Chuyên đề Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm

Nội dung kiến thức trong mỗi chương có bổ xung kiến thức mới mang tính khoa học hiện đại nhằm nâng cao cơ sở lý thuyết để tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết của HS trong quá trình vận dụng kiến thức giúp HS tìm hiểu sâu sắc bản chất của hiện tượng hoá học. Điều này được thể hiện rõ ở ngay chương Đại cương về kim loại. - Hệ thống kiến thức về chất mang tính toàn diện hơn, đảm bảo cho HS có đủ dữ kiện để hiểu và vận dụng lý thuyết chủ đạo đồng thời làm phong phú vốn kiến thức của HS. - Việc tăng cường sử dụng TN và làm phong phú các dạng bài tập giúp các kĩ năng hoá học cơ bản của HS(kĩ năng dự đoán, giải thích, thực hành.) được hoàn thiện. - Sau một số bài học còn có thêm phần tư liệu đọc thêm giúp HS có thêm những thông tin khoa học, kiến thức thực tế làm cho hoá học gắn bó với đời sống thực tế hơn kích thích sù ham học hỏi hiểu biết của HS.

doc46 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: HỆ THỐNG THÍ NNGHIỆM HOÁ HỌC PHẦN VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN 1. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN Phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN có nhiệm vụ phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học vô cơ ở cấp THCS và ở líp 10, 11 THPT trên cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức phần vô cơ líp 12 ban KHTN có thể chia thành hai phần như sau: - Phần đại cương về kim loại, gồm các kiến thức chung về kim loại như: tính chất vật lí và hoá học chung của các kim loại và hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại ... - Phần các kim loại cụ thể: Phần này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Như vậy nội dung của phần thứ nhất mang tính định hướng giúp HS có cái nhìn khái quát về kim loại; có sự kết hợp với lí thuyết chủ đạo của chương trình để đi sâu nghiên cứu một số kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời phần hoá vô cơ của líp 12 ban KHTN còn được mở rộng thêm một số vấn đề về ứng dụng và vai trò của các kiến thức hoá học trong đời sống XH. Vì vậy, phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN gồm các chương: Chương 4 : Đại cương về kim loại Chương 5 : Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Chương 6 : Crom-Sắt-Đồng Chương 7 : Phân tích hoá học Chương 8 : Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường 2-Những điểm mới so với chương trình hiện hành So với chương trình hoá học líp 12 hiện hành, phần hoá học vô cơ líp 12 ban KHTN có những thay đổi sau: 2.1. Sự phân phối số tiết học và cấu trúc các chương Sù thay đổi về phân phối chương trình hoá vô cơ được thể hiện qua bảng so sánh sau:  Tổng số tiết  Lí thuyết  Luyện tập  Ôn tập  Thực hành  Kiểm tra   Chương trình ban KHTN (2tiết/tuần)  46  31 (67,4%)  3 (6,5%)  2 (4,4%)  6 (13,0%)  4 (8,7%)   Chương trình hiện hành (2tiết/tuần)  33  24 (72,7%)  1 (3,0%)  3 (9,1%)  2 (6,1%)  3 (9,1%)   Từ bảng trên ta thấy có sự thay đổi sau: - Tổng số tiết dành cho phần hoá vô cơ tăng từ 33 tiết lên 46 tiết, điều này là do đưa thêm hai chương: Chương 7: “Phân tích hoá học” và chương 8: “Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường” vào, đồng thời phần hoá hữu cơ chỉ còn 3 chương do đã đẩy lùi ba chương đầu xuống líp 11. - Số tiết lí thuyết,ôn tập được giảm đi đồng thời tăng số tiết luyện tập, thực hành, đặc biệt là số tiết thực hành được tăng từ 2 tiết lên 6 tiết. - Các bài luyện tập, thực hành có nội dung cụ thể, rõ ràng giúp HS dễ theo dõi, chuẩn bị. 2.2. Những thay đổi về nội dung trong các chương Nội dung trong các chương có bổ sung những kiến thức mới chuyên sâu hơn và chú trọng hơn đến TNTH khi nghiên cứu kiến thức mới. Cụ thể: 1. Chương: “Đại cương về kim loại” được bổ sung những nội dung sau: - Vấn đề “Điện hoá” trong kim loại, bao gồm: Khái niệm về pin điện hoá; thế điện cực chuẩn của kim loại; dãy điện hoá chuẩn của kim loại và ý nghĩa; sù điện phân. - Điều chế kim loại được đề cập một cách hoàn chỉnh hơn, trong phương pháp điện phân có sử dụng định luật Faraday. 2. Chương: “Kim loại kiềm-Kiềm thổ-Nhôm” có thêm kiến thức mới nh­: Năng lượng ion hoá; công thức hoá học của muối nhôm aluminat được viết dưới dạng muối phức Na[Al(OH)4]. 3. Chương: “Crom-Sắt-Đồng” được bổ sung nghiên cứu mét sè kim loại: - Tìm hiểu về tính chất hoá học đặc trưng của các hợp chất Cr(II), Cr(III), Cr(VI). - Tính chất của Cu và những hợp chất Cu(I), Cu(II). - Một sè kim loại thông dụng khác nh­: Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb về tính chất ,ứng dụng và điều chế. 4. Chương: “Phân tích hoá học” bao gồm những nội dung chính là: - Nhận biết một số cation kim loại và một số anion. - Nhận biết một số hợp chất hữu cơ: ancol, anđehit, axit cacboxylic, glucozơ, tinh bét. 5. Chương: “Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường” với những nội dung tìm hiểu là: - Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế(vấn đề năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu). - Hoá học và vấn đề xã hội(vấn đề lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khoẻ con người). - Hoá học và vấn đề môi trường(vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường). Nhận xét: - Nội dung kiến thức trong mỗi chương có bổ xung kiến thức mới mang tính khoa học hiện đại nhằm nâng cao cơ sở lý thuyết để tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết của HS trong quá trình vận dụng kiến thức giúp HS tìm hiểu sâu sắc bản chất của hiện tượng hoá học. Điều này được thể hiện rõ ở ngay chương Đại cương về kim loại. - Hệ thống kiến thức về chất mang tính toàn diện hơn, đảm bảo cho HS có đủ dữ kiện để hiểu và vận dụng lý thuyết chủ đạo đồng thời làm phong phú vốn kiến thức của HS. - Việc tăng cường sử dụng TN và làm phong phú các dạng bài tập giúp các kĩ năng hoá học cơ bản của HS(kĩ năng dự đoán, giải thích, thực hành...) được hoàn thiện. - Sau một số bài học còn có thêm phần tư liệu đọc thêm giúp HS có thêm những thông tin khoa học, kiến thức thực tế làm cho hoá học gắn bó với đời sống thực tế hơn kích thích sù ham học hỏi hiểu biết của HS. II. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM PHẦN VÔ CƠ LÍP 12 BAN KHTN Sau khi nghiên cứu SGK, SGV líp 12 ban KHTN(thí điểm) phần hoá vô cơ, chúng tôi thấy rằng so với chương trình hiện hành số lượng TN trong mỗi tiết dạy, số bài thực hành tăng lên nhiều. Chất lượng cũng được nâng cao một bước: tăng cường TN nghiên cứu,TN tạo tình huống có vấn đề và phần lớn các TN có thể do tù tay HS tiến hành. Các TN cũng đã được hướng dẫn cách tiến hành. Trong giảng dạy hoá học, việc lùa chọn và xây dựng được mét hệ thống các TN cho mỗi tiết dạy, cho mỗi chương cũng như cách tiến hành các TN đó để sử dụng chúng theo hướng dạy học tích cực là rất có Ých cho mỗi GV đứng líp vì sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức vào việc chuẩn bị các TN. Với mục đích đó, chúng tôi đã tiến hành lùa chọn các TN dùng để giảng dạy trong từng bài học của các chương thuộc phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN(thí điểm) và tiến hành làm các TN đó để xác định các yếu tè đảm bảo thành công, an toàn khi biểu diễn TN. Dưới đây là hệ thống các TN cho phần hoá vô cơ líp 12 ban KHTN(thí điểm) mà chúng tôi đã lùa chọn cụ thể cho từng bài theo các chương và cách tiến hành các TN đó đÓ đảm bảo thành công và an toàn: 1. Hệ thống các thí nghiệm cần thực hiện Bài học  TN tiến hành  Hoá chất,dụng cô   Chương 4: Đại cương kim loại   Bài 15: (2 tiết) Kim loại. Hợp kim  - Zn tác dụng với HCl, H2SO4loãng. - Cu tác dụng với HNO3. - Fe tác dụng với CuSO4.  - Hoá chất: Cu lá, Zn hạt, Fe bét hoặc đinh sắt; các dd :HCl, HNO3 , CuSO4, bông tẩm xót. - Dụng cô: ống nghiệm, phễu chiết ,eclen, pipet, nót caosu, đèn cồn, bông thuỷ tinh, giá để ống nghiệm ,kẹp ống nghiệm.   Bài 16: (2 tiết) Dãy điện hoá của kim loại.Sự điện phân.  - Đo suất điện động của pin điện hoá Zn-Cu . - Điện phân dd CuSO4.  -Hoá chất : các dd:CuSO41M, ZnSO41M, CuSO40,5M. -Dụng cô : Cặp điện cực graphit,cặp điện cực Zn-Cu, cầu muối, ống thuỷ tinh chữ U, cốc thuỷ tinh, nót cao su. Nguồn điện một chiều(pin 1,5V), dây dẫn ,vôn kế.   Bài 17: (2 tiết) Sự ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại  - Ăn mòn điện hoá trong dd axit loãng. - Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá.  -Hoá chất: ddH2SO4 loãng, Cu lá, Zn dây, đinh sắt, ddK3[Fe(CN)6]. -Dụng cô: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm loại nhá, dây dẫn nối với bóng đèn hoặc vôn kế.   Bài 20: (1 tiết) Bài thực hành số 3: Dãy điện hoá của kim loại.Điềuchế kim loại  - Đo suất điện động của pin:Zn-Cu; Zn-Pb. - Điện phân dd CuSO4.  -Hoá chất: Cu, Zn, Pb dạng thanh. Các dd: ZnSO41M, CuSO41M ,Pb(NO3)2 1M, CuSO4 0,5M. -Dụng cô(cho một nhóm HS): Cốc thuỷ tinh:2, vôn kế :1, điện cực graphit:2, dây dẫn có kẹp:2, cầu muối KCl:2, bình điện phân:1, pin 1,5V:2.   Bài 21: (1 tiết) Bài thực hành số 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại  - Ăn mòn điện hoá Fe-Cu. - Bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hoá: bảo vệ sắt bằng kẽm.  -Hoá chất: Cu lá, Fe đinh, Zn dây, dd NaCl đặc, dd K3[Fe(CN)6]. - Dụng cô: Cốc thuỷ tinh loại100ml: 4, dây dẫn có kẹp :1, bìa cứng:2.   Chương 5: Kim loại kiềm- Kiềm thổ- Nhôm   Bài 22: (1 tiết) Kim loại kiềm  - Na tác dụng với H2O, Cl2, HCl đậm đặc.  -Hoá chất: Na; Cl2 chứa trong bình thuỷ tinh, H2O,HClđặc,phenolphtalein. -Dụng cô:Nót cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, phễu thuỷ tinh,diêm, muôi sắt, đèn cồn, pipet, ống nghiệm .   Bài 23: (1 tiết) Mét số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm  - NaOH tác dụng với HCl, CuSO4 . - Điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dd NaCl. - NaHCO3 tác dụng với NaOH; HCl. - Na2CO3 tác dụng với HCl, quì tím.  -Hoá chất: ddNaOH, NaHCO3, HCl Na2CO3, pp ,CuSO4, giấy quì tím. -Dụng cô: ống nghiệm cỡ nhỏ hoặc đế sứ, pipet, giá ống nghiệm.   Bài 24: (1 tiết) Kim loại kiềm thổ  - Mg tác dụng với: O2, HCl; H2O; CuSO4 - Mg tác dụng với CO2.  - Hoá chất: Mg phoi bào, ddHCl, H2O ,CuSO4. - Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt, pipet, giá ống nghiệm.   Bài 25: (1 tiết) Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ  - Ca(OH)2 tác dông với HCl,CO2,CuCl2 -CaCO3 tác dụng với HCl, CH3COOH.  -Hoá chất: các dd Ca(OH)2, CuCl2, HCl, CH3COOH; CaCO3, pp. -Dụng cô: ống nghiệm hoặc đế sứ, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm, đèn cồn, bình kíp đơn giản.   Bài 26: (1 tiết) Nước cứng  - Tác hại của nước cứng. - Làm mềm nước cứng tạm thời. - Làm mềm nước cứng vĩnh cửu  -Hoá chất: các dd: Ca(HCO3)2, nước xà phòng, Na2CO3, CaCl2, nước cất. -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm.   Bài 27: (1 tiết) Nhôm  - Al tác dụng với O2 (khôngkhí); NaOH; Fe2O3 ; CuSO4.  - Hoá chất: Al bét, lá, Mg dây, Fe2O3 bét, các dd:NaOH, CuSO4, HgCl2 . - Dụng cô: chén sứ, cát, ống nghiệm, đèn cồn, pipet, búa, giấy lọc, giá ống nghiệm.   Bài 28: (1 tiết) Một số hợp chất quan trọng của nhôm  - Al2O3 tác dụng với : HCl; NaOH. - Al(OH)3 tác dụng với: HCl, NaOH.  - Hoá chất: Al2O3(bét), các dd: HCl, NaOH, AlCl3 đặc. -Dụng cô: ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ ,giá ống nghiệm.   Bài 30: (1 tiết) Bài thực hành số 5: Tính chất của KLK, KT và nhôm.  - Phản ứng của Na, Mg, Al với H2O. - Al +CuSO4. - Điều chế và thử tính chất của Al(OH)3.  -Hoá chất: các kim loại Na, Mg, Al; các dd: HCl, CuSO4, AlCl3đặc, NaOH đặc. -Dụng cô: ống nghiệm cỡ nhá và to, ống vuốt nhọn, chậu thuỷ tinh, kẹp kim loại, dao, giấy thấm, giấy ráp, pipet, giá để ống nghiệm,đèn cồn.   Chương 6: Crom - Sắt - Đồng   Bài 32: (1 tiết) Một số hợp chất của Crom  - Cr(OH)3 tác dụng với NaOH; HCl. - Sự chuyển hoá Cr2O72-. - K2Cr2O4 tác dụng với KI.  -Hoá chất: Cr2O3(bét), các dd: CrCl3 , K2Cr2O7, K2CrO4, NaOH, HCl, KI. -Dụng cô: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, pipet, giá ống nghiệm.   Bài 33: (1 tiết) Sắt  - Fe tác dụng với H2SO4 loãng và đặc. - Fe HNO3 loãng và đặc.  -Hoá chất: Fe(phoi bào), ddHNO3đặc, ddH2SO4đặc,loãng. -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, pipet, kẹp gỗ, diêm, giá ống nghiệm.   Bài 34: (1 tiết) Hợp chất của sắt  - Fe(OH)2 tác dụng với O2 Èm. - Fe2+ tác dụng với dd KMnO4 . - Fe3+ tác dụng với Cu, KI.  -Hoá chất: các dd: Fe2+, Fe3+, KMnO4, KI, H2SO4l, NaOH, hồ tinh bét; Cu mảnh. -Dụng cô: ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ ,giá ống nghiệm.   Bài 36: (2 tiết) Đồng. Mét số hợp chất của đồng  - Cu tác dụng với H2SO4, HNO3 . - Cu tác dụng với HCl+O2 - Cu tác dụng với AgNO3  -Hoá chất: Cu(mảnh), các dd:H2SO4 đặc và loãng, HNO3đặc,loãng,AgNO3 . -Dụng cô: ống nghiệm, đèn cồn, pipet, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.   Bài 39: (1 tiết) Bài thực hành số 6: Tính chất hoá học của Crom,sắt , đồng và những hợp chất của chúng  - K2Cr2O7 tác dụng với Fe2+ - Điều chế và tính chất của Fe(OH)2, Fe(OH)3. - Fe3+ tác dụng với I-. - Đồng tác dụng với axit: H2SO4, HNO3 .  - Hoá chất: các dd: K2Cr2O7 , FeSO4, H2SO4(loãng và đặc), HCl Fe2(SO4)3, NaOH, FeCl3, HNO3 loãng ; Cu. - Dụng cô : ống nghiệm, pipet ,đèn cồn, đũa thuỷ tinh, kẹp, giá ống nghiệm.   Chương 7: Phân tích hoá học   Bài 40: (2 tiết) Phân tích định tính một số ion vô cơ trong dung dịch  - Nhận biết các cation: NH4+,Na+, K+, Ca2+, Ba2+, Al3+,Cr3+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Mg2+. - Nhận biết các anion :NO3-,SO42-, SO32-, CO32-, Cl-.  - Hoá chất: các dd: NH4Cl, CrCl3, Fe2(SO4)3,CuSO4, MgSO4, KCl, BaCl2 ,Na2SO4, Na2SO3, NaNO3, Na2CO3, NaCl. - Các dd thuốc thử: NaOH, Cu, NH3 K2Cr2O7, KSCN, Na2HPO4, H2SO4l, H2O2. Dụng cô: ống nghiệm nhỏ, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.   Bài 41: (1 tiết) Nhận biết một số hợp chất hữu cơ  - Nhận biết ancol. - Nhận biết anđehit. -Nhận biết axit cacboxylic. - Nhận biết glucozơ. - Nhận biết tinh bét.  -Hoá chất: Rượu etylic, Na, glixerol ,Cu(OH)2, các dd: NaOH, NH3, AgNO3, I2, Br2, anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, tinh bét. -Dụng cô: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, giá ống nghiệm.   Bài 43: (1 tiết) Bài thực hành số 7: Nhận biết một số ion vô cơ  -Nhận biết : NH4+, CO32-. -Nhận biết : Fe2+; Fe3+ -Nhận biết : Cu2+ -Nhận biết: NO3-  - Hoá chất: các dd: FeCl2, FeCl3, (NH4)2CO3, CuSO4, NaNO3, Na2CO3. - Các dd thuốc thử: NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, H2SO4l, quì tím. - Dụng cô: ống nghiệm nhỏ, kẹp gỗ, đèn cồn, pipet, giá để ống nghiệm.   Bài 44 : (1 tiết) Bài thực hành số 8: Nhận biết một số hợp chất hữu cơ  -Nhận biết etanol -Nhận biết axit axetic. -Nhận biết các lọ hoá chất không nhãn.  - Hoá chất: Rượu etylic, các dd: KI bão hoà I2, NaOH, Na2CO3 FeCl3 rất loãng, CH3COOH,CH3CHO,glucozơ. -Dụng cô: ống ghiệm, kẹp, pipet, đèn cồn, giá ống nghiệm.   2-Phương pháp tiến hành TN Các TN được chúng tôi trình bày theo các bài học với các nội dung sau: - Cách tiến hành TN. - Hiện tượng, giải thích và pthh xảy ra. - Những chú ý, gồm: Điều kiện đÓ TN thành công, an toàn, tiết kiệm hoá chất; những đề xuất cải tiến dụng cụ TN, cách tiến hành một số TN phù hợp với điều kiện thực tế phổ thông về cơ sở vật chất. Với những TN đơn giản có thể cho HS tự tiến hành chúng tôi trình bày theo cách tiến hành với lượng nhỏ hoá chất. Với những TN GV biểu diễn được tiến hành với dụng cô, hoá chất đủ để HS cả líp có thể quan sát rõ hiện tượng xảy ra. Dưới đây là những TN mà chúng tôi đã tiến hành: Chương 4: Đại cương kim loại Thí nghiệm 1:  Zn tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm loại nhỏ khoảng 1ml dd HCl (hoặc H2SO4) loãng và bỏ vào đó một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng? Hiện tượng và giải thích: Có bọt khí H2 thoát ra, pthh: 2H+ + Zn → Zn2+ + H2↑ Chó ý: - Nếu Zn nguyên chất thì khí H2 thoát ra rất chậm, tuy nhiên trong thực tế sau một thời gian khí H2 thoát ra rất nhanh(do Zn không nguyên chất) do đó sau khi HS quan sát hiện tượng xong, cần bá ngay viên kẽm ra, rửa sạch và thu hồi để tiết kiệm hoá chất và tránh khí H2 không thoát ra nhiều trong phòng. - Nếu không có Zn hạt, có thể lấy vỏ pin háng cắt thành các mảnh nhỏ hình vuông để làm TN sau khi đã đánh sạch chất keo và hoá chất khác bám vào. Thí nghiệm 2: Cu tác dụng với dung dịch HNO3 Cách tiến hành: Lấy vào ống nghiệm loại nhỏ khoảng 1ml dd HNO3 loãng và bỏ vào đó mét mảnh đồng mỏng(0,5cm2). Quan sát hiện tượng? Dùng bông tẩm dd NaOH đậy kín miệng ống nghiệm khi quan sát xong hiện tượng. Hiện tượng và giải thích: Cã bọt khí không màu thoát ra trên bề mặt lá đồng và ở khoảng giữa-gần miệng ống nghiệm khí chuyển sang màu nâu, dd có màu xanh. Pthh: 3Cu + 8H+ + 2NO3 - loãng → 3Cu2+xanh + 2NO↑+ 4H2O NO (không màu) + O2(kk) → NO2 (màu nâu) Chó ý: - Nếu dùng HNO3 đặc thì phản ứng xảy ra rất nhanh và khí thoát ra là NO2 rất độc, do đó chỉ nên lấy lượng Cu đủ để quan sát được hiện tượng xảy ra. - Nên lấy đồng từ các lá đồng mỏng để phản ứng xảy ra nhanh hơn. - Khi quan sát đủ hiện tượng, cần ngâm ống nghiệm vào chậu đựng nước vôi trong để khử bỏ HNO3 dư, NO2 tạo ra và thu hồi lại Cu( nếu còn dư). Thí nghiệm 3: Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 Cách tiến hành: Lắp dông cụ như hình 2.1. Cho vào đáy phễu mét nắm bông thuỷ tinh, dùng đũa thuỷ tinh nén chặt. Cho một líp sắt(bét hoặc phoi bào) dày 2-3 cm vào phễu. Rót dd CuSO4 vào phễu. Mở khoá phễu để dd chảy dần xuống bình Eclen. Quan sát sự biến đổi màu sắc của các chất? Giải thích hiện tượng xảy ra và viết pthh? Hiện tượng và giải thích: Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam chảy qua líp bột sắt(màu đen) xuất hiện líp Cu màu đỏ bám trên líp bột sắt. Dung dịch chảy xuống bình eclen có màu lục nhạt của FeSO4. Pthh: Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu Chó ý: - Không dùng quá nhiều dd CuSO4 hoặc dd đậm đặc và không mở khoá ngay sau khi rót dd CuSO4 vào, nên đợi khoảng 1 phót để dd CuSO4 ngấm vào bột sắt, nếu không dd chảy xuống sẽ có màu xanh. - Nếu bột sắt để lâu thì dd chảy xuống eclen sẽ có màu vàng, do đó cần rửa qua bằng dd HCl loãng và nước cất trước khi làm TN. Có thể dùng phoi bào sắt mới ở các cửa hàng cắt sắt để làm TN. - Vì phản ứng xảy ra chậm, nên GV cần chuẩn bị sẵn dụng cụ và hoá chất trước giê lên líp để đảm bảo thời lượng của tiết học. - Nếu cho HS làm, có thể tiến hành như sau: Rót vào ống nghiệm loại nhỏ 2ml dd CuSO4 và bá vào mét vài chiếc đinh sắt sạch(dài 3 cm). Quan sát sự thay đổi màu sắc chung quanh bề mặt đinh sắt và dự đoán sự thay đổi màu của dd? Thí nghiệm 4: Đo suất điện động của pin điện hoá Zn-Cu Cách tiến hành: Pha các dd chuẩn: ZnSO4 1M và CuSO4 1M, chuẩn bị cầu muối. - Lắp pin điện hoá như mô tả ở hình 2.2. Rót vào cốc(1)dd ZnSO4 1.M, cốc(2)dd CuSO41.M. Nối hai cốc bằng cầu muối KCl hoặc NH4NO3 bão hoà. Kẹp hai đầu dây dẫn của Vôn kế vào hai cực. Ghi suất điện động của pin? Giải thích? Hiện tượng và giải thích: SGK trang 79. Chó ý: - Cách làm cầu muối: Cho thạch Agar(loại thạch được dùng để nấu ăn có bán ngoài chợ) vào dd KCl hoặc NH4NO3 bão hoà, đun sôi cho đến trong suốt. Bơm dd vào ống thuỷ tinh chữ U, để nguội ta được cầu muối. Nếu không có ống chữ U, có thể thay thế cầu muối bằng cách: dùng giấy thấm cuộn tròn lại(to bằng điếu thuốc lá),cuốn một lượt băng dính ở ngoài, đem nhóng vào các dd trên. - Cầu muối chỉ làm nhiệm vụ trung hoà điện của hai dd khi pin hoạt động, tuy nhiên nếu cầu muối không dẫn điện tốt thì kết quả đo sẽ không chính xác. - Nếu nồng độ của hai dd không chính xác cũng ảnh hưởng tới kết quả đo nên khi pha các dd cần chó ý: các muối trên đều ở dạng ngậm nước, do đó cần rang khô muối để giải phóng hết nước trước khi đem cân. Thí nghiệm 5: Điện phân dung dịch CuSO4 Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như hình 2.3. Rót vào ống chữ U dd CuSO4, mặt trên dd cách miệng ống 2cm.Đặt hai điện cực graphit vào hai đầu ống rồi nối hai điện cực với nguồn điện một chiều có hiệu điện thế khoảng 3V(hai quả pin 1,5V loại trung). Quan sát hiện tượng xảy ra? Hiện tượng và giải thích: Tại catot có kim loại đồng bám vào do ion Cu2+ bị khử thành Cu: Cu2+ + 2e → Cu - Tại anot có khí O2 thoát ra do nước bị oxi hoá: 2H2O - 4e → O2↑+ 4H+ - Màu xanh của dd nhạt dần. Chó ý: - Nếu không có ống chữ U, có thể dùng cốc thuỷ tinh hoặc hai ống nghiệm thủng đáy được nối với nhau bằng ống nhựa. Nếu không có điện cực graphit, có thể lấy lõi pin cũ loại 1,5V để làm điện cực. - Nguồn điện có thể là pin loại 1.5V hoặc acqui hoặc bộ đổi nguồn hiệu chỉnh được hiệu điện thế và cường độ dòng. - Chóng tôi đã thử lấy dụng cụ điện phân dd NaCl(trang bị cho THCS) để điện phân dd CuSO4 với hiệu điện thế 3V thì thấy cho kết quả rất tốt. Nếu sử dụng dụng cụ này sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị TN và thời gian làm TN trên líp. Thí nghiệm 6: Ăn mòn điện hoá Zn-Cu trong dd axit loãng Cách tiến hành: Lắp dông cụ như hình 2.4. Rót dd H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh. Bá hai điện cực Zn và Cu vào cốc. Nối hai điện cực Zn và Cu với một dây dẫn có mắc một vôn k