 1/2 lượng sắt trong cơ thể nằm ở Hemoglobin, một lượng Ýt hơn nằm ở Myoglobin và một số Enzyme. Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, cơ thể suy nhược, không hấp thụ được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Sữa lợn mẹ giảm dần sau khi sinh làm lợn con đói phải gặm, liếm nền, thành chuồng (có nhiễm E.coli). Trong trường hợp lợn mẹ viêm vú, đặc biệt là do E.coli gây ra, khi cho bú sữa của lợn mẹ này thì dễ bị tiêu chảy ngay sau đó. Theo Cù Xuân Dần (1996) [2], lượng sữa mẹ giảm dần sau đẻ và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng cao. Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, gặm, liếm nền và thành chuồng nên dễ sinh bệnh đường tiêu hoá. * Dịch tễ học bệnh phân trắng lợn con: Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con đang theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc sau khi sinh 2 – 3 giờ, còn một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi. Vi khuẩn E.coli tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước, chất thải và chất độn chuồng. Bệnh phân trắng lợn con là một loại bệnh có thể phát triển quanh năm, nhiều nhất là cuối vụ đông xuân và cuối xuân sang hè, sau nhiều trận mưa, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết có thể tới 30-40%. Thời gian nào độ Èm càng cao, bệnh phát triển càng nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng trung du và vùng núi Ýt hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn đồng bằng. Nền chuồng bằng đất là sân chơi rộng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Đất đồi núi (mà lợn con gặm ăn được) là điều kiện ngăn ngừa bệnh vì đất có nhiều yếu tố khoáng vi lượng. Về đường truyền bệnh và quá trình sinh bệnh, nhiều tác giả nhất trí cho rằng: Đường truyền bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là qua đường ăn uống. Khi lợn nhiễm bệnh, E.coli phát triển nhanh trong đường ruột, chúng huỷ hoại thành ruột và giải phóng ra độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho làm cho máu bị nhiễm độc và con vật chết. Ngoài ra, lợn con có thể nhiễm E.coli qua bào thai. Trong các cơ sở chăn nuôi, E.coli lan truyền bằng đường cơ học do chuột, chó, mèo, côn trùng hoặc do người chăm sóc, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm E.coli từ nơi này sang nơi khác. Quá trình sinh bệnh có liên quan đến đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con. Ở lợn con các hệ cơ quan, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đó là các yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc bào thai, vi khuẩn chui vào niêm mạc ruột, sản sinh và phát triển trong các tế bào biểu mô ruột, gây viêm thủng các tế bào, ngăn cản sự hấp thụ sữa khi lợn con bú vào. Nếu cơ thể yếu, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch, sau đó vào máu và tiết ra độc tố làm cơ thể nhiễm độc dẫn đến trạng thái hôn mê rồi chết. Tuy nhiên, đối với lợn con khoẻ, vi khuẩn E.coli chỉ cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non với số lượng Ýt. Phần đầu và giữa ruột non gần nh­ không có. Khi cơ thể lợn con suy yếu, vi khuẩn E.coli phát triển mạnh lên về số lượng và hình thành nên chủng E.coli cường độc gây bệnh cho lợn con. Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [11], súc vật mới đẻ không có E.coli trong ruột nhưng chỉ sau khi sinh vài giờ đã có. Bình thường E.coli sống trong ruột già, chỉ khi nào sức đề kháng của con vật kém E.coli mới vào máu và phủ tạng để gây bệnh. * Triệu chứng lâm sàng: Lợn con mắc bệnh có biểu hiện: chậm chạp, bú Ýt hoặc bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài) thân nhiệt thường hạ sau vài giờ hoặc 1 ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có lẫn máu, mùi tanh khắm, lợn con do nhăn nheo, lông xù, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và khoeo chân. Lợn bệnh gầy sút nhanh, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không điều trị kịp thời, lợn con có thể chết do suy nhược. * Bệnh tích: Bệnh tích được phát hiện thấy chủ yếu ở xoang bụng. Ruột non bị viêm cata kèm xuất; dạ dày sưng phủ một lớp nhầy, gan bị thoái hoá màu đất sét, sưng, túi mật căng và bị dài ra do chứa đầy mật, lách không sưng, mềm, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết. Chất chứa trong ruột lỏng, màu vàng. Xác lợn chết gầy, bụng hóp, những lợn chết qua đêm phần bụng thường có màu đen do quá trình hoại tử gây nên. * Chẩn đoán: Dựa vào phân. Ngoài ra, dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình để chẩn đoán bệnh. * Ứng dụng một số phác đồ để phòng và trị bệnh: - Phòng bệnh: Để phòng bệnh phân trắng lợn có hiệu quả thì biện pháp rất cần thiết và hiệu quả là bổ sung sắt cho lợn con. Trong cơ thể lợn con có 40mg Fe, lợn con cần mỗi ngày một lượng sắt là 7mg cho sù sinh t
Tài liệu liên quan